Tài liệu Bỏng điện - Hiểm họa khôn lường pdf

5 303 0
Tài liệu Bỏng điện - Hiểm họa khôn lường pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bỏng điện - Hiểm họa khôn lường Chỉ tính riêng trong tháng 5/2007 đã có đến hơn 20 trường hợp, cả người lớn và trẻ em nhập Viện Bỏng quốc gia do bỏng điện, đặc biệt là bỏng điện cao thế. Nhưng điều đau lòng hơn cả là 1/3 trong số đó bị cắt cụt chi, tàn phế suốt đời. Bỏng điện không phải là vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống, cũng không phải mọi người không biết hiểm họa từ dòng điện nhưng những tai nạn về điện vẫn xảy ra hằng ngày với nhiều hậu quả đáng tiếc. Đối tượng nào dễ bị bỏng điện? Đối tượng dễ bị bỏng điện thường là công nhân xây dựng, nhất là công nhân xây dựng dưới đường điện cao thế, thợ sửa ống nước Chỉ một hành động thiếu cẩn thận như kéo dầm thép đổ trần vô ý chạm vào dòng điện cao thế, hay dùng thước thợ bằng nhôm gần đường điện đã gây tai nạn bỏng điện. Thậm chí đơn giản chỉ là mắc ăng-ten vô tuyến trên nóc nhà, thả diều, bắt tổ chim vô tình chạm vào đường dây điện cũng có thể gây tai nạn bỏng. Dường như tai nạn về điện luôn rình rập con người trong mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp. Điểm khác biệt của bỏng điện Theo ThS. Đỗ Lương Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Bỏng người lớn - Viện Bỏng quốc gia thì bỏng điện có nhiều điểm khác biệt so với các loại bỏng khác như bỏng lửa, bỏng nước, bỏng hóa chất Cơ thể con người như một dây dẫn điện, khi dòng điện đi qua sẽ sinh nhiệt gây tổn thương dọc theo đường đi của dòng điện và chính năng lượng dòng điện “nướng chín thịt” của người bị điện “tấn công”, đặc biệt nặng ở điểm vào và điểm ra của dòng điện, thường là ở tay, chân. Tổn thương do dòng điện gây ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ dòng điện, hiệu điện thế, thời gian tiếp xúc với nguồn điện, kiểu dòng điện một chiều hay xoay chiều, đường dẫn truyền điện qua cơ thể hay điện trở của mô tế bào. Từ đó xuất hiện nhiều mức độ tổn thương do điện từ nhẹ đến nặng và rất nặng. Tổn thương tại chỗ thường gặp là bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở đầu ngón tay, ở trẻ em có thể ở miệng do ngậm, cắn dây điện. Biểu hiện tại chỗ là xuất hiện các đám da hoại tử hình tròn, bầu dục hoặc hình cực tiếp xúc, da đổi màu trở thành màu vàng đục hoặc xám, đen, mất cảm giác. Khi tiếp xúc với dòng điện cơ thể có hiện tượng co cứng cơ, nặng hơn có thể mất tri giác, rung thất, rối loạn hô hấp, cần được cấp cứu kịp thời. Riêng trong trường hợp rất nặng người bệnh có thể có hiện tượng ngừng tim, ngừng hô hấp, cần thực hiện một số biện pháp cấp cứu cơ bản như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực, nếu có điều kiện có thể tiêm thuốc trợ tim, trợ hô hấp. Tuy nhiên, đối với trường hợp bỏng nặng hoặc rất nặng khi được cấp cứu qua khỏi giai đoạn sốc điện, người bệnh sẽ bước vào giai đoạn của bệnh bỏng với đặc điểm sốc bỏng như hoảng loạn, mặt bơ phờ, mất ngủ, sợ hãi, rối loạn tim mạch; nhiễm độc, nhiễm khuẩn Theo ThS. Đỗ Lương Tuấn thì đối với bỏng điện cao thế nói riêng, đây là loại bỏng thường gặp nhất trong bỏng điện, hiện tại Khoa Bỏng người lớn có đến 25% số bệnh nhân bị bỏng điện cao thế tổn thương thường rộng, hoại tử khô đen. Nếu bị ở tay, tổn thương nặng hơn ở các vị trí mặt trước cổ tay, mặt trước, mặt trong cánh tay. Tổn thương do dòng điện cao thế thường rất nặng nề. Nếu đối với bỏng gas, bỏng lửa hay bỏng nước tổn thương thường đi từ ngoài vào, nghĩa là từ bề mặt da vào đến các lớp thượng bì, trung bì của da nhưng đối với bỏng điện, tổn thương bên ngoài dường như không tương xứng so với những tổn thương bên trong (các khối cơ, mạch máu, thần kinh, nội tạng ) mà người bệnh phải gánh chịu. Những tổn thương kết hợp khi bị bỏng như gãy xương, sai khớp, rách cơ, chấn thương sọ não không chỉ làm trầm trọng thêm bệnh lý bỏng mà còn gây cho người bệnh sự đau đớn và lo lắng. Bỏng điện để lại những hậu quả gì? Đặc điểm nổi bật và nghiêm trọng nhất của bỏng điện chính là bỏng từ bên trong (dọc theo đường đi của dòng điện) gây hoại tử gân, cơ, xương, mạch máu, thần kinh, thậm chí các phủ tạng. Trên thế giới, tỷ lệ cắt cụt do bỏng điện cao thế tới 30% - 50% trong tổng số cắt cụt do bỏng. Theo thống kê của Viện Bỏng quốc gia thì có đến 50% số bệnh nhân bỏng điện nhập viện bị tháo bỏ khớp, cắt cụt chi thể khiến người bệnh mất chức năng vận động, lao động, thậm chí tàn phế suốt đời. Đây là gánh nặng cho gia đình người bệnh và xã hội do bệnh nhân bỏng điện thường là nam giới trong độ tuổi lao động. Cấp cứu và hạn chế bỏng điện Để góp phần hạn chế tổn thương cũng như tử vong cho bệnh nhân bỏng điện, nhất là bỏng điện cao thế thì vai trò của những người xung quanh bệnh nhân vô cùng quan trọng. Những thao tác nhanh chóng, thành thạo như tách nguồn điện ra khỏi cơ thể người bị nạn bằng cách ngắt cầu dao, tháo cầu chì, dùng que gỗ khô, que nhựa (những vật không dẫn điện) gạt dây (vật) dẫn điện ra khỏi người bị nạn và đưa họ ra vị trí an toàn sẽ giúp người bị nạn hạn chế được tổn thương do thời gian tiếp xúc với nguồn điện được rút ngắn. Tiếp đó phải kiểm tra ngay lập tức chức năng sống của người bị nạn. Nếu người bị nạn có hiện tượng tim ngừng đập, ngừng thở thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực tại chỗ, có thể tiêm thuốc trợ tim, trợ hô hấp. Sau đó đưa người bị nạn đến cơ sở y tế nếu họ đã khôi phục được tuần hoàn và hô hấp. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp sơ cứu ban đầu để giảm thiểu nguy cơ tử vong và tổn thương cho người bệnh, còn việc làm thế nào để hiện tượng bỏng điện không xảy ra nữa, để người lao động được làm việc trong môi trường an toàn thì lại là trách nhiệm của những nhà quản lý. . Chủ nhiệm Khoa Bỏng người lớn - Viện Bỏng quốc gia thì bỏng điện có nhiều điểm khác biệt so với các loại bỏng khác như bỏng lửa, bỏng nước, bỏng hóa chất. Bỏng điện - Hiểm họa khôn lường Chỉ tính riêng trong tháng 5/2007 đã có đến hơn 20 trường hợp, cả người lớn và trẻ em nhập Viện Bỏng quốc

Ngày đăng: 26/01/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan