Tài liệu Phục hồi sức khỏe: Coi chừng bệnh thêm pptx

5 300 0
Tài liệu Phục hồi sức khỏe: Coi chừng bệnh thêm pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phục hồi sức khỏe: Coi chừng bệnh thêm Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải nhiều người hay tìm đến các điểm xông hơi, xoa bóp, spa để… thư giãn nhằm phục hồi sức khoẻ. Nhưng đã có không ít trường hợp sau khi đi “phục hồi” lại “oải” hơn mà không biết nguyên nhân… Đủ “bài” thư giãn, hồi sức Tại các trung tâm phục hồi sức khoẻ (PHSK) thường có đủ các “môn” giúp khách thư giãn như: xoa bóp, xông hơi khô (sauna), xông hơi ướt (steambath), tắm bồn thủy lực… Theo lý thuyết, xoa bóp là 1 trong 8 phép trị bệnh đau nhức của Đông y, với phương pháp phối hợp nhiều động tác như: xoa, ấn, bấm, nắn trên bề mặt cơ thể giúp “thanh toán” lượng acid lactic ứ đọng do quá trình lao động gây ra. Điều này giúp thoát khỏi tình trạng mệt mỏi nhanh chóng và khá hiệu quả đối với những người làm việc văn phòng, dạy học, ít đi lại… nhờ tăng cường dinh dưỡng cho tế bào “vùng sâu, vùng xa” tim, nhờ vậy da trở nên hồng hào tránh được một số bệnh mạch máu. Xông hơi khô, nhiệt độ trong phòng khoảng 60 độ C nhờ đun nóng đá (sỏi) có công dụng làm vã mồ hôi, thải chất bài tiết qua da. Còn xông hơi ướt, hơi nước nóng phả ra thành luồng có mùi sả, hương nhu, bạc hà… làm ẩm da, bong tế bào chết, giãn các mạch máu dưới da, giúp máu đến nuôi da nhiều hơn… Cảm giác sau khi xông hơi là thấy sảng khoái nhờ được hít thở mùi tinh dầu và cảm giác thư giãn nhẹ nhàng nhờ xuất mồ hôi và tăng cường tuần hoàn máu (mạch máu giãn nở khi nhiệt độ tăng). Riêng ngâm người trong bồn thủy lực có những luồng nước mạnh “đánh” nhẹ vào người và mùi hương liệu thoang thoảng cũng giúp lấy lại trạng thái cân bằng, giảm stress và thư giãn cơ bắp. Coi chừng bệnh them Đa số những người đi thư giãn hiện nay thường tranh thủ giờ nghỉ trưa để vừa nghỉ ngơi, thư giãn vừa không mất thời gian trong ngày. Do đó việc PHSK thường thực hiện sau khi ăn trưa. Bạn không nên ăn no trước khi xoa bóp vì khi ấy sẽ bị trì trệ tiêu hoá như: khó tiêu, tức bụng… Nếu tranh thủ làm vào giờ nghỉ trưa, chỉ nên ăn nhẹ một chén súp hay một chiếc bánh nhỏ là đủ. Sai lầm lớn nhất của các trung tâm PHSK hiện nay là yêu cầu khách tắm ngay bằng nước nóng hoặc nước lạnh trước khi vào phòng xoa bóp. Đây là cách để ngưng tiết mồ hôi, nhằm để dễ bôi dầu, kem và dễ xoa bóp. Thế nhưng, đã không ít người sau khi đi PHSK về lại bị cảm lạnh hoặc đau nhức người hơn. Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, Đại học Y dược TP.HCM, cho biết: “Sau khi xông hơi, tuyệt đối không được tắm lại dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi các lỗ chân lông vừa được xông hơi nóng đang nở ra sẽ hút nước, việc tắm lại sẽ làm các lỗ chân lông co bít lại… Sự cách biệt nhiệt độ làm lý do dẫn đến viêm phế quản, viêm họng hay viêm bàng quang giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông khiến đa nhức cơ thể. Do đó chỉ được tắm sau khi xông ít nhất 6 tiếng. Nhiều nơi khi xông hơi cho quý bà thường dùng “chiêu” tẩm sữa lên da để “làm cho da mịn hơn”. Thực tế trong lúc xông hơi không nên bôi bất kỳ thứ gì lên da vì khi mồ hôi ra mọi thứ sẽ trôi đi nên không có tác dụng. Chưa hết, nhiều người còn nghĩ, xông hơi nhiều, liên tục sẽ giảm cân nhưng theo y học cổ truyền nếu xông hơi liên tục, cơ thể sẽ bị mất nhiều năng lượng, ảnh hưởng đến tim mạch làm cơ thể mệt hơn. Đặc biệt với da mặt, một số người còn xông hơi để làm sạch da mặt, tẩy trang… Song nếu làm thường xuyên, bề mặt da sẽ bị khô, thô ráp do bị “hơ nóng” liên tục. Đồng thời, việc xoa bóp mạnh tay dễ làm rách cơ gây đau. Đã có nhiều người sau khi xoa bóp đau nhức đến mức không làm việc được. Xoa bóp cũng không giúp giảm cân (người giảm cân, thon bụng lại là các cô kỹ thuật viên). Cách tốt nhất là thể dục và ăn uống điều độ, thường ít hơn số năng lượng tiêu hao hằng ngày. Việc kết hợp xoa bóp với các loại thảo dược để chăm sóc da như: đậu đỏ, khoai tây, nghệ… còn có nguy cơ bị dị ứng (tuy không nhiều). Vì vậy, những người hay bị dị ứng cần thử các loại thảo dược trước khi dùng cho toàn thân bằng cách bôi dưới mặt trong cánh tay trong vòng 24 giờ… . Phục hồi sức khỏe: Coi chừng bệnh thêm Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải nhiều người hay. nhằm phục hồi sức khoẻ. Nhưng đã có không ít trường hợp sau khi đi phục hồi lại “oải” hơn mà không biết nguyên nhân… Đủ “bài” thư giãn, hồi sức Tại

Ngày đăng: 26/01/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan