TIỂU LUẬN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ

45 8.1K 41
TIỂU LUẬN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ Ngày nay, quản trị là một lĩnh vực rất được nhiều người quan tâm. Nó không chỉ tồn tại ở những...

TIỂU LUẬN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 4 I) Lý do chọn đề tài 4 II) Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5 III) Giới hạn – phạm vi nghiên cứu 5 IV) Phương pháp nghiên cứu 5 V) Tổng quan tình hình nghiên cứu 5 Phần 2: NỘI DUNG 7 I) Bối cảnh lịch sử 7 1. Những vấn đề về tổ chức và quản trị trước thế kỷ 18 7 2. Hai sự kiện quan trọng trước thế kỷ 20 8 II) Những tư tưởng quản trị quan trọng nửa đầu thế kỷ 20 9 1. Lý thuyết quản trị khoa học 9 1.1/ Tác giả 9 1.2/ Học thuyết 10 1.3/ Đánh giá 12 1.4/ Ứng dụng 13 2. Lý thuyết quản trị hành chính 14 2.1/ Max Weber 14 2.2/ Henri Fayol 15 2.3/ Đánh giá 18 3. Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị 19 3.1/ Hoàn cảnh ra đời 19 3.2/ Học thuyết 20 4. Lý thuyết định lượng trong quản trị 23 4.1/ Tác giả 23 Sự phát triển của các học thuyết quản trị 3 4.2/ Học thuyết 23 4.3/ Đánh giá 27 5. Trường phái hội nhập trong quản trị 27 5.1/ Hoàn cảnh ra đời 27 5.2/ Nội dung 28 5.2.1) Phương pháp quản trị quá trình 28 5.2.2) Phương pháp tình huống ngẫu nhiên 30 III) Một số lý thuyết quản trị hiện đại 32 1. Trường phái quản trị Tây Âu 32 1.1/ Mô hình 7-S 32 1.2/ Thuyết quản trị sáng tạo 34 1.3/ Một số quan điểm của Peter Drucker 34 1.4/ Nhận xét 37 2. Trường phái quản trị châu Á 38 2.1/ Thuyết KAIZEN 38 2.2/ Thuyết Z 39 IV) Kết luận 41 Phần 3: TỔNG KẾT 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 Sự phát triển của các học thuyết quản trị 4 Phần 1 MỞ ĐẦU I) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, quản trị là một lĩnh vực rất được nhiều người quan tâm. Nó không chỉ tồn tại ở những tổ chức, công ty có quy mô lớn mà còn hiện diện ngay trong cuộc sống hàng ngày, hết sức phổ biến và vô cùng cần thiết. Để tồn tại trong xã hội, không ai có thể sống riêng lẻ một mình mà cần sự giúp đỡ, hợp tác từ mọi người. Từ chính những nhu cầu đó, quản trị đã hình thành và phát triển, tạo ra sự thống nhất, giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Quản trị là một lĩnh vực khoa học. Nó hình thành nên cơ sở lý thuyết về quản trị tổ chức, tích lũy nhiều năm và kế thừa kết quả của nhiều môn khoa học khác như: toán học, kinh tế học,….Để giải quyết vấn đề quản trị, chúng ta cần phải sử dụng những suy luận khoa học chứ không phải là ý kiến chủ quan của cá nhân. Bên cạnh đó, tính linh hoạt áp dụng của mỗi người quản trị trong thực tiễn đời sống là khác nhau, thể hiện mặt nghệ thuật của quản trị. Nói tóm lại, quản trị là một lĩnh vực rất thú vị, nó là sự kết hợp tuyệt vời của cả khoa học và nghệ thuật. Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, đã có rất nhiều học thuyết quản trị ra đời, từ những tư tưởng sơ khai, cổ điển thời F.Taylor đến những tư tưởng hiện đại ngày nay, mỗi học thuyết có những đúc kết, giải thích hiện tượng và dự đoán tương lai khác nhau nhưng vẫn nhằm vào mục đích thống nhất hành động để đạt kết quả tối ưu. Vì thế, việc tiếp thu những lý thuyết quản trị qua các thời kì là hết sức cần thiết. Thông qua đó chúng ta sẽ học được những bài học kinh nghiệm, vận dụng linh hoạt những học thuyết đó trong thực tiễn và tránh những sai lầm không đáng có. Nhận thức được sự tác động mạnh mẽ của quản trị, cácthuyết quản trị và sự ứng dụng của chúng vào trong thực tế, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề: “Sự phát triển của các học thuyết quản trị”. Sự phát triển của các học thuyết quản trị 5 II) MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích  Nắm rõ nội dung chính, quan điểm của từng tư tưởng  Vận dụng linh hoạt vào thực tế. 2. Nhiệm vụ  Nghiên cứu, phân tích, đánh giá ưu, khuyết điểm của từng tư tưởng quản trị  Đưa ra những ví dụ, phân tích lợi ích và trường hợp áp dụng. III) GIỚI HẠN – PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Sơ lược bối cảnh về quản trị trước thế kỉ 18  Trường phái quản trị nửa đầu thế kỉ 20 gồm: Quản trị khoa học, Quản trị hành chính, Tâm lý xã hội, Quản trị định lượng, Hội nhập trong quản trị.  Trường phái quản trị hiện đại: Tây Âu và Châu Á IV) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu những nguồn tài liệu trong sách giáo khoa và mạng Internet về các học thuyết. 2. Quan sát, tổng kết từ thực tiễn: Đưa ra ví dụ, dẫn chứng minh họa cho từng học thuyết, những tình huống thực tế. 3. So sánh: Phân tích ưu, khuyết đối chiếu giữa những học thuyết hay giữa từng thời kì với nhau. V) TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu tài liệu nhóm tác giả tìm thấy tiểu luận của sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Ngọc với đề tài: Cácthuyết quản trị (*) . Đề tài này tập Sự phát triển của các học thuyết quản trị 6 trung nghiên cứu các tư tưởng quản trị nửa đầu thế kỉ 20, có nhận xét về đóng góp, hạn chế và đưa ra ví dụ minh họa. Đánh giá chung:  Với đề tài: “ Sự phát triển của các học thuyết quản trị”, nhóm tác giả một phần kế thừa những nghiên cứu đã có, làm tiền đề phân tích, bổ sung, đồng thời bổ sung thêm những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn.  Cái mới của đề tài này so với tiểu luận của sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Ngọc là phạm vi nghiên cứu rộng hơn. Nhóm tác giả có bổ sung thêm trường phái hội nhập trong quản trị (quản trị tiến trình, quản trị theo tình huống) và trường phái quản trị hiện đại. Từ đó cung cấp một cái nhìn tổng quát hơn về sự phát triển, tiến bộ qua từng giai đoạn của các học thuyết. Bên cạnh đó, đề tài này còn so sánh giữa các học thuyết cũng như từng giai đoạn thời kì với nhau. (*): tham khảo http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-cac-ly-thuyet-quan-tri 201929.html Sự phát triển của các học thuyết quản trị 7 Phần 2 NỘI DUNG I) BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1. Những vấn đề về tổ chức và quản trị trước thế kỷ 18 Các hoạt động quản trị hay còn gọi là những hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát đã có từ hàng nghìn năm nay. Trước Công Nguyên, những kim tự tháp ở Ai Cập (1930) và Vạn lý trường thành ở Trung Quốc (1944) là những bằng chứng xác thực về những dự án có quy mô lớn tiêu biểu cho hoạt động quản trị. Việc sử dụng hàng chục nghìn nhân công để thực hiện các công trình vĩ đại đó tất yếu phải cần người quản lý. Những người đó có trách nhiệm hoạch định những gì phải làm, tổ chức con người và vật liệu để thực hiện kế hoạch đó, lãnh đạo và hướng dẫn công nhân và áp dụng một số biện pháp kiểm soát để đảm bảo mọi việc được thực hiện đúng kế hoạch. Ngoài ra, người Babylon đã biết vận dụng mức lương tối thiểu vào năm 1950 trước Công Nguyên, còn người Hy-Lạp để lại những bằng chứng cho thấy họ có nhận thức rất sâu về những nguyên tắc quản lý về hệ thống kiểu hội đồng, tòa án, ủy hội. Một ví dụ khác khá rõ ràng trong quản lý đến từ thành phố Venice của Ý trong những năm 1400. Người dân Venice đã phát triển một hình thức sơ khai của doanh nghiệp và tiến hành nhiều hoạt động không khác mấy so với tổ chức ngày nay. Tại các xưởng chế tạo vũ khí của thành Venice, những chiếc tàu chiến được neo dọc các con kênh và tại mỗi điểm dừng, nguyên vật liệu và thiết bị lắp đặt lại được đưa lên tàu. Dường như không quá khi nói đấy cũng giống như việc các chiếc xe hơi được “thả” dọc các dây chuyền sản xuất để các linh kiện được lắp ráp vào xe. Ngoài ra, dân Venice cũng có một nhà kho và hệ thống kiểm kê để kiểm soát hàng trong kho, chức năng nhân sự để quản lý lực lượng lao động và một hệ thống kế toán để theo dõi doanh thu và chi phí. Sự phát triển của các học thuyết quản trị 8 2. Hai sự kiện quan trọng Những ví dụ trong quá khứ đã chứng tỏ các tổ chức đã tồn tại khoảng vài nghìn năm và công việc quản lý cũng được thực hiện trong khoảng thời gian tương đương. Tuy nhiên hai sự kiện xảy ra trước thế kỷ 20 đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy việc nghiên cứu hoạt động quản trị.  Học thuyết kinh tế cổ điển của Adam Smith năm 1776 Trong tác phẩm The Wealth of Nations, Adam Smith đã chỉ ra những lợi thế kinh tế mà các tổ chức hay một xã hội có thể đạt được từ sự phân công lao động, tức là phân chia các công việc tổng thể thành các nhiệm vụ nhỏ hơn và lặp đi lặp lại. Ông đã đi đến kết luận rằng phân công lao động sẽ làm tăng năng suất nhờ tăng kỹ năng cũng như sự khéo léo của từng công nhân và tiết kiệm được thời gian mất đi trong việc thay đổi thao tác, và bằng các phát minh ra máy móc tiết kiệm sức lao động. Trong thế giới hiện nay, rất nhiều ví dụ đã chứng minh cho học thuyết của Adam Smith như các bác sĩ trong một ca phẫu thuật đảm nhiệm các thao tác khác nhau theo thứ tự, các nhân viên làm việc trong nhà bếp đảm nhiệm các khâu chuẩn bị thức ăn hoặc rõ ràng nhất là trong một đội bóng, các cầu thủ chơi ở các vị trí khác nhau thì thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhưng họ đều phối hợp với nhau để đạt được kết quả tốt nhất.  Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đầu thế kỷ 18 Đóng góp chủ yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp là thay thế sức người bằng sức máy và kết quả là đã làm cho việc sản xuất hàng hóa diễn ra tại các công xưởng kinh tế thay vì tại gia đình. Các công xưởng này hoạt đông chủ yếu nhờ máy móc chạy nên rất cần kỹ năng quản trị của con người. Do đó, nhà quản trị là người sẽ dự đoán và quyết định nhu cầu nguyên vật liệu cần cho sản xuất, phân công nhiệm vụ cho công nhân, điều phối các hoạt động hàng ngày, phối hợp các thao tác khác nhau, đảm bảo máy móc luôn hoạt động tốt và duy trì các tiêu chuẩn công Sự phát triển của các học thuyết quản trị 9 việc, tìm kiếm thị trường thành phẩm, v.v… Thế nhưng, hoàn cảnh sản xuất mới cũng chưa có tác động lớn đến sự phát triển củathuyết quản lý, vì trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, chức năng của người sở hữu và chức năng của người quản lý chưa đuợc phân biệt rõ rệt. Sản xuất kinh doanh phát triển càng mạnh thì chức năng của người sở hữu và chức năng của người quản lý đuợc phân biệt ngày càng rõ rệt, đặc biệt trong các công ty cổ phần. Nhu cầu về một học thuyết quản trị chính thức nhằm hướng dẫn các nhà quản trị trong việc vận hành các tổ chức là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, mãi đến đầu những năm 1900, những bước đi đầu tiên cho việc phát triển một lý thuyết như vậy mới xuất hiện. Theo các bằng chứng nêu trên, lịch sử quản trị học có thể được tóm tắt bởi 4 cột mốc quan trọng sau:  Trước Công Nguyên: tư tưởng hoạt động quản lý còn sơ khai, gắn liền với triết học và tôn giáo  Thế kỉ 14: sự phát triển của thương mại thúc đẩy sự phát triển của hoạt động quản trị  Thế kỉ 18: cuộc cách mạng công nghiệp là tiền đề xuất hiện lý thuyết quản trị  Sau thế kỉ 18: sự xuất hiện của nhà quản trị chuyên nghiệp đánh dấu sự ra đời của các học thuyết quản trị. Đặc biệt là đầu thế kỉ 20, Taylor là người đã đặt nền móng đầu tiên cho quản trị học hiện đại II) NHỮNG TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ QUAN TRỌNG NỬA ĐẦU THẾ KỶ 20 1. Lý thuyết quản trị khoa học 1.1/ Tác giả Sự phát triển của các học thuyết quản trị 10 Frederick Winslow Taylor (F. W. Taylor) sinh năm 1856, trong một gia đình giàu có ở Philadelphia, Pennsylvania. Sau khi tốt nghiệp, Taylor học tại trường ĐH Luật Harvard. Sự nghiệp của Taylor tiến triển vào năm 1878 khi ông trở thành một người lao động ở cửa hàng máy tại Midvale Steel Works. Tại Midvale, Taylor được thăng chức thành quản đốc, giám đốc nghiên cứu, và cuối cùng là kỹ trưởng của công trình. 1.2/ Học thuyết a) Hoàn cảnh ra đời Taylor - một kỹ cơ khí tại nhà máy thép Midvale & Bethlehem- luôn cảm thấy lo lắng về năng suất kém của công nhân. Những người công nhân làm cùng một việc nhưng lại sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, vừa làm vừa nghỉ ngơi. Taylor tin rằng năng suất của những người công nhân đó chỉ bằng một phần ba so với khả năng anh ta có thể làm được. Lúc đó chưa có khái niệm về tiêu chuẩn làm việc, công nhân không quan tâm đến khả năng và năng khiếu cần có để thực hiện công việc. Nhà quản trị và công nhân lại thường xuyên xung đột. Taylor đã phải mất hơn hai thập kỉ theo đuổi một cách nhiệt tình triết lý “cách tốt nhất” cho mỗi công việc cần thực hiện. Kinh nghiệm làm việc ở nhà máy Midvale đã giúp Taylor xác định được những nguyên tắc định hướng rõ ràng để nâng cao hiệu suất sản xuất. b) Nội dung Quản lý theo khoa học (còn được gọi là Chủ nghĩa Taylor - Taylorism, Phương pháp Taylor - Taylor system, Luật phối hợp cổ điển - Classical Perspective) là lý thuyết quản lý dựa trên quá trình phân tích, tổng hợp các quy trình công việc Frederick Winslow Taylor (29/31856 – 21/3/1915) [...]... cả các nhà quản trị để thức hiện các công việc của họ Thay vào đó, công việc của một nhà quản trị tùy thuộc vào những tình huống thay đổi và khác nhau, và các hành động của các nhà quản trị chỉ thực sự phù hợp với tình huống do chính họ nhận ra 31 Sự phát triển của các học thuyết quản trị Phương pháp này đã có ảnh hưởng trong những năm gần đây trong việc thay thế các nguyên tắc đã đơn giản của quản trị. .. qua bốn cách nhìn về quản trị:  Quan điểm của người đốc công và giám sát  Tập trung vào toàn bộ tổ chức 27 Sự phát triển của các học thuyết quản trị  Nhà quản trị với tư cách là người phát triển các mô hình định lượng để hỗ trợ việc đưa ra các quyết định tối ưu  Tầm quan trọng của việc hiểu rõ hành vi tổ chức đối với một nhà quản trị Mỗi nguyên tắc đều có giá trị của nó, nhưng không có cách tiếp... nghĩa về lý thuyết quản trị mới này được xây dựng trên nhận thức cơ bản rằng: Quản trị là quyết định” và muốn việc quản trị có hiệu quả, các quyết định phải đúng đắn 23 Sự phát triển của các học thuyết quản trị b) Nội dung Do sự bùng nổ của cách mạng thông tin, xã hội loài người có những chuyển biến mang tính cách mạng mạnh mẽ, dẫn đến những sự thay đổi mang tính cách mạng trong việc đưa khoa học kỹ thuật... hội trong quản trị, còn gọi là lý thuyết tác phong, là những quan điểm quản trị nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con người trong công việc Lý thuyết này cho rằng, hiệu quả của quản trị do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các 19 Sự phát triển của các học thuyết quản trị yếu tố vật chất quyết định mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu... hội học tôn giáo và chính quyền học, nhưng ông cũng đóng góp Max Weber (21/4/1864-14/6/1920) đáng kể cho ngành kinh tế học Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Đạo đức Kháng Cách và tinh thần chủ nghĩa tư bản”, đánh dấu sự khởi đầu của một loạt khảo cứu của ông về ngành xã hội học tôn giáo 14 Sự phát triển của các học thuyết quản trị 2.1.2/ Học thuyết Weber có nhiều đóng góp vào lý thuyết quản trị thông... có sự quản trị thích hợp hệ thống thông tin đó 4.3/ Đánh giá Đóng góp củathuyết định lượng: - Định lượng là sự nối dài củathuyết cổ điển - Lý thuyết định lượng thâm nhập hầu hết trong mọi tổ chức hiện đại với những kỹ thuật phức tạp Khoa học quản trị, quản trị tác nghiệp và quản trị hệ thống thông tin rất quan trọng cho các nhà quản trị các tổ chức lớn và hiện đại ngày nay Các kỹ thuật của. .. xét nó dưới góc độ một quá trình Quá trình quản trị là một chuỗi các quyết định và các hoạt động liên tục mà nhà quản trị tạo ra khi hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát Điều đó có nghĩa là khi các nhà quản trị thực hiện công việc của mình thì công việc của họ được tiến hành một cách liên tục và nối tiếp nhau 29 Sự phát triển của các học thuyết quản trị 5.2.2) Phương pháp tình huống ngẫu nhiên... động của con người Quan điểm cơ bản củathuyết này cũng giống như quan điểm củathuyết quản trị khoa học Họ cho rằng sự quản trị hữu hiệu tùy thuộc vào năng suất lao động của con người làm việc trong tập thể Tuy nhiên, khác với ý kiến củathuyết quản trị khoa học, lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng, yếu tố tinh thần có ảnh hưởng mạnh đối với năng suất của lao động Từ nhận thức đó, các nhà lý thuyết. .. đạt được mục đích của cả tổ chức; và do đó hoạt động chủ yếu của người lãnh đạo là phát huy cao tác dụng của quản lý, thông qua hoạt động quản lý để thúc đẩy các hoạt động của tổ chức 16 Sự phát triển của các học thuyết quản trị * Các chức năng quản lý  Chức năng hoạch định: (dự đoán, lập kế hoạch) được coi là nội dung hàng đầu, cơ bản nhất Tuy vậy, ông cũng chỉ ra tính tương đối của công cụ kế hoạch,... tư phát triển và cải thiện đời sống nhân viên Nếu không đủ để bù đắp chi phí, doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ và khó có thể tồn tại Trường phái định lượng trong quản trị tiếp cận trên 3 hướng cơ bản là quản trị khoa học, quản trị tác nghiệp và quản trị hệ thống thông tin  Quản trị khoa học Một trong những áp dụng chính của trường phái này là quản trị khoa học Chúng ta cần phân biệt quản trị khoa học ở đây . tập trung nghiên cứu vấn đề: Sự phát triển của các học thuyết quản trị . Sự phát triển của các học thuyết quản trị 5 II) MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN. với đề tài: Các lý thuyết quản trị (*) . Đề tài này tập Sự phát triển của các học thuyết quản trị 6 trung nghiên cứu các tư tưởng quản trị nửa đầu

Ngày đăng: 29/01/2014, 00:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan