Tài liệu Giáo trình Thần kinh chi trên pdf

16 1.4K 48
Tài liệu Giáo trình Thần kinh chi trên pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thần kinh chi trên 1. Thần kinh quay (radial nerve): 1.1. Vùng cánh tay: Thần kinh quay sau khi xuất phát từ bó sau của đám rối cánh tay (brachial plexus), thì chui qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu cùng với động mạch cánh tay sâu (deep brachial artery) để đi ra vùng cánh tay sau. Tại đây, thần kinh đi sát vào rãnh thần kinh quay (radial nerve groove) của xương cánh tay (humerus), đây cũng là lý do thần kinh quay thường dễ bị tổn thương khi gãy 1/3 giữa xương này. Khi ra khỏi rãnh, thần kinh chọc qua vách gian cơ ngoài để lại đi ra phía trước cánh tay, trong rãnh nhị đầu ngoài của hố khuỷu và chia làm 2 nhánh đi xuống vùng cẳng tay. Tại vùng cánh tay sau, thần kinh quay cho nhánh vận động cơ tam đầu cánh tay (triceps brachii muscle) và các nhánh cảm giác đến da vùng cánh tay ngoài và sau. 1.2. Vùng khuỷu và cẳng tay: Tại rãnh nhị đầu ngoài của vùng khuỷu, thần kinh quay chia thành 2 nhánh, nhánh nông và nhánh sâu (thần kinh gian cốt sau – posterior interosseous nerve). Nhánh nông của thần kinh quay đi qua bao khớp khuỷu, đi xuống phía sau cơ cánh tay quay (brachioradialis muscle), phía trước cơ duỗi cổ tay quay dài (extensor carpi radialis longus muscle), ra phía sau, và ra dưới da ở khoảng 3 cm trên mỏm trâm quay (styloid process of radius) để xuống cảm giác cho nửa ngoài mu tay. Nhánh sâu của thần kinh quay hay thần kinh gian cốt sau đi giữa 2 lớp cơ ngửa rồi tỏa ra nhiều nhánh giữa 2 lớp cơ của vùng cẳng tay sau để vận động cho các cơ vùng này. Thần kinh gian cốt sau vận động cho tất cả các cơ ở vùng cánh tay sau trừ cơ cánh tay quay và cơ duỗi cổ tay quay dài do các nhánh bên của thần kinh quay chi phối. Thần kinh quay không xuống vùng gan tay, chỉ chi phối cảm giác cho 3 ngón rưỡi ngoài của mu tay. 2. Thần kinh trụ (ulnar nerve): 2.1. Vùng cánh tay: Thần kinh trụ xuất phát từ bó trong của đám rối cánh tay. Đi xuống cánh tay theo động mạch cánh tay (brachial artery). Đến 1/3 giữa cánh tay, thần kinh cùng động mạch bên trụ trên (superior ulnar collateral artery) chọc qua vách gian cơ trong ra vùng cánh tay sau. Sau đó qua rãnh thần kinh trụ ở khuỷu xuống cẳng tay. Ở cánh tay, thần kinh trụ không cho nhánh bên nào. 2.2. Vùng cẳng tay: Ở cẳng tay, thần kinh trụ đi trước cơ gấp các ngón sâu (flexor digitorum profundus muscle) và sau cơ gấp cổ tay trụ (flexor carpi ulnaris muscle). Động mạch trụ (ulnar artery) đi kèm với thần kinh trụ ở 2/3 dưới cẳng tay và nằm ngoài thần kinh trụ. Ở phía trên cổ tay, thần kinh trụ cho nhánh vận động 1 cơ rưỡi: Cơ gấp cổ tay trụ và nửa trong cơ gấp các ngón sâu (ngón 4 và ngón 5). Thần kinh trụ đi phí ngoài xương đậu (psisform bone) và phía trước mạc giữ gân gấp (flexor retinaculum) để vào bàn tay. 2.3. Vùng bàn tay: Thần kinh trụ đi vào bàn tay giữa xương đậu và móc xương móc (hook of hamate bone), ở phía trước mạc giữ gân gấp, phía sau cơ gan tay ngắn (palmaris brevis muscle) rồi chia làm 2 nhánh: Nhánh nông và nhánh sâu. Nhánh nông chi phối cảm giác cho 1 ngón rưỡi bên trong (ngón 5 và 1/2 ngón 4), và cho nhánh vận động cơ gan tay ngắn. Nhánh sâu vận động 3 cơ còn lại của mô út, vòng qua móc xương móc đi sâu vào bàn tay, vận động cho tất cả các cơ còn lại của gan tay; trừ 5 cơ do thần kinh giữa chi phối: Cơ dạng ngón cái ngắn (abductor pollicis brevis muscle), cơ gấp ngón cái ngắn (flexor pollicis brevis muscle), cơ đối ngón cái (opponens pollicis muscle) và 2 cơ giun (lumbrical m.m.) 1, 2. 3. Thần kinh giữa (median nerve): 3.1. Vùng cánh tay: Thần kinh giữa xuất phát từ rễ trong và rễ ngoài của đám rối cánh tay, đi cùng động mạch cánh tay trong ống cánh tay. Ở trên, thần kinh giữa nằm phía trước ngoài của động mạch, sau đó bắt chéo phía trước động mạch để xuống dưới nằm trong động mạch. Ở cánh tay, thần kinh giữa không cho nhánh nào. 3.2. Vùng cẳng tay: Thần kinh giữa đi từ giữa nếp khuỷu đến giữa nếp gấp cổ tay. Thần kinh đi sâu dưới cơ sấp tròn (pronator teres muscle), sâu hơn lớp cơ nông cẳng tay (gồm các cơ duỗi các ngón nông, cơ gan tay dài và cơ gấp cổ tay quay). Thần kinh giữa bắt chéo động mạch trụ ở 1/3 trên cánh tay, vận động cho tất cả các cơ vùng cẳng tay trước, trừ 1 cơ rưỡi của thần kinh trụ (đã đề cập ở trên). Riêng nhánh vận động cho cơ sấp vuông được gọi là thần kinh gian cốt trước (như vậy, ta thấy rằng dù chỉ được gọi là thần kinh gian cốt sau, nhưng thần kinh này đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với thần kinh gian cốt trước – xem phần thần kinh quay phía trên). Ở 1/3 dưới cẳng tay, thần kinh giữa đi cùng với 4 gân cơ gấp các ngón nông, nằm ngoài nhất và nông nhất so với các gân này. 3.3. Vùng bàn tay: Thần kinh giữa vào bàn tay phía sau mạc giữ gân gấp (so sánh với TK trụ ở trên). Ra khỏi ống cổ tay, thần kinh nằm sau cân gan tay, chi phối cảm giác cho 3 ngón rưỡi ngoài của bàn tay và vận động cho năm cơ: Cơ dạng ngón cái ngắn, cơ gấp ngón cái ngắn, cơ đối ngón cái và cơ giun 1, 2 (xem thêm ở TK trụ). [...]... tên gọi, thần kinh cơ - bì chi phối vận động cho các cơ cánh tay trước (cơ) và cảm giác cho mặt ngoài cẳng tay (bì) 4.2 Dây thần kinh nách (axillary nerve): Sau khi xuất phát từ bó sau của đám rối cánh tay, thần kinh nách đi cùng động mạch mũ cánh tay sau chui qua lỗ tứ giác để vòng quanh cổ phẫu thuật xương cánh tay chi phối cho vùng delta 4.3 Dây thần kinh bì cánh tay trong (medial brachial cutaneous...4 Các thần kinh khác thuộc đám rối cánh tay: 4.1 Dây thần kinh cơ - bì (musculocutaneous nerve): Thần kinh cơ bì xuất phát từ bó ngoài của đám rối cánh tay, đi xuyên qua cơ quạ cánh tay (coracobrachialis muscle) và đi giữa 2 cơ: Cơ cánh tay (brachialis muscle) và cơ nhị đầu (biceps brachii muscle), đến rãnh nhị đầu ngoài chọc qua mạc nông, chia làm 2 ngành cảm giác cho mặt... tay, đi qua mạc nông để chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh tay 4.4 Dây thần kinh bì cẳng tay trong (medial antebrachial cutaneous nerve): Xuất phát từ bó trong của đám rối cánh tay, đi trong ống cánh tay đến 1/3 giữa cánh tay chọc qua mạc nông để chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh tay và phía trong cẳng tay 5 Vùng cảm giác da của các thần kinh chi trên: Hình tổng hợp . Thần kinh chi trên 1. Thần kinh quay (radial nerve): 1.1. Vùng cánh tay: Thần kinh quay sau khi xuất phát từ bó sau của đám rối cánh tay (brachial. nhưng thần kinh này đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với thần kinh gian cốt trước – xem phần thần kinh quay phía trên) . Ở 1/3 dưới cẳng tay, thần kinh

Ngày đăng: 27/01/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan