Năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam sau khi việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

24 319 0
Năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam sau khi việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới Nguyễn Thị Ánh Tuyết Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Thị Bích Loan Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng. Làm rõ những ảnh hưởng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đến các doanh nghiệp nói chung và tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng. Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Keywords: Kinh tế chính trị; Tổ chức thương mại thế giới; Doanh Nghiệp; Năng lực cạnh tranh Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành giấy có nhiều tiềm năng phát triển như thoả mãn nhu cầu tiêu dùng giấy cho hơn 80 triệu dân; hiện mức tiêu dùng giấy đầu người bình quân ở Việt Nam mới đạt 18,4 kg/năm, trong khi đó một số nước trong khối ASEAN đạt từ 30-50 kg/năm, các nước kinh tế phát triển là 200 kg/năm. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có lợi thế về diện tích rừng tự nhiên lớn và nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới nên rất phù hợp phát triển cây nguyên liệu giấy. Tuy vậy, thời gian qua năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội lớn để phát triển, song cũng đặt tổng công ty giấy Việt Nam trước những và thách thức lớn của sân chơi toàn cầu. Ngay sau khi lộ trình gia nhập AFTA được thực hiện kể từ ngày 1/7/2003 với việc thuế nhập khẩu giảm từ 40% xuống còn 20%, sản xuất giấy trong nước gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của giấy ngoại nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc… ngay trên thị trường nội địa. Thách thức ngày càng lớn hơn khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006 làm mức thuế nhập khẩu các loại giấy giảm xuống chỉ còn 20-25%. Để tồn tại và phát triển Tổng công ty giấy Việt Nam không còn con đường nào khác là phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Xuất phát từ nhận thức này, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu Có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các khía cạnh như: - Hoàng Thế Đông (2009), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống - Tổng công ty giấy Việt Nam, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. - Vũ Dương Hiền (1995), Nâng cao chất lượng sản phẩm Giấy của Công ty giấy Hải Phòng trong cơ chế thị trường, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. - Đặng Văn Long (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty lắp máy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế, luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị trường Đại học Kinh tế Quốc dân. - Dương Thị Hồng Nhung (2001), Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ khoa Kinh tế - ĐHQGHN. - Trung Trường (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nhà xuất bản Thống kê. Đề tài “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới” sẽ tập trung vào nghiên cứu, phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của tổng công ty. Từ đó phân tích đánh giá thực trạng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế một cách hiệu quả dưới góc độ kinh tế chính trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng. - Làm rõ những ảnh hưởng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đến các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng. - Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Tổng công ty giấy Việt Nam đặt trong sự tác động của các nhân tố đến sự phát triển, cũng như năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới. + Về không gian: Tổng công ty giấy Việt Nam + Về thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2011 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp điều tra khảo sát thực tế tại Tổng công ty giấy Việt Nam, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, phỏng vấn và kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trước đây liên quan đến đề tài. 6. Đóng góp mới của luận văn - Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới. - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI 1.1. Những vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1. Cạnh tranhnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chúng ta có thể hiểu: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường nhằm giành được điều kiện có lợi về sản xuất, về tiêu thụ hàng hóa, chiếm lĩnh thị trường và giành được nhiều khách hàng để đạt được lợi nhuận tối đa. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hiệu quả của sự kết hợp các yếu tố cấu thành về chất tạo nên sức mạnh cạnh tranh kinh tế của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh trong một giai đoạn nhất định thuộc môi trường cạnh tranh lành mạnh, được thể hiện qua các tiêu chí khác nhau như: tính hiệu quả của các hoạt động, thị phần, tỷ suất lợi nhuận, sức mạnh thương hiệu, tỷ giá cổ phiếu… 1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó có thể kể đến các yếu tố như: môi trường kinh doanh bao gồm luật pháp; các chính sách kinh tế của Nhà nước và sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; các nhân tố thuộc về doanh nghiệp như mô hình doanh nghiệp; chiến lược kinh doanh; tiềm lực tài chính; khoa học công nghệ; nguồn nhân lựcnăng lực tiếp cận thị trường. 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có rất nhiều tiêu chí, trong đó chủ yếu tập trung vào các tiêu chí như: thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường; khả năng đổi mới và tính hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp; khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực; khả năng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế; uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó. 1.2. Tổ chức thƣơng mại Thế giới và tác động của Việt Nam gia nhập WTO đến doanh nghiệp Tổ chức thương mại thế giới hiện nay bao gồm 150 nước, lãnh thổ thành viên, chiếm khoảng 95% thương mại toàn cầu. Tổ chức thương mại thế giới hoạt động trên hệ thống nguyên tắc như: không phân biệt đối xử; thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán; dễ dự đoán; tạo môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng; dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi. Việc gia nhập WTO là một trong những nỗ lực của Việt Nam nhằm tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển kinh tế. Gia nhập WTO đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam có những cơ hội lớn được thể hiện như là có được vị thế bình đẳng với các doanh nghiệp ngoài nước trong quan hệ kinh tế quốc tế; được bình đẳng về hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam khá am hiểu thị trường trong nước và có mạng lưới các nhà cung cấp và phân phối sản phẩm rộng khắp nên nguồn nguyên liệu ổn định và việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước ổn định, chiếm được lòng tin của khách hàng, mở rộng thương hiệu trên phạm vi cả nước, việc đẩy mạnh xuất khẩu những lợi thế của các doanh nghiệp là định hướng và mục tiêu rõ rệt của Nhà nước. Thông qua việc mở cửa các thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, giảm sự phân biệt đối xử trong WTO đặc biệt là việc cắt giảm các loại thuế nhập khẩu giúp chúng ta giảm giá thành sản phẩm cũng như giá thành các yếu tố đầu vào. Việt Nam gia nhập WTO còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận và có cơ hội thu hút vốn đầu tư và khoa học công nghệ từ nhiều nước. Mặt khác sự kiện Việt Nam gia nhập WTO còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường nước ngoài; gia nhập WTO các rào cản tiếp cận thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu hiện đang vấp phải sẽ dần dần được dỡ bỏ và nhờ đó đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp này phát triển và tiếp cận với các thị trường mới. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO không chỉ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước phát triển mà nó còn đặt các doanh nghiệp trước những thách thức. Cụ thể, thực tế số lượng các doanh nghiệp thực sự quan tâm đến WTO còn chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho doanh nghiệp khi mà những rào cản về thị trường ngày càng được dỡ bỏ theo những cam kết của Việt Nam. Thách thức thứ hai các doanh nghiệp phải đối mặt là trước một hệ thống các quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe. Gia nhập WTO khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nhập khẩu cùng một mặt hàng của các quốc gia khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước thách thức là việc áp dụng công nghệ mới. Khi gia nhập WTO các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến hiện đại của các nước trên thế giới. Với việc đồng bộ và sử dụng hệ thống máy móc công nghệ hiện đại đòi hỏi nhu cầu về vốn là rất lớn trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về vốn kinh doanh… 1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn sản xuất giấy tại Indonesia và bài học cho Tổng công ty giấy Việt Nam Từ thực tế nghiên cứu năng lực sản xuất của tập đoàn sản xuất giấy APP và APRIL của Indonesia và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Tổng công ty giấy Việt Nam: Một là, nhấn mạnh tầm quan trọng của Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành giấy nói riêng. Hai là, tập hợp những doanh nghiệp giấy nhỏ lẻ trong nước lại thành tập đoàn giấy vững mạnh, có chính sách và cơ chế bán hàng chung trong cả nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Ba là, tập trung phát triển lâm nghiệp bền vững… Để không bị ảnh hưởng khi nền kinh tế có nhiều biến động, tỷ giá ngoại tệ lên xuống, giá nguyên liệu không ổn định, lạm phát tăng tổng công ty giấy cần chủ động trong xây dựng chiến lược về nguồn cung ứng nguyên liệu trong tương lai bằng cách chú trọng phát triển lâm nghiệp bền vững. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 2.1. Những nhân tố mới ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO Đối với ngành giấy, khi gia nhập WTO Việt Nam cam kết cắt giảm hoặc ràng buộc ở mức thuế suất hiện hành của khoảng 230 dòng thuế liên quan đến mặt hàng bột giấy và các sản phẩm giấy. Cụ thể là cam kết cắt giảm thuế đối với khoảng 110 dòng thuế suất liên quan đến sản phẩm giấy đồng thời ràng buộc ở mức thuế suất trần và không tăng thuế so với mức hiện hành đối với khoảng 120 dòng. So với mức cam kết giảm thuế trung bình của toàn bộ biểu cam kết thuế quan của Việt Nam, ngành giấy là một trong những ngành có mức thuế suất giảm theo cam kết tương đối lớn; ngoài ra tỷ lệ nhóm cam kết giảm thuế so với nhóm cam kết không tăng thuế lớn (chiếm 50% trong khi các ngành khác chỉ khoảng 30%). Vì vậy với mức giảm thuế mạnh theo như cam kết gia nhập WTO làm cho cạnh tranh sản phẩm giấy nội địa với hàng nhập khẩu rất gay gắt. Trong lộ trình hội nhập kinh tế Quốc tế, Việt Nam gia nhập AFTA và WTO thì phải đến năm 2015, thuế nhập khẩu giấy in, viết vào nước ta từ các nước ASEAN (CEPT/AFTA) mới giảm từ 5% xuống còn 0%; thuế nhập khẩu giấy từ các nước khác theo lộ trình WTO sẽ giảm 3%/năm thì đến năm 2018 giảm đến 0%. Nhưng do thời điểm năm 2008, giá bột giấy và giấy trên thế giới tăng khoảng 40% đã tạo ra áp lực nhu cầu giấy cho các nhà in trong nước trong khi năng lực sản xuất giấy của Tổng công ty chưa đáp ứng đủ. Vì vậy Chính phủ đã cho phép cắt giảm ngay thuế nhập khẩu giấy in, viết từ 5% xuống còn 0% đối với khu vực AFTA và từ 29% xuống 20% đối với khu vực WTO. Việc này đã ảnh hưởng nặng nề tới tình hình sản xuất và kinh doanh giấy trong nước, khiến Tổng công ty giấy phải chịu áp lực lớn về các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, tổng công ty giấy phải chịu áp lực lớn về phía đối thủ cạnh tranh. Tham gia vào thị trường giấy tại Việt Nam bao gồm rất nhiều công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của tổng công ty giấy Việt Nam chủ yếu là các nhà sản xuất giấy in, giấy viết trong nước, các công ty sản xuất nước ngoài và các nhà nhập khẩu giấy. 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam từ năm 2007 đến nay * Mô hình doanh nghiệp Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 5/6/2011 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty giấy Việt Nam do nhà nước làm chủ sở hữu, đến nay về cơ bản loại hình tổ chứccông ty TNHH một thành viên - Tổng công ty giấy Việt Nam. Mô hình của tổng công ty giấy Việt Nam có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hoạt động sản xuất, khả năng cạnh tranh, nó đã phản ánh thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của chính Vinapaco trên thị trường, bên cạnh những ưu điểm mô hình này cũng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm. * Chiến lược kinh doanh Với 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất giấy, tổng công ty giấy Việt Nam đã thực sự trở thành doanh nghiệp giấy hàng đầu trong nước. Trải qua từng giai đoạn phát triển, đến nay với sứ mệnh trở thành tập đoàn kinh tế vững mạnh về sản xuất bột giấy và giấy tại Việt Nam cũng như trong khu vực, tổng công ty giấy Việt Nam không ngừng đổi mới trong cách thức hoạt động và tìm ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với sự phát triển. Bảng 2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (Ƣớc) Giá trị SXCN Tỷ đồng 2.966 3.129 2.534 3.303 4.385 5.312 Doanh thu Tỷ đồng 4.569 5.375 4.298 5.960 7.300 9.600 Giấy các loại Tấn 285.840 315.606 234.363 338.000 503.000 698.000 Trồng rừng Ha 5.576 6.905 6.106 6.600 7.000 7.000 Khai thác gỗ Tấn 375.692 329.181 312.400 267.000 290.000 290.000 Nộp Ngân sách Tỷ đồng 184 272 115 167 204 252 Lợi nhuận Tỷ đồng 170,6 252 100,3 200 300 350 Thu nhập BQĐN Tr/ng/thg 2,8 3,5 3,8 4,3 4,5 4,8 Nguồn: Văn kiện trình đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty giấy Việt Nam, tr20. * Tiềm lực tài chính Bảng 2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu của VINAPACO Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn vốn chủ sở hữu 1.196 3.890 4.120 4.769 5.640 Nguồn: Báo cáo tài chính Bảng 2.3. Số vốn góp của Vinapaco tại các doanh nghiệp khác tới ngày 31/12/2011 Đơn vị: VNĐ TT Tên đơn vị Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) I Các công ty con 54,632,985,642 Cty TNHH một thành viên NLG Miền Nam 21,965,185,642 100,00 CTy CP VPP Hồng Hà 32,667,800,000 51,92 II Các công ty Liên kết 275,035,460,00 0 CTy CP giấy Việt Trì 13,630,000,000 29,00 Cty cổ phần Công Đoàn Bãi Bằng 1,000,000,000 39,12 Cty cổ phần Diêm Thống Nhất 4,429,830,000 22,15 Cty cổ phần Giấy Bãi Bằng 43,500,000,000 21,75 Cty cổ phần in Phúc Yên 1,750,000,000 25,00 Cty cổ phần tập đoàn Tân Mai 202,605,630,00 0 25,95 Công ty cổ phần Sắn Sơn Sơn 8,120,000,000 29,00 III Đầu tƣ vào công ty liên doanh 617,566,928 Công ty Việt Thái Hà - Hà Nội 617,566,928 20,6 IV Đầu tƣ dài hạn khác 102,777,895,94 1 Cty CP Chứng khoán TM và CN Việt Nam 16,400,000,000 4,69 Cty CP Giấy Thanh Hoá 35,613,595,941 6,00 Cty CP May Diêm Sài Gòn 27,764,300,000 8,68 Cty cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Thọ 6,250,000,000 5,00 Công ty CP Tân Mai Lâm Đồng 1,000,000,000 0,5 Công ty CP Tân Mai Miền Trung 8,250,000,000 2,5 Công ty CP Tân Mai Miền Đông 1,000,000,000 0,5 Công ty CP Tân Mai Tây Nguyên 5,500,000,000 2,5 Cty CP Xây dựng TM Châu Giang Sóc Đăng 1,000,000,000 20,00 Tổng cộng 433,063,908,51 1 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinapaco năm 2011. * Nguồn nhân lực Hầu hết số lao động làm việc trong tổng công ty đều được qua đào tạo, tuy nhiên còn một lượng không nhỏ lao động có chuyên môn kém hoặc không có chuyên môn kỹ thuật tập trung ở các công ty lâm nghiệp do những lao động này làm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm mà chưa được qua đào tạo chính thức. Tuy vậy số lao động có chuyên môn, tay nghề tại tổng công ty nếu như trước đây được đánh giá cao nhưng hiện nay khi công nghệ ngày càng phát triển tiên tiến hơn, những tiến bộ của khoa học công nghệ cùng với phương pháp mới thì vấn đề đào tạo những lao động từ trước đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp. * Trình độ khoa học công nghệ Hiện nay, các trang thiết bị của tổng công ty giấy Việt Nam được xem là hiện đại nhất nước so với các doanh nghiệp giấy trong nước. Tuy nhiên so với các nước trên thế giới còn thua kém, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cũng như chất lượng giấy. Bảng 2.4. Tỷ lệ mua sắm trang thiết bị, máy móc nội địa và nhập khẩu [...]... 2% 5% Công ty cp tập đòan giấy tân mai Công ty giấy hùng hưng Công ty giấy hưng thịnh Công ty giấy Xuân Đức Các máy xeo nhỏ khác Giấy nhập khẩu Tổng công ty giấy việt nam Biểu đồ thị phần giấy in,viết Việt Nam 2011 Công ty cp giấy việt trì Công ty giấy trường xuân Công ty giấy xương giang Cty giấy việt thắng Công ty giấy vạn điểm 24% 27% Công ty giấy phong khê Công ty giấy thành dũng Công ty giấy thành... về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng Đồng thời làm rõ những ảnh hưởng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đến tổng công ty giấy Việt Nam 2 Dựa trên số liệu thống kê qua từng năm và số liệu điều tra để phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt. .. 5% 2% 2% 1% 4% 5% Công ty cp tập đòan giấy tân mai Công ty giấy hùng hưng Công ty giấy hưng thịnh Công ty giấy Xuân Đức Các máy xeo nhỏ khác Giấy nhập khẩu Biểu đồ thị phần giấy in,viết Việt Nam 2012 (f) Tổng công ty giấy việt nam Công ty cp giấy việt trì Công ty giấy trường xuân Công ty giấy xương giang Cty giấy việt thắng Công ty giấy vạn điểm 25% 31% Công ty giấy phong khê Công ty giấy thành dũng... giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO 2.3.1 Những thành quả đạt được: Một là: thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa của Vinapaco lớn Biểu đồ thị phần giấy in viết Việt Nam 2010 Tổng công ty giấy việt nam Công ty cp giấy việt trì Công ty giấy trường xuân Công ty giấy xương giang Cty giấy việt thắng Công ty giấy vạn điểm 26% 30% Công ty giấy phong khê Công ty giấy thành dũng Công ty giấy. .. trên thế giới 3.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO 3.2.1 Tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam Trước hết Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, thể chế qua đó tạo dựng môi trường pháp lý ổn định nằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công. .. giấy Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trong nước và trên thế giới dưới ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới Hoạt động sản xuất kinh doanh tổng công ty giấy Việt Nam đã có những bước phát triển như hiệu quả hoạt động được cải thiện, tăng trưởng đều hàng năm, năng suất lao động có những tiến bộ rõ rệt Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam chưa... có Việt Nam Trước bối cảnh chung của thị trường giấy trong nước và trên thế giới, tổng công ty giấy Việt Nam cần phải nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh để đối phó với áp lực cạnh tranh đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đáp ứng với yêu cầu phát triển của tổng công ty giấy Việt Nam trong điều kiện mới 3.1.2 Một số phương hướng chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của. .. 3.1 Phƣơng hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO 3.1.1 Bối cảnh hiện nay tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công trên toàn cầu kéo dài từ 2007 đến nay, đã tác động trực tiếp đến các nền kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng Tại Việt Nam, năm 2011 lạm phát tăng cao,... một cách nhanh chóng và tiềm năng KẾT LUẬN Trước xu hướng phát triển của nền kinh tế và đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập WTO buộc các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển bền vững Qua 3 chương luận văn nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam rút ra những kết luận: 1... trong công tác quản lý Thứ ba, thiết bị sản xuất mặc dù đã đuợc đầu tư nâng cấo những vẫn chưa theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngành giấy dẫn tới chất lượng và năng suất sản xuất giấy của tổng công ty còn gặp nhiều hạn chế CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 3.1 Phƣơng hƣớng nâng cao năng lực . như năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới. + Về không gian: Tổng công ty giấy Việt Nam. CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:54

Hình ảnh liên quan

* Mô hình doanh nghiệp - Năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam sau khi việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

h.

ình doanh nghiệp Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2.3. Số vốn góp của Vinapaco tại các doanh nghiệp khác tới ngày 31/12/2011 - Năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam sau khi việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

Bảng 2.3..

Số vốn góp của Vinapaco tại các doanh nghiệp khác tới ngày 31/12/2011 Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu của VINAPACO - Năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam sau khi việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

Bảng 2.2..

Nguồn vốn chủ sở hữu của VINAPACO Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 2.4. Tỷ lệ mua sắm trang thiết bị, máy móc nội địa và nhập khẩu - Năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam sau khi việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

Bảng 2.4..

Tỷ lệ mua sắm trang thiết bị, máy móc nội địa và nhập khẩu Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 2.6. Sản lƣợng giấy in,viết tại Việt Nam - Năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam sau khi việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

Bảng 2.6..

Sản lƣợng giấy in,viết tại Việt Nam Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2.1. Biểu đồ thị phần giấy in,viết Việt Nam 2010-2011-2012 - Năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam sau khi việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

Bảng 2.1..

Biểu đồ thị phần giấy in,viết Việt Nam 2010-2011-2012 Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan