Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận hà đông thành phố hà nội

23 1.2K 11
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận hà đông thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao quậnĐông thành phố Nội Ngô Thị Thu Trang Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Chu Văn Cấp Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao quận Đông thành phố Nội những năm gần đây. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quận Đông trong giai đoạn tới. Keywords: Kinh tế chính trị; Nguồn nhân lực; Quận Đông Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế khép kín sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng hiện đại. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi kinh tế tri thức đang từng bước phát triển nước ta thì cùng với nó là sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo số liệu của cuộc điều tra dân số năm 2009, nước ta là một trong số ít quốc gia trong khu vực có tỷ lệ về cơ cấu độ tuổi của dân số và lao động khá lý tưởng (trên 50% số dân trong độ tuổi lao động từ 15 – 60 tuổi, và 45% trong tổng số lao động có độ tuổi dưới 54). Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nước ta đã tăng từ 7,6% (năm 1986) lên gần 30% (năm 2007). Người lao động Việt Nam nhìn chung có những phẩm chất vượt trội như thông minh, cần cù, chịu khó, khả năng nắm bắt các kỹ năng lao động, đặc biệt là kỹ năng sử dụng các công nghệ hiện đại tương đối nhanh. Đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng của nguồn nhân lực nước ta trong quá trình toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên so với yêu cầu của nền kinh tế tri thức thì chất lượng nguồn nhân lực nước ta hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế. Hiện nay Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 35 – 40% nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp. Thị trường nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước những hạn chế to lớn về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Quận Đông là một trong những quận mới thành lập của Thủ đô theo Nghị quyết số 19/NQ – CP ngày 8/5/2009 của Chính phủ. Với diện tích 4791,74 ha, 198.687 nhân khẩu, là một quận có nhiều tiềm năng phát triển. Lực lượng lao động chiếm trên 50% dân số, song chất lượng và cơ cấu NNL chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, một trong những mục tiêu của quận là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, nhất là giai đoạn sau sát nhập với Thủ đô thì yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là rất lớn. Vì thế việc tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao quận Đông từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội quậnĐông là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về nguồn nhân lựcnhân lực chất lượng cao luôn là đề tài quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học. Có thể nêu ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu về phát triển NNL chất lượng cao như sau: (1) Cơ hội và thách thức đối với việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế -Trương Thu Hà, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 năm 2005. Tác giả đã phân tích những cơ hội và thách thức của giáo dục nước nhà trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đưa ra một số các giải pháp để có thể tranh thủ được cơ hội, vượt qua thách thức trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn sắp tới. (2) Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa : Luận án Tiến sĩ kinh tế của Phạm Văn Quý năm 2005. Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ nước ta hiện nay. (3) Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Trung tâm thông tin tư liệu: Phát huy nhân tố con người để phát triển bền vững. (http://vnep.org.vn/Modules/CMS/Upload/6/CD%20nhan%20to%20con%20nguoi%2 0-%Final.pdf, tháng 12/2009). Các tác giả tìm hiểu nhận thức tổng quát về nhân tố con người, rút ra bài học kinh nghiệm của một số nước như Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ. Từ đó các tác giả phân tích thành tựu và hạn chế trong phát triển con người trong công cuộc đổi mới Việt Nam hiện nay và đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy nhân tố con người Việt Nam. (4) Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức, Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, H.2002. Tác giả đã phân tích nhân lực công nghệ ưu tiên, tập trung vào những ngành công nghệ ưu tiên cần thiết trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng…và đưa ra giải pháp phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên nước ta. (5) Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Trung tâm thông tin tư liệu: Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (http://vnep.org.vn/Modules/CMS/Upload/6/phat%20trien%20nguon%20nhan%20luc %20khcn.pdf; 30/7/2007). Các tác giả đã nêu khái quát vai trò của nguồn nhân lực khoa học công nghệ, thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Việt Nam. Và nhiều công trình nghiên cứu khác. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận về NNL, phát triển NNL, vai trò của NNL nhất là NNL chất lượng cao, các giải pháp cần thiết để phát triển NNL chất lượng cao… Như vậy các nghiên cứu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao một quận nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai như quận Đông thành phố Nội còn rất ít. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Phát triển nhân lực chất lƣợng cao quận Đông Thành phố Nội” và đề tài này không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao quậnĐông thành phố Nội những năm gần đây và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội quận đến năm 2020. Nhiệm vụ nghiên cứu:  Hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.  Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.  Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao quận Đông thời gian qua.  Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quận Đông trong giai đoạn tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội quận Đông thành phố Nội. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao quận Đông thành phố Nội từ năm 2000 đến năm 2010. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể: - Phương pháp phân tích tổng hợp: tức là phân tích cả về mặt định tính và định lượng các vấn đề lý luận thực tiễn rồi tổng hợp, khái quát làm rõ bản chất của vấn đề cần nghiên cứu - Phương pháp thống kê so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp này để tính toán các số liệu, các chỉ tiêu, phản ánh các chỉ tiêu về kết quả phát triển NNL, các số liệu điều tra khảo sát được phân tích, so sánh để làm rõ thực trạng phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao quận Đông. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: chủ yếu là thu thập số liệu thứ cấp: dựa vào các nguồn tư liệu, số liệu đã có liên quan đến đề tài như: số liệu thống kê, các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, các báo cáo của UBND các cấp về phát triển kinh tế - xã hội…liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó vận dụng phương pháp phân tích, đánh giá phù hợp với nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp mô hình hóa: tức là thể hiện các kết quả nghiên cứu bằng các bảng, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị…. 6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao luận văn phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao quận Đông thành phố Nội giai đoạn 10 năm qua, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội quận Đông trong thời gian tới. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao quận Đông Thành phố Nội Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội quận Đông thành phố Nội đến năm 2020. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1 Lý luận về nguồn nhân lực 1.1.1 Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực: 1.1.1.1 Nguồn nhân lực (Human Resoures) NNL tiếp cận dưới giác độ phổ quát của Kinh tế Chính trị được hiểu là: Tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. NNL được thể hiện trên 2 giác độ: số lượngchất lượng. Số lượng NNL là những con người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động, nó biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng NNL. Các chỉ tiêu này có quan hệ với quy mô dân số và tỷ lệ tăng dân số. Chất lượng NNL là trạng thái nhất định của NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất bên trong của NNL. (1). Năng lực về thể chất (thể lực) của nguồn nhân lực Nói đến thể lựcnói đến tình trạng sức khỏe của NNL, sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người về cả thể chất lẫn tinh thần. Đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. (2) Năng lực tinh thần (trí lực) của nguồn nhân lực Chất lượng NNL được phản ánh chủ yếu thông qua sức mạnh trí tuệ, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của NNL, đặc biệt trong điều kiện trí tuệ hóa lao động hiện nay - Trình độ học vấn: là chỉ tiêu đầu tiên biểu hiện trí lực của NNL, bởi lẽ nó thể hiện sự hiểu biết của người lao động về những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội, là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống. Thứ nhất: Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế. Thứ hai: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Thứ ba: Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế Thứ tư: Tỷ lệ dân số đi học chung các cấp: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Thứ năm: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. - Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Chất lượng của NNL không chỉ thể hiện trình độ học vấn, quan trọng hơn là trình độ chuyên môn kỹ thuật, thông qua số lượngchất lượng của lao động đã qua đào tạo. - Năng lực sáng tạo: Trong thời đại ngày nay, việc trang bị những kiến thức học vấn phổ thông và kỹ năng nghề nghiệp là chưa đủ, cần phải tạo lập cho mối con người Việt Nam có tư duy năng động, sáng tạo, dám mạo hiểm, sẵn sàng thích ứng và thích ứng cao trong một thế giới đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực. Cho nên trí lực còn được biểu hiện óc sáng tạo, tính linh hoạt, nhanh nhẹn, sắc bén trong phát hiện thông tin mới và khả năng thích ứng nhanh để học tập, áp dụng, làm chủ các phương tiện khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng như năng lực hoạch định các giải pháp kinh tế và thực hiện phát triển kinh tế. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực trí tuệ trong quá trình CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức hiện nay. (3) Kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất đạo đức, thái độ và phong cách làm việc của người lao động Tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường, nhiều nhà nghiên cứu lý luận nước ta cho rằng, khi nói tới NNL thì ngoài thể lực và trí lực của con người cũng cần phải nói tới kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn và nắm bắt nhu cầu thị trường của họ. Bởi vì, ngoài thể lực và trí lực, cái làm nên nguồn lực con người là kinh nghiệm sống, đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người. 1.1.1.2 Vài nét về nguồn nhân lực chất lƣợng cao NNL chất lượng cao được hiểu bao gồm: - NNL có trình độ đại học, cao đẳng, tức là những người lao động được đào tạo (chính quy hay không tập trung có đươc học vị cử nhân các chuyên ngành, ngành đào tạo). - Đội ngũ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi. - NNL khoa học và công nghệ. Đó là những người làm việc trong các cơ quan, các viện nghiên cứu khoa học, người làm công tác khoa học – kỹ thuật trong các cơ quan, doanh nghiệp, các lĩnh vực công, nông nghiệp, dịch vụ…các cán bộ khoa học – công nghệ… - Đội ngũ lao động lành nghề và trình độ cao. Đó là những người được trang bị kỹ năng kỹ nghệ thành thạo và có kiến thức chuyên môn, có khả năng đảm nhận được những công việc phức tạp. Ở nước ta hiện nay, phát triển NNL, nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNL chất lượng cao là đột phá chiến lược nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN, là yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và là lợi thế cạnh tranh dài hạn, đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. 1.1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội NNL cấu thành bộ phận quan trọng của các nguồn lực của quốc gia như nguồn lực vật chất (từ con người), nguồn lực tài chính, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực trí tuệ (chất xám). Những nguồn lực này có thể huy động tối ưu để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó NNL có thể nói là “vô tận” và đóng vai trò quyết định trong việc phát huy các nguồn lực khác. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho thấy, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định phải phát triển, nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNL chất lượng cao. Chất lượng NNL được nâng lên (học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn, sức khỏe) là tiền đề thành công của các nước, vùng lãnh thổ công nghiệp mới Châu Á như Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan… 1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực 1.1.2.1 Quan niệm về phát triển NNL Phát triển nguồn nhân lực là một "quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế- xã hội" [10, tr. 13], đó là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý - xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Phát triển NNL bao gồm các nội dung: Thứ nhất: Phát triển về số lượng: là sự gia tăng về số lượng và thay đổi cơ cấu của đội ngũ nhân lực theo hướng phù hợp với môi trường và điều kiện hoạt động mới. Thứ hai: Phát triển về chất lượng: là sự gia tăng mức sống, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và sức khỏe của các thành viên trong xã hội hoặc trong tổ chức. 1.1.2.2 Các yếu tố tác động đến phát triển NNL (1) Sự phát triển của khoa học công nghệ, (2) Xu hướng toàn cầu hóa và mở cửa nền kinh tế (3) Nền kinh tế thị trường với sự phát triển đa dạng của nhiều loại thị trường, trong đó có thị trường sức lao động. (4) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (5) Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế 1.2 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của một số quận thành phố Nội 1.2.1 Kinh nghiệm của huyện Sóc Sơn: 1.2.2 Kinh nghiệm của huyện Thƣờng Tín CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NHẤT LÀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN ĐÔNG THỜI KỲ (2000 – 2010) 2.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hoá và xã hội quận Đông thành phố Nội liên quan đến phát triển nguồn nhân lực 2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên (1) Vị trí địa lý Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Nội, thuộc lưu vực của 2 sông: sông Nhuệ và sông Đáy; cách trung tâm Nội 11km, nằm dọc hai bên quốc lộ 6 từ Nội đi Hòa Bình và các tỉnh trung du, miền núi Tây Bắc. (2) Điều kiện tự nhiên Diện tích tự nhiên: Thực hiện các nghị định của Chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính thị xã Đông và Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính thủ đô Nội, đến nay Đông trở thành một quận của thủ đô Nội, có diện tích tự nhiên là 48,34 km². 2.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hoá, giáo dục * Đơn vị hành chính Trong thời gian qua, Đông có nhiều biến đổi về đơn vị hành chính. Thực hiện nghị định số 01/2006/NĐ-CP ngày 04/01/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Đông, tiếp nhận thêm 3 xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai, xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức và thôn Bãi xã Phụng Châu huyện Chương Mỹ. Ngày 27/12/2006 thực hiện Nghị định số 155/2006/NĐ-CP của chính phủ, Thành phố Đông được thành lập và trực thuộc tỉnh Tây. Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội, Đông sát nhập về Thành phố Nội từ tháng 8/2008 và thành lập quận Đông theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 8/5/2009 của Chính phủ. * Dân số và mật độ dân số Quận có 17 đơn vị hành chính cấp phường, tính đến thời điểm điều tra dân số ngày 1/6/2010 quận Đông có 237.905 người. * Tăng trưởng kinh tế: Thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng GDP bình quân của Đông là 12,8%. Thời kỳ 2006-2009 Đông phải đối mặt với khủng hoảng tài chính; suy thoái kinh tế toàn cầu, thời tiết diễn biến bất lợi, dịch bệnh bùng phát…, song kinh tế Đông tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân GDP tăng 18,5%/năm, trong đó công nghiệp xây dựng tăng 20,1%/năm, thương mại – du lịch – dịch vụ tăng 48,7%/năm và nông nghiệp có giá trị trồng trọt trên 1ha canh tác tăng bình quân 11,7%/năm. * Về đầu tư: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vốn là một nhân tố rất quan trọng, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn một cách hợp lý, có hiệu quả sẽ tác động trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, phát triển nền kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. 2.2 Đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao quận Đông thành phố Nội trong thời gian qua. 2.2.1 Tình hình nhân lựcphát triển nhân lực quận Đông 2.2.1.1 Quy mô lực lƣợng lao động Theo số liệu bảng dưới cho thấy: Số người từ 15 tuổi trở lên đến 1-6-2010 có 177.194 người. Nếu so với kết quả điều tra lao động việc làm tháng 8/2008 đến nay đã tăng 22.400 người. Xét về cơ cấu theo nhóm tuổi thì quận Đôngquậnlực lượng lao động tương đối trẻ. Điều đó được thể hiện qua tỷ trọng của số người từ 15 tuổi đến 44 tuổi vẫn chiếm 66,7% trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên. Năm 2008 (theo kết quả điều tra dân số) số người trên 55 tuổi chiếm 18,2% so với tổng số người từ 15 tuổi trở lên thì đến thời điểm điều tra năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 18,6%. Như vậy lực lượng của quận ngày càng có xu hướng già hoá. Bảng 2.1: SỐ NGƢỜI TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN CỦA QUẬN ĐÔNG CHIA THEO GIỚI TÍNH VÀ ĐỘ TUỔI (THỜI ĐIỂM 1/6/2010) STT Chia theo nhóm tuổi và khu vực Tổng số người Trong đó: Nữ Tỷ trọng (%) Tổng số (người) Tỷ trọng (%) Tổng số 177.194 90.369 51 100 [...]... bố nguồn nhân lực có trình độ CMKT chưa hợp lý, nguồn nhân lựcchất lượng cao chủ yếu tập trung các quận nội thành, trong khi đó các huyện, quận vùng ngoại ô lại rất thiếu CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020 3.1 Bối cảnh và phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực thành phố Nội nói chung và quận. .. góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của quận nói riêng và của thủ đô Nội * Phương hướng chung về phát triển NNL chất lượng cao: - Phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của quận Đông đến năm 2020 - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với 3 yếu tố: đào tạo, sử dụng và tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong điều... và phát triển kinh tế xã hội cũng lại là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực (2) Nguồn nhân lực chất lượng cao được hiểu là một bộ phận của nguồn nhân lực bao gồm bộ phận nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học, đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia, các cán bộ khoa học- công nghệ và đội ngũ công nhân kỹ thuật Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, thực chất là phát. .. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Thủ đô Nội Thứ hai, dự báo NNL chất lƣợng cao của Nội (giai đoạn 2010 - 2015) [11, tr.169170] 3.1.2.2 Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nguồn nhân lực nói riêng của quận Đông * Mục tiêu tổng quát phát triển NNL là giữ quy mô hợp lý, đồng thời nâng cao chất lượng NNL, đặc biệt phát triển NNL chất lượng cao nhằm... kiện hội nhập kinh tế quốc tế 3.2 Giải pháp phát triển nhân lực chất lƣợng cao quận Đông thành phố Nội đến năm 2020 3.2.1 Nhận thức về vai trò nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho phát triển kinh tế - xã hội NNL chất lượng caonhân tố hàng đầu để tiếp thu chuyển giao công nghệ của cả nước, để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững Thực tế phát triển của một số nước trên thế giới cho thấy,... mặt như số lượng, chất lượng, sự phân bổ theo ngành, theo thành phần kinh tế…để thấy được những mặt tốt và mặt hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của quận Đông Từ đó, trên cơ sở đánh giá bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến sự phát triển NNL trong giai đoạn hiện nay, luận văn đã đưa ra năm giải pháp nhằm phát triển NNL chất lượng cao quận Đông là: (1) nâng cao nhận... phát triển giáo dục – đào tạo, nhất là đạo tạo đại học, sau đại học, phát triển khoa học- công nghệ, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và hút đội ngũ trí thức Phát triển nguồn nhân lực là làm gia tăng số lượng, chất lượng và đảm bảo cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (3) Luận văn đã đánh giá thực trạng nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của quận Đông trên... trở lên 32.956 16.658 50,6 18,6 1 Nguồn: UBND quận Đông, Đề án chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận Đông giai đoạn 2010-2015 2.2.1.2 Về chất lƣợng nguồn nhân lực Công tác xây dựng nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao thì điều quan trọng là phải xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực theo các tiêu chí sau: Một là: Trình độ văn hoá của nguồn. .. năng lực trong giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực" , Phát triển kinh tế, số 4 25 Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức, Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, NxbGiáo dục, H 2002 26 Hoàng Xuân Long , Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ: Thực trạng và những kiến nghị 27 Phạm Đình Luận (2005), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng. .. nói chung và quận Đông nói riêng 3.1.1 Bối cảnh liên quan đến phát triển nguồn nhân lực (1) Yêu cầu phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững nƣớc ta giai đoạn 2011-2020 (2) Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới đã diễn ra từ cuối thập niên 70 thế kỷ XX, hiện đang tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh 3.1.2 Phƣơng hƣớng phát triển nhân lực chất lƣợng cao quận Đông 3.1.2.1 Những . cơ sở hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội. nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao ở

Ngày đăng: 06/02/2014, 21:11

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.3 và 2.4 cho thấy trong tổng số 177.194 người từ 15 tuổi trở lên có 114.467 người chưa qua đào tạo chiếm 64,6%, 62717 người qua đào tạo chiếm 35,4% - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận hà đông thành phố hà nội

Bảng 2.3.

và 2.4 cho thấy trong tổng số 177.194 người từ 15 tuổi trở lên có 114.467 người chưa qua đào tạo chiếm 64,6%, 62717 người qua đào tạo chiếm 35,4% Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2.7 Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của quận Hà Đông  giai đoạn 2006-2010  - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận hà đông thành phố hà nội

Bảng 2.7.

Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của quận Hà Đông giai đoạn 2006-2010 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 2.8 Cơ cấu lao động khu vực thành thị và nông thôn của quận Hà Đông giai đoạn 2006 – 2010  - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận hà đông thành phố hà nội

Bảng 2.8.

Cơ cấu lao động khu vực thành thị và nông thôn của quận Hà Đông giai đoạn 2006 – 2010 Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan