Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây đô

19 724 3
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây đô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Chi Nhánh Tây Đô Ngô Thanh Phúc Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Tài Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hang nông nghiệp phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Tây Đô. Đề xuất các giải pháp kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô. Keywords: Tài chính ngân hàng; Chất lượng tín dụng; Tín dụng Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Đã từ lâu dịch vụ ngân hàng trở thành một dịch vụ nền tảng của những quốc gia phát triển. Ngân hàng ra đời góp phần điều tiết các nguồn vốn, là kênh phân phối vốn, điều chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Sở dĩ ngân hàng thực hiện được điều này là thông qua vai trò tín dụng. Tín dụng là người trợ thủ đắc lực giúp cho các thành phần trong xã hội phát triển toàn diện. Trong xu thế toàn cầu hóa nhu cầu về tín dụng đối với các thành phần kinh tế càng trở nên cấp thiết hơn. Bên cạnh đó, TCTD (hay cụ thể là ngân hàng) cũng cạnh tranh gay gắt hơn do có nhiều hệ thống Ngân hàng mới du nhập vào thị trường Việt Nam đồng thời do việc mở rộng quy mô mạng lưới của các hệ thống Ngân hàng hiện hữu nên vấn đề cấp phát tín dụng ngày càng có nhiều rủi ro ngày càng được cải thiện về chất lượng lẫn số lượng cho vay. Vậy các ngân hàng làm thế nào để có thể tồn tại phát triển ngày càng vững mạnh trong những thời kỳ hội nhập này với những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm lực giàu kinh nghiệm? Đây thực sự là một vấn đề khá khó khăn cho tất cả các ngân hàng. Một trong những câu trả lời cho vấn đề trên đây nghe đơn giản nhưng thật sự rất khó thực hiện đó là: nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường cạnh tranh. Agribank Chi nhánh Tây Đô là một Chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Việt Nam, trong giai đoạn qua chi nhánh cũng đang từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể tồn tại tiếp tục phát triển bền vững. Để thực hiện được điều này, một trong những nhiệm vụ đầu tiên trọng tâm của chi nhánhnâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Đô” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Xung quanh chủ đề về chất lượng tín dụng đã có khá nhiều công trình đề cập đến, trong đó đáng chú ý có một số công trình sau đây: - Luật các tổ chức tín dụng (2010), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. - Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2006), “Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Bản tin Thông tin Tín dụng (CIC), Số 8 tháng 10/2006. - Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), “Qui định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”, Quyết định Số 493/2005/QĐ-NHNN (22/4/2005). - Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), “Nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Phương Đông, Hà Nội. - Nguyễn Thành Chung (2001), “Nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Quản Ninh”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng. - Nguyễn Mạnh Hùng (2008), “Chính sách tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn khu vực Tây Nguyên”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng. - Phùng Tuấn Kiệt (2009), “Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng. - Đinh Văn Băng (2009), “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng. - Đoàn Thị Thu Hà (2009), “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng. - Nguyễn Trịnh Thắng (2010), “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng. Ngoài ra còn hàng loạt các sách tham khảo, giáo trình, các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Đây là các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo rất tốt về lý luận thực tiễn. Ở các công trình khoa học trên, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng đã được nhiều tác giả đề cập, tuy nhiên mỗi đề tài có một cách tiếp cận nội dung nghiên cứu khác nhau tùy vào tình hình thực tế đặc điểm của từng ngân hàng, địa phương. Với đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Đô” là đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra định hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại đơn vị trong thời gian sắp tới, đề tài được lựa chọn trên cơ sở công tác thực tế những mong muốn đóng góp của tác giả đối với chất lượng tín dụng tại đơn vị mình đang công tác. Đề tài này đề cập đến những vấn đề có tính lý luận thực tiễn về chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô; nghiên cứu hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Agribank Chi nhánh Tây Đô trong thời gian sắp tới. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô. - Đề xuất các giải pháp kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô. Các nội dung nêu trên để trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô. 4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận thực tiễn liên quan đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung phân tích chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô, chủ yếu trong giai đoạn 2009 – 2011. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, phân tích, logic Thu thập số liệu qua các Báo cáo thống kê về tình hình cho vay năm 2009 đến năm 2011; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Tây Đô từ năm 2009 đến năm 2011; Tài liệu báo cáo thường niên năm 2009,2010,2011 các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: Đặt câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định cũng như ban lãnh đạo tại Agribank Chi nhánh Tây Đô. 6. Những đóng góp mới của luận văn Thứ nhất: Bổ sung, hoàn thiện các vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng của NHTM. Thứ hai: Nghiên cứu có hệ thống những bài học kinh nghiệm từ NHTM trong ngoài nước về nâng cao chất lượng tín dụng. Qua đó, rút ra một số bài học cho Agribank Chi nhánh Tây Đô nói riêng, cũng như các NHTM Việt Nam nói chung. Thứ ba: Phân tích có hệ thống thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô qua các năm 2009-2010-2011. Qua đó sẽ đánh giá toàn diện về các kết quả đạt được, những tồn tại nguyên nhân của những tồn tại. Thứ tƣ: Đề xuất hệ thống các giải pháp kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung về chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Chương 2: Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Đô Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Đô CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng 1.1.1.1. Khái niệm * Khái niệm tín dụng Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tín dụng, tuy nhiên một cách chung nhất có thể hiểu, tín dụng là mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn gốc lãi cho bên chuyển giao tiền hoặc tài sản với điều kiện theo thời hạn đó thoả thuận. Tín dụng được cấu thành từ sự kết hợp của 3 yếu tố chính là: Lòng tin, thời hạn của quan hệ tín dụng, sự hứa hẹn hoàn trả. Từ đó có thể rút ra 3 đặc trưng của tín dụng: (1) Đây là quan hệ chuyển nhượng mang tính tạm thời; (2) Có tính hoàn trả; (3) Là quan hệ dựa trên cơ sở tin tưởng giữa người cho vay người đi vay. *Khái niệm tín dụng ngân hàng Từ quan niệm về tín dụng, có thể đưa ra một quan niệm chung về TD NH như sau: TDNH là một quan hệ kinh tế giữa ngân hàng khách hàng, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền hay tài sản cho khách hàng trong một thời gian nhất định với những thoả thuận hoàn trả cả gốc lãi trong một thời gian nhất định giữa khách hàng ngân hàng. TDNH có các đặc trưng: (1) Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng bao gồm 2 hình thức: cho vay (bằng tiền) cho thuê (bất động sản động sản); (2) Khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có vật thế chấp (đảm bảo); (3) Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay. 1.1.1.2. Đặc điểm Thứ nhất, TDNH dựa trên cơ sở lòng tin. Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn. Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc lãi. Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro. Thứ năm, tín dụng dựa trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. 1.1.2.Các hình thức tín dụng ngân hàng Có thể phân chia TDNH theo nhiều loại hình khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại. Nếu căn cứ theo thời hạn tín dụng, chia ra: Tín dụng ngắn hạn, Tín dụng trung, dài hạn. Nếu căn cứ theo mức độ tín nhiệm với khách hàng, chia ra: Tín dụng có bảo đảm, Tín dụng không có bảo đảm. Nếu căn cứ theo xuất xứ tín dụng, chia ra: Tín dụng trực tiếp, Tín dụng gián tiếp. Căn cứ theo phƣơng pháp, hình thức hoàn trả nợ vay, chia ra: Tín dụng trả góp, Tín dụng hoàn trả một lần, Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu. Căn cứ vào mục đích tín dụng, chia ra: Tín dụng bất động sản, Tín dụng công thương nghiệp, Tín dụng nông nghiệp, Tín dụng tiêu dùng. Căn cứ vào chủ thể vay vốn, chia ra: Tín dụng doanh nghiệp (tín dụng bán buôn), Tín dụng cá nhân, hộ gia đình (tín dụng bán lẻ), Tín dụng cho các tổ chức tài chính. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng, chia ra: Tín dụng bằng tiền, Tín dụng bằng tài sản, Tín dụng uy tín. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng, chia ra: Tín dụng trực tiếp, Tín dụng gián tiếp. 1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng 1.1.3.1. Đối với ngân hàng 1.1.3.2. Đối với doanh nghiệp 1.1.3.3. Đối với kinh tế - xã hội 1.2. CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Các Khái niệm Chất lượng Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa về chất lượng như sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng các bên có liên quan". Chất lượng tín dụng của NHTM Có thể hiểu: Chất lượng tín dụng của NHTM chính là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm sự tồn tại phát triển của ngân hàng. Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng. Tính cụ thể được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng có thể lượng hoá được (nợ quá hạn, nợ xấu, tốc độ tăng trưởng tín dụng…). Tính trừu tượng thể hiện qua khả năng lôi cuốn, hấp dẫn khách hàng, uy tín của ngân hàng mức độ tác động đối với nền kinh tế. 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tín dụng - Đối với ngân hàng Thứ nhất, nâng cao chất lượng tín dụng góp phần mở rộng quy mô tín dụng tăng thị phần cho ngân hàng. Thứ hai, việc nâng cao chất lượng tín dụng có thể hạn chế được những rủi ro đồng thời tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Thứ ba, chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ giúp ngân hàng thực hiện duy trì được tình hình tài chính lành mạnh. Thứ tư, chất lượng tín dụng được chú trọng sẽ là cơ sở để ngân hàng tạo cho mình những khách hàng trung thành. - Đối với khách hàng Việc ngân hàng tích cực nâng cao chất lượng tín dụng của mình sẽ đánh giá một cách chính xác tiềm lực của doanh nghiệp, vì chỉ những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động hiệu quả, có uy tín trên thương trường mới có thể đáp ứng được yêu cầu về thẩm định dự án cho vay của ngân hàng. Mặt khác, chất lượng tín dụng được chú trọng còn góp phần kiểm soát việc giải ngân vốn vay thêm chặt chẽ. - Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trước hết, chất lượng tín dụng được nâng cao cũng giúp cho ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian tài chính của mình. Thứ hai, chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tạo điều kiện để NHTM có thể thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình. Thứ ba, do vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế nên chất lượng tín dụng tốt sẽ đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động của các ngân hàng, giảm bớt những khủng hoảng có thể xảy ra trong hệ thống, gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế. 1.2.3 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lƣợng tín dụng ngân hàng 1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định tính 1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng - Chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng - Mức độ tập trung trong cho vay của NHTM: Ngoài số đo tuyệt đối, chỉ tiêu thường dùng nhất là tỷ lệ phần trăm giữa qui mô cho vay từng khách hàng, từng lĩnh vực so với tổng số tiền cho vay hoặc so với nguồn vốn đáp ứng, được xem xét với các quy định về cơ cấu cho vay của các cơ quan quản lý. Bao gồm: Tỷ lệ cho vay đối với khách hàng lớn nhất; Tỷ lệ cho vay với ngành hàng lớn nhất. - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (hệ số sử dụng vốn). - Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm (TSBĐ). - Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn. - Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay. - Chỉ tiêu dự phòng rủi ro tín dụng. Ngoài các chỉ tiêu kể trên, đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM, còn phải sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu khác về quản lý tài sản nợ, các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Các chỉ tiêu này không phản ánh chất lượng tín dụng, những xem xét nó gián tiếp cũng có thể đánh giá chất lượng cho vay nói riêng chất lượng tín dụng nói chung của ngân hàng. 1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng 1.2.4.1. Nhân tố từ phía ngân hàng: Chính sách tín dụng; Khả năng thẩm định dự án, thẩm định khách hàng; Năng lực giám sát xử lý các tình huống tín dụng; Thông tin tín dụng; Công nghệ phục vụ hoạt động tín dụng; Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng. 1.2.4.2. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng: Năng lực quản lý kinh doanh của người vay; Triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp; Đạo đức, uy tín của người vay. 1.2.4.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh: Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội; Môi trường pháp lý; Môi trường tự nhiên. 1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TỪ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.3.1. Kinh nghiệm từ các NHTM trong ngoài nƣớc 1.3.1.1. Từ các NHTM nước ngoài: Các NHTM Thái Lan; Các NHTM Malaysia; Các NHTM Trung Quốc; Các NHTM Pháp; Các NHTM Mỹ; Các NHTM Nhật Bản. 1.3.1.2. Từ các ngân hàng trong nước: Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB). 1.3.2. Bài học đối với Agribank Chi nhánh Tây Đô Từ kinh nghiệm một số nước của các NHTM Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích mà Agribank Chi nhánh Tây Đô có thể nghiên cứu vận dụng. Thứ nhất, Tiến hành lựa chọn, phân loại, sàng lọc khách hàng, xây dựng các tiêu thức xếp hạng khách hàng ngay khi ngân hàng tiến hành thẩm định cho vay với khách hàng. Ưu tiên các khách hàng có tình hình tài chính tốt, phương án sử dụng vốn khả thi, có viễn cảnh hoạt động tốt. Thứ hai, Đa dạng hoá các hình thức tín dụng, phát triển các sản phẩm tín dụng mới, bắt buộc khách hàng tham gia vào các dự án tối thiểu phải có 15% đến 30% vốn tự có. Thứ ba, Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, quá trình khách hàng sử dụng vốn vay thu hồi vốn của ngân hàng. Thứ tƣ, Các khoản tín dụngtài sản bảo đảm phải được coi là yêu cầu bắt buộc, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh. Thứ năm, Phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay vốn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý nợ khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi đã được xử lý. Thứ sáu, Phân loại nợ để có thể kịp thời trích lập quỹ dự phòng rủi ro tránh ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đưa ra theo dõi ngoại bảng. Thứ bảy, Xây dựng chính sách cho vay có đa dạng các ngành hàng, lĩnh vực, các khu vực của nền kinh tế. Thiết lập cơ cấu cho vay theo thời hạn ổn định hợp lý. Thứ tám, Xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản tín dụng. Thứ chín, Bồi dưỡng trình độ đội ngũ CBTD nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Tín dụng là hoạt động quan trọng, tạo ra thu nhập chủ yếu cho các NHTM, vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng trở thành một nội dung quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của NHTM. Nội dung của chương này đã đề cập một số lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của NHTM, đồng thời cũng xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng của NHTM. Tham khảo kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM ở một số quốc gia trên thế giới của các NHTM Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Agribank Chi nhánh Tây Đô nghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển Agribank Chi nhánh Tây Đô được thành lập theo Quyết định số 144/QĐ/HĐQT- TCCB ngày 29/02/2008 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/2008. Agribank Chi Tây Đô tiền thân là phòng giao dịch Tây Đô thuộc Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội. 2.1.2. Mô hình tổ chức của Agribank Chi nhánh Tây Đô 2.1.3. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính 2.1.3.1. Huy động vốn 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ thanh toán quốc tế 2.1.3.4. Các loại hình dịch vụ khác 2.1.3.5. Kết quả tài chính 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 2.2.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng: * Các văn bản của NHNN * Các văn bản của Agribank [...]... trong sau khi cho vay 3.2 QUAN ĐIỂM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY ĐÔ - Nâng cao chất lượng cho vay trên cơ sở tuân thủ đầy đủ pháp luật - Nâng cao chất lượng tín dụng gắn liền với mở rộng tín dụng 3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 3.3.1 Xây dựng chi n lƣợc ngành hàng. .. xuất các giải pháp kiến nghị phù hợp khả thi 3 Trên cơ sở đề cập những dịnh hướng hoạt động tín dụng chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô giai đoạn đến năm 2015, luận văn đã đưa ra một số quan điểm về nâng cao chất lượng tín dụng cũng như đã đề xuất hệ thống các giải pháp kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng này Nâng cao chất lượng tín dụng luôn... lý việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong cho vay chưa thực sự hiệu quả Đây là những mặt tồn tại cần khắc phục, nội dung chương đã đưa ra các nguyên nhân cụ thể là cơ sở để luận văn tiếp tục nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN... hiệu quả sử dụng vốn chưa cao Về thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô, nội dung chương này đã đi sâu phân tích về thực trạng tín dụng về quy mô, cơ cấu tín dụng thông qua các chỉ tiêu để đánh giá cụ thể chất lượng tín dụng, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại nguyên nhân của những tồn tại đó Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại Chi nhánh chưa cao, thể... NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 3.1 NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG LỚN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015 3.1.1 Định hƣớng hoạt động tín dụng Phương hướng hoạt động tín dụng giai đoạn đến 2015 là: Tích cực tăng trưởng tín dụng trên cơ sở: - Mở rộng đối tượng khách hàng, hướng đến các khách hàng lớn thuộc các thành phần kinh... đảm bảo 2.2.2.4 Phân tích chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn  Hiệu quả sử dụng vốn  Tỷ lệ nợ quá hạn  Mức sinh lời của đồng vốn cho vay  Phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc Thứ nhất, Dư nợ tín dụng hàng năm luôn có tốc độ tăng... trạng chất lƣợng tín dụng 2.2.2.1 Phân tích chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định tính 2.2.2.2 Phân tích chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu về dư nợ tín dụng: Được phân tích cụ thể theo các tiêu mục sau: Về tổng dư nợ; Về cơ cấu kỳ hạn của dư nợ tín dụng; Về cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền; Về cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế 2.2.2.3 Phân tích chất lượng tín dụng thông... Đối với Chính phủ 3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 3.4.3 Đối với Agribank Việt Nam 3.4.4 Đối với khách hàng KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Trên cơ sở định hướng hoạt động tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô, cũng như đưa ra 2 quan điểm về nâng cao chất lượng tín dụng, trong chương này luận văn đã đưa ra 9 nhóm giải pháp, để các giải pháp này có thể triển khai trong thực tiễn hoạt... cao chất lƣợng cán bộ tín dụng CBTD là yếu tố trung tâm quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng tín dụngngân hàng CBTD có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm tinh thông nghiệp vụ, thông thường đều có những đánh giá chính xác quản lý vốn vay chặt chẽ hiệu quả Vì vậy, để nâng cao trình độ CBTD cần quan tâm một số giải pháp sau: - Ngân hàng cần tiếp tục chuẩn hoá CBTD và. .. cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng từ các NHTM quốc tế, trên cơ sở đó rút ra một số bài học có giá trị cho Agribank Chi nhánh Tây Đô có thể nghiên cứu vận dụng 2 Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô qua 3 năm gần đây nhất, luận văn đã phân tích làm rõ những kết quả đạt được, một số tồn tại cũng như những nguyên nhân của tồn tại cũng đã được . chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. pháp luật. - Nâng cao chất lượng tín dụng gắn liền với mở rộng tín dụng. 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:27

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan