Tài liệu Cuộc khủng hoảng của giai cấp trung lưu - kỳ 2 pdf

3 318 0
Tài liệu Cuộc khủng hoảng của giai cấp trung lưu - kỳ 2 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỳ 2: Thời kỳ khắc khổ Văn Cường (Báo Đầu Tư Tài Chính) Theo giới chuyên môn, cách duy nhất để ngăn chặn đà tăng nợ thẻ tín dụng là tạo ra nhiều công ăn việc làm để người dân có thể trả hết nợ. Tuy nhiên, vì đã đổ hàng nghìn tỷ USD ứng cứu ngành tài chính trong cuộc khủng hoảng vừa qua, bản thân các chính phủ cũng đang lâm vào nguy cơ bị vỡ nợ và phải thi hành các chính sách khắc khổ, qua đó làm giảm khả năng thanh toán nợ của giai cấp trung lưu. Cảnh báo của BIS Tháng 9-2009, NH Bank for International Settlements (BIS) cảnh báo trong khi các chính phủ khắp thế giới tiến hành “ứng cứu” ngành công nghiệp tài chính, họ thất bại trong việc cải tổ hoặc điều chỉnh bất cứ vấn đề nào trên các thị trường tài chính đã tạo ra cuộc khủng hoảng, “một số kế hoạch ứng cứu còn khuyến khích các ngân hàng duy trì các hoạt động cho vay trong quá khứ”. Vì vậy, BIS cảnh báo các biện pháp kích cầu sẽ không có tác dụng cải thiện tình hình, mà chỉ dẫn đến một sự tăng trưởng tạm thời. “Một sự hồi phục mong manh có thể khiến vấn đề thêm tồi tệ”, BIS cảnh báo. “Các chính phủ sẽ khó khăn hơn trong việc đối phó nợ, chẳng hạn như chi phí vay mượn tăng, dẫn đến việc thực thi các chính sách khắc khổ. Nguy cơ lớn nhất là các chính phủ có thể bị giới đầu tư trái phiếu toàn cầu buộc phải từ bỏ các gói kích cầu, thay vào đó phải cắt giảm chi tiêu trong khi tăng thuế và lãi suất cơ bản”. Những “biện pháp khắc khổ” đã và đang áp dụng tại các nước phương Tây cũng tương tự những biện pháp áp đặt lên các nước “thế giới thứ 3” bởi IMF và các Chương trình Điều chỉnh cấu trúc NH Thế giới (SAP) theo sau cuộc khủng hoảng nợ vào những năm 1980. Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu hóa (CRG) có trụ sở tại Canada cho rằng việc thi hành các chính sách khắc khổ hiện là một “dịch bệnh” của thế giới phương Tây. “Chúng ta đang tiến vào một cuộc khủng hoảng tài chính của thế giới phương Tây”, CRG nhận định. Khi gánh nợ ngày càng đè nặng lên các nước phương Tây, họ buộc phải tăng lãi suất, khiến việc trả nợ thẻ càng nặng nề hơn. Việc phá giá nội tệ cũng là một nhu cầu, hòng khuyến khích đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, điều này sẽ gia tăng nguy cơ lạm phát, khi giá thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng thiết yếu khác sẽ tăng chóng mặt. Cùng lúc đó, các nước bị áp lực tăng thuế trong khi cắt giảm các chi tiêu công để tăng thu giảm chi, hòng có thể trả bớt nợ và giảm nhẹ thâm hụt ngân sách. Điều này sẽ tổn hại nghiêm trọng đến các lĩnh vực công như giáo dục, y tế trong khi các doanh nghiệp quốc doanh sẽ bị chia nhỏ, tư hữu hóa và bán cho các tập đoàn lớn và các ngân hàng để kiếm từng xu một. Phá giá nội tệ sẽ khiến các công ty và tài sản có giá trị thấp hơn nhiều so với trước đó. Cùng lúc đó, một sự tư hữu hóa trên qui mô lớn đối với các cơ sở hạ tầng sẽ diễn ra. Những con đường, tài nguyên và các loại tài sản công cộng khác sẽ được bán vào tay các công ty đa quốc gia. Những gì theo sau sẽ là: sa thải trên qui mô lớn, thất nghiệp tràn lan và tăng tỷ lệ nghèo đói. Một số điển hình Để biết thêm những biện pháp khắc khổ sẽ được áp dụng ở các nước phương Tây, hãy nhìn sang châu Âu, nơi các nước đã lâm vào các cuộc khủng hoảng nợ và hiện đang tiến hành những “cải cách khắc khổ”. Tháng 3-2010, Hy Lạp công bố một loạt các biện pháp khắc khổ mới, bao gồm giảm lương công nhân viên chức nhà nước và tăng thuế. “Hy Lạp sẽ tăng thuế giá trị gia tăng, cũng như thuế nhiên liệu, thuốc lá và nhiều loại hàng hóa khác”, một quan chức chính phủ Hy Lạp nói. “Sẽ có những tổn thương, người dân sẽ phản đối, nhưng chúng tôi biết Hy Lạp không còn cách nào khác”. Ngay sau khi các chính sách khắc khổ trên được công bố, những cuộc biểu tình lập tức nổ ra, với số người tham gia ước tính từ 20.000-60.000 người chỉ riêng tại Athens. Ngay cả cảnh sát và các lực lượng an ninh – những “công cụ” chống bạo động của chính quyền - cũng phản đối nhiều biện pháp khắc khổ của chính phủ. Trong khi Hy Lạp chìm sâu vào khủng hoảng, các công ty Hoa Kỳ và Anh tham gia đầu cơ chống lại thị trường tiền tệ Hy Lạp, thị trường phái sinh bùng nổ với các nhà đầu cơ đặt cược vào sự vỡ nợ của Athens. Hiện chi phí phát hành nợ của Hy Lạp đã cao gấp đối so với lần phát hành hồi tháng 1-2010, khiến nước này nhiều khả năng phải cầu cứu EU và IMF. Ngoài Hy Lạp, nhiều nước tại châu Âu cũng đang trong tình trạng nợ chồng chất, như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy, Ireland Cho đến nay, Bồ Đào Nha cũng có những chính sách khắc khổ để ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tương tự Hy Lạp. Chính sách này bao gồm việc cắt giảm phúc lợi xã hội và số nhân viên nhà nước, cũng như bán bớt tài sản công và tăng thuế. “Bồ Đào Nha đặt mục tiêu thu về 6 tỷ EUR từ những biện pháp khắc khổ này”, một quan chức chính phủ nói. Hiện các nước phương Tây đang chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình triển khai các chính sách kham khổ, mà giới phân tích cho rằng có thể kéo dài thêm vài năm, cho đến khi tỷ lệ thâm hụt ngân sách giảm đáng kể. Tại Anh, kế hoạch ngân sách năm 2010 dự tính thu 19 tỷ USD từ giai cấp trung lưu để trả bớt khoản nợ kỷ lục của nước này, đồng thời “cắt giảm và tiết kiệm chi tiêu công”. Cuộc khủng hoảng ở Hoa Kỳ Hoa Kỳ hiện là nước giàu có nhất thế giới phương Tây, và tất nhiên giàu nhất hành tinh. Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo những chính sách khắc khổ cũng đang đe dọa giai cấp trung lưu ngay tại đất nước giàu có này. Tháng 8-2009, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Timothy Geithner thừa nhận: “Người Hoa Kỳ đang đối mặt với những chọn lựa gai góc để giảm nợ quốc gia”. Sau đó, như đã biết, những chọn lựa của ông Geithener là ứng cứu các ngân hàng và định chế tài chính với hàng trăm tỷ USD của người đóng thuế. Đầu tháng 2-2010, Tổng thống Obama cho biết chính phủ “cần xem xét mọi lựa chọn để giảm thiểu thâm hụt ngân sách, bao gồm tăng thuế và cắt giảm chi tiêu đối với các chương trình phúc lợi như An Sinh và Y tế”. Cùng với việc thông qua luật cải tổ y tế mới đây, có ít nhất 12 loại thuế mới được đánh vào giai cấp trung lưu. Thời gian gần đây, các nhà làm luật tại Hoa Kỳ đang tranh cãi quyết liệt quanh việc nên hay không áp thuế giá trị giá tăng (VAT) lên hàng hóa để thu thêm ngân sách. Theo phân tích của tờ Business Insider, Hoa Kỳ có thể sẽ tăng các loại thuế đánh lên các chất có cồn, thuốc lá, rác thải, nhiên liệu, cũng như tăng thuế tài sản,thuế thu nhập, thuế an sinh và nhiều loại thuế khác. Trong khi đó, ngân sách cho các chương trình hỗ trợ việc làm, ngân sách cho trẻ em, y tế, giáo dục, phúc lợi, nghiên cứu khoa học, lương công nhân viên chức sẽ bị cắt giảm đáng kể. Dylan Grice, một giám đốc cao cấp của định chế tài chính quốc tế Global Strategy arm of Societe Generale, nhận định: “Không nghi ngờ gì, một cuộc khủng hoảng của giai cấp trung lưu phương Tây đang diễn ra. Giới trung lưu sẽ bị nhấn chìm bởi tình trạng lạm phát và các biện pháp khắc khổ, và ngày càng bị chìm sâu hơn vào biển nợ”. . cao cấp của định chế tài chính quốc tế Global Strategy arm of Societe Generale, nhận định: “Không nghi ngờ gì, một cuộc khủng hoảng của giai cấp trung lưu. năm 20 10 dự tính thu 19 tỷ USD từ giai cấp trung lưu để trả bớt khoản nợ kỷ lục của nước này, đồng thời “cắt giảm và tiết kiệm chi tiêu công”. Cuộc khủng

Ngày đăng: 26/01/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan