Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô nhật bản bài học kinh nghiệm cho việt nam

10 1.7K 8
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô nhật bản bài học kinh nghiệm cho việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Vũ Thị Lý Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu những nhân tố tác động hình thành và nội dung của chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô Nhật Bản. Đánh giá những mặt thành công và hạn chế của chiến lược này và khả năng vận dụng của các nước đi sau. Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản và thực tiễn của Việt Nam, luận văn đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp ô Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Keywords: Ngành chế tạo ô tô; Chiến lược phát triển; Kinh tế thế giới; Nhật Bản Content 1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngành công nghiệp ô ngành rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia và là ngành công nghiệp có mức sinh lợi cao. Có thể thấy trên thế giới, các nước lớn đều là những nước có ngành công nghiệp ô rất phát triển phục vụ giao thông vận tải trong nước và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó các ngành công nghiệp còn rất non trẻ về kỹ thuật, thiếu vốn và kinh nghiệm quản lý. Trong khi đó, các nước đi trước như Nhật Bản là nước công nghiệp với ngành công nghiệp ô rất phát triển, cạnh tranh mạnh với cả các cường quốc mạnh về ô như Hoa Kỳ, Đức, Pháp mặc dù xuất phát điểm phát triển ngành này của Nhật không phải là có nhiều lợi thế hơn các nước khác về tài nguyên thiên nhiên và công nghệ nguồn. Những thành tựu của Nhật Bản đạt được trong ngành này thật diệu kỳ. Nhật Bản đã có những công ty ô danh tiếng nhất, xuất khẩu vào loại hàng đầu thế giới về ô tô, các chi nhánh sản xuất ô có mặt hầu hết các nước trên thế giới và cạnh trạnh mãnh mẽ ngay trong phạm vi lãnh thổ của các cường quốc ô khác. Thực tế, nền công nghiệp ô đã đóng góp rất lớn cho kinh tế Nhật Bản. Nguyên nhân nào dẫn đến ngành công nghiệp ô Nhật Bản lại phát triển nhanh như vậy? Tại sao ô Nhật Bản lại chiếm lĩnh được thị trường thế giới? Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là những nước đi sau học tập được kinh nghiệm gì từ sự phát triển ngành công nghiệp ô của Nhật Bản? Nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp ô Việt Nam trong những năm tới và trả lời những câu hỏi nêu ra trên, tôi đã chọn đề tài: “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Do đó, nghiên cứu chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô Nhật Bản là hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Những kinh nghiệm và thực tế sống động của Nhật Bản trong ngành công nghiệp ô sẽ giúp Việt Nam chúng ta định hướng đúng đắn cho việc phát triển ngành này tại Việt Nam, góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển về công nghệ và kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu. Nghiên cứu về đề tài ngành công nghiệp ô Nhật Bản bao gồm thực trạng ngành công nghiệp ô Nhật Bản, chiến lược phát triển ngành ô Nhật Bản đã có rất nhiều tác giả nước ngoài đã thực hiện như: - “Automative and components market in Asia” (2000), tác giả Paul Brough, Head of Financial Advisory Services, China and Hong Kong SAR KPMG, Hongkong. Nghiên cứu tập trung vào chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ ô từ năm 1986-2004 của một số nước châu Á đặc biệt là Nhật Bản dưới tác động của các FTA giữa các nước trong khu vực. - “ Automotive Technologies and Measures in Japan” (Feb/2009), tác giả Keiko Hirota, Musashi University, Tokyo, Japan. Nghiên cứu của tác giả nêu các giải pháp về công nghệ để giải quyết các thách thức về môi trường đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô Nhật Bản từ năm 2001-2020. - “Building in America” (October/2010), Japan Automobile Manufacturers Association Inc, JAMA, Japan. Bài viết đưa ra một bức tranh tổng thể về hoạt động sản xuất của các công ty trong Hiệp hội sản xuất ô Nhật Bản tại thị trường Mỹ từ năm 1986-2009 về hoạt động sản xuất, đầu tư và xuất khẩu - “Brochures 2010 & 2011” (2010 & 2011), JAMA, Japan. Báo cáo hằng năm của Hiệp hội các nhà sản xuất ô Nhật Bản về tổng kết về ngành công nghiệp ô Nhật Bản về các mặt doanh thu, doanh số, thị trường… - “Common Challenges, Common Future” (2011), JAMA, Japan. Bài báo cáo về thực trạng sản xuất của các công ty ô Nhật Bản trong Hiệp hội các nhà sản xuất ô tại thị trường EU. -“Energy and Environmental Challenges for Japanese Automobile industry” (2000), tác giả: Daniel Sperling, University of Carlifonia, USA. Nghiên cứu này của tác giả phân tích thách thức cắt giảm lượng khí thải động cơ xe do yêu cầu của khách hàng về sản phẩm an toàn cho sức khỏe và tác động của qui định về khí thải do nguy cơ biến đổi khí hậu môi trường ngày càng rõ rệt với việc cân bằng chi phí sản xuất của ngành công nghiệp ô Nhật Bản. - “Enviromental regulation, R&D and Technological Change”(2010), tác giả Akira Hibiki & Toshi H Arimura & Shunsuke Managi National Institute for Environmental Stuties, Sophia University, Tohoku University, Japan. Các tác giả phân tích những quy định của chính phủ các nước về vấn đề môi trường, đưa ra các thách thức và giải phát triển khai các công nghệ để giải quyết các vướng mắc liên quan đến tác động của ngành công nghiệp ô đến môi trường. - “Globalization and the Reorganization of Japan’s Auto Parts Industry”(2009), tác giả Ulrike Schaede, - University of California, San Diego, U.S.A. Bài nghiên cứu phân tích thực trạng và chiến lược toàn cầu hóa và tái cơ cấu ngành công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản từ năm 1994-2008 dưới tác động của khủng hoảng kinh tế Nhật (1991) và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008. - “Infant industry policy: A case of Japanese Automobile industry before 1945” (February 2007), tác giả: Ken Togo, Musashi University, Tokyo, Japan. Bài viết phân tích tác động chính sách của chính phủ Nhật tới nền công nghiệp ô Nhật Bản trước chiến tranh, sự phát triển của ngành này trước chiến tranh thế giới thứ II, và mối quan hệ tương tác giữa những nhà sản xuất và các chính sách của chính phủ. - “Janpan Automative Industry: Recent Developments and Future Compartive Outlook” (1994), tác giả Chris Lin, University of Michigan Transportation Research Institute, USA. Bài nghiên cứu của tác giả này đã nêu ra bức tranh thực trạng và triển vọng phát triển ngành công nghiệp ô Nhật Bản từ 1945-2004. -“Japan and the ASEAN 4 Automotive industry”, tác giả Roger Farrel và Christopher Findlay (August/2001), Australia – Japan Research Centre, Australian National University. Nghiên cứu nói trên của tác giả Roger Farrel và Christopher Findlay tập trung phân tích vào thách thức, triển vọng và chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô của các doanh nghiệp Nhật Bản tại 4 nước: Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia. Trong đó, tác giả tập trung và hướng phát triển công nghiệp phụ trợ tại các nước đặc biệt là tại Thái Lan, đánh giá tiềm năng phát triển từng sản phẩm phù hợp với từng thị trường. - “Japanese automakers economic contributions to America”(July/2010), JAMA, Japan. Bài viết về những thành công và những đóng góp của các nhà sản xuất ô trong Hiệp hội các nhà sản xuất ô Nhật Bản tại thị trường Mỹ từ năm 1986-2009. - “Phương thức Toyota” (1997), tác giả Jeffrey K.Liker, Nxb Tri thức, Hà Nội. Công trình nghiên cứu của tác giả về phương thức sản xuất “tinh gọn” của Toyota-chìa khóa tạo nên thành công của công ty và ảnh hưởng của nó đến toàn ngành công nghiệp ôNhật Bản. - Seminar report “Economic and Enviromental Challenges for the Automobile industry in Europe and Japan, (24 April 2009), EU-Japan Centre for Industry Cooperation, Tokyo, Japan. Đây là các báo cáo tập trung vào thách thức kinh tế và môi trường mà ngành công nghiệp ô tại Nhật và Châu Âu phải đối mặt đồng thời nêu các giải pháp tháo gỡ khó khăn. - “Views and Policies on Japan’s Automative Industry” (Feb/2010), tác giả Shin Hosaka, Automobile Division Manufacturing Bureau, Ministry of Economy, Trade and Industry, Japan. Bài viết của tác giả đưa ra quan điểm và chính sách của chính phủ Nhật Bản để điều chỉnh chính sách và chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô Nhật Bản do tác động của suy thoái kinh tế thế giới năm 2008-2009. Trên đây là một vài các nghiên cứu về ngành công nghiệp ô Nhật Bản trong số rất nhiều các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Các nghiên cứu này tập trung vào một một số vấn đề như: thực trạng phát triển ngành, nguyên nhân thành công của ngành công nghiệp ô Nhật Bản cũng như thách thức mà ngành công nghiệp ô Nhật Bản phải đối mặt trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên, các đề tài này chỉ tập trung đề cập những vấn đề chiến lược giới hạn trong ngành công nghiệp ô Nhật Bản. Câu hỏi đặt ra là, các nước đi sau như Việt Nam có thể học hỏi gì từ chiến lược của Nhật Bản và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam từ kinh nghiệm của Nhật Bản thì chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài về chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản để nghiên cứu với hi vọng sẽ có được những trải nghiệm nghiên cứu thực tế để có những đề xuất giải pháp cho sự phát triển ngành công nghiệp này tại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn. 3.1. Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu, những nhân tố tác động hình thành chiến lược và nội dung của chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô Nhật Bản. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam. Từ những nghiên cứu về ngành công nghiệp ô của Nhật Bản và thực tế Việt Nam, luận văn đưa ra các gợi ý giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô của Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu những nhân tố tác động hình thành và nội dung của chiến ngành công nghiệp ô Nhật Bản. - Đánh giá những mặt thành công và hạn chế của chiến lược này và khả năng vận dụng của các nước đi sau. - Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản và thực tiễn của Việt Nam, luận văn đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp ô Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn. Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp ô Nhật Bản mà trọng tâm là chiến lược công nghệ, chiến lược thị trường quốc tế và chiến lược về sản phẩm… của một số công ty ô tiêu biểu như Toyota, Honda, Nissan từ năm 1986-đến những năm đầu thế kỷ XXI (2020). Từ các đại diện tiêu biểu này, sẽ cho thấy đặc điểm chiến lược chung của toàn ngành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. Ngành công nghiệp ô Nhật Bản là một ngành công nghiệp rất đồ sộ có bề dày lịch sử và công nghệ hiện đại Trong luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô Nhật Bản từ năm 1986 đến năm 2020 (sau sự lên giá của đồng Yên Nhật sau Thỏa ước Plaza tháng 9/1985); đặc biệt chú trọng các chiến lược phát triển công nghệ, chiến lược thị trường quốc tế, chiến lược sản phẩm thông qua nghiên cứu một số công ty hàng đầu của ngành như Toyota, Nissan, Honda 5. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, so sánh. Ngoài ra, phương pháp thống kê được sử dụng như là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận văn. - Làm rõ sự thành công và hạn chế của chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản, qua đó nêu bật vị trí vai trò của ngành công nghiệp ô đối với phát triển kinh tế Nhật Bản. - Đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển ngành công nghiệp ô Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở những kinh nghiệm của Nhật Bản và thực trạng ngành ô Việt Nam. 7. Kết cấu, nội dung của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Những nhân tố tác động tới việc hình thành chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô của Nhật Bản. Chương 2: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô của Nhật Bản. Chương 3: Một bài học kinh nghiệm của Nhật Bản đối với chiến lược phát triển công nghiệp ô Việt Nam. References Tiếng Việt 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Sáng kiến chung Việt NamNhật Bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam, Hà Nội. 2. Bộ Công nghiệp-Viện nghiên cứu chính sách, chiến lược công nghiệp (2007), Quy hoạch phát triển công nghiệp ô đến năm 2010, tầm nhìn 2020, Hà Nội. 3. Bùi Căn (2011), Thái Lan tìm cách vượt bẫy thu nhập trung bình, Báo Lao động. 4. Đoàn Nguyễn (2008), Kinh tế Hàn Quốc, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam. 5. Hisao Kanamori (1994), Thành công của Nhật Bản-Những bài học về phát triển kinh tế, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội. 6. Hải Ninh (2011), Công nghiệp ô không còn ưu đãi thuế?, Diễn đàn kinh tế Việt Nam. 7. Hoa Chi (2009), Công nghiệp ô Trung Quốc và Ấn Độ: Hai xu hướng phát triển mới, Báo Diễn đàn doanh nghiệp. 8. Kyshiro Ichikawa (2004), Báo cáo điều tra Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt nam, Cục Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản, Hà Nội. 9. Jeffrey K.Liker (2008), Phương thức Toyota, Nxb Tri Thức, Hà Nội. 10. Lê Thị Thu Thủy (2009), Đào tạo nghề và hướng nghiệp trong xã hội hiện đại và nền kinh tế tri thức, Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 11. Mai Hà (2011), Phá sản chiến lược nội địa hóa ô tô, Báo Thanh Niên. 12. Nguyễn Hà (2011) Phát triển ngành công nghiệp ô VN: Đau đẻ khó chờ sáng trăng!, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam. 13. Thanh Thuý (2011), Quy hoạch Ngành ô đến năm 2010 đã thất bại, Báo Giao thông vận tải. 14. Muntrap II (2005), Từ điển chính sách thương mại quốc tế, Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên, Uỷ Ban châu Âu. 15. Võ Đại Lược (Chủ biên) (1998),“Công nghiệp ô - xe máy Việt Nam dưới tác động của chính sách thương mại và đầu tư”, Chính sách thương mại đầu tư và sự phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, 14 (1), Tr.103-142, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội. 16. Phạm Tuyết (2011), Ngành công nghiệp ô gián đoạn vì động đất sóng thần tại Nhật Bản, Báo Đầu tư. Tiếng Anh 17. Brough, P. (2005), Automative and components market in Asia, Head of Financial Advisory Services, China and Hong Kong SAR KPMG, Hongkong. 18. Dobi, S. & Bugar, L. (2008), Japanese Management Strategies, Keliti Ká roly Faculty of Economics, Budapest, Hungary. 19. EU-Japan Centre for Industry Cooperation (2009), Report Economic and Enviromental Challenges for the Automobile industry in Europe and Japan, Tokyo, Japan. 20. Farrel, R. & Findlay, C. (2001), Japan and the ASEAN4 Automotive industry, Japan Research Centre, Australian National University, Autralia. 21. Hibiki, A. & Toshi, H. & Managi, S. (2010), Enviromental regulation, R&D and Technological Change, National Institute for Environmental Stuties, Sophia University, Tohoku University, Japan. 22. Hirota, K. (2001), Automative Technologies and Measures in Japan, Japan Automative Research Institute, Japan. 23. Hosaka, S. (2010), Views and Policies on Japan’s Automotive Industry, Automobile Division Manufacturing Bureau, Ministry of Economy, Trade and Industry, Japan. 24. Japan Automobile Manufacturers Association Inc (2012), Brochures2010- 2011 of MIJ Report and Jetro Japanese Market Report, JAMA, Japan. 25. Japan Automobile Manufacturers Association Inc (2011), Common Challenges, Common Future, JAMA, Japan. 26. Japan Automobile Manufacturers Association, Inc (12 July 2010), Japanese automakers economic contributions to America, Japan. 27. Japan Automobile Manufacturers Association Inc (October 2010), Building in America, JAMA, Japan. 28. Lin, C. (1994), Japanese Automotive Industry: Recent Developments and Future Comparative Outlook, the Office for the Study of Automotive Transportation, The University of Michigan Transportation Research Institute, U.S.A. 29. Office of Transportation and Machinery U.S Department of Commerce (2011), On the Road: U.S Automative Part Industry Annual Assessment, U.S.A. 30. Sperling, D. (2000), Energy and Environmental Challenges for Japanese Automobile industry, University of Carlifonia, U.S.A. 31. Schaede, U. (2009) Globalization and the Reorganization of Japan’s Auto Parts Industry - University of California, San Diego, U.S.A. 32. Togo, K. (2007), Infant industry policy: A case of Japanese Automobile industry before 1945, Musashi University, Tokyo, Japan. 33. The Office for the Study of Automotive Transportation (1994), The U.S- Japan Automotive Bilateral 1994 Trade Deficit, The University of Michigan Transportation Research Institute, U.S.A. Website: 34. www.aseansec.org 35. www.autovietnam.com 36. www.autonet.com 37. www.baodautu.vn 38. www.baomoi.com 39. www.cleanairinitiative.org 40. www.dantri.com.vn 41. www.dddn.com.vn 42. www.deloitte.com 43. www.doanhnhan360.com 44. www.eastasiaforum.org 45. www.eu-japan.eu 46. www.ford.com 47. www.honda.com 48. www.icsead.or.jp 49. www.iwu.edu 50. www.irps.ucsd.edu 51. www.jama.org.com 52. www.kgk.uni-obuda.hu 53. www.kpmg.com 54. www.laodong.com.vn 55. www.mitsubishi-motors.com/en/index.html 56. www.mazda.com 57. www.nhatban.net 58. www.njkk.com 59. www.nissan.com.vn 60. www.ssrn.com 61. www.sjsu.edu.com 62. www.tamnhin.net 63. www.trade.gov 64. www.thanhnien.com.vn 65. www.thegioioto.com.vn 66. www.toiyeunhatban.wordpress.com 67. www.tsc.edu.com 68. www.toyota.com 69. www.umich.edu 70. www.vama.org.com 71. www.vnexpress.net. An Lâm (2011), Bài báo dịch “Lao động nước ngoài chật vật bám trụ tại Nhật . thành chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản. Chương 2: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản. Chương 3: Một bài học. trên, tôi đã chọn đề tài: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . Do đó, nghiên cứu chiến lược phát triển

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan