ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN: NGỮ VĂN

100 4.8K 3
ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN: NGỮ VĂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn ôn thi Tốt nghiệp môn ngữ văn chuẩn 2013-2014

Năm học 2011 - 2012 ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN: NGỮ VĂN Tham khảo: CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2009 (theo cv/2553/bgd &đt) Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài. VĂN HỌC VIỆT NAM - Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. - Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh. - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. - Tây Tiến – Quang Dũng. - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng. - Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003 – Cô phi An nan. - Việt Bắc (trích) - Tố Hữu - Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm. - Sóng – Xuân Quỳnh. - Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo. - Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân. - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường. HKII - Vợ nhặt – Kim Lân. - Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài. - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. - Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi. - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ. - Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trích) Trần Đình Hượu. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI - Thuốc - Lỗ Tấn - Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp - Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê. Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ). - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Câu III. (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó. - Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh -Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. - Tây Tiến – Quang Dũng. - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng. - Việt Bắc (trích) - Tố Hữu. - Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm. - Sóng – Xuân Quỳnh - Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo . - Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân. - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường. HKII - Vợ nhặt – Kim Lân. - Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài. - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. - Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi. - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ. (Nguồn từ “CV 2553 Hướng dẫn ôn thi TN THPT của Bộ giáo dục & Đào tạo, năm học 2008 - 2009”) 1 Năm học 2011 - 2012 I. CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM (2 điểm) BÀI 1. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8 NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX Trọng tâm: Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975 a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước: - Văn học phục vụ kháng chiến. - Hiện thực cách mạng và nội dung yêu nước, yêu CNXH là đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn 1945- 1975. b. Nền văn học hướng về đại chúng: - Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng cho sáng tác văn học. - Văn học1945-1975 quan tâm tới đời sống, vẻ đẹp tâm hồn (khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng…) của nhân dân lao động. - Nội dung và hình thức tác phẩm bình dị, trong sáng, dễ hiểu…phù hợp với đại chúng nhân dân. c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Tập trung phản ánh những vấn đề trọng đại, có ý nghĩa sống còn của đất nước. BÀI 2. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Trọng tâm. 1. Trình bày quan điểm sáng tác của HCM? - HCM coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. - HCM luôn coi trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn chương. Người nhắc nhở người chiến sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo. - Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi: “Viết cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), sau đó mới quyết định “Viết cái gì?” (nội dung) và “Viết như thế nào?” (hình thức). 2. Trình bày phong cách nghệ thuật của HCM? Phong cách nghệ thuật của HCM phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng nghệ thuật, truyền thống và hiện đại: Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện. Truyện – kí: Bút pháp chủ động sáng tạo, có khi là lối kể chuyện chân thật, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy và tinh tế, giàu chất trí tuệ và chất hiện đại. Thơ ca: lời lẽ mộc mạc, giản dị, dể nhớ. Nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật – thơ hiện đại vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ CM. 3. Hoàn cảnh sáng tác “Tuyên ngôn độc lập” - 19/8/1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân, ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách Mạng ở Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập”. - 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ Tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính Phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đọc bản“Tuyên ngôn độc lập” trước hàng chục vạn đồng bào. 4. Mục đích của bản “Tuyên ngôn độc lập” - Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. - Bác bỏ luận điệu sai trái của Pháp trước dư luận quốc tế. - Tranh thủ sự đồng tình của thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. 5. Đối tượng của bản “Tuyên ngôn độc lập” - Văn kiện lịch sử này không chỉ hướng đến đồng bào trong nước mà còn để nói với thế giới đặc biệt là bọn đế quốc, thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta, nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật: tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mỹ; tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chinh Pháp. - Lúc này thực dân Pháp tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên vẫn thuộc về Pháp. 6. Giá trị LS & giá trị VH bản “Tuyên ngôn độc lập” 2 Năm học 2011 - 2012 - Giá trị lịch sử: + Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc VN. + Bác bỏ luận điệu xảo trá của TDP trước dư luận quốc tế. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc VN. - Giá trị văn học: “Tuyên ngôn độc lập” vừa là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn (tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến hàng ngàn năm ở nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc). Đồng thời tác phẩm vừa có giá trị văn học (Nó được xem là áng văn chính luận mẫu mực). VIỆT BẮC Trọng tâm 1. Con đường thơ của Tố Hữu: * “Từ ấy” (1937 – 1946): - Gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. - Nội dung: “Từ ấy” là tiếng reo náo nức của tâm hồn bắt gặp lý tưởng cách mạng, hăng hái quyết tâm hy sinh vì lý tưởng với tinh thần lạc quan. - Nghệ thuật: Tập thơ thể hiện giọng điệu lôi cuốn nồng nhiệt, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm… của tác giả. * “Việt Bắc” (1947 – 1954): - Tập thơ được sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. - Nội dung: “Việt Bắc” viết nhiều về nhân dân, về anh bộ đội, về quê hương Việt Bắc, biểu dương những con người bình thường nhưng đã làm những việc phi thường, cổ vũ nhân dân đứng lên giết giặc, giành độc lập tự do cho dân tộc. - Nghệ thuật: Tác phẩm mang đậm màu sắc dân tộc và tính đại chúng, cảm hứng sử thi và khuynh hướng khái quát. * “Gió lộng” (1955 – 1961) - Ra đời khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả nước tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc. - Nội dung : Ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tình cảm với miền Nam, ý chí đấu tranh thống nhất đất nước… - Nghệ thuật : Tiếp tục cảm hứng lịch sử và khuynh hướng khái quát, tràn đầy cảm hứng lãng mạn, phơi phới lạc quan và thắm thiết ân tình. * “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977) : - Hai tập thơ này được tác giả viết trong những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ quyết liệt cho đến ngày toàn thắng. - Nội dung: Ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cổ vũ cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước ở hai miền Nam Bắc, biểu hiện niềm tự hào, niềm vui khi giành được chiến thắng. - Nghệ thuật: Mang đậm chất chính luận – thời sự, tính khái quát tổng hợp… * Thơ Tố Hữu từ 1978 đến nay: - Tác phẩm tiêu biểu : “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999). - Hai tập thơ là những chiêm nghiệm về cuộc đời với nhiều cảm xúc suy tư. 2. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu a. Về nội dung - Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc : Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. - Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn: + Khuynh hướng sử thi: Coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân là đối tượng thể hiện chủ yếu. Nhân vật trữ tình trong thơ ông tập trung phẩm chất của giai cấp, của dân tộc, là hình tượng những anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa. + Cảm hứng lãng mạn: Những vần thơ chứa chan cảm xúc hướng vào tương lai, tin tưởng vào cách mạng với niềm lạc quan vô bờ bến. Tất cả được thể hiện bằng giọng thơ mang tính chất tâm tình, ngọt ngào, tha thiết. - Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tộc, chứ không phải cảm hứng thế sự đời tư. 3 Năm học 2011 - 2012 b. Về nghệ thuật : thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc : - Về thể thơ: tác giả sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc. - Về ngôn ngữ: Sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc, phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt( từ láy, thanh điệu, vần…) - Giọng thơ Tố Hữu tự nhiên, chân thành, đằm thắm. 3. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Việt bắc”của Tố Hữu? - Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của dân tộc được mở ra. - Tháng 10/1954,những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. 4. Giá trị bao trùm của bài thơ “Việt Bắc”? “Việt Bắc” là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian – tất cả đã góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung của người cách mạng, con người VN. 5. Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích “Việt Bắc”của Tố Hữu? - Thể lục bát tài tình, thuần thục. - Sử dụng một số cách nói dân gian: xưng hô, thi liệu, đối đáp - Giọng điệu quen thuộc, gần gũi hấp dẫn - Sở trường sử dụng từ láy. - Cổ điển + hiện đại. - Kết cấu bài thơ: Lời đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca. - Cặp đại từ nhân xưng mình ta. II. CÂU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3 điểm) BT1: Viết một bài văn ngắn phát biểu ý kiến về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” Gợi ý: - Nêu vấn đề cần nghị luận - Giải thích ý nghĩa của câu nói: + Học để biết: hiểu, nắm vững tri thức của nhân loại + Học để làm: Vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. + Học để chung sống: mục đích cuối cùng của mọi hoạt động học tập, rèn luyện của con người là để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và xã hội. Học để chung sống tốt với mọi người. Con người không chỉ học kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp mà còn cần học cách ứng xử có văn hóa, khả năng giao tiếp với mọi người. + Học để tự khẳng định mình: qua quá trình học tập, con người tự hoàn thiện nhân cách, khẳng định sự tồn tại, ý nghĩa của mình trong cuộc sống, từ đó trở thành người có ích cho xã hội. - Quá trình học tập là con đường tích lũy kiến thức, rèn luyện, tu dưỡng, biến tri thức của nhân loại thành tri thức, vốn sống, kĩ năng sống của mình. Mục đích của học tập không dừng lại ở trí thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp mà điều quan trọng hơn là quá trình rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống. - Rút ra bài học cho bản thân. BT2: Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Danh dự là viên ngọc vô giá , đừng để ai chà đạp lên nó dù người đó có là ai, dù họ có quyền lực đến mức nào di chăng nữa” . ( Trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”) Gợi ý: - Giới thiệu nội dung cần nghị luận + Danh dự là tiếng tăm tốt của một người là hình ảnh một người trong con mắt của những người khác, là yếu tố để đánh giá nhân cách một con người. + “Viên ngọc quý” đây là cách diễn đạt thể hiện sự quan trọng, quý giá của danh dự. 4 Năm học 2011 - 2012 + “Đừng để ai chà đạp lên …” là lời khuyên, lời nhắc nhở cần phải giữ gìn, bảo vệ danh dự với thái độ kiên quyết. - Trình bày suy nghĩ: + Mỗi người cần có ý thức phấn đấu để hoàn thiện bản thân, muốn vậy phải biết coi trọng danh dự. + Danh dự của một người chủ yếu là do người đó tạo nên. Đó là kết quả của sự tạo dựng cũng như gìn giữ. Bởi vậy cần có ý thức sâu sắc về việc giữ gìn bảo vệ, không để người khác xúc phạm. - Bài học nhận thức và hành động BT3: Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay Gợi ý: - Nêu vấn đề cần nghị luận - Đồng cảm và chia sẻ là những khái niệm chỉ sự quan tâm, gần gũi của con người với con người trong cộng đồng, là biểu hiện của phương diện tình cảm, lòng nhân ái, thể hiện mối quan hệ giữa người với người đồng thời cũng là một khía cạnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn con người. - Trong cuộc sống, mỗi người đều có lúc cần sự đồng cảm và chia sẻ của mọi người xung quanh. Trước một vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, sự đồng cảm và chia sẻ của bạn bè, người thân và mọi người sẽ giúp ta vượt qua. - Cần có cái nhìn độ lượng, chan hòa với mọi người, cần biết đồng cảm và chia sẻ. Nếu không như thế, tự ta sẽ trở nên cô độc. BT4: Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” Gợi ý: - Trí ruệ: tinh hoa của sự hiểu biết - Ngọn đèn sáng: rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm, dốt nát. - Ngọn đèn sáng bất diệt: ngọn đèn sáng không bao giờ tắt => Sách là nguồn sáng không bao giờ tắt được thắp lên từ trí tuệ của con người vì những cuốn sách có giá trị ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người tích lũy được trong sản xuất, chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội. Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích cho một thời mà còn có ích cho mọi thời. Hơn nữa ánh sáng của trí tuệ ấy sẽ truyền lại cho đời sau. BT5: Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau “ Đừng cúi đầu cam chịu. Dù đánh mất tất cả, bạn vẫn còn tương lai” Gợi ý: - Nêu vấn đề nghị luận - Giải thích câu nói: + Cam chịu là chấp nhận đầu hàng hoàn cảnh + Ý nghĩa câu nói: khuyên mỗi người hãy sống nghị lực, biết lạc quan, tin tưởng vào tương lai - Bàn luận, mở rộng vấn đề + Sự cúi đầu cam chịu không bao giờ dẫn đến thành công + Cam chịu còn đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho các thế lực phi nghĩa lấn lướt, chà đạp - Rút ra bài học nhận thức và hành động + Phải biết đứng lên sau mỗi lần vấp ngã + Phải có ý chí, nghị lực, sức mạnh, niềm lạc quan, hi vọng vào ngày mai BT6: Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Voltaire: “Sự tha thứ là vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người” Gợi ý: - Nêu vấn đề cần nghị luận - Con người, ai cũng có thể mắc lỗi lầm nhưng quan trọng phải biết nhìn nhận và đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã - Muốn vậy, con người luôn cần sự tha thứ - Tha thứ không chỉ là bỏ qua mà phải là sự phân tích, chỉ bảo, động viên - Tha thứ là vị thuốc duy nhất, hữu hiệu nhất để người phạm lỗi sửa chữa những lỗi lầm, vươn lên trong cuộc sống - Con người cần phải biết cách tha thứ 5 Năm học 2011 - 2012 BT7: Có ý kiến cho rằng: “Người ta có thể lỗi lầm, nhưng điều quan trọng là cần có thái độ đúng của con người khi nhận ra lỗi của mình” Anh chị hãy viết một bài văn nghị luận ngắn khoảng 400 từ thể hiện suy nghĩ của mình về vấn đề trên. Gợi ý: - Trong hoạt động, người ta có thể mắc lỗi lầm. Đây là điều khó tránh khỏi, có thể vì những hoàn cảnh khách quan hoặc chủ quan. Bên cạnh đó việc mắc lỗi thường gây ra những hậu quả ở những mức độ khác nhau về vật chất và tinh thần đến người mắc lỗi cũng như đối với xã hội, với người khác… - Cần có thái độ đúng khi mắc lỗi: Phải ý thức được lỗi lầm mình gây ra, từ đó chân thành ân hận, hối lỗi vì đã gây hậu quả xấu đến người khác và quyết tâm không mắc lỗi nữa. Người mắc lỗi cũng phải chân thành nhận lỗi và xin lỗi người mà mình đã gây hậu quả xấu đến với họ…Đồng thời, để hể hiện tinh thần trách nhiệm, người mắc lỗi cũng phải cố gắng làm hết sức mình để khắc phục hậu quả mình gây ra…Có thái độ đúng khi mắc lỗi lầm là thể hiện hành vi, cách ứng xử văn hóa của con người có lòng tự trọng, giúp cho mình sống tốt hơn… - Cần có thái độ phê phán những người có hành vi không đúng khi mắc lỗi lầm, bên cạnh đó cũng cần có thái độ đúng với người mắc lỗi. Từ đó mà ta rút ra bài học sống. BT8: Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự tự tin trong cuộc sống. - Nêu vấn đề cần nghị luận - Giải thích sự tự tin: là tin vào chính mình, vào năng lực của bản thân. - Trình bày suy nghĩ: + Những người có sự tự tin thường có sự chủ động, bản lĩnh trước mọi tình huống trong cuộc sống, luôn tin ở khả năng của mình. + Sự tự tin giúp con người dễ đi đến thành công hơn vì người tự tin thường có khả năng giao tiếp tốt, có quyết đinh nhạy bén, sáng suốt. + Cần phân biệt tự tin với tự cao tự đại và phê phán những người không có sự tự tin. - Bài học nhận thức và hành động. BT9: Không ít bạn trẻ hiện nay trong khi rành rẽ lịch sử các nước nhưng lại khá mù mờ về lịch sử nước nhà. Còn trong nhà trường, nhiều học sinh không mấy mặn mà với việc học môn sử và ở các kì thi thì điểm số môn học này lại rất thấp. Là thanh niên, anh/chị có suy nghĩ gì về hiện tượng này. Gợi ý: - Nêu hiện tượng cần nghị luận - Vai trò của lịch sử đối với dân tộc - Thực trạng về việc học lịch sử trong nhà trường. - Nguyên nhân của hiện tượng trên - Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử - Thái độ và trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với lịch sử dân tộc. BT10: “ Muốn được người khác lắng nghe thì trước hết bạn hãy lắng nghe họ đã” M. Pierey Gợi ý: - Nêu vấn đề cần nghị luận - Giải thích + Lắng nghe là trạng thái người nghe im lặng, chú ý vào lời nói của người nói, xem họ nói gì, nói như thế nào + Lắng nghe là một qui tác cơ bản trong giao tiếp, là một phép lịch sự trong cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng giữa người với người. - Bàn luận, mở rộng vấn đề: + Trước nhu cầu tâm sự, trước những nỗi niềm cần được giải bày, sự im lặng lắng nghe có khi còn quí giá hơn mọi lời động viên an ủi. + Lắng nghe là tôn trọng, là chia sẻ nhưng lắng nghe phải đúng lúc và đúng cách + Lắng nghe người khác nói cũng là cách chúng ta rèn luyện sự kiên nhẫn của bản thân - Rút ra bài học nhận thức và hành động 6 Năm học 2011 - 2012 BT11: Gần đây trên truyền hình có xuất hiện rất nhiều chương trình mang tính nhân đạo. Anh/chị nghĩ gì về các chương trình trên. - Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận - Hiện trạng của vấn đề: hiện nay, trên truyền hình có xuất hiện nhiều chương trình mang tính nhân đạo như: “Câu chuyện ước mơ”, “Ngôi nhà mơ ước”, ‘Trái tim nhân ái”… - Mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức các chương trình trên: nhằm giúp đỡ cho người có hoàn cảnh khó khăn có được mái nhà yên ấm, có vốn để làm ăn, có được sức khỏe tốt để hòa nhập với cộng đồng… - Giải pháp nhân rộng - Suy nghĩ của bản thân. BT12: Anh chị hãy viết một bài văn ngắn phát biểu ý kiến về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống con người. Gợi ý: - Nêu vấn đề cần nghị luận - Môi trường tự nhiên gồm nhiều yếu tố như nước, không khí, đất… - Môi trường tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống con người. - Hiện nay, môi trường đã và đang bị phá hủy, ô nhiễm ở nhiều nơi, tác động xấu đến đời sống cộng đồng; có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do nhận thức và hành động sai trái của con người. - Mỗi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. BT13: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thảm họa gia tăng dân số hiện nay. - Gia tăng dân số là sự tăng thêm số lượng cụ thể nhân khảu ở một gia đình, địa phương, vùng miền, quốc gia. Sự gia tăng dân số sẽ cung cấp nguồn lao động cho xã hội. tuy nhiên, gia tăng dân số vượt quá điều kiện sống cho phép của xã hội sẽ là một thảm họa - Nguyên nhân: + Trình độ dân trí thấp + Thiếu những hiểu biết cơ bản về kế hoạch hóa gia đình + Quan niệm lạc hậu “trời sinh voi sinh cỏ”, “đông con nhiều cháu” mới là có phúc. + Tâm lí trọng nam khinh nữ còn rơi rớt - Hậu quả: đói nghèo, bệnh tật, dốt nát, lạc hậu và các tệ nạn xã hội. Đây là gánh nặng không chỉ với mỗi gia dình mà còn là gánh nặng đối với toàn xã hội. - Giải pháp BT14: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết…Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn” (Cô-phi-An-an – Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS1-12-2003). Anh chị có thể làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi ấy? Gợi ý: - HIV/AIDS là một thảm họa cho loài người - Không ai được phép coi đây là việc của người khác, chỉ liên quan đến “họ”, tức là những người đã bị nhiễm HIV hay đã bước vào thời kì AIDS - Mỗi người phải làm gì trước hiểm họa đó? + Trước hết phải lên tiếng + Phải cảnh báo với tất cả mọi người xung quanh về các nguy cơ lây nhiễm để tự mình tích cực phòng tránh + Phải có cái nhìn đúng và thái độ đối xử đúng với người bị HIV/AIDS: . Phải coi họ như những con người không may nhiễm phải một thứ bệnh mà đến nay nhân loại chưa có thuốc chữa. Phải yêu thương và chia sẻ nỗi đau. . Không được kì thị, xa lánh mà phải giúp họ tạo dựng được niềm tin và nghị lực để sống và đóng góp. + Cần phải góp một phần công sức vào việc chung… BT 17: Anh/chị có suy nghĩ gì về sự “được” “mất” trong cuộc đời Gợi ý: - Nêu vấn đề cần nghị luận - Giải thích thế nào là sự “được” “mất” + “Được” là sử hữu, tiếp nhận một hay những giá trị vật chất, tinh thần nào đó. + “Mất” là không còn được sở hữu giá trị vật chất, tinh thần mà trước đây thuộc về mình - Chỉ ra mối quan hệ biện chứng, nhân quả giữa “được” “mất” 7 Năm học 2011 - 2012 - Nêu ý nghĩa của sự “được” “mất” BT 19: Những suy nghĩ của anh/chị về ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ Gợi ý: - Nêu vấn đề cần nghị luận - Thế nào là ước mơ, hoài bão? : Là mong muốn, khát khao thực hiện một điều gì đó cao đẹp trong tương lai - Vì sao tuổi trẻ phải có ước mơ, hoài bão? + Tuổi trẻ có thời gian, sức khỏe, trí tuệ, có lòng nhiệt tình…Nhưng để đi đến thành công, chúng ta phải biết nuôi dưỡng ước mơ, hòai bão + Có ước mơ, hoài bão, sẽ xác định được mục tiêu cần đạt tới trong tương lai. Đó cũng chính là động lực thôi thúc mỗi người cố gắng phát huy hết tất cả những gì mình có để biến ước mơ thành hiện thực - Ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ: + Thời chiến tranh: được cầm súng, được chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc + Thời nay: khát khao được cống hiến sức trẻ, tài năng cho đất nước, khao khát học tập, khao khát hoạt động xã hội - Phê phán một số thanh niên sống không có ước mơ hoài bão - Rút ra bài học nhận thức và hành động: BT 20: Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lùi” Ý kiến của anh/chị? Gợi ý: - Nêu vấn đề cần nghị luận - Giải thích: câu ngạn ngữ nhằm nói đến bản chất của việc học. Việc học cũng gian nan và đầy thử thách. Điều quan trọng là có đủ kiên trì để chiến thắng - Học là một hoạt động khám phá và sáng tạo của con người, bao gồm hai khâu chủ yếu: thu nhận kiến thức và vận dụng, sáng tạo kiến thức mới - Phẩm chất quan trọng trước tiên của việc học là phải kiên trì và quyết tâm, không bao giờ thối chí, nản lòng. Việc học là suốt đời, không ngừng nghỉ. - Để học tốt, có hiệu quả trong việc học còn phải có phương pháp học tập BT 21. Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống sau đây: “Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” - Giới thiệu vấn đề - Giải thích ý kiến: Phải sống là chính mình một cách trọn vẹn. - Trình bày suy nghĩ về quan niệm sống đó + Được sống là chính mình đó là hạnh phúc (dẫn chứng) + Hướng đến sự thống nhất toàn vẹn giữa hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong sẽ giúp con người trở nên hoàn thiện. (dẫn chứng) + Phê phán những người sống giả tạo, không có sự rèn luyện về nhân cách… - Bài học BT 22. Từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về cách nhìn nhận sự vật, con người trong cuộc sống. - Giới thiệu vấn đề - Trình bày ngắn gọn tình huống: Từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài tại tòa án huyện, chánh án Đẩu mới vỡ lẽ và hiểu được nguyên nhân vì sao người đàn bà không thể bỏ người chồng vũ phu, tàn bạo. Qua đó, ta càng thấy rõ: Không thể dễ dàng đơn giản nhìn nhận mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống. - Giải thích: Vì sao? + Hiện tượng và bản chất của sự vật không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. + Mọi sự vật, hiện tượng đều đặt trong nhiều mối quan hệ phức tạp + Mỗi mối quan hệ đó đều có sự tác động chi phối đến sự vật, hiện tượng. + Do đó mỗi khi nhìn nhận con người phải có cách nhìn nhận đa diện, nhiều chiều mới phát hiện ra bản chất của nó. - Ý nghĩa 8 Năm học 2011 - 2012 BT 23. Sống đẹp trong học sinh hiện nay. - Giới thiệu vấn đề - Giải thích: Thế nào là sống đẹp? (Sống đẹp là sống có lí tưởng, có mục đích, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống văn minh, lịch sự) - Phân tích những biểu hiện của sống đẹp + Có ước mơ, hoài bão, luôn nỗ lực phấn đấu để đạt được ước mơ, hoài bão. + Có lối sống lành mạnh, tác phong nghiêm túc, lịch sự, giao tiếp, ứng xử lễ độ… + Kính trọng thầy cô giáo, tôn trọng bạn bè… - Tác dụng: Phát triển về trí tuệ và tâm hồn hoàn thiện nhân cách, được mọi người yêu mến, xã hội tôn vinh… - Phê phán những biểu hiện không đẹp: Một bộ phận hs không xác định được mục đích, lí tưởng sống, sống ích kỉ, buông thả đua đòi… - Đề xuất những giải pháp khắc phục - Nhận thức và bài học cho bản thân. BT 24. Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về triết lí mà nhân vật bà cụ Tứ (trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân) đã khuyên con mình “Mấy ai giàu ba họ, mấy ai khó ba đời”. - Giới thiệu vấn đề - Trình bày một cách ngắn gọn tình huống được khắc họa trong tác phẩm làm căn cứ để triển khai. - Phân tích, chứng minh ý nghĩa triết lí mà bà cụ Tứ khuyên các con: Con người ta không thể cứ ở trong một hoàn cảnh nào đó, nếu con người có khát vọng và biết cách vươn lên, con người sẽ chiến thắng hoàn cảnh. Đó chính là niềm tin, sự lạc quan của con người đứng trước hiện thực tối tăm, đói khát. III. CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5 điểm) Những đứa con trong gia đình - Hình ảnh gia đình như một dòng sông liền chảy với các thế hệ nối tiếp nhau giữ gìn truyền thống. - Hình tượng nhân vật Chiến và Việt tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Miền Nam chống Mĩ. - “Chất Nam Bộ” của ngòi bút Nguyễn Thi thông qua việc xây dựng các nhân vật tiêu biểu cho tính cách người Nam Bộ và hệ thống ngôn ngữ mang màu sắc địa phương phong phú, sinh động. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm a. Tác giả + Tiểu sử - con người: - Bút danh: Nguyễn Hoàng Ca. - Tuổi nhỏ: vất vả, tủi cực. - 15 tuổi vào Nam vừa đi làm kiếm sống vừa tự học nơi đất khách quê người > tâm hồn giàu suy tư, trải đời, hiểu người sâu sắc. - Quê ở Bắc nhưng sống, làm việc, hoạt động cách mạng chủ yếu ở Miền Nam > gắn bó ân tình, chung thủy với nhân dân miền Nam. + Sáng tác: - Thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. - Tác phẩm tiêu biểu: Truyện và kí (1978) - Đặc điểm: • Nguồn cảm hứng: xuất phát từ hiện thực nóng bỏng, ác liệt ở mặt trận miền Đông – Nam Bộ. • Nhân vật: viết thành công nhất về người nông dân Nam Bộ: Bản chất hồn nhiên, bộc trực, căm thù giặc sâu sắc, lạc quan, yêu đời, tín nghĩa. Gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc♣ > chất “Út Tịch” trong mỗi nhân vật. • Khả năng thâm nhập sâu vào đời sống tâm lí nhân vật: Tài quan sát.♣ Năng lực phân tích sắc sảo.♣ Diễn tả chân xác những điều nhân vật cảm thấy♣> tái hiện chân thực, sinh động quá trình tâm lí tế vi của nhân vật. • Ngôn ngữ: góc cạnh, phong phú, giàu chất tạo hình., đậm khí chất Nam Bộ > tạo dựng không gian văn hóa và cá tính nhân vật. 9 Năm học 2011 - 2012 • Giàu chất hiện thực (nhiều chi tiết dữ dội, ác liệt của chiến tranh), vừa đằm thắm chất trữ tình. + Vị trí văn học sử: cây bút văn xuôi tài năng của văn học kháng chiến. b. Tác phẩm + Xuất xứ: Rút từ tập “Truyện và kí” (1978) + Khái quát về tác phẩm: - Truyện tái hiện qua hồi tưởng của nhân vật Việt, trong tình trạng bị thương, mê man, hiện tại và quá khứ đan xen để nói lên truyền thống một gia đình từ đó khái quát bức tranh Nam Bộ. - Diễn biến: đứt nối theo trí nhớ nhân vật > những mảnh hiện thực chắp dính linh hoạt. + Vị trí: Là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi. 2. Phân tích a. Tình huống truyện Câu chuyện gia đình của anh giải phóng Việt rơi vào tình huống đặc biệt: bị thương nặng trong một trận đánh, phải nằm lại giữa chiến trường. + Nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại + Truyện kể theo dòng nội tâm nhân vật: khi đứt (ngất đi) khi nối (tỉnh lại) Cách trần thuật theo dòng ý thức nhân vật. b. Cách trần thuật + 3 phương thức trần thuật phổ biến trong tác phẩm tự sự (căn cứ vào ngôi của nhân vật được kể). - Phương thức 1: theo ngôi thứ 3 của người kể chuyện giấu mình > lời gián tiếp. - Phương thức 2: theo ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện > lời trực tiếp. - Phương thức 3: theo ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn, lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật > lời nửa trực tiếp. + Những đứa con trong gia đình: kể theo phương thức thứ 3 c. Hình ảnh gia đình + Ba Má, Chú Năm Người mẹ: (đọc toàn bộ truyện để có sự phân tích khái quát) - Qua kí ức đứa con: rất phụ nữ, vị tha, nhân hậu nhưng không mềm yếu. - Có cuộc sống cơ cực, lam lũ, nhọc nhằn, khổ đau (bốc chồng và chồng bị giặc giết, một thân một mình nuôi ba đứa con nhỏ) - Tính cách phi thường trong những biểu hiện tình cảm bình thường: o Với chồng: đi đòi đầu chồng > gan góc. o Với con: Thương con hết mực nhưng rất nghiêm khắc (trong hồi ức chập♣ chờn của Chiến, Má hiện lên đầu tiên: ghé lại, xoa đầu, đánh thức, lấy cơm cho Việt ăn…) Luôn luôn nhắc nhở con về truyền thống gia đình và mối thù dân♣ tộc. Hun đúc, nuôi dưỡng ở con ý chí chiến đấu không mệt mỏi.♣ Cả Chiến và Việt luôn tạc dạ lời dặn của mẹ > hình bóng của người mẹ đầy yêu thương và có sức mạnh cổ vũ mãnh liệt với hai chị em. Má in dấu trong mỗi câu nói, mỗi hành động của từng đứa con. + Chú Năm: - Khắc họa qua giọng hò: “Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội” > so sánh tiếng hò như “một hiệu lệnh”, “một lời thề dữ dội” > Tiếng hò hút tất cả tâm lực của Chú Năm > vừa nhắc nhớ về truyền thống, thắp lên niềm tự hào về quê hương khó nghèo nhưng giàu có và bất khuất, vừa như lời hiệu triệu, một tiếng trống quân thúc giục động viên thanh niên ra trận. - Giữ cuốn sổ gia đình, ghi từng ngày thay cho Việt và Chiến. Người giữ lửa yêu nước truyền cho các thế hệ.ο Những con người có chung phẩm chất: yêu nước, gắn bó với quêο hương tha thiết, căm thù giặc, gan góc, kiên cường, chiến đấu hết mình vì Tổ quốc. + Cuốn sổ gia đình - Chi chi tiết những việc xảy ra với gia đình > bằng chứng sống về tội ác của kẻ thù, lưu giữ, nuôi dưỡng truyền thống gia đình. 10 [...]... pháp của văn học chống Mĩ và nét khác biệt của hình tượng Đề 3: Chất sử thi trong văn học chống Mĩ qua “Rừng xà nu” + Tổng quát: - Giới thuyết về chất sử thi trong một tác phẩm văn học: • Đề tài • Nhân vật • Cảm hứng • Nghệ thuật biểu hiện - Cơ sở hình thành chất sử thi trong văn học chống Mĩ nói chung và trong “Rừng xà nu” nói riêng • Chất sử thi là đặc điểm thi pháp đồng thời là mĩ cảm của văn học... dày dặn kinh nghiệm chiến trường, một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa, một con người tha thi t đấu tranh cho sự công bằng => điểm nhìn trần thuật sắc sảo, giàu suy tư - Ngôn ngữ: • Ngôn ngữ người kể chuyện: khách quan, chân thực, giàu sức thuyết phục (do sự lựa chọn điểm nhìn trần thuật) • Ngôn ngữ nhân vật: cá thể hoá (Ngôn ngữ của người đàn bà: lóng ngóng, van lơn khi mới đối diện với “quí toà”; chững chạc,... phẩm - Tiêu biểu cho vẻ đẹp tuổi trẻ chống Mĩ - Đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng: miêu tả tâm lí, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ miêu tả sinh động có tác dụng cá tính hóa nhân vật - So sánh với hình tượng chiến sĩ giải phóng khác trong văn học chống Mĩ để thấy Nguyễn Thi là những “nhà văn của nông dân Nam Bộ” , xây dựng hình tượng người chiến sĩ giải phóng “đậm chất Nam Bộ” Để 2: So sánh tính cách... vây Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cới lên thác băng băng như một con cá kình không phải vì Tnú ngạo ngược, ngông nghênh, nông nổi mà vì ý thức “Qua chỗ nước êm thằng Mĩ Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ” > thông minh, cá tính mạnh mẽ, dũng cảm o Giặc bắt: dao chém ngang lưng hỏi cách mạng đâu > Tnú chỉ vào bụng, không khai... lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai hố mắt + Ngực gầy lép Không có chút dấu hiệu gì của nữ tính - Ngôn ngữ: + Đanh đá, trơ trẽn của người dân nghèo ít học + Cong cớn mà không nanh nọc, trơ trẽn nhưng không đĩ thõa Cong cớn, trơ trẽn là sản phẩm sinh ra từ đói nghèo, tăm tối, chứ không phải cái xấu, cái ác 34 Năm học 2011 - 2012 Tài năng trong sử dụng ngôn ngữ đối thoại Số phận đầy bất hạnh của người phụ nữ:... > chất sử thi đậm nét trong văn học + Biểu hiện của chất sử thi trong “Rừng xà nu”: - Đề tài: giàu chất sử thi - Hình tượng Tnú: • Hiện thân đầy đủ, sâu sắc cho số phận người dân Xôman, cộng đồng Tây Nguyên, dân tộc Việt Nam • Kết tinh vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng - Cảm hứng chủ đạo: tôn vinh - Bút pháp: lí tưởng hoá + Đánh giá: - Tiếp nối và làm giàu truyền thống sử thi trong văn học bằng... sông truyền thống gia đình - Thể hiện sự am hiểu và ân tình của nhà văn với nhân dân miền Nam > “nhà văn của nông dân Nam Bộ” Rừng Xà Nu – Nguyễn Trung Thành - Hình tượng rừng xà nu - biểu tượng của vẻ đẹp nên thơ và sức sống bất diệt trong đau thương - Hình tượng Tnú – tiêu biểu cho các thế hệ người Tây Nguyên vùng lên chống Mĩ - Chất sử thi trong tác phẩm – in đậm dấu ấn thi pháp và mĩ học của văn. .. cháo cám…), chỉ được học hết bậc tiểu học, vừa làm thợ vừa viết văn > Liên hệ với Macxim Gorki, Nguyên Hồng…> Bài học về sáng tạo, tài năng 32 Năm học 2011 - 2012 - Tham gia hội Văn hóa cứu quốc b Sáng tác - Thế giới nghệ thuật: Khung cảnh nông thôn và người nông dân lam lũ, chịu thương chịu khó, gắn bó tha thi t với cách mạng - Thành công nổi bật: + Viết hay về thú phong lưu đồng ruộng (liên hệ Nguyễn... nào cũng đậm chất sử thi Đề tài: đậm chất sử thi Hình tượng trung tâm: cá nhân kết tinh số phận, vẻ đẹp cộng đồng.♣ Cảm hứng chủ đạo: tôn vinh, ngợi ca♣ ♣ Hệ thống nghệ thuật: o Bút pháp tương phản o Giọng văn trang trọng o Cấu trúc trùng điệp • Nét riêng của chất sử thi trong sáng tác Nguyễn Trung Thành: dấu ấn Tây Nguyên, không khí Tây Nguyên, gợi liên tưởng về những pho sử thi đồ sộ xa xưa của... thân thi t nhất cũng không chấp nhận nổi tình trạng hồn xác bất nhất của chồng, cha, ông mình Con người Phương Đông vốn coi mái nhà và quan hệ ruột thịt là nền tảng tinh thần Mất nó, con người gần như mất tất cả, rơi vào trạng thái đơn độc, chống chếnh Đối thoại với những người thân mới cho nhân vật nhận cảm thấm thía tình trạng của bản thân, để đi đến hành động giải thoát quyết liệt Nhà văn không đưa

Ngày đăng: 07/02/2014, 15:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ta về ta nhớ những hoa cùng người"

  • Câu thơ đầu tiên sử dụng câu hỏi tu từ "mình có nhớ ta", câu thơ thứ hai là tự trả lời, điệp từ "ta" lặp lại bốn lần cùng với âm "a" là âm mở khiến câu thơ mang âm hưởng ngân xa, tha thiết nồng nàn. Với Tố Hữu, người cán bộ ra đi không chỉ nhớ đến những ngày tháng gian khổ "bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng", mà còn nhớ đến vẻ đẹp đáng yêu của Hoa cùng Người. Ở đây, hoa tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc. Còn con người là con người Việt Bắc với tấm áo chàm nghèo khổ nhưng đậm đà lòng son. Hoa và Người quấn quýt với nhau trong vẻ đẹp hài hòa đằm thắm để tạo nên cái nét riêng biệt, độc đáo của vùng đất này.Chính điều ấy đã tạo nên cái cấu trúc đặc sắc  cho đoạn thơ.Trong bốn cặp lục bát còn lại câu sáu dành  cho nhớ hoa, nhớ cảnh, câu tám dành cho nhớ người.Cảnh và Người trong mỗi câu lại có những sắc thái đặc điểm riêng thật hấp dẫn.

  • Nhắc đến mùa đông ta thường nhớ đến cái lạnh thấu xương da, cái ảm đạm của những ngày mưa phùn gió bấc, cái buồn bã của khí trời u uất. Nhưng đến với Việt Bắc trong  thơ Tố Hữu thì thật lạ. Mùa đông bỗng ấm áp lạ thường:

  • Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

  •  Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan