Văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam

10 898 3
Văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc tại Việt Nam Nguyễn Phan Liên Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa kinh doanh (VHKD) của các DN FDI Trung Quốc tại Việt Nam. Pphân tích thực trạng của VHKD của các DN FDI Trung QuốcViệt Nam. Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp xây dựng VHKD của Việt nam và một số gợi ý đối với các DN FDI Trung Quốc tại Việt Nam. Keywords: FDI; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Văn hóa kinh doanh; Trung quốc; Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế (PTKT) thế giới. Cạnh tranh trong môi trường toàn cầu, đa văn hóa khiến các doanh nghiệp DN luôn phải khai thác và tìm kiếm các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh mới. Và ngày nay, khai thác, vận dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố giúp các DN tăng sức cạnh tranh, tạo dựng phát triển bền vững. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng văn hóa kinh doanh (VHKD) không chỉ là một vũ khí mà các chủ thể trong nền kinh tế dùng để thực hiện sự cạnh tranh đơn thuần mà (gần đây) còn hướng đến một sự cạnh tranh “thông minh” hơn và mang tính nhân văn cao hơn đó là sự cạnh tranh mang tính thích nghi mà trong đó các chủ thể đều có lợi (win – win game hay win – win strategy). Trên thế giới, VHKD đã được nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ (TK)20. Đặc biệt 2 vào cuối TK 20 khi mà khuynh hướng quản trị hướng tới lợi nhuận (profit oriented management) bộc lộ nhiều yếu điểm - dẫn tới những thất bại trong quản trị của các DN, thì người ta bắt đầu chuyển hướng quản trị sang việc coi hạt nhân của quản trị là con người (human oriented management) và xây dựng văn hóa DN (VHDN) là một giải pháp. Ở Việt Nam, VHKD được cho là mới chỉ được quan tâm trong thời gian gần đây; đặc biệt là kể từ khi Việt Nam mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều vấn đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn như là: làm thế nào để tăng cường sức cạnh tranh của các DN; khắc phục các hiện tượng mâu thuẫn, tiêu cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (trốn lậu thuế, làm hàng giả, xung đột chủ - thợ ). Các hiện tượng mâu thuẫn, xung đột không chỉ diễn ra đối với các DN trong nước mà diễn ra nhiều cả với các DN có vốn đầu tư (VĐT) nước ngoài ở Việt Nam. Trung Quốc là một nền kinh tế năng động, đang là nền kinh tế tâm điểm của sự chú ý về thương mại và thu hút đầu tư. Với dân số hơn 1,3 tỷ người, Hoa ngữ hiện đang là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc năm 2007 đạt trên 3000 tỷ đô la Mỹ (USD) ước tính bằng 6% của thế giới, trong đó xuất khẩu chiếm 8,7% kim ngạch xuất khẩu của thế giới với hơn 90% hàng hóa chế tác được xuất khẩu (so với 50% của Việt Nam). Trung Quốc cũng đang là đối tác lớn thứ 7 về thu hút VĐT trực tiếp nước ngoài của Việt Nam (130 dự án, vốn đăng ký đạt 553.740.932 USD, vốn điều lệ đạt 258.517.620 USD/năm 2007). Hiện Trung Quốc cũng là một trong những nhà thầu xây dựng lớn của Việt Nam và đã và đang thực hiện nhiều công trình quan trọng như sân vận động Mỹ Đình, nhà máy đạm Cà Mau, nhà máy alumina Tân Rai (Lâm Đồng) Cũng như đối với các DN có VĐT nước ngoài khác ở Việt Nam, các DN Trung Quốc bên cạnh những đóng góp hết sức tích cực về mặt kinh tế, xã hội; cũng có những mặt tiêu cực như tình trạng trốn thuế, làm hàng giả, hối lộ, tình trạng xung đột chủ - thợ dẫn đến đình công phải chăng một trong những nguyên nhân của những mặt tiêu cực đó là có sự xung đột về mặt văn hóa. Đối với Việt Nam, nghiên cứu VHKD của Trung Quốc ngoài mục đích là tìm những bước đi nhằm đạt được những hiệu quả và tối đa hóa lợi ích của 2 nước trong các hoạt động kinh tế song phương còn là việc tìm được sự dung hòa cũng như học hỏi về những nét tích cực, rút kinh nghiệm về các mặt tiêu cực trong VHKD Trung Quốc. Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn này, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “VHKD trong các DN FDI của Trung Quốc tại Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế của mình. 2.Tình hình nghiên cứu Trong nước 3 Các nghiên cứu trong nước hiện nay chủ yếu đề cập đến các vấn đề như: lý luận về VHKD, nghiên cứu về VHKD của một số tập đoàn, DN, vùng miền hoặc đặc trưng của một vài quốc gia. Những nghiên cứu này ngoài việc cung cấp những lý luận cơ bản về VHKD thường đề cập đến những yếu tố có tác động và ảnh hưởng tới VHKD như: nền tảng văn hóa dân tộc, tư tưởng truyền thống dân tộc, cơ chế, chính sách của nhà nước và môi trường văn hóa xã hội. Một số nghiên cứu khác có đưa ra những giải pháp, gợi ý chính sách xây dựng VHKD của Việt Nam. Ngoài ra, còn có những nghiên cứu về VHKD ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh của các DN. Về những nghiên cứu về lý luận VHKD đã hệ thống khá đầy đủ về các cơ sở hình thành, khái niệm, đặc điểm, đặc trưng, các mô hình, các yếu tố ảnh hưởng như các nghiên cứu của các tác giả: Phạm Xuân Nam (1996), Nguyễn Hoàng Ánh (2002), Dương Thị Liễu và các tác giả (2008), Phùng Xuân Nhạ, Đỗ Minh Cương (2010) Các nghiên cứu tiêu biểu đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng tới VHKD qua đó đưa ra những gợi ý và giải pháp cho việc xây dựng và phát triển VHKD có công trình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Đỗ Minh Cương (2001), Trần Quốc Dân (2008), Hoàng Huy Hòa, Nguyễn Đại Lai, Nguyễn Thị Hoài (2007), Đào Duy Quát, Vũ Tiến Lộc, Nguyễn Hữu Thọ (2007), Hoàng Văn Hoa (2010). Về VHKD Trung Quốc, có một số nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hữu Cần (2004), Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh (2006), Đồng Phương Tri (2004). Trong đó các tác giả chủ yếu đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa Trung Quốc, các yếu tố cấu thành và biểu hiện của văn hóa Trung Quốc trong ứng xử và quan hệ xã hội. Các nghiên cứu về VHKD của Trung Quốc chỉ đề cập đến như là các vấn đề có liên quan trong các nghiên cứu này. Một số nghiên cứu về thành tựu kinh tế của Trung Quốc cũng có những đề cập đến VHKD Trung Quốc như là một mặt tích cực hoặc hạn chế trong việc đưa lại những kết quả hoạt động kinh tế hiện tại của Trung Quốc như: Nguyễn Huy Cố, Lê Huy Thìn (2006), Đỗ Thị Kim Hoa (2006), Đỗ Tiến Sâm, Nguyễn Huy Quý, Nguyễn Minh Hằng (2007). Nghiên cứu về VHKD của các DN FDI Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện. Một số nghiên cứu hiện thời chủ yếu đề cập đến quan hệ song phương, quan hệ kinh tế song phương trong đó đề cập đến vấn đề văn hóa của hai quốc gia như những yếu tố thúc đẩy hoặc hạn chế nhất định các hoạt động kinh tế là các bài viết nhỏ trong các hội thảo hoặc các bài báo tạp chí như kỷ yếu hội thảo “Phát triển hành lang một vành đai kinh tế ViệtTrung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN-Trung Quốc” (2007). Bên cạnh đó, có những nghiên cứu phân tích về ảnh hưởng của các nhân tố như cơ chế, chính sách, văn hóa, xã hội, tình hình quốc tế đối với việc PTKT của Việt Nam như các nghiên cứu của: Phùng Xuân Nhạ (2007), Đinh Văn Ân, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007), 4 Nguyễn Quang Vinh (2002), Lê Đức Qúy (2005). Nghiên cứu của Nguyễn Viết Lộc (2008) đã hệ thống các giải pháp điều kiện và hỗ trợ để xây dựng và phát triển VHKD của các DN Hàn quốc tại Việt Nam, trong đó có đề cập đến các giải pháp cho DN nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều chưa đề cập đến trường hợp cụ thể là các DN FDI Trung Quốc và những vấn đề rút ra cho việc xây dựng và phát triển VHKD của Việt Nam từ những trường hợp cụ thể. Ngoài nước Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã nghiên cứu VHKD từ những năm 70 của TK trước, xong phải đến cuối TK 20, VHKD mới là đối tượng được chú ý và nghiên cứu nhiều bởi những diễn biến mới của nền kinh tế thế giới khi mà các vấn đề mang tính nhân văn ngày càng được chú trọng và quản trị và kinh doanh chú trọng đến yếu tố văn hóa trở nên hiệu quả. Nghiên cứu của G.Hofstede (1994) đưa ra những lý luận về VHKD trong đó chủ yếu nói đến ảnh hưởng của VHKD Phương Tây đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu của Farrell, O.C, Fraedrich, J.& Farrell, L. (2002) đề cập về vấn đề đạo đức kinh doanh (ĐĐKD). Ngoài ra các công trình nghiên cứu về VHKD của T.Peter&R.Waterman (1996) P.Duckle (1989), Fons Trompenaars ,Charles Hampden - Turner (1998) đi vào nghiên cứu các yếu tố cấu thành và vai trò của các nhân tố văn hóa như hệ thống các nhân tố và giá trị văn hóa, hệ thống các giá trị VHDN, doanh nhân và những tác động cũng như ảnh hưởng của giá trị những nhân tố văn hóa đến hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế hóa. Về nghiên cứu VHKD Trung Quốc thường được các nhà nghiên cứu đề cập đến trong các nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc, môi trường kinh doanh, tiến hành các hoạt động việc kinh doanhTrung Quốc như Ampalavanar Brown (1998), Donald C.Clarke (2008). Một số vấn đề về VHKD Trung Quốc: Ảnh hưởng của văn hóa đến mô hình quản trị, ảnh hưởng của văn hóa tới hoạt động kinh doanh… của các tác giả Robert Buderi, Gregory T.Huang (2008), How to be another Bill Gate (2007), Min Chen (2004) Patria H. Werhane, Alan E.Singer (1999). Nghiên cứu về những đóng góp của VHKD Trung Quốc và những vấn đề các nước khác trên thế giới phải đối mặt trong việc nghiên cứu về những thành tựu kinh tế của Trung Quốc của các tác giả: L. Alan Winters và Shahid Yusuf (2007). Nghiên cứu về các giá trị Trung Quốc của M.H.Bond (1991) đã lập ra một bảng câu hỏi điều tra những giá trị mà người Trung Quốc đề cao, bảng điều tra này sau đó được sử dụng rất nhiều trong các công trình nghiên cứu về Trung Quốc. Về VHKD Trung Quốc thể hiện trong các DN FDI Trung Quốc tại Việt Nam chỉ được đề cập đến trong một số bài báo đăng các tạp chí như : Nghiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu 5 Đông Bắc Á mà chưa thực sự có công trình khoa học trong và ngoài nước nào nghiên cứu về nội dung này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về VHKD của các DN FDI Trung Quốc ở Việt Nam để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về xây dựng và phát triển VHKD Việt Nam nói chung và VHKD của các DN FDI Trung Quốc nói riêng. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về VHKD của các DN FDI Trung Quốc tại Việt Nam. - Phân tích thực trạng của VHKD của các DN FDI Trung QuốcViệt Nam. - Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp xây dựng VHKD của Việt nam và một số gợi ý đối với các DN FDI Trung Quốc tại Việt Nam nhằm tạo ra sự hài hòa trong việc áp dụng và phát triển VHKD. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: VHKD Trung Quốc, cụ thể hơn sẽ đi sâu vào nghiên cứu VHKD Trung Quốc biểu lộ trong các DN FDI Trung Quốc tại Việt Nam - Đối tượng khảo sát: Các DN FDI Trung Quốc tại Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung: VHKD theo nghĩa rộng với nghĩa là toàn bộ những nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh doanh. + Thời gian: nghiên cứu các số liệu tổng hợp trong thời gian từ 2005 - 2009. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dự kiến được hoàn thành bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp luận biện chứng duy vật. - Phương pháp phân tích – so sánh. - Phương pháp kế thừa. - Phương pháp chuyên gia. - Nghiên cứu liên ngành. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa một số nội dung về lý luận và thực tiễn của VHKD Trung Quốc. - Phân tích được thực trạng VHKD của các DN FDI Trung Quốc tại Việt Nam. - Từ việc nghiên cứu văn hóa các DN Trung Quốc, rút ra những bài học kinh nghiệm và gợi ý cho việc xây dựng VHKD của Việt nam, đồng thời cũng gợi ý một số vấn đề cho việc 6 tạo sự hài hòa trong áp dụng và phát triển VHKD của các DN FDI Trung Quốc tại Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của VHKD trong các DN FDI Trung QuốcViệt Nam Chương 2: Thực trạng VHKD của các DN FDI Trung QuốcViệt Nam Chương 3: Một số gợi ý cho việc xây dựng VHKD ở Việt Nam References Tiếng Việt: 1. Ban nghiên cứu Thủ tướng chính phủ (2005), Nâng cao chất lượng luật kinh tế - Đánh giá nhanh năng lực của Việt Nam và giới thiệu các thông lệ quốc tế, Hà nội. 2. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (2004), Tìm hiểu về văn hóa, KTTT, nhà nước và pháp luật, Hà nội. 3. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Bộ văn hóa – thông tin, Viện quản trị DN (2001), Văn hóakinh doanh, Nxb Lao động, Hà nội. 4. Đỗ Bang (1996), Kinh tế thương Nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế. 5. Võ Văn Biên (2009), Xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 6. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2008), Đầu tư nước ngoài tại Việt nam 7 năm đầu TK xxi, Nxb thống kê, Hà nội. 7. Bộ Lao động – thương binh và xã hội (2002), Những sai lầm trong quản lý & kinh doanh, Nxb Lao động – xã hội, Hà nội. 8. Buderi, R., Huang, T. G.(2009), Guanxi – nghệ thuật tạo dựng quan hệ kinh doanh, Nxb Lao động – Xã hội, Hà nội. 9. BurLingHam, B. (2006), Những người khổng lồ nhỏ bé, Nxb Tri thức, Hà nội. 10. Campos, J. E., Pradhan,S. (2008), Các hình thái tham nhũng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội. 11. Capron, M., Lanoizelee, Q.F.(2009), Trách nhiệm xã hội của DN, Nxb Tri thức, Hà nội. 12. Chen, J.M. (2008), Khám phá bí mật kinh doanh của người Trung quốc, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 7 13. Nguyễn Duy Chinh, Phạm Văn Quây (2005), VHDN, Nxb Lao động – xã hội, Hà nội. 14. Cruikshank, L.J. (2008), Phương thức Apple – 12 bài học quản lý từ công ty cách tân nhất thế giới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội. 15. Đỗ Minh Cương (2001), VHKD và triết lý kinh doanh, nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 16. Dayao, L.C.D.(2004), Trí tuệ kinh doanh châu Á, Nxb Lao động, Hà nội. 17. Trần Quốc Dân (2003), Tinh thần DN - giá trị định hướng của VHKD Việt nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 18. Trần Quốc Dân (2008), DN, doanh nhân và văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 19. Trần Quốc Dân (2005), Sức hấp dẫn một giá trị VHDN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 20. Engardio, P. (2009), Rồng Hoa Hổ Ấn, Nxb Thời Đại, Hà nội. 21. Fernandez, A.J., Underwood, L. (2007), CEO ở Trung quốc – Tiếng nói từ kinh nghiệm thực tiễn của 20 nhà lãnh đạo DN quốc tế, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 22. Gharajedaghi, J. (2005), Tư duy hệ thống – quản lý hỗn độn và phức hợp – một cơ sở cho thiết kế kiến trúc kinh doanh, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội. 23. Godin, S. (2007), Con bò tía, Nxb Giáo dục, Hà nội. 24. Haig, M. (2005), Sự thật về 100 thất bại thương hiệu lớn nhất mọi thời đại, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 25. Mai Chiếm Hiếu (2007), VHKD trong PTKT thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (qua khảo sát một số DN ở thành phố Hồ Chí Minh), Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II, TP Hồ Chí Minh. 26. Trịnh Huy Hóa (2001), Đối thoại với các nền văn hóa Trung quốc, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 27. Hồ Tiến Huân (2007), Bí quyết kinh doanh của doanh nhân Hoa Kiều, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh. 28. Huijser, M. (2008), Lợi thế văn hóa, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 29. Dương Hồng Kiến (2008), Triết Giang thương đạo – Thương nhân Triết Giang đã được tôi luyện như thế nào?, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa. 30. Nguyễn Thanh Lân (2007), Bước đầu tìm hiểu về VHDN và VHDN Việt nam, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành văn hóa học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP Hồ Chí Minh. 31. Lencioni, P. (2005), Năm rối loạn chức năng ở nhóm lãnh đạo, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 8 32. Nguyễn Văn Lê (1994), Tâm lý khách hàng và văn minh thương nghiệp (personal selling), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 33. Dương Thị Liễu (2008), Bài Giảng VHKD, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội. 34. Liker, K.J. (2010), Phương thức Toyota (the Toyota way), Nxb Tri thức, Hà nội. 35. Nguyễn Thu Linh, Ths Hà Hoa Lý (2005), Văn hóa tổ chức – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa tổ chức ở Việt nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà nội. 36. Nguyễn Viết Lộc (2008), VHKD của các DN Hàn quốcViệt nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế, Hà nội. 37. Võ Đại Lược (2004), Trung quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới – thời cơ và thách thức, Nxb Khoa Họ Xã hội, Hà nội. 38. Maister, H.D. (2005), Bản sắc VHDN, Nxb Thống kê, Hà nội. 39. Midler, P.(2010), Nhà máy gia công toàn cầu (Poorly made in China), Nxb Thời Đại, Hà nội. 40. Ngân Hàng Nhà nước Việt nam (2007), Xây dựng VHKD của các ngân hàng Việt nam trong bối cảnh hội nhập, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nhà xuât bản Văn hóa – Thông tin, Hà nội. 41. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt nam, Nxb Văn học, Hà nội. 42. Phùng Xuân Nhạ và nhóm tác giả (2007), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, Nxb Lao động – xã hội, Hà nội 43. Porter, E.M. (2008), Lợi thế cạnh tranh – tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 44. Porter, E.M.(2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia , Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 45. Trần Hữu Quang, Nguyễn Công Thắng cùng nhiều tác giả (2007), VHKD những góc nhìn, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 46. Nguyễn Mạnh Quân (2007), ĐĐKD và văn hóa công ty, Giáo trình, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội. 47. Nguyễn Mạnh Quân (2007), ĐĐKD và văn hóa công ty, Phương pháp môn học và hướng dẫn phân tích tình huống, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội. 48. Ries, A. & Ries, L. (2006), Quy luật vàng trong xây dựng thương hiệu, Nxb Tri thức, Hà nội. 49. Đỗ Tiến Sâm, Viện sĩ Titarenko, M. L. (2009), Trung quốc những năm đầu TK hai mươi mốt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà nội. 50. Stiglitz, E.J.(2008), Toàn cầu hóa và những mặt trái, Nhà xuât bản Trẻ, TP Hồ Chí 9 Minh. 51. Tamaki, N.(2008), Fukazawa, Y.– Tinh thần DN của nước Nhật hiện đại, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 52. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 53. Nguyễn Đức Thành (2010), Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010 – Lựa chọn để tăng trưởng bền vững, Nxb Tri Thức, Hà nội. 54. Trần Ngọc Thêm (2007), Văn hóa quản trị kinh doanh, Bài giảng, TP Hồ Chí Minh. 55. Thời báo kinh tế Sài gòn số 29 tháng 7 năm 2010. 56. Đỗ Ngọc Toàn (2009), Vai trò của người Hoa Đông Nam Á trong sự phát triển của Trung quốc (1978 – 2005), Nxb Khoa học xã hội, Hà nội. 57. Phạm Quốc Toản (2007), ĐĐKD và VHDN, Nxb Lao động – Xã hội, Hà nội. 58. Trompenaars, F. & Turner, H.C. (2008), Chinh phục các đợt sóng văn hóa – những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng, Nxb Tri thức, Hà nội. 59. Trung tâm thông tin và tư vấn DN – Tủ sách NQL(2007), DN tư nhân làm thế nào để thoát khỏi mô hình “gia đình trị”, Nxb Lao động – Xã hội, Hà nội. 60. Trung tâm tri thức DN quốc tế (2009), Tinh thần doanh nhân và DN, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 61. US Department of commerce, International trade administration (2005), ĐĐKD – Cẩm nang quản lý DN kinh doanh có trách nhiệm trong các nền KTTT mới nổi, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 62. Winters, L. A., Yusuf, S. (2007), Vũ điệu với người khổng lồ Trung quốc, Ấn độ và nền kinh tế toàn cầu, Ngân hàng thế giới và viện nghiên cứu chính sách, Hà nội. Tiếng Anh 63. Cavusgil, T., Knight, G., Riesenberger, J. (2007), International business: Strategy management and the new realities, Prentice Hall International. Inc, New Jersey, USA. 64. Kikeri, S., Kenyon, T., Palmade, V. (2006), Reforming the Investment climate, International Finance Corporation, The World Bank, Washinton, USA. 65. Robbins, P.S. (2001), Organizational Behavior, Prentice Hall International. Inc, New Jersey, USA. 66. Terspstra, V., David, K.(1992), The cultural environment of international business, South – Western Educational Publishing. Co, USA. Các website 67. www.adb.org 10 68. www.adb.org 69. www.baocantho.com.vn 70. www.baothaibinh.com.vn 71. www.cantho.gov.vn 72. www.chinaru.vn 73. www.gso.gov.vn 74. www.itpc.gov.vn 75. www.moit.gov.vn 76. www.prb.org 77. www.tamnhin.net 78. www.thaibinh.gov.vn 79. www.thesaigontimes.vn 80. www.tintucthuongmai.vn 81. www.toquoc.gov.vn 82. www.trungtamwto.vn 83. www.vcci.com.vn 84. www.vinachina.com 85. www.vinanet.com.vn 86. www.vinep.org.vn 87. www.vovnews.vn 88. www.worldbank.org . thực tiễn về văn hóa kinh doanh (VHKD) của các DN FDI Trung Quốc tại Việt Nam. Pphân tích thực trạng của VHKD của các DN FDI Trung Quốc ở Việt Nam. Rút ra. Văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc tại Việt Nam Nguyễn Phan Liên Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh

Ngày đăng: 06/02/2014, 21:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan