SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO ASEAN

6 955 7
SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO ASEAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

kinh tế quốc tế

SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO ASEAN”:  GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 gồm có 10 quốc gia thành viên . Với các thành viên đầu tiên là: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines Sau đó là Brunei (1984), Việt Nam(1995),lào- Myanma (1997) và Campuchia(1999). ASEAN là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á-Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới. Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN. VÀI NÉT VỀ TIẾN TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN. Bắt đầu cuộc đổi mới , Đảng và Nhà Nước ta đã đánh giá đúng đắn tình hình thế giới, những yêu cầu đặt ra đối với đất nước để đề ra đường lối đối ngoại phù hợp, hướng vào các nước láng giêng nhiều hơn. Đảng và Nhà nước ta nhận thức được xu thế liên kết khu vực đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, với tư cách là giải pháp hợp tác để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa và quan hệ giữa các nước lớn, vì vậy Đảng và Nhà nước ta nỗ lực đẩy mạnh xây dựng quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. Đảng cũng đã có nhận thức mới về vấn đề hòa bình, an ninh khu vực đó là sự chuyển hướng từ trạng thái có những mâu thuẫn sang giai đoạn hợp tác để phát triển trong xu thế chung của thế giới. Ta đã thấy rõ mối liên hệ ràng buộc giữa an ninh quốc gia với an ninh khu vực. Vì vậy, để tạo môi trường hòa bình tập trung phát triển kinh tế đất nước, Việt Nam tiến tới nguyện vọng gia nhập ASEAN. Năm 1992 đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam sau khi tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), và trở thành Quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ Sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN Nhóm 2 – D11KT02 trưởng ASEAN (AMM) hàng năm. Trong thời gian này, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của một số Ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN. Tháng 7/1994, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn này. Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) tại Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN ngày hôm nay. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN • Đóng góp đầu tiên đáng ghi nhận của Việt Nam trong ASEAN là vai trò tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia vào ASEAN, qua đó, hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở Đông Nam Á, đưa ASEAN trở thành tổ chức đại diện cho toàn khu vực, chấm dứt thời kỳ chia rẽ giữa các nhóm nước, mở ra giai đoạn hợp tác hữu nghị cùng phát triển ở khu vực. • kiện mang dấu ấn đậm nét của Việt Nam trong ASEAN là việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998)- chỉ 3 năm sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN và trong bối cảnh khu vực đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nghiêm trọng, được các nước thành viên ASEAN và dư luận quốc tế nói chung đánh giá cao. Với việc thông qua Chương trình Hành động Hà Nội, Cấp cao ASEAN 6 đã góp phần quan trọng tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác, khôi phục hình ảnh ASEAN, đặc biệt định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp Hội trong những năm kế tiếp để thực hiện Tầm nhìn 2020. • Tiếp theo đó, từ tháng 7/2000-7/2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC: cộng đồng an ninh) khóa 34 và ARF(diễn đàn quốc tế về an ninh tại châu Á ) • Bước sang đầu thế kỷ XXI, khi ASEAN có những bước chuyển mạnh mẽ nhằm tăng cường liên kết khu vực, ,Việt Nam đã đóng vai trò tích cực cùng các nước ASEAN xây dựng và thông qua Tuyên bố hòa hợp ASEAN II tại Bali, In-đô-nê-xia (10/2003), đề ra những định hướng chiến lược cho sự phát triển của ASEAN, hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN năng động, tự cường và gắn kết vào năm 2020 (sau này ASEAN quyết định là vào năm 2015) với ba trụ cột chính là Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN . • Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong quá trình soạn thảo,ký kết, phê chuẩn cũng như triển khai đưa hiến chương vào cuộc sống. Sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà Lãnh đạo ASEAN ký thông qua Hiến chương (Hội nghị cấp cao ASEAN 13, Xinh-ga-po, tháng 11/2007), Việt Nam là một trong Sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN Nhóm 2 – D11KT02 những nước sớm phê chuẩn Hiến chương (Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký phê chuẩn Hiến chương ngày 06/03/2008) Việt Nam đã phát huy vai trò là cầu nối tích cực tăng cường quan hệ giữa ASEAN với như Nhật Bản, Nga, Mỹ, Ôxtrâylia, Canada và hiện tại là Trung Quốc, kể cả việc góp phần tháo gỡ một số vướng mắc, giúp nâng tầm quan hệ giữa 2 bên, được cả ASEAN và các nước Đối thoại đánh giá cao. Bên cạnh nhưng đóng góp, việc trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã mở ra rất nhiều cơ hội cho VN trong qua trình phát triển đất nước… đồng thời, những thách thức mà VN phải vượt qua trong quá trình hội nhập cũng không ít  CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Cơ hội: ASEAN là cửa ngõ đầu tiên và then chốt cho tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam: • Thông qua ASEAN chúng ta đã được mở rộng không gian hợp tác với các nước trên thế giới nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Được giao lưu hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục ….tiếp cận với khoa học kĩ thuật hiện đại của các nước tiên tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của việt nam ra thế giới. • Các sản phẩm của Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng kể cả thị trường khó tính như Nhật. Và quan trọng hơn đó là chúng ta đã đi tắt đón đầu, nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học của thế giới để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước • Do nước ta nằm ở vị trí chiến lược, cộng với nguồn tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, tình hình chính trị ổn định đã giúp ta thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của các nước bạn và trên thế giới. đây là thuận lợi và rất ít nước có được. Qua đó các nhà đầu tư đã tạo được nhiều việc làm cho người dân, đồng thời nâng cao mức sống người dân Việt Nam. • Sự thiết lập cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) sẽ làm tăng nhanh mức độ tin cậy và ý thức cộng đồng trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác chính trị- anh ninh nội khối lên tầm cao mới. • Điều này sẽ giúp phần tạo ra sự thăng bằng trong hợp tác khu vực và quốc tế, làm tăng khả năng phòng ngừa và tiến tới giải quyết các xung đột có thể xảy ra trong tương lai . Thách thức Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng thuộc vào loại nhanh thứ 2 ở Châu Á chỉ sau Trung Quốc, song có điều chưa thể hoàn toàn yên tâm vì nguy cơ tụt hậu,. Sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN Nhóm 2 – D11KT02 Để thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp.chúng ta cần phải phấn đấu vượt qua một số trở ngại, thách thức sau đây trong tiến trình hội nhập ASEAN nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. - Nguy cơ tụt hậu : Sự tồn tại một hệ thống, cơ sở hạ tầng kinh tế- kĩ thuật của nền sản xuất xã hội còn nhìêu lạc hậu, bao gồm cả những vấn đề còn rất nan giải như hệ thống máy móc, thiết bị chủ yếu là ở các thế hệ cũ, hệ thống giao thông dịch vụ tài chính ngân hàng… cùng với qua trình đô thị hóa tuy đã khá hơn nhìêu so với trước song vẫn còn khấp khiểng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển bền vững ở nước ta. -Năng lực cạnh tranh còn thấp, chậm được cải thiện • Do các nước trong khu vực ASEAN có nền văn hóa tương đồng nhau nên có nhiều sản phẩm giống nhau. • Năng lực quản lý danh nghiệp còn yếu. nhiều doanh nghiệp nhà nước tồn tại được là nhờ có sự bảo hộ và trợ cấp cua nhà nước. • Tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ còn lớn. Xét về tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa như giá cả , chất lượng ,mạng lưới tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng còn thua kém hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. -Trình độ lao động còn thấp và hiện tượng “chảy máu chất xám” Tuy những năm gần đây Việt Nam đã phát triển một cách vượt bậc nhưng vẫn còn đó những hạn chế, bất cập về nguồn nhân lực trình độ cao trước yêu cầu của hội nhập quốc tế và khu vực. Trong các kỳ thi Olympic quốc tế, Việt Nam đã giành được nhiều huy chương vàng,bạc,đồng. Điều đó chứng tỏ nước ta có rất nhiều nhân tài nhưng vì chúng ta chưa có chính sách đào tạo , thu hút nhân tài cụ thể nên đã xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”, những người có trình độ đã bị các công ty nước ngoài thu hút về làm việc còn các công ty của ta vẫn chưa thuyết phục được họ. -Nguy cơ phá hoại Xã hội Chủ nghĩa và phai nhạt bản sắc dân tộc Khi mở cửa hội nhập thì nền văn hóa phương Tây xâm nhập vào Việt Nam càng nhiều, ảnh hưởng vào nước ta dưới nhiều dạng hình thức khác nhau, các loại hình văn hóa phẩm đồi trụy lôi kéo, dụ dỗ người dân vào con đường lệch lạc trong cách sống, dẫn đến dễ bị tha hóa, biến chất thành những con người ích kỉ, thực dụng gây ra nhiều tệ nạn xã hội hòng chống phá chế độ Xã hội chủ nghĩa, đường lối đúng đắn của Đảng, của Nhà nước ta. Ngoài ra còn những khó khăn, thách thức khác là tình trạng môi trường thiên nhiên ngày càng xấu hơn,thiên tai,dịch bệnh do đó càng gia tăng mạnh, chủ nghĩa khủng bố vẫn đang là Sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN Nhóm 2 – D11KT02 hiểm họa lớn nhất cuả thế giới không riêng gì Việt Nam….Những vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp giải quyết triệt để, nếu không thì nguy cơ Việt Nam sẽ trở thành bãi rác của thế giới  PHƯƠNG HƯỚNG THAM GIA HỢP TÁC ASEAN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. Trước bối cảnh ASEAN bước sang một giai đoạn phát triển mới, chúng ta cần có sự chuẩn bị tốt hơn về mọi mặt để nâng cao hơn nữa hiệu quả tham gia của Việt Nam. Trước hết, chúng ta cần nhận thức đầy đủ hơn và coi trọng đúng mức tầm quan trọng chiến lược của ASEAN đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta. Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của khu vực Đông Nam Á, do vậy một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết và thống nhất, có vai trò và vị thế quốc tế quan trọng, hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của chúng ta. Gia nhập và tham gia hợp tác ASEAN đã và sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng và thiết thực về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và đối ngoại, mà bao trùm là tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như hỗ trợ Việt Nam hội nhập nhanh chóng và hiệu quả hơn vào khu vực và quốc tế. Chính vì vậy, ASEAN xét cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, luôn được xác định là một bộ phận quan trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Hai là, chúng ta cần tiếp tục làm hết sức mình cùng các nước thành viên khác xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống. Chúng ta cần tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm hơn trong hợp tác ASEAN. Với thế và lực của đất nước đang tăng lên, chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát huy vai trò này. Chúng ta cần tích cực tham gia mọi hoạt động của Hiệp hội, chủ động đề xuất nhiều sáng kiến và biện pháp phù hợp để tăng cường đoàn kết và hợp tác trong ASEAN, thúc đẩy giải quyết những vấn đề lớn và phức tạp của Hiệp hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận của ASEAN và tương lai phát triển của Hiệp hội. Ba là, chúng ta cần có sự đổi mới và chuẩn bị tốt trong nội bộ để nâng cao hiệu quả tham gia hợp tác ASEAN, cả về tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động và nguồn lực. Hợp tác ASEAN rất đa dạng về hình thức và nội dung, do vậy cần có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành khi tham gia hoạt động ASEAN, nhất là vai trò điều phối quốc gia của Bộ Ngoại giao. Các cơ quan đảm nhận vai trò điều phối trong từng trụ cột của Cộng đồng ASEAN cần phải phát huy tính chủ động, thường xuyên phối hợp tốt với các Bộ, ngành liên quan để đảm bảo sự tham gia đồng bộ và nhất quán của Việt Nam. Từng Bộ, ngành cần sớm tăng cường bộ phận chuyên trách, đầu tư thích đáng về nhân lực và tài chính cho việc tham gia hoạt động ASEAN. Bốn là, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền rộng rãi cho mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức trong xã hội về ASEANsự tham gia của Việt Nam, để tạo sự đồng thuận trong xã hội về nhận thức và hành động, huy động được sự tham gia và đóng góp của mọi Sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN Nhóm 2 – D11KT02 tầng lớp nhân dân vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, thúc đẩy hợp tác ASEAN hướng tới phục vụ và nâng cao cuộc sống của người dân. Nhất quán trong tư duy và hành động, thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tham gia hợp tác ASEAN một cách tích cực, chủ động và có trách nhiệm, để góp phần xây dựng ASEAN trở thành một tổ chức liên kết chặt chẽ, đoàn kết và vững mạnh, có vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN Nhóm 2 – D11KT02

Ngày đăng: 06/02/2014, 19:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan