Tổ chức dạy học ngoại khóa trong dạy học phần điện học vật lý lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh

15 1.3K 2
Tổ chức dạy học ngoại khóa trong dạy học phần  điện học vật lý lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổ chức dạy học ngoại khóa trong dạy học phần " Điện học" Vật lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh Nguyễn Thị Chinh Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS. ngành: luận phương pháp dạy học (Bộ môn Vật lý) Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: TS. Ngô Diệu Nga Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động ngoại khóa nói chung ngoại khoá vật lí nói riêng. Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học Vật lí để phát huy tính tích cực bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. Nghiên cứu nội dung kiến thức phần “Điện học” trong chương trình vậtphổ thông. Điều tra thực trạng đề xuất giải pháp việc tổ chức dạy học ngoại khóa Vật lí tại các trường Trung học phổ thông (THPT). Xây dựng nội dung ngoại khóa phần “Điện học” thuộc chương trình Vậtlớp 11 THPT. Tổ chức thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm, rút ra các kết luận về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Keywords. Hoạt động ngoại khóa; Điện học; Vật lý; Hoạt động nhận thức; Năng lực sáng tạo Content MỞ ĐẦU 1. do nghiên cứu Bước vào thế kỷ 21, sự bùng nổ thông tin khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi mục tiêu giáo dục truyền thống, từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang chủ yếu đào tạo kỹ năng, năng lực. Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động, sáng tạo phẩm chất đạo đức tốt. Trước tình hình đó, yêu cầu ngành giáo dục phải có những thay đổi về chương trình, nội dung, đặc biệt là đổi mới mạnh mẽ về phương pháp giáo dục. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế quản l í giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên cán bộ quản l í giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”. Điều 28.2 Luật giáo dục cũng quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Do sự hạn chế của thời gian trên lớp trong chương trình chính khóa, đồng thời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của học sinh với tính kế hoạch của chương trình. Thực tế cho thấy, dạy học nội khoá vẫn còn rất nặng nề, chưa kích thích được sự hứng thú học tập chưa phát triển được năng lực sáng tạo của học sinh. Thời gian để học sinh thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn là quá ít so với kiến thức học sinh đã được học. Do vậy, để đạt được mục tiêu đã đề ra của nền giáo dục, cần phải đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh, cần phải khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp (hay hoạt động ngoại khoá). Đây là một hình thức dạy học có ý nghĩa vai trò hết sức quan trọng, mang lại hiệu quả cao, nó không những giúp học sinh củng cố các kiến thức đã học ở nội khoá mà còn giúp đào sâu, mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhưng hiện nay chưa được chú trọng ở các trường phổ thông nước ta. Đặc biệt, do đặc thù của vậthọc là một khoa học thực nghiệm nên trong giảng dạyhọc tập môn vật l í, thực nghiệm là một khâu có vai trò quan trọng. Nó không chỉ làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các kiến thức lí thuyết đã học rèn kỹ năng thực nghiệm của học sinh, từng bước tạo cho học sinh một trực giác nhạy bén đối với các hiện tượng vật lí. Một trong những khâu quan trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học vật lí là tăng cường các hoạt động thực nghiệm của học sinh trong quá trình học tập. Thông qua thực nghiệm, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục tổng hợp, hình thành tư duy sáng tạo tinh thần làm việc tập thể. Qua đó, học sinh có được một số kĩ năng sử dụng các máy móc thiết bị cơ bản làm cơ sở cho việc sử dụng những công cụ trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, số tiết thực hành còn quá ít nên việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí là thực sự cần thiết. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy vật lí nhiều năm ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy: phần “Điện học” chiếm một tỉ lệ lớn trong chương trình vật11. Kiến thức phần này tương đối khó, có nhiều hiện tượng vật lí l í thú, khả năng ứng dụng trong khoa học kĩ thuật và trong đời sống rất lớn mà trong quá trình tổ chức dạy học chưa khai thác được. Dẫn đến việc vận dụng chúng để giải thích các hiện tượng thực tế hay việc vận dụng vào thực tiễn đời sống đối với học sinh là tương đối khó khăn. Ngoài ra, phần này cũng có những thiết bị điện đơn giản mà học sinh có thể tự chế tạo được hoặc khai thác từ những thiết bị đã có sẵn trong thực tế để tạo ra các thiết bị điện phục vụ cuộc sống nhưng giáo viên đã không tổ chức cho học sinh tự thiết kế. Do vậy, trong học nội khóa, học sinh không có cơ hội được rèn luyện các kĩ năng, chưa khơi dậy được sự hứng thú, tích cực trong học tập tư duy sáng tạo của học sinh. Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học vật lí ở trường THPT, chúng tôi chọn đề tài: Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần “Điện học” Vật lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Điện họcVậtlớp 11 nhằm kích thích hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh, đồng thời củng cố kiến thức đã học trong chương trình nội khóa giúp học sinh hiểu rõ hơn cách thức ứng dụng vật lí vào đời sống, kĩ thuật. 3. Phạm vi nghiên cứu + Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần "Điện học'' vậtlớp 11 THPT. + Thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT Thạch Thất – Hà Nội. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động ngoại khóa vậttrong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động ngoại khóa nói chung ngoại khoá vật lí nói riêng. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học Vật lí để phát huy tính tích cực bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. - Nghiên cứu nội dung kiến thức phần “Điện học” trong chương trình vậtphổ thông. - Điều tra thực trạng đề xuất giải pháp việc tổ chức dạy học ngoại khóa Vật lí tại các trường THPT. - Xây dựng nội dung ngoại khóa phần “Điện học” thuộc chương trình Vậtlớp 11 THPT. - Tổ chức thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm, rút ra các kết luận cần thiết. 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu tổ chức dạy học bằng hoạt động ngoại khoá có nội dung phù hợp với mục tiêu dạy học đối tượng học sinh, có hình thức hoạt động phong phú sẽ không những giúp học sinh ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức một cách hiệu quả mà còn phát huy được tính tích cực, tự chủ bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho họ. 7. Dự kiến luận cứ 7.1. Luận cứ lí thuyết - Các cơ sở lí luận về dạy học tích cực. - Các phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Các biện pháp phát huy tính tích cực hóa hoạt động nhận thức bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. 7.2. Luận cứ thực tế - Phiếu điều tra, trao đổi với giáo viên; phiếu điều tra, khảo sát trên học sinh. - Minh chứng của diễn biến dạy học ngoại khóa phần “Điện học” các kết quả học tập của học sinh. 8. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm Sử dụng các nhóm phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. 9. Đóng góp của đề tài - Góp phần đưa cơ sở lí luận của hoạt động ngoại khóa vào thực tiễn. - Có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động ngoại khóa ở các trường THPT. - Góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận thực tiễn của hoạt động ngoại khóa vật lí ở trường phổ thông. Chương 2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Điện học” vật11 nhằm phát huy tính tích cực bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VẬT LÍ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lí luận của hoạt động ngoại khóa vật lí ở trƣờng phổ thông 1.1.1. Các vấn đề chung về hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông * Các dạng tổ chức dạy học cơ bản: Dạng toàn lớp; dạng nhóm; dạng cá nhân * Các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông: Hình thức lớp – bài; hình thức thảo luận tập thể; hình thức hoạt động ngoại khóa; 1.1.2. Các nhiệm vụ cơ bản của dạy học Vật lí ở trường phổ thông - Trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức vậtphổ thông, cơ bản, ở mức độ hiện đại. - Phát triển tư duy khoa họchọc sinh: rèn luyện những thao tác, hành động, phương pháp nhận thức cơ bản, nhằm chiếm lĩnh kiến thức vật lí, vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề trong học tập hoạt động thực tiễn sau này. - Bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, giáo dục lòng yêu nước, thái độ đối với lao động, đối với cộng đồng,… - Góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp cho học sinh. 1.1.3. Hoạt động ngoại khóa 1.1.3.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóahoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp, là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông. Hoạt động này có nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu tài năng sáng tạo của học sinh. 1.1.3.2. Vị trí của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông Nhà trường phổ thông có ba hình thức tổ chức đào tạo là: Dạy học trên lớp, giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp. Công tác ngoại khóa thuộc lĩnh vực thứ hai của công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông. 1.1.3.3. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông  Về giáo dục nhận thức: giúp học sinh củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã học trên lớp, ngoài ra giúp học sinh vận dụng tri thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống.  Về rèn luyện kỹ năng: hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho học sinh khả năng tự quản, kỹ năng tổ chức, điều khiển, làm việc theo nhóm, ngoài ra còn góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, chế tạo dụng cụ,…  Về giáo dục tinh thần thái độ: hoạt động ngoại khóa tạo hứng thú học tập, khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn học sinh tự giác tham gia nhiệt tình các hoạt động, phát huy tính tích cực, nỗ lực của học sinh.  Về rèn luyện năng lực tư duy: các loại tư duy có thể rèn luyện cho học sinh trong dạy học là: tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy kinh nghiệm, tư duy phân tích, tư duy tổng hợp, tư duy sa ́ ng ta ̣ o,…. 1.1.3.4. Các đặc điểm của giờ học ngoại khóa - Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa dựa trên tính tự nguyện tham gia của học sinh có sự hướng dẫn của giáo viên. - Số lượng học sinh tham gia không hạn chế, có thể là theo nhóm nhưng cũng có thể là tập thể đông người, không phân biệt trình độ học sinh. - Có kế hoạch cụ thể về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, lịch hoạt động cụ thể thời gian thực hiện. - Kết quả hoạt động ngoại khóa của học sinh không không đánh giá bằng điểm số như đánh giá kết quả học tập nội khóa. - Việc đánh giá kết quả của hoạt động ngoại khóa vậtthông qua tính tích cực, sáng tạo của học sinh sản phẩm của quá trình hoạt động. Ngoài ra, kết quả của hoạt động ngoại khóa được đánh giá một cách công khai thông qua cả giáo viên học sinh. - Nội dung hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa phải đa dạng, phong phú, mềm dẻo, hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia. 1.1.4. Nội dung, hình thức tổ chức phương pháp dạy học ngoại khóa vật lí 1.1.4.1. Nội dung ngoại khóa vật lí - Đào sâu nghiên cứu những kiến thức lí thuyết về vật kĩ thuật. - Nghiên cứu những lĩnh vực riêng biệt của vậthọc ứng dụng như kỹ thuật điện, kỹ thuật vô tuyến, kỹ thuật chụp ảnh - Nghiên cứu thiết kế, chế tạo sử dụng các dụng cụ, làm thí nghiệm vật lí, nghiên cứu những ứng dụng của vậttrong cuộc sống. Việc lựa chọn nội dung nào để tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí, giáo viên phải dựa vào một số yếu tố, đó là: - Vai trò của hoạt động ngoại khóa vật lí. - Xuất phát từ đặc điểm nội dung kiến thức vật lí có tính trừu tượng, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn nhưng trong nội khóa chưa đáp ứng được. - Nội dung ngoại khóa phải hấp dẫn để thu hút được đông đảo học sinh tự nguyện tham gia, kết hợp các nội dung để tổ chức ngoại khóa sẽ làm cho hoạt động phong phú hơn thu hút được nhiều học sinh tham gia hơn 1.1.4.2. Các hình thức hoạt động ngoại khóa về vật lí Có thể phân ra các hình thức hoạt động ngoại khóa về vậttheo số lượng học sinh tham gia, cũng có thể phân theo nội dung ngoại khóa, cách thức tổ chức hoặc theo thời gian và địa điểm diễn ra hoạt động ngoại khóa… Chẳng hạn: - Dựa vào số lượng học sinh tham gia ngoại khóa, có: hoạt động ngoại khóa theo các nhóm hoạt động ngoại khóa có tính quần chúng rộng rãi. - Dựa vào cách thức tổ chức cho học sinh tham gia ngoại khóa, có: tham quan các công trình kỹ thuật ứng dụng vật lí, câu lạc bộ vật lí, hội vui vật lí, - Dựa vào cách thức tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh, có: + Học sinh đọc sách báo về vật kĩ thuật. + Học sinh tổ chức các buổi báo cáo dạ hội về các vấn đề vật lí – kĩ thuật. + Học sinh tổ chức triển lãm, giới thiệu những kết quả tự học, tự nghiên cứu, chế tạo hoặc làm báo tường hoặc tập san về vật lí – kĩ thuật. + Tham gia thiết kế, chế tạo sử dụng các dụng cụ vật lí, các mô hình kỹ thuật. + Luyện tập giải các bài tập vật lí. 1.1.4.3. Phương pháp dạy học bằng hoạt động ngoại khóa vật lí Phương pháp dạy học hoạt động ngoại khóa vật lí thường có tính mềm dẻo, không cứng nhắc, phụ thuộc vào nội dung của hoạt động ngoại khóa trình độ của giáo viên cũng như học sinh. Trong dạy học ngoại khóa, việc hướng dẫn của giáo viên theo các kiểu định hướng: định hướng tìm tòi, định hướng khái quát chương trình hóa, định hướng tái tạo. 1.1.5. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lí Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá đặt tên cho hoạt động ngoại khóa Bước 2: Lập kế hoạch ngoại khoá Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, tham gia hội vui, rút kinh nghiệm, khen thưởng. 1.1.5.1. Quy trình tổ chức hội thi vật lí Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung đặt tên cho hội thi Bước 2: Xác định thời gian, địa điểm tổ chức hội thi Bước 3: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cho hội thi Bước 4: Thành lập ban tổ chức hội thi Bước 5: Thiết kế chương trình hội thi Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hội thi Bước 7: Tổ chức hội thi Bước 8: Tổng kết hội thi 1.1.5.2. Một số yêu cầu cần đáp ứng khi tổ chức hội thi +Nên mời những người có kinh nghiệm tổ chức vào BTC; những người có chuyên môn trong lĩnh vực thi vào BGK; người có khả năng sử dụng máy tính vào BTK. + Người dẫn chương trình: chọn người có kiến thức vững vàng, thông minh, nhanh nhẹn trong ứng xử, đối đáp, có chất giọng truyền cảm, phát âm rõ ràng, biết cách pha trò để không khí hội thi được sôi nổi. + Hội trường, âm thanh, ánh sáng, phương tiện kĩ thuật: phải được chuẩn bị chu đáo, bố trí hợp lí. + Nội dung các câu hỏi trong hội thi phải: ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, phù hợp với năng lực trình độ nhận thức của học sinh, thời gian trả lời phải hợp lí. 1.1.5.3. Một số hình thức của hội thi vật lí - Thi trả lời nhanh. - Thi giải thích hiện tượng. - Thi giải bài tập. - Thi giải ô chữ. - Thi chơi một số trò có sử dụng kiến thức vật lí,… 1.1.6. Cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động ngoại khóa trong việc phát huy tính tích cựcbồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí 1.1.6.1. Tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập  Khái niệm về tính tích cực của học sinh trong học tập Tính tích cực trong học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong học tập. Tích cực học tập thực chất là nói đến tích cực nhận thức. Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh, đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức.  Các biểu hiện của tính tích cực trong học tập Tính tích cực của học sinh trong học tập biểu hiện qua các hành động cụ thể như: - Học sinh sẵn sàng, hồ hởi đón nhận các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. - Học sinh tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập. - Học sinh tự giác thực hiện các nhiệm vụ mà mình đã nhận mà không cần phải để giáo viên đôn đốc, nhắc nhở. - Học sinh yêu cầu được giải đáp thắc mắc về những lĩnh vực còn chưa rõ. - Học sinh mong muốn được đóng góp ý kiến với giáo viên, với bạn bè những thông tin mới mẻ hoặc những kinh nghiệm có được ngoài sách vở, từ những nguồn khác nhau. - Học sinh tận dụng thời gian rỗi của mình để cố gắng hoàn thành công việc, hoặc hoàn thành công việc sớm hơn thời hạn hoặc xin nhận thêm nhiệm vụ - Học sinh thường xuyên trao đổi, tranh luận với bạn bè để tìm phương án giải quyết vấn đề, mong muốn được giáo viên giúp đỡ, chỉ dẫn mà không nản chí khi gặp khó khăn, 1.1.6.2. Năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập  Khái niệm năng lực sáng tạo Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới. Năng lực sáng tạo gắn liền với kĩ năng, kĩ xảo vốn hiểu biết của chủ thể.  Đặc điểm của sự sáng tạo Sự sáng tạo xuất hiện trong quá trình tư duy trực giác. Trong sáng tạo, tri thức được thu nhận một cách nhảy vọt, một cách trực tiếp. Tư duy trực giác thể hiện như một quá trình ngắn gọn, chớp nhoáng mà ta không thể nhận biết được diễn biến.  Các biểu hiện của sự sáng tạo trong học tập vật lí Những hành động của học sinh trong học tập có mang tính sáng tạo như: - Từ những kinh nghiệm thực tế, từ các kiến thức đã có, học sinh nêu được mô hình. Trong chế tạo thiết bị điện thì học sinh đưa ra được các phương án thiết kế, chế tạo dụng cụ có thể đưa ra được nhiều cách chế tạo khác nhau. Đề xuất được những sáng kiến kĩ thuật để tạo ra các thiết bị hoạt động chính xác hơn, dụng cụ bền đẹp hơn,… - Đề xuất được những phương án cụ thí nghiệm, dùng các dụng cụ đã tự chế tạo được để làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán kiểm nghiệm lại lí thuyết đã học. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế một cách linh hoạt như giải thích một số hiện tượng vật lí, giải thích các ứng dụng của vậttrong kĩ thuật có liên quan, 1.1.6.3. Phương pháp đánh giá * Quan sát: Giáo viên sử dụng các giác quan (chủ yếu bằng mắt) để theo dõi, tri giác mọi diễn biến hoạt động của học sinh nhằm thu thập thông tin phản ánh về các biểu hiện của hành vi, thái độ, kĩ năng, tính tích cực của học sinh làm cơ sở đánh giá. Quan sát được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động, từ khâu chuẩn bị, diễn biến đến kết thúc hoạt động. * Điều tra + Điều tra bằng cách trao đổi ý kiến trực tiếp với giáo viên, học sinh (phỏng vấn). + Sử dụng “Phiếu điều tra”. 1.2. Thực trạng hoạt động ngoại khóa tình hình dạy học phần "Điện học" trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay 1.2.1. Mục đích điều tra Tìm hiểu thực trạng hoạt động ngoại khóa tình hình dạy học phần “Điện học” ở một số trường THPT ở Hà Nội, đối chiếu với mục tiêu dạy học các kiến thức này trong chương trình Vật lí lớp 11 để phát hiện ra những điểm còn hạn chế của cả giáo viên học sinh khi dạy học phần kiến thức này. Những kết quả tìm hiểu được về thực trạng hoạt động ngoại khóa tình hình dạy học là một cơ sở để chúng tôi xây dựng nội dung, phương pháp hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về “Điện học” trong chương trình Vậtlớp 11 THPT. 1.2.2. Phương pháp điều tra + Điều tra giáo viên: thông qua phiếu điều tra (phụ lục 2), trao đổi trực tiếp, tham khảo giáo án, dự giờ dạy trên lớp. + Điều tra học sinh: thông qua phiếu điều tra (phụ lục 3), trao đổi trực tiếp, tìm hiểu thông qua các bài kiểm tra của học sinh, quan sát học sinh trong các giờ học trên lớp. 1.2.3. Đối tượng điều tra Điều tra 146 giáo viên (trong đó có 28 giáo viên vật lí) 176 học sinh của các trường: Trường THPT Thạch Thất; Trường THPT Hai Bà Trưng - Huyện Thạch Thất – Hà Nội trường THPT Ngọc Tảo - Huyện Phúc Thọ - Hà Nội. 1.2.4. Kết quả điều tra 1.2.4.1. Thực trạng hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông hiện nay Hầu hết giáo viên nhận thức rất rõ tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa nói chung, ngoại khóa vật lí nói riêng. Trong những năm gần đây, hoạt động này đã được quan tâm nhưng thực tế thì việc tổ chức hoạt động ngoại khóa ở các trường phổ thông rất hạn chế hoặc nếu có thì tổ chức chỉ mang tính hình thức. 1.2.4.2. Tình hình dạy học phần "Điện học" * Tình hình dạy - C\ác giáo viên có đưa ra các câu hỏi hoặc các tình huống có vấn đề cho học sinh, nhưng các tình huống chưa gắn liền với thực tế. - Phương pháp dạy học chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh. - Hầu hết các giáo viên được hỏi đều cho rằng: phần kiến thức này khá trừu tượng, có nhiều ứng dụng trong thực tế kĩ thuật nhưng số giờ học nội khóa lại rất hạn chế nên sự liên hệ thực tế với nội dung bài học bị hạn chế. - 100% các giáo viên không tận dụng khả năng của học sinh THPT trong việc thiết kế chế tạo các dụng cụ điện đơn giản có ý nghĩa thực tiễn cao. - Hầu hết các giáo viên không tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lí cho học sinh, do không biết tổ chức thế nào cho hiệu quả trong điều kiện eo hẹp về kinh phí, thời gian mà công sức bỏ ra lại quá nhiều. - Đa số giáo viên cho rằng để dạy học phần kiến thức này có hiệu quả hơn thì cần phải tổ chức thêm các hoạt động ngoại khóa. * Tình hình học tập của học sinh - Do giờ học nội khoá còn nặng nề, chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh cho nên có nhiều học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. - Kĩ năng vận dụng kiến thức vật lí đã học vào giải thích các hiện tượng vậttrong đời sống và ứng dụng kĩ thuật còn kém. - Cơ hội để các em hiểu sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng cũng như phát triển năng lực sáng tạo là không nhiều. - Học sinh chưa từng được giao nhiệm vụ thiết kế, chế tạo dụng cụ vật lí, chưa bao giờ được tham gia các hoạt động mang tính chất vừa học vừa chơi về vật lí. - Học sinh ít có khả năng vận dụng kiến thức một cách sáng tạo vào thực tiễn mà chủ yếu chỉ vận dụng được vào những tình huống quen thuộc. - Khả năng diễn đạt của học sinh về một vấn đề còn rất kém, thường lúng túng khi diễn đạt ý tưởng của mình. - Tất cả học sinh được hỏi đều cho biết các em ít được tham gia hoạt động ngoại khóa về vật lí (1 thậm chí 2 năm/1 lần) đều mong muốn được tham gia. 1.2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc dạy học phần “Điện học”, những biện pháp nhằm khắc phục của những hạn chế đó * Nguyên nhân của những hạn chế trong việc dạy học - Về mặt nội dung chương trình: + Mỗi tiết học có nhiều nội dung kiến thức nên ít thời gian dành cho sự trao đổi giữa giáo viên học sinh hay việc hướng dẫn học sinh hướng nghiên cứu ở nhà. + Mục tiêu dạy học còn chú trọng nhiều các yêu cầu về kiến thức mà ít chú trọng mục tiêu kĩ năng, đặc biệt là các kĩ năng rèn luyện ngôn ngữ vật lí, chưa chú trọng đến việc rèn luyện khả năng thiết kế, chế tạo dụng cụ điện đơn giản gắn với bài học thực tiễn. - Về phía giáo viên: + Nhiều giáo viên vẫn trung thành với phương pháp dạy học truyền thống, chưa chú ý đến việc tổ chức, định hướng hoạt động thế nào để phát huy tích cực nhận thức bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh. + Giáo viên ít khi suy nghĩ, tìm tòi để tự làm hoặc hướng dẫn học sinh cách thức có được một thiết bị, dụng cụ vật lí. - Về phía học sinh: + Chịu ảnh hưởng của cách học thụ động, lại ít được thâm nhập kiến thức vào thực tế. + Kiến thức của học sinh không đầy đủ, sâu sắc, trình độ toán học của học sinh còn kém nên ảnh hưởng nhiều đến việc học vật lí. + Học sinh ít được tham gia hoạt động ngoại khóa vật lí về thiết kế chế tạo nên các em còn rất khó khăn khi giáo viên ra nhiệm vụ thiết kế, chế tạo dụng cụ điện. * Đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế của học sinh: + Cần tổ chức cho học sinh vừa học vừa chơi, giáo viên có thể tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa cho phần này để phát huy được tính tích cực, tự lực sáng tạo của học sinh trong học tập. + Tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động học tập theo nhóm. + Đa dạng hóa các hình thức dạy học: phối kết hợp các hình thức dạy học như dạy học dự án; dạy học theo nhóm, tổ chức hoạt động ngoại khóa,… + Nên tận dụng một số giờ học tự chọn để tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh nhằm kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực phát triển năng lực sáng tạo cho các em. Kết luận chƣơng 1 Trong chương này, chúng tôi trình bày cơ sở lí luận về phương pháp hoạt động ngoại khóa trong dạy học vật lí, thực trạng của hoạt động ngoại khóa tình hình dạy học phần "Điện học"- Vật lí 11 trong trường phổ thông hiện nay và. Để giải quyết nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi chú trọng những cơ sở luận sau: - Vị trí, vai trò, tác dụng của hoạt động ngoại khoá trong trường phổ thông. - Đặc điểm của giờ học ngoại khóa. - Nội dung, hình thức phương pháp tổ chức dạy học ngoại khoá. - Cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động ngoại khóa trong việc phát huy tính tích cực phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Do thực trạng dạy học vật lí ở các trường phổ thông hiện nay, phương pháp dạy học thực nghiệm hình thức tổ chức hoạt động học tập theo nhóm còn yếu nên việc tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí sẽ làm cho quá trình dạy học thêm phong phú, sâu sắc hơn, toàn diện hơn khắc phục được nhiều điểm yếu của dạy học nội khoá. Nếu tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá về vật lí đặc biệt là hoạt động chế tạo dụng cụ vật lí, các thiết bị điện phục vụ cuộc sống; kết hợp với báo cáo các sản phẩm mà học sinh đã chế tạo được các trò chơi vật lí, sẽ bổ sung rất tốt cho dạy học nội khoá trong việc rèn luyện kĩ thuật tổng hợp, phát huy tính tích cực phát triển năng lực sáng tạo. Đồng thời, nó cũng giúp cho học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tạo ra một tiền đề tốt cho quá trình học tập nghiên cứu của học sinh sau này. CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHẦN "ĐIỆN HỌC" VẬT11 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH 2.1. Ý tƣởng sƣ phạm khi soạn thảo tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Điện học ” vật11 - Nội dung của hoạt động ngoại khóa cho học sinh hướng vào việc thiết kế, chế tạo dụng cụ điện từ những vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm, gắn liền với thực tiễn. - Dự kiến giao cho học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Mỗi nhóm lớn có 9 hoặc 12 học sinh, cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ tại nhà theo lịch mà các nhóm tự bố trí. - Trong quá trình các nhóm thực hiện nhiệm vụ, giáo viên thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ của học sinh, kịp thời có sự hỗ trợ cần thiết qua trao đổi điện thoại hoặc các buổi gặp nhanh giữa giáo viên với các nhóm. - Chúng tôi dự kiến tổ chức một buổi tổng kết để học sinh báo cáo sản phẩm mình chế tạo được kết hợp với hội vui vật lí. 2.2. Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa phần “Điện học” 2.2.1. Về kiến thức - Củng cố khắc sâu các kiến thức về: + Các cách nhiễm điện của một vật; tương tác giữa các điện tích; thuyết electron; tụ điện (nguyên tắc cấu tạo điện dung của tụ điện) + Tác dụng của dòng điện; cấu tạo nguyên tắc hoạt động của nguồn điện; đoạn mạch mắc nối tiếp và song song; điện năng công suất điện; định luật Jun- Lenxơ; định luật Ôm đối với đoạn mạch, với toàn mạch; ghép các nguồn thành bộ. + Bản chất dòng điện trong các môi trường: kim loại, chất điện phân, chất khí, chân không bán dẫn; các hiện tượng: hiện tượng nhiệt điện, hiện tượng dương cực tan, các hiện tượng phóng điện trong chất khí ở điều kiện thường. - Vận dụng các kiến thức để: + Giải thích được các hiện tượng điện có liên quan như: sự nhiễm điện của một vật, hiện tượng đoản mạch, tia lửa điện,… + Giải thích cấu tạo nguyên tắc hoạt động của Pin Acquy, giải thích được các mạch điện kín dùng nguồn một chiều trong thực tế. 2.2.2. Về kĩ năng - Nhận biết được trong thực tế các điện trở hoặc các nguồn mắc nối tiếp hay song song. - Rèn luyện các kĩ năng: thiết kế chế tạo các dụng cụ điện; kĩ năng sử dụng một số dụng cụ đo như ampe kế, vôn kế, điện kế …; kĩ năng vận dụng các kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế; kĩ năng giao tiếp, trình bày ý kiến, thảo luận báo cáo kết quả. 2.2.3. Về phát triển tư duy - Phát huy tính tích cực sự hứng thú của học sinh trong các hoạt động: học sinh tự thành lập nhóm theo ý nguyện, tự nhận nhiệm vụ mà cảm thấy mình có khả năng, tự giác cố gắng thực hiện nhiệm vụ đã nhận, tự lên lịch hoạt động của nhóm bố trí các hoạt động của nhóm một cách hợp lí, hiệu quả - Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh thông qua các hoạt động như: học sinh đưa ra các phương án thiết kế, chế tạo các dụng cụ điện; đánh giá các phương án chọn phương án phù hợp nhất; chọn vật liệu, tìm vật liệu để chế tạo lắp đặt thành phẩm; đưa ra được các giải pháp kĩ thuật để chế tạo được dụng cụ bền, đẹp có độ chính xác cao. - Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, sự hợp tác trong công việc. Giáo dục tinh thần đoàn kết, lối sống hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ. 2.3. Nội dung của hoạt động ngoại khóa phần “Điện học” vật11 * Nội dung thứ nhất: Thiết kế, chế tạo các dụng cụ điện sử dụng nguồn một chiều. Nhiệm vụ 1: Tạo ra nguồn điện bằng các vật liệu đơn giản, có sẵn trong tự nhiên từ các loại củ, quả, từ dung dịch hoá học, từ cặp nhiệt điện. Nhiệm vụ 2: Thiết kế, chế tạo mạch điện trang trí dùng đèn LED. + Thiết kế, chế tạo mạch trang trí lọ hoa bằng đèn LED. + Thiết kế, chế tạo mạch điện quảng cáo bằng đèn LED. + Thiết kế, chế tạo các mạch điện hình bản đồ Việt Nam. Nhiệm vụ 3: Thiết kế, chế tạo đèn chiếu sáng bằng đèn LED + Chế tạo đèn pin dùng đèn LED. + Chế tạo quả cầu LED nhím. + Chế tạo đèn bàn bằng đèn LED. Nhiệm vụ 4: Thiết kế, chế tạo độngđiện một chiều như máy bơm nước “mini”, quạt điện “mini”, tàu thủy công suất nhỏ. Nhiệm vụ 5: Thiết kế tiến hành lắp đặt trên bảng gỗ mạch đèn chiếu sáng cầu thang. Nhiệm vụ 6: Lắp đặt mạch điện cho trò chơi du lịch Hà Nội- Huế - TP Hồ Chí Minh. * Nội dung thứ hai: Các đội tham gia phần thi ”Đƣờng lên đỉnh Olympia” Các đội chơi sẽ tham gia vào các phần thi mà ban tổ chức đưa ra. Luật chơi, nội dung các phần thi đáp án, biểu điểm đã được xây dựng. Các phần thi gồm: Phần thi: Màn chào hỏi của các đội Phần thi: Khởi động- Trả lời nhanh Phần thi: Vượt chướng ngại vật- Giải ô chữ Phần thi: Về đích 2.4. Hình thức phƣơng pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Điện học” vật11 2.4.1. Hình thức tổ chức Chúng tôi dự kiến tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa: từ 15/02 đến 30/3/2012. Cuối đợt có một ngày tổ chức Hội vui vật lí 2.4.2. Phương pháp dạy học Chúng tôi dự kiến dạy học các nội dung ngoại khóa theo các bước như sau: Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh [...]... quả sau: - Hệ thống hóa được cơ sở luận về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học vật phổ thông - Tìm hiểu tình hình dạy học phần "Điện học" ở một số trường nhằm sơ bộ xác định được những khó khăn, hạn chế chủ yếu khi dạy, học phần này, đặc biệt chú ý đến việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học vật lí - Trên cơ sở vận dụng lí luận về tổ chức hoạt động ngoại khóa, chúng tôi đã... học sinh để đánh giá mức độ phù hợp của nội dung các hoạt động ngoại khóa, phương pháp hướng dẫn hoạt động ngoại khóa của giáo viên để đánh giá mức độ hứng thú, sự tích cực của học sinh khi tham gia hoạt động ngoại khóa + Đánh giá kết quả của hoạt động ngoại khóa qua kết quả đã theo dõi, quan sát được; qua sản phẩm mà học sinh đã chế tạo ra; qua buổi tổng kết hoạt động; qua trao đổi ý kiến với học. .. sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng, rèn tính tự chủ, năng lực sáng tạo CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1 Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm Đánh giá tính khả thi của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vật trong dạy học; đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích phát huy tính tích cực phát triển năng lực sáng tạo của học sinh 3.2 Đối tƣợng thời gian thực... thi của quy trình đã lập + Về nội dung của hoạt động ngoại khóa nhìn chung là thiết thực, phong phú, hấp dẫn, phù hợp với kiến thức học sinh đã được học trong giờ nội khóa + Về cách thức tổ chức đã đạt được hiệu quả cao 3.5.2.2 Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động ngoại khóa Để đánh giá hiệu quả của quy trình hoạt động ngoại khoá, chúng tôi dựa vào các tiêu chí đánh giá tính tích cực năng lực sáng. .. thấy nội dung, hình thức tổ chức phương pháp dạy học ngoại khóa như đã dự kiến là có hiệu quả - Nội dung của hoạt động ngoại khóa đã khắc phục được nhược điểm trong dạy học nội khóa Học sinh đã được tự tay thiết kế, chế tạo được các dụng cụ diễn đạt được các việc đã làm - Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa mà chúng tôi đã xây dựng khá hấp dẫn, thu hút được nhiều học sinh tham gia nhiệt tình,... phẩm học sinh làm ra có tính thẩm mĩ hoặc tính chính xác chưa cao, chưa đa dạng; chưa có điều kiện thực nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau Để cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa phát huy hết tác dụng của trong việc dạy học vật lí, cần vận dụng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa với các nội dung khác trong chương trình vật phổ thông để kích thích hứng thú của học sinh trong học tập vật. .. dung, tổ chức hoạt động ngoại khóa theo hướng nhằm phát huy tính tích cực phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, bước đầu đã thu được kết quả tốt Chúng tôi đã chế tạo thành công một số dụng cụ điện từ những vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm để phục vụ cho quá trình dạy học, bổ sung tốt cho cho phòng thí nghiệm của nhà trường - Kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy việc tổ chức hoạt. .. thực nghiệm sư phạm cho thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí về Điện học lớp 11 trung học phổ thông là khả thi đạt được những mục tiêu mà đề tài đã đặt ra Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài không nhiều, tài liệu về tổ chức hoạt động ngoại khóa còn ít, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí ở trường phổ thông dành cho hoạt động ngoại khóa còn hạn hẹp…nên đề tài không tránh khỏi những... chế tạo các dụng cụ điện sử dụng nguồn một chiều phương pháp hướng dẫn học sinh 2.6 Tổ chức ngày Hội vui vật lí 2.6.1 Mục tiêu * Về kiến thức: - Mở rộng, đào sâu, làm phong phú thêm kiến thức đã được học phần Điện học : - Giới thiệu những ứng dụng của Vật vào khoa học kỹ thuật - Giúp học sinh hiểu rõ hơn các hiện tượng điện, thấy được vai trò to lớn của điện học trong thực tế đời sống, trong. .. sản phẩm của mình, chuẩn bị lời giới thiệu về nhóm về sản phẩm của nhóm 3.4.2 Đánh giá Với cách thức tổ chức ngoại khóa này, chúng tôi nhận thấy được rằng nó không những củng cố cho học sinh các kiến thức về điện học mà còn tạo được điều kiện phát triển tư duy sáng tạo của học sinh Tư duy sáng tạo ấy thể hiện rất rõ trong việc học sinh lựa chọn vật liệu, cách bố trí, lắp đặt sản phẩm, tạo kiếu dáng, . Tổ chức dạy học ngoại khóa trong dạy học phần " Điện học& quot; Vật lý lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức và. học phần Điện học Vật lý lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. 2. Mục

Ngày đăng: 09/02/2014, 15:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan