Nghiên cứu thành phần hóa học cây khổ sâm mềm (brucea mollis wall ex kurz)

17 783 0
Nghiên cứu thành phần hóa học cây khổ sâm mềm (brucea mollis wall  ex kurz)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu thành phần hóa học cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall. ex Kurz) Bùi Minh Nhuệ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS. ngành: Hóa hữu cơ; Mã số: 60 44 27 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Cường Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Tổng quan về chi Brucea(Sầu đâu); hoạt tính sinh hoạt; loài Brucea mollis (khổ sâm mềm) và lớp chất quassinoit. Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây Brucea mollis và xác định các hợp chất có hoạt tính kháng ung thư. Xử lí mẫu thực vật và chiết tách cũng như tìm hiểu về hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được: Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.01 (12N); hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.02 (MC218); hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.03 (3R, 12K); hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.04 (MC220); hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.05 (MC221). Đưa ra kết quả và thảo luận: Xác định tên khoa học cây Brucea mollis; đánh giá tác dụng gây độc tế bào các cặn chiết từ lá cây Brucea mollis; cấu trúc của các hợp chất được phân lập; hoạt tính sinh học của các hợp chất được phân lập. Keywords. Hóa hữu cơ; Thành phần hóa học; Cây khổ sâm Content I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thiên nhiên là một kho thuốc khổng lồ mà đến nay thế giới vẫn chưa khám phá hết. Việt Nam chúng ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và có một hệ động thực vật đa dạng phong phú với 10.368 loài thực vật, trong đó có tới 3.830 loài có khả năng dùng làm thuốc (Viện dược liệu, 2001). Đây chính là tiềm năng to lớn mà chúng ta cần phải tận dụng. Trên thực tế, nhiều cây thuốc đã cho thấy có hiệu quả điều trị bệnh rõ rệt nhưng cơ chế tác dụng của chúng vẫn chưa được giải thích và chứng minh một cách thuyết phục. Xu hướng chữa bệnh hiện nay là kết hợp Đông – Tây y với phương châm vừa áp dụng kinh nghiệm chữa bệnh của cha ông ta bằng thuốc Nam, vừa nghiên cứu tính năng tác dụng của cây thuốc bằng cơ sở khoa học hiện đại. Cây Khổ sâm mềm ( hay còn gọi là Sầu đâu rừng, Cứt chuột) có tên khoa học là Brucea mollis Wall. ex Kurz, thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae là một loài cây thuộc hệ thực vật đặc hữu Việt Nam. Trong y học dân gian nước ta, từ lâu cây đã được sử dụng để trị các bệnh sốt rét, ung nhọt, đau bụng, amíp, ghẻ lở. Tuy vậy loài cây dược liệu này chưa được nghiên cứu nhiều về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cả trên ở thế giới cung như ở Việt Nam. Ngày nay, bệnh ung thư đang là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu cho loài người. Bằng các phương pháp thử hoạt tính hiện đại, cây Brucea mollis đã được phát hiện có hoạt tính chống nhiều dòng ung thư. Kết quả thử độc tính tế bào các cặn chiết từ lá cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall.ex Kurz) trên các dòng ung thư LU-1 ( ung thư phổi ở người ), Hep – G2 ( ung thư gan người ), MCF – 7 ( ung thư vú ở người ) được đưa ra ở bảng sau: STT Các cặn chiết lá cây Khổ sâm mềm IC 50 (100 µg/ml) Lu-1 Hep-G2 MCF-7 1 2 3 4 MeOH (cặn chiết) n-hexan (cặn chiết) Cloroform (cặn chiết) Nước (cặn chiết) 28,4 3,5 58,43 >128 14,49 1,03 61,21 >128 61,6 5,8 60,87 >128 Kết quả này cho thấy: cặn chiết MeOH cho hoạt tính gây độc tế bào mạnh dòng tế bào ung thư gan người (Hep-G2) với giá trị IC 50 (100 μg/ml) 14,49. Đặc biệt phân đoạn n-hexan cho hoạt tính gây độc tế bào rất mạnh với cả ba dòng tế bào ung thư LU-1, Hep-G2, MCF-7 với các giá trị IC 50 (100 μg/ml) lần lượt là 3,5; 1,03 và 5,8. Kết quả này đã giúp chúng tôi định hướng phân lập các hợp chất có hoạt tính kháng ung thư. Nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây này, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: " Nghiên cứu thành phần hóa học cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall. ex Kurz) với nội dung nghiên cứu như sau: 1. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây 2. Xác định các hợp chất có hoạt tính kháng ung thư Kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ góp phần vào việc nghiên cứu, tìm kiếm các hoạt chất mới có hoạt tính chống ung thư, mà còn có tác dụng đóng góp vào kho tàng kiến thức của nhân loại về thành phần và hoạt tính sinh học của cây thuốc dân gian Việt Nam, nhằm bảo tồn các loài thực vật quý trong hệ sinh thái của nước ta và trên hết, góp phần xóa đau khổ, giảm đói nghèo cho xã hội, khai thác và ứng dụng có hiệu quả các hoạt tính quý báu từ cây thuốc vào lĩnh vực y dược học. II. THỰC NGHIỆM 2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1.1 Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu Cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall. ex Kurz) được thu hái vào tháng 3/2009, ở Mai Châu, tỉnh Hoà Bình. Tên khoa học của cây do TS. Trần Thế Bách (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) xác định. Mẫu tiêu bản của cây được lưu trữ tại phòng tiêu bản thực vật HN thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, kí hiệu mẫu là VK 2211 (HN). Mẫu thực vật sau khi thu hái về được rửa sạch, loại bỏ phần hư hỏng, phơi khô và sấy ở nhiệt độ 50-60 o C cho đến khô. Sau đó mẫu được xay nhỏ và được ngâm chiết kiệt nhiều lần bằng MeOH ở nhiệt độ phòng. Sau khi cất loại dung môi, cặn cô được chiết phân đoạn với các dung môi có độ phân cực tăng dần như: n-hexan, cloroform hoặc diclometan, etyl axetat và MeOH. Các dung môi dùng để chiết tách và chạy sắc ký là dung môi công nghiệp được làm khan, lọc và cất lại trước khi sử dụng. 2.1.2 Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết Các phương pháp sắc ký được sử dụng để nhận biết và phân lập các hợp chất từ cặn chiết thô bao gồm: sắc ký bản mỏng TLC, sắc ký cột với chất hấp phụ là silica gel pha thường (Merck loại 40-63 m) hoặc pha đảo (ODS, YMC (30-50 μm)), sắc ký cột dianion HP-20, sephadex LH-20. Bên cạnh đó còn dùng phương pháp kết tinh để thu chất sạch. 2.1.3 Các phương phương xác định cấu trúc hóa học các hợp chất Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập ra được xác định bằng cách kết hợp các phương pháp vật lý và hóa học, sử dụng các phương pháp phổ như: phổ khối lượng (ESI-MS), phổ khối phân giải cao (HR-ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều (1D, 2D-NMR). 2.1.3.1 Xác định điểm chảy và góc quay cực Điểm nóng chảy được đo trên máy Boetius, góc quay cực đo trên máy Polartronic-D, chiều dài cuvet là 1 cm. 2.1.3.2 Phổ khối lượng (ESI-MS) và phổ khối phân giải cao (HR-ESI-MS) Phổ khối ion hóa bụi điện tử ESI-MS được ghi trên máy ghi Agilent 6310 Ion Trap, phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS được đo trên máy Agilent 6510 Q-TOF LC/MS. 2.1.3.3 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều được ghi trên máy Bruker Avance 500 MHz với TMS là chất chuẩn nội. 2.1.4 Phương pháp thử hoạt tính ức chế tế bào ung thư in vitro 2.1.4.1 Vật liệu + Hóa chất: do Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên cung cấp và các hóa chất cần thiết khác của các hãng Sigma, GIBCO, Invitrogen v.v. + Các dòng tế bào ung thư: KB (ung thư biểu mô), LU-1 (ung thư phổi người), Hep-G2 (ung thư gan người), MCF-7 (ung thư vú người), LNCaP (ung thư tiền liệt tuyến) và HL-60 (ung thư máu cấp tính) do GS. TS. J. M. Pezzuto, Trường Đại học Hawaii và GS. Jeanette Maier, trường Đại học Milan, Italia cung cấp. 2.1.4.2 Phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro Các dòng tế bào ung thư được nuôi cấy dưới dạng đơn lớp trong môi trường nuôi cấy DMEM với thành phần kèm theo gồm 2 mM L-glutamine, 1,5 g/L sodium bicarbonate, 4,5 g/L glucose, 10 mM HEPES, và 1,0 mM sodium pyruvate, ngoài ra bổ sung 10% fetal bovine serum-FBS (GIBCO). Tế bào được cấy chuyển sau 3-5 ngày với tỉ lệ (1:3) và nuôi trong tủ ấm CO 2 ở điều kiện 37 o C, 5% CO 2 . 2.1.4.3 Phép thử sinh học xác định hoạt tính gây độc tế bào (cytotoxic assay) Các tế bào ung thư được nuôi trong phiến vi lượng 96 giếng, được thử chất, nhuộm bằng SRB (sulforhodamine B) và đo hàm lượng protein tổng số ở bước sóng 515 nm bằng máy Microplate Reader (BioRad). Hoạt chất được chuẩn bị cho thí nghiệm ở các nồng độ 100 g/ml; 20 g/ml; 4 g/ml; 0,8 g/ml. Dữ liệu sau đó được phân tích bằng bảng Excel và giá trị IC 50 sẽ được xác định nhờ phần mềm TableCurve phiên bản số 4. DMSO 10% là dung môi pha chất được sử dụng như đối chứng âm. Ellipticine được sử dụng làm đối chứng dương ở các nồng độ 100 g/ml; 20 g/ml; 4 g/ml; 0,8 g/ml. Dữ liệu sau đó được phân tích bằng bảng Excel và giá trị IC 50 sẽ được xác định nhờ phần mềm TableCurve phiên bản số 4. DMSO 10% là dung môi pha chất được sử dụng như đối chứng âm. Ellipticine được sử dụng làm đối chứng dương ở các nồng độ 100 g/ml; 20 g/ml; 4 g/ml; 0,8 g/ml. 2.2 Xử lí mẫu thực vật và chiết tách Lá cây Khổ sâm mềm sau khi thu hái được thái nhỏ, phơi khô, nghiền thành bột (2,6 kg), ngâm chiết trong metanol (12 lít × 3 lần). Dịch chiết metanol sau đó được quay cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được 191g dịch cô. Dịch cô này được hoà vào 1,5 lít hỗn hợp MeOH:nước (1/1) rồi chiết phân bố lần lượt bằng các dung môi n-hexan, diclorometan, etyl axetat. Sau khi cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được các cặn chiết n-hexan (80 g), diclometan (21 g), etyl axetat (8 g) và dịch nước Hai cặn chiết n-hexan và diclometan cho các vết giống nhau trên sắc ký bảng mỏng TLC nên được gộp lại và tiến hành tách phân đoạn trên Hình Error! No text of specified style in document 1. Sơ đồ phân đoạn các cặn chiết từ lá cây Khổ sâm mềm cột silica gel pha thường và hệ dung môi rửa giải lần lượt là n-hexan:axeton 100 - 40/1 - 20/1 - 10/1 - 5/1 - 2,5/1 - 1/1 - 0/100, thu được tám phân đoạn 1E (10 g), 1F (5 g), 1G (27 g), 1H (8 g), 1I (14 g), 1K (9 g), 1L (15 g), 1M (15 g). Phân đoạn 1G (27 g) tiếp tục tách phân đoạn trên cột silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải diclometan:metanol (gradient, 1- 100%), thu được 11 phân đoạn 12A (3 g), 12B (1,3 g), 12C (2,4 g), 12D (2,8 g), 12E (1 g), 12F (1,4 g), 12G (4,1g), 12H (700 mg), 12I (1 g), 12L (1,9 g), 12S (0,76 g). Phân đoạn 12F (1,4 g) xuất hiện tinh thể, lọc rửa bằng axeton thu được chất sạch BM.01 (22 mg) (12N). Phân đoạn 12G (4,1 g) chạy tách chất lần lượt qua hai cột sắc ký trên silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải lần lượt là diclometan (100%) và n- hexan:axeton 20/1, thu được chất sạch BM.02 (24 mg) (MC218). Hai phân đoạn 12I và 12L xuất hiện chất kết tinh, tiến hành lọc rửa bằng metanol thu được chất sạch BM.03 (570 mg) (3R, 12K). Phân đoạn 12B được tiến hành sắc ký cột trên silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải n-hexan:diclometan 2/1 thu được ba phân đoạn 14A (500 mg), 14B (180 mg), 14C (140 mg). Gộp hai phân đoạn (14B+14C) tiến hành sắc ký cột trên silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải n-hexan:etyl axetat 40/1, thu được hai chất sạch BM.04 (70 mg) (MC220) và BM.05 (75 mg) (MC221). 2.3 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được 2.3.1 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.01 (12N) Chất bột màu trắng. ESI-MS (+) m/z: 550,6 [M+H] + , C 38 H 78 O. 1 H-NMR (400 MHz, CDCl 3 ), δ (ppm): 3,49 (2H, -CH 2 -O), 1,45 (2H, m, CH 2 ), 1,16 (70H, 35CH 2 ), 0,78 (3H, m, CH 3 ). 13 C-NMR (100 MHz, CDCl 3 ), δ (ppm): 62,3 (-CH 2 -O-), 22,4-32,3 (36CH 2 ), 13,7 (CH 3 ) . 2.3.2 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.02 (MC218) Chất bột màu trắng. ESI-MS (-) m/z: 495,6 [M+H 2 O-H] - , C 33 H 66 O. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl 3 ), δ (ppm): 3,64 (2H, -CH 2 -O-), 1,57(4H, m, 2CH 2 ), 1,26 (58H, 29CH 2 ), 0,88 (3H, m, CH 3 ). 2.3.3 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.03 (3R, 12K) Tinh thể hình kim, không màu, không mùi. 1 H-NMR (400 MHz, CDCl 3 ), δ (ppm): 5,34 (1H, d, J = 5 Hz, H-6), 5,12 (1H, dd), 5,03 (1H, dd), 3,51 (1H, m, H-3), 1,01 (3H, s, H-19). 13 C-NMR (100 MHz, CDCl 3 ), δ (ppm): 140,8 (s, C-5), 138,4 (d, C-22), 129,3 (d, C-23), 121,7 (d, C-6), 71,8 (d, C-3), 56,8 (d, C-14), 55,9 (d, C-17), 51,2 (d, C-9), 50,1 (d, C-24), 42,3 (t, C-4), 42,2 (t, C-12), 40,4 (d, C-20), 37,2 (t, C-7), 36,1 (t, C-1), 36,1 (s, C-13), 33,9 (t, C-25), 31,8 (d, C-8), 31,6 (t, C-13), 31,6 (t, C-16), 29,1 (t, C-2), 28,2 (q, C-28), 26,0 (t, C- 15), 24,2 (t, C-11), 21,1 (q, C-26), 21,0 (q, C-21), 19,3 (d, C-27), 18,7 (q, C-19), 12,2 (q, C- 29), 12,0 (q, C-18). 2.3.4 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.04 (MC220) Chất bột màu vàng, tan trong CHCl 3 , R f = 0,25 (n-hexan: EtOAc 20/1). ESI-MS (+) m/z: 603,0 [M+H] + , C 43 H 70 O. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl 3 ) và 13 C-NMR (125 MHz, CDCl 3 ): xem bảng 3.2. 2.3.5 Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất BM.05 (MC221) Chất bột màu đỏ, R f = 0,17 (n-hexan:EtOAc 20/1), hiện UV254. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl 3 ), δ (ppm): 2,60 (t), 2,16 (s), 2,11 (s), 1,72-1,84 (m), 1,47-1,57 (m), 1,21-1,39 (m), 1,05-1,16 (m), 0,84 (d, J = 4,5 Hz), 0,86 (d, J = 5,0 Hz), 0,87, 1,22 (3H, s). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl 3 ): xem bảng 3.3. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1.1. Cấu trúc của các hợp chất được phân lập 1.1.1. Cấu trúc các hợp chất phân lập từ lá cây Khổ sâm mềm Từ lá cây Khổ sâm mềm phân lập theo sơ đồ 2.1 và 2.2 thu được 4 hợp chất thuộc các lớp chất béo (BM.01, BM.02, BM.04, BM.05), 1 steroit (BM.03), 3.3.1.1 Hợp chất BM.01: octatriacontan-1-ol (12N) Hợp chất BM.01 thu được dưới dạng bột trắng. Phổ 1 H và 13 C-NMR cho thấy phân tử có một nhóm metyl tại δ 13,7 ứng với proton tại δ 0,78, một nhóm metylen có liên kết với ôxy tại δ 62,3 ứng với proton tại δ 3,49 và 35 nhóm metylen nằm trong vùng δ 22,4 - 32,3 ứng với proton tại δ 1,16. Điều này cho phép ta dự đoán hợp chất BM.01 là một ancol no, đơn chức và mạch thẳng. Trong phổ ESI-MS của BM.01 xuất hiện peak ion giả phân tử tại m/z 550,6 [M+H] + , ứng với công thức phân tử C 38 H 78 O. Do vậy, hợp chất BM.01 được xác định là octatricontan- 1-ol, hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ chi Brucea. Hình Error! No text of specified style in document 2. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.01 3.3.1.2 Hợp chất BM.02: tetratriacontan-1-ol (MC218) Hợp chất BM.02 thu được dưới dạng bột trắng. Phổ 1 H-NMR của BM.02 có các đặc điểm giống với phổ BM.01. BM.02 có một nhóm metyl tại δ 0,88, hai nhóm metylen tại δ 1,57, 29 nhóm metylen tại δ 1,26 và một nhóm metylenhydroxy tại δ 3,64. Vì vậy dựa vào phổ 1 H-NMR ta có thể dự đoán BM.02 cũng là một ancol no, đơn chức và mạch thẳng. Trong phổ ESI-MS của BM.02 xuất hiện peak ion giả phân tử tại m/z 479,0 [M - H] - , ứng với CTPT C 33 H 68 O. Vậy BM.02 được xác định là tetratriacontan-1-ol và lần đầu tiên tách ra từ chi Brucea. CTCT của BM.02 là : Hình Error! No text of specified style in document 3. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.02 3.3.1.3 Hợp chất BM.03: stigmast-5,22-dien-3-  -ol (3R, 12K) Hợp chất BM.03 thu được dưới dạng tinh thể hình kim, không màu, không mùi, nhiệt độ nóng chảy 155-157 o C, [α] D 25 -45 0 (c = 0,05 trong CHCl 3 ). Trong phổ 1 H, 13 C-NMR cho thấy có ba proton olefinic ở δ 5,34 (1H, d, J = 5,0 Hz, H-6), 5,12 (1H, dd), 5,03 (1H, dd) ứng với ba cacbon ở δ 121,7 (d, C-6), 138,4 (d, C-22), 129,3 (d, C-23). Dựa vào đặc tính lý hóa và so sánh phổ với chất chuẩn, hợp chất BM.03 được xác định là stigmast-5,22-dien-3-  -ol, CTPT C 29 H 58 O. Hình Error! No text of specified style in document 4. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.03 3.3.1.4 Hợp chất BM.04: bombiprenone (MC220) Hợp chất BM.04 thu được dưới dạng bột màu vàng, tan trong CHCl 3 , R f = 0,25 (n- hexan: EtOAc 20/1). Phổ 1 H, 13 C-NMR và HSQC của BM.04 cho thấy trong phân tử có các nhóm chức có cùng độ chuyển dịch hóa học bao gồm: 7 nhóm metyl (nhóm V), 14 nhóm metylen (nhóm II + III), 7 nhóm metin (nhóm IV, cacbon lai hoá sp 2 ) và 7 cacbon không có liên kết hydro (nhóm I). Trong phổ HMBC có các tương tác của H 7 /C 5 , H 4 /C 6 , H 34 /C 5 , C 7 , điều đó cho thấy trong phân tử tồn tại hợp phần dạng isopren. Vì có các nhóm chức giống nhau và kết hợp phân tích tương tác trong phổ HMBC cho ta biết trong phân tử BM.04 sẽ có 7 nhóm isopren tương đương hoá học và một nhóm isopren nữa ở cuối mạch phân tử. Tất cả 8 nhóm isopren này sẽ nối lại với nhau tạo thành mạch dài phân tử. Bảng Error! No text of specified style in document 1. Số liệu phổ NMR của hợp chất BM.04 Vị trí δ C a (ppm) δ H b (ppm) HMBC (HC) COSY (HH) NOESY (HH) 1 29,9 (q) 2,13 (3H, s) C2, C3 H3, H4, H3, H4 2 208,8 (s) 3 43,8 (t) 2,45 (2H, t, J = 7,5 Hz) C2, C4, C5 H1, H4, H1, H4 Vị trí δ C a (ppm) δ H b (ppm) HMBC (HC) COSY (HH) NOESY (HH) 4 22,5 (t) 2,27 (2H, t, J = 7,5 Hz) C2, C3, C5, C6 H1, H3, H5, H7, H34 H1, H3, H34 5 122,5 (d) 5,08 (1H) C4, C7, C34 H4, H34 H7 6 134,9- 136,5 (s) (I) 10 14 18 22 26 30 7 39,7 (t) (II) 1,97-2,00 (14H, t, J = 7,5 Hz) C5, C6, C8, C9, C34 H8, H34 H5, H8, H9, H34 11 C10, C12, C13, C35 H12, H35 H9, H12, H13, H35 15 C14, C16, C17, C36 H16, 36 H13, H16, H17, H36 19 C18, C20, C21, C37 H20, H37 H17, H20, H21, H37 23 C22, C24, C25, C38 H24, H38 H21, H24, H25, H38 27 C26, C28, C29, C39 H28, H39 H25, H28, H29, H39 31 C30, C32, C33, C40 H32, H40 H29, H32, H33, H40 8 26,6- 26,8 (t) (III) 2,05-2,09 (14H, t, J = 7,5 Hz) C6, C7, C9, C10 H9, H7, H34, H35 H7, H9, H34, H35 12 C10, C11, C13, C14 H13, H11, H35, H36 H11, H13, H35, H36 16 C14, C15, C17, C18 H17, H15, H36, H37 H15, H17, H36, H37 20 C18, C19, C21, C22 H21, H19, H37, H38 H19, H21, H37, H38 24 C22, C23, C25, C26 H25, H23, H38, H39 H23, H25, H38, H39 28 C26, C27, C29, C30 H29, H27, H39, H40 H27, H29, H39, H40 32 C30, C31, C33, C41 H42, H33, H31, H40, H43 H31, H33, H40, H42, H43 9 124,1- 124,4 (d) (IV) 5,10-5,13 (7H) C7, C8, C35 H8, H35 H7, H8, H11 13 C11, C12, C36 H12, H36 H11, H12, H15 17 C15, C16, C37 H16, H37 H15, H16, H19 21 C19, C20, H20, H38 H19, H20, H23 Vị trí δ C a (ppm) δ H b (ppm) HMBC (HC) COSY (HH) NOESY (HH) C38 25 C23, C24, C39 H24, H39 H23, H24, H27 29 C27, C28, C40 H28, H40 H27, H28, H31 33 C31, C32, C42, C43 H42, H32, H43 H31, H32, H42 34 16,0 (q) (V) 1,57-1,60 (21H, s) C5, C6, C7 H4, H5, H8,H7 H4, H7, H8 35 C9, C10, C11 H9, H8, H12, H11 H8, H11, H12 36 C13, C14, C15 H13, H12, H16, H15 H12, H15, H16 37 C17, C18, C19 H17, H16, H20, H19 H16, H19, H20 38 C21, C22, C23 H21, 20, 24, 23 H20, H23, H24 39 C25, C26, C27 H25, H24, H28, H27 H24, H27, H28 40 C29, C30, C31 H29, H28, H32, H31 H28, H31, H32 41 131,2 (s) 42 25,7 (q) 1,68 (3H, s) C33, C41, C43 H32, H33 H33, H43, H32 43 17,7 (q) 1,62 (3H, s) C33, C41, C42 H32, H33 H42, H32 a đo trong CDCl 3 , 125 MHz; b đo trong CDCl 3 , 500 MHz; TMS là chất chuẩn nội. Phổ ESI-MS cho peak ion giả phân tử m/z 603,0 [M+H] + ứng với công thức phân tử C 43 H 70 O . Từ dữ liệu phổ và các phân tích trên, hợp chất BM.04 được xác định là bombiprenone, hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ chi Brucea. Hình Error! No text of specified style in document 5. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.04 Hình Error! No text of specified style in document 6. Phổ 1 H-NMR của hợp chất BM.04 Hình Error! No text of specified style in document 7. Phổ DEPT của hợp chất BM.04 3.3.1.5 Hợp chất BM.05: α-tocopherol (MC221) Hợp chất BM.05 thu được dưới dạng bột màu đỏ, R f = 0,17 (n-hexan:EtOAc 20/1), hiện UV254. Phổ 13 C-NMR và DEPT cho thấy có 29 cacbon trong đó có 8 nhóm metyl, 11 nhóm metylen, 3 nhóm metin và 7 cacbon không có liên kết hydro. Dữ liệu phổ của BM.05 còn cho thấy sự xuất hiện một vòng thơm bị thế hoàn toàn tại δ C 117,4 (C4a); 118,5 (C5); 144,5 (C- 6); 121,0 (C-7); 122,6 (C-8) và 145,6 (C-8a). Các cacbon C-6 và C-8a chuyển dịch về trường thấp, chứng tỏ có gắn với dị tố có độ âm điện lớn, các cacbon khác có các nhóm thế metyl tại δ C 11,3 (C-5a); 12,2 (C-7a); 11,8 (C-8b) và một nhóm metylen tại δ C 20,8 (C-4). Các phân tích trên đã gợi ý trong phân tử của hợp chất BM.05 tồn tại nhân croman. Bảng Error! No text of specified style in document 2. Số liệu phổ 13 C-NMR của hợp chất BM.05 và chất tham khảo STT BM.05 δ C (ppm) α-tocopherol δ C (ppm) (CDCl 3 , 125 MHz, TMS) (CDCl 3 , 25,2 MHz, TMS) 1 2 74,5 74,3 2a 23,8 23,8 3 31,6 31,6 4 20,8 20,8 4a 117,4 117,0 5 118,5 118,5 5a 11,3 11,2 6 144,5 144,4 7 121,0 121,0 7a 12,2 12,1 8 122,6 122,3 8a 145,6 145,4 8b 11,8 11,8 1' 39,8 39,8 2' 21,1 21,0 3', 5', 7', 9' 37,3 - 37,5 37,5 4', 8' 32,8 32,7 4'a, 8'a 19,8 19,7 6' 24,5 24,5 10' 24,8 24,8 11' 39,4 39,4 12' 28,0 28,0 12'a 22,6 22,6 13' 22,7 22,6 Khi so sánh dữ liệu phổ của BM.05 với dữ liệu phổ của α-tocopherol trong tài liệu tham khảo [110], ta thấy chúng hoàn toàn phù hợp. Vì vậy ta có thể khẳng định BM.05 là α- tocopherol, CTPT C 29 H 50 O 2 . Hợp chất này có khả năng chống ôxy hóa mạnh và tiêu diệt các gốc tự do [111, 112] và lần đầu tiên tách ra từ chi Brucea. Hình Error! No text of specified style in document 8. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.05 [...]... Việt Đức, Bùi Hữu Tài, Nguyễn Mạnh Cường, Các tecpenoit và phenolic glucoside từ cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall ex Kurz), Tạp chí hóa học (2011) 13 Mai Hùng Thanh Tùng, Hồ Việt Đức,Young Ho Kim, Nguyễn Mạnh Cường, Đóng góp mới về nghiên cứu thành phần hóa học cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall ex Kurz), Tạp chí hóa học 10 Tiếng Anh 14 Nguyen Manh Cuong, Nguyen Hai Nam, Yong Kim, Young Jae You,... (2010), Thành phần hóa học quả cây lãnh công lông mượt - Tạp chí KH&CN 48 (4A), 58-63 8 Mai Hùng Thanh Tùng, Hồ Việt Đức, Trần thu Hường, Nguyễn Mạnh Cường, Các amít và flavonoit từ lá cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall. ex kurz), Tạp chí hóa học (2011) 9 Mai Hùng Thanh Tùng, Trần Thu Hường, Nguyễn Mạnh Cường, Trần Thế Bách, Nguyễn Quốc Bình (2011), tác dụng gây độc tế bào ung thư của lá cây Khổ sâm mềm (Brucea. .. Khổ sâm mềm (Brucea mollis) , Tạp chí dược liệu 16(6) Mai Hùng Thanh Tùng, Hồ Việt Đức,Trần Thu Hường, Nguyễn Mạnh Cường, Các isoprenoit và coumarin từ cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall ex Kurz), Tạp chí Khoa học và Công nghệ (2012) 11 Mai Hùng Thanh Tùng, Nguyễn Thành Dương, Trần Thu Hường, Nguyễn Mạnh Cường, Các amít và flavonoit từ lá cây Khổ sâm mềm - Brucea mollis, Tạp chí hóa học (2011) 12 Mai... tính của các chất không mạnh, điều này dễ hiểu và phù hơ ̣p với cấ u trúc hóa ho ̣c là những ancol mạch dài, chất béo của chúng IV KẾT LUẬN Đã nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây Brucea mollis (Wall ex Kurz) Và đã phân lập được 5 hợp chất từ lá cây bao gồm: octatriacontan-1-ol (BM.01), tetratriacontan-1-ol (BM.02, MC218), stigmast-5,22-dien-3--ol (BM.03, 3R, 12K), bombiprenone (BM.04, MC220),... NXB Khoa học và kỹ thuật, Tập 2, Tr 1286 4 Đỗ Huy Bích và các cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Tập 1, tr 542 5 Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB y học, Hà Nội, tr.142-143 6 Nguyễn Nghĩa Thìn, Đỗ Thị Thu Hà (1998), Nghiên cứu thuốc dân tộc của đồng bào dân tộc Dao thôn Hợp nhất, xã Ba vì, tỉnh Hà tây, Tạp chí dược học, số... giá độc tính tế bào của dịch chiết MeOH tổng và các cặn chiết n-hexan, cloroform, dịch nước từ lá cây Khổ sâm mềm đối với 3 chủng tế bào ung thư phổi người (Lu), ung thư gan người (Hep-G2) và ung thư vú (MCF-7) Dịch chiết MeOH cho tác dụng gây độc tế bào mạnh đối với dòng tế bào ung thư gan người Hep-G2 (IC50 =14,49 µg/ml) Cặn chiết n-hexan ức chế rất mạnh đối với cả ba dòng tế bào ung thư Lu, Hep-G2... 5,8 3 Đã nghiên cứu đánh giá hoạt tính gây độc tế bào các hợp chất phân lập được trên bốn dòng ung thư KB (ung thư biểu mô), LU-1 (ung thư phổi người), LNCaP (ung thư tiền liệt tuyến) và HL-60 (ung thư máu cấp tính) Các hợp chất phân lập được đều có hoạt tính nhưng không mạnh References Tiếng Việt 1 Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Hà nội, NXB Y học, tr.1036 (1999) 2 Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt... Thí nghiệm được lặp lại ba lần để đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm và của dữ liệu Sau quá trình xử lí số liệu bằng phần mềm Table Curve, các giá trị IC50 đã được tính toán và cho thấy độ tin cậy cao (r2 ≥ 0,99 tương ứng sai số . Nghiên cứu thành phần hóa học cây Khổ sâm mềm (Brucea mollis Wall. ex Kurz) Bùi Minh Nhuệ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận. sâu nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây này, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: " Nghiên cứu thành phần hóa học cây Khổ sâm mềm

Ngày đăng: 10/02/2014, 20:32

Hình ảnh liên quan

MCF – 7( ung thư vú ở người) được đưa ra ở bảng sau: - Nghiên cứu thành phần hóa học cây khổ sâm mềm (brucea mollis wall  ex kurz)

7.

( ung thư vú ở người) được đưa ra ở bảng sau: Xem tại trang 2 của tài liệu.
Hình Error! No text of specified style in document..5. Cấu trúc hóa học của hợp chất - Nghiên cứu thành phần hóa học cây khổ sâm mềm (brucea mollis wall  ex kurz)

nh.

Error! No text of specified style in document..5. Cấu trúc hóa học của hợp chất Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình Error! No text of specified style in document..6. Phổ 1H-NMR của hợp chất BM.04 - Nghiên cứu thành phần hóa học cây khổ sâm mềm (brucea mollis wall  ex kurz)

nh.

Error! No text of specified style in document..6. Phổ 1H-NMR của hợp chất BM.04 Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình Error! No text of specified style in document..7. Phổ DEPT của hợp chất BM.04 3.3.1.5 Hợp chất BM.05: α-tocopherol (MC221)   - Nghiên cứu thành phần hóa học cây khổ sâm mềm (brucea mollis wall  ex kurz)

nh.

Error! No text of specified style in document..7. Phổ DEPT của hợp chất BM.04 3.3.1.5 Hợp chất BM.05: α-tocopherol (MC221) Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình Error! No text of specified style in document..8. Cấu trúc hóa học của hợp chất - Nghiên cứu thành phần hóa học cây khổ sâm mềm (brucea mollis wall  ex kurz)

nh.

Error! No text of specified style in document..8. Cấu trúc hóa học của hợp chất Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình Error! No text of specified style in document..9. Phổ 1H-NMR của hợp chất BM.05 - Nghiên cứu thành phần hóa học cây khổ sâm mềm (brucea mollis wall  ex kurz)

nh.

Error! No text of specified style in document..9. Phổ 1H-NMR của hợp chất BM.05 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình Error! No text of specified style in document..10. Phổ DEPT của hợp chất BM.05 3.4Hoạt tính sinh học của các hợp chất được phân lập     - Nghiên cứu thành phần hóa học cây khổ sâm mềm (brucea mollis wall  ex kurz)

nh.

Error! No text of specified style in document..10. Phổ DEPT của hợp chất BM.05 3.4Hoạt tính sinh học của các hợp chất được phân lập Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan