Tài liệu Những Lễ Tục Thi Dân Gian doc

11 506 0
Tài liệu Những Lễ Tục Thi Dân Gian doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những Lễ Tục Thi Dân Gian Thi đồ xôi và thổi cơm Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hàng năm dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đền Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng trên đầm Giang Ðình, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi. Các cô chèo thuyền ra giữa đầm, chuẩn bị bếp vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tuỳ ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho ban giám khảo. Các cô xong trước nhưng xôi, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới đạt điểm cao. Khó khăn đối với các cô là ở chỗ nhóm bếp thổi lửa, phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng chành, bếp lửa hướng ra phía gió dễ tắt. Các bà mẹ dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt, cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hoà, cách ước lượng thời gian. các cô đốt những nén hương và trông theo những đoạn hương cháy để biết nồi cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa. Nếu gặp mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vả; còn nếu như mưa nặng hạt thì các cô sẽ được đưa lên bãi Giang Ðình, trổ tài dưới những mái tranh. Cuộc thi diễn ra suốt buổi sáng. Thi Vật Trong hội làng Mai Ðộng (Hà Nội) có thi vật ở ngay trước bãi đình làng. Các đô vật ở các nơi kéo về dự giải rất đông. Làng treo giải vật gồm nhất, nhì, ba và nhiều giải khác. Trong lúc vật, các đô vật cởi trần và chỉ đóng một cái khố cho kín hạ bộ. Cởi trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố các đô vật phần nhiều bằng lụa, nhiều màu. Trước khi vào vật, hai đô vật lễ vọng vào trong đình. Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau. Họ lừa nhau, dùng những miếng để vật ngửa địch thủ. Với miếng võ nằm bò, có tay đô vật nằm lì mặc cho địch thủ đẩy mình, rồi bất thần họ nhỏm đứng dậy để phản công. Thường thì giải ba được vật trước, rồi đến giải nhì và sau cùng là giải nhất. Mỗi một giải vật xong, người chúng giải được làng đốt mựng một bánh pháo. Thi thổi cơm và giữ trẻ Làng Chuông tỉnh Hà Ðông có tục thi thổi cơm vào hội mùa xuân. Ðây là cuộc thi cho cả nam và cả nữ. Riêng đối với nữ có thêm điều kỳ lạ: Các cô vừa thổi cơm vừa phải trông một đứa trẻ khoảng 6-7 tháng, không phải con em mình, sao cho đứa trẻ đừng khóc. Bên cạnh các cô có vẽ một vòng tròn bằng vôi to bằng cái nia, trong đó thả con cóc. Các cô cũng phải chăm con cóc và giữ nó trong vòng vôi. Trong khi các cô thổi cơm thì các người khác lại chọc cho em bé khóc hoặc dậm dộ cho con cóc nhảy ra ngoài vòng vôi. Cuộc thi của nam là thi thổi cơm trên đầm. Bếp đặt trên bờ, người thổi bơm lại ngồi giữa thuyền nan. Mỗi người dự thi ngồi trên một chiếc thuyền nan, bên trong thuyền chứa đủ gạo, nước, củi, diêm và thuyền đậu ở bên kia bờ. Theo hiệu lệnh của ban tổ chức, họ chèo thuyền bằng tay sang hẳn bờ bên này. Rồi với tay ướt họ sờ tới củi, diêm. Vừa giữ lửa trong bếp lại vừa giữ cho thuyền khỏi chòng chành, đâu phải dễ dàng gì. Vô ý để thuyền lật, người thổi cơm ngã theo thuyền xuống nước, lúc ngoi lên ướt như chuột lột thì anh ta sẽ làm trò cười cho dân làng Thi dệt vải ở Cầu Lim Nội Duệ, Cầu Lim vốn là vùng có nghề dệt vải lâu đời. Năm nào hội Lim cũng có thi dệt vải. Ðến ngày thi, ai muốn thi thì đem khung cửi đặt ở đầu hàng chợ vải (chợ Lim). Các khung cửi đặt cách đều nhau. Trên khung mọi việc chuẩn bị cho dệt đã xong. Người dự thi thì chỉ việc ngồi vào là bắt đầu dệt. Các cô dự thi là gái chưa chồng. Dân làng chỉ định một bà cầm trịch, giỏi nghề canh cửi để chấm thi. Khi mọi người đã ngồi vào cửi, chờ hiệu trống nổi lên thì bắt tay đưa thoi dệt. Người xem thì đánh nhịp hoa tay nói đùa những câu chọc ghẹo. Ai rơi thoi coi thì phải ngưng dệt, coi như bị loại. Người dệt phải vừa dệt vừa hát quan họ. Có năm tất cả đều hát bài Ngồi tựa mạn thuyền. Dệt từng ba thước ta thì đủ số lượng qui định. Ai dệt xong trước mà mặt vải mịn, không có lỗi trên mặt vải thì được xếp theo thứ tự nhất, nhì, ba. Các gia đình coi việc đi thi dệt vải của con gái mình là hệ t rọng đến tiếng tăm của con gái, nề nếp gia đình, nên việc chuẩn bị cho cuộc thi rất chu đáo. Các chàng trai, cô gái đi dự hội cũng náo xem cuộc thi này, vừa xem dệt vừa xem người và nghe hát Thi thả chim Bồ câu là loài chim có khả năng đinh hướng tốt, dù xa nhà cũng tìm được về tổ ấm trừ khi gặp gió bão, chúng có tính hợp quần cao, sống theo đàn, chung thuỷ và nghĩa tình. Chim Bồ câu được là biểu tượng cho hoà bình - tự do nên thường được gọi là chim Hoà bình. Dựa vào những đặc tính ấy của chim. Từ lâu, ông cha ta đã sáng tạo một lối chơi dân gian tao nhã: thi thả chim bồ câu. Tương truyền, thú chơi này xuất hiện từ thời Lý. Hàng năm có đến hàng chục hội thi thả chim câu thường được tổ chức vào hai mùa: mùa hạ (tháng 3-4 âm lịch) và mùa thu (tháng 7-8 âm lịch). Khu vực trung tâm hội thi thuộc Châu thổ sông Hồng kéo dài từ 2 bên bờ sông Ðuống đến một phần tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh (Ða Phúc Sóc Sơn, Ðông Anh, Gia Lâm, Tiên Sơn, Yên Phong). Hội thi còn diễn ra ở một số nơi phía Tây Hà Nội như Tây Tựu, Ðan Phượng, Hoài Ðức. Từ xưa các cụ đã định ra tiêu chuẩn thi thả chim câu bay rất nghiêm ngặt. Cả đàn bay chặt chẽ, cự ly đều, không tách rời đàn, vòng lượn hẹp và tròn, bay cao, trụ hướng thẳng đứng lên. Khi mắt thường nhìn lên thấy cả đàn thấy cả đàn chụm thành môt vòng tròn nhỏ không thấy vỗ cánh rồi tìm hướng bay về tổ. Lúc đó đàn chim được vào "trông thượng" để xét giải. Vậy mà cái thú chơi chim lành mạnh thanh nhã lúc nông nhàn, hội hè đình đám, biểu tượng khát vọng của tự do, ca ngợi đức tính của đoàn kết, chung thuỷ vẫn cuốn hút nhiều người, nhiều nơi ở mọi lứa tuổi. Thi diều sáo Trong hội đền Hùng ở thôn Cổ Tích, Lâm Thao, Phú Thọ, có cuộc thi diều sáo. Ðây là những chiếc diều thật lớn, bề ngang có khi đến một sải rưỡi tay và có mang một hoặc nhiều chiếc sáo. Khung diều làm bằng cật tre, giấy phất vào diều bằng gậy. Diều thả bằng dây mây hay dây thép nhỏ. Sáo diều có 3 loại chính phân theo tiếng kêu: sáo cồng, tiếng kêu vang như tiếng cồng thu quân; sáo đẩu, tiếng kêu than như tiếng lời than; sáo còi, tiếng kêu the thé như tiếng còi. Thi diều sáo, Ban giám khảo có thể chấm theo tiếng sáo, nhưng trước tiên bao giờ cũng phải xem diều có lên bổng, dây diều căng hay võng, nhất là lúc ở trên không diều có lắc lư đảo ngang đảo dọc hay không. Thi dưa hấu Làng Thổ Tang, Vĩnh Tường Phú Thọ, có tục thi dưa hấu. Vào khoảng thượng tuần tháng ba âm lịch hàng năm, hội đồng kỳ mục họp với các bô lão để quyết định ngày hái dưa, gọi là ngày xuống đồng, thường là ngày 25 tháng ba. Từ 5 giờ sáng ngày xuống đồng, trống mõ và tù và báo hiệu khắp làng. Nghe tiến báo hiệu, các gia đình mới ra ruộng hái dưa. Nếu ai tự hái trước sẽ bị phạt rất nặng, nếu là chủ ruộng, làng phạt tiền, còn nếu là kẻ trộm, làng sẽ cùm ngay trước sân đình. Dưa hái xong các chủ điền đích thân chọn những quả dưa già, to đen ra trình làng. Tại đây hội đồng giám khảo sẽ xét dưa theo các tiêu chuẩn: giống tốt, đẹp mã, già, đầy đặn, bổ ra đỏ tươi vàng lại nhiều cát. Có hai đợt chấm thi dưa: đợt một, chọn những quả dưa đẹp, dưa già, đầy đặn, đợt hai đưa lên cân. Dưa được xếp thành hạng nhất và hạng hai. Dưa hạng nhất được rửa sạch cúng thần ở đình, tên chủ dưa được loan truyền cho cho dân làng rõ. Dân làng tin rằng, chủ điền nào có dưa được chọn cúng thần, ngoài vinh dự ra, cả năm đó sẽ làm ăn phát đạt. Thi thơ Vùng Hoa Lư, Ninh Bình, có phong cảnh nên thơ, hùng vĩ. Hàng năm nhân ngày hội đền vua Ðinh, để giữ gìn nếp xưa và khuyến khích dân chúng trên đường văn học, dân làng mở hội thi thơ, không những riêng cho dântại mà còn cho tất cả những ai văn hay chữ tốt, muốn được giải và muốn được tiếng tăm với mọi người. Ðề thơ tuỳ ban tổ chức lựa chọn. Giải thường thường chỉ được mấy vuông nhiễu điều, gói chè, mươi quả cau. Những người được giải hãnh diện về thơ hơn vì giải. Hàng năm có 3 giải thưởng cho cuộc thi này, vì ban giám khảo gồm các tay văn học nổi tiếng trong vùng. Có khi Ban tổ chức mời cả những bậc đại khoa có danh chấm giải. Ngày xưa, thường vị tuần phủ chủ tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng chấm thơ. Hàng năm làng Yên Ðổ (Hà Nam) tổ chức cuộc thi thơ vào 24 tháng Chạp, nhân phiên chợ Ðồng. Buổi sáng hôm đó, cuôc thi văn thơ đã được các bô lão trong làng tổ chức tại ngôi đình cạnh chợ. Văn sĩ khắp nơi đến tụ tập ở Tưởng Ðền để dự cuộc thi thơ. Các vị khoa mục làng Yên Ðổ và các làng gần đó làm giám khảo. Thí sinh nào chúng giải thưởng sẽ được hoan hô và được ban thưởng phần thưởng rất hậu. Thật là cuộc thi tao nhã và hào hứng với mục đích khuyến khích thí sinh dùi mài kinh sử, tranh ngôi đoạt giáp sau này. Sau cuộc thi, những người trúng giải được nếm rượu ở Tưởng Ðền với các bô lão trong làng. Nguồn: Sưu Tầm Thi cỗ Vào đêm hôm rã đám hội làng, làng Thị Cầu (Võ Giàng, Hà Bắc) có tổ chức cuộc thi cỗ. Làng có bốn giáp, con trai các giáp từ 18 đến 20 tuổi được cử đi rước thần, và chính họ được phép dự cuộc thi cỗ. Thi cỗ là của trai tân, nhưng làm cỗ lại là công việc của các thanh nữ. Cô gái nào có anh hoặc em trai dự thi cỗ, đều phải lo tới mâm cỗ thi. Các bà mẹ trong làng thường kén chọn con dâu qua các mâm cỗ này. Hội đồng chấm cỗ do dân làng cử ra. Khi chấm các vị chú ý tới sự tinh khiết, sạch sẽ và sáng tạo các món ăn. Các thiếu nữ cần có sáng kiến chế biến những thổ sản trong vùng tạo nên những món ăn hấp dẫn. Ngoài ra còn phải chú ý tới cách trình bày mâm cỗ cho mỹ thuật. Cuộc chấm cỗ bắt đầu sau lễ cúng thần buổi tối. Các chàng trai gánh cỗ ra từ lúc trời còn sớm, cỗ giáp nào xếp riêng ra giáp đó. Cỗ chấm riêng cho từng giáp và cũng xếp hàng cho từng giáp đó. Khi Hội đồng đi chấm cỗ, những chàng trai thi cỗ cũng đi theo. Sau khi xem xét hết các mâm cỗ của bốn giáp, Hội đồng mới họp bàn và tuyên bố giải nhất của mỗi giáp. Cuộc thi cỗ đối với dân làng đôi khi cũng kéo theo sự tốn kém, nên những gia đình phong lưu nhân dịp này khoe giàu với dân làng qua những mâm cỗ sang, thì đối với đa số gia đình, đây chỉ là một dịp để các con em cố gắng trong việc bếp núc, tự tạo lấy qua những sáng kiến riêng. Cách bày biện, trang trí mâm cỗ cũng đã chứng tỏ sự khéo léo của các thiếu nữ trong làng. Thi cỗ và thi đèn Trong tết Trung thu, người ta bày cỗ có bánh trái hình mặt trăng, trưng đèn kết hoa, có nhảy múa và ca hát, nhiều nơi có những cuộc rước đèn múa lân tưng bừng náo nhiệt. Lại có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh Trung Thu. Đây là dịp để khuyến khích các bà, các cô trong việc nữ công. Ngoài ra còn có treo đèn kết hoa để mâm cỗ thêm màu sắc, bánh mứt thêm hoa mỹ. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Đèn làm hình mặt trăng, làm hình các linh vật trên cung trăng. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em, trong mâm cỗ thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi trang trọng nhất, chung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, đến khuya các em cùng nhau phá cỗ. Thi dệt vải Trong dịp hội xuân hàng năm, ở làng Xuân ái (Võ Giàng, Hà Bắc) có tục thi dệt vải. Dân làng này sống về nghề nông, nhưng trong thời gian sau vụ làm mùa, chờ đợi vụ gặt, những gia đình có con lớn đều có thêm nghề dệt vải. Ngày hội, cuộc thi dệt vải thật vui. Các cô gái làng, mỗi cô một khung cửi, sợi do làng cung cấp. Hiệu lệnh ban ra, thoăn thoắt những con thoi chạy đi, chạy lại vừa nhanh, vừa đều. Các cô dệt nhanh, nhưng vải phải đều sợi, không được chỗ thưa, chỗ dầy. Cuộc thi kéo dài khoảng nửa giờ thì ban giám khảo ra lệnh ngừng thoi, để họ xác định hơn kém. Thi diều sáo Trong hội đền Hùng ở thôn Cổ Tích, Lâm Thao, Vĩnh Phú, có cuộc thi diều sáo. Đây là những chiếc diều thật lớn, bề ngang có khi tới sải rưỡi tay và có mang một hoặc nhiều chiếc sáo. Khung diều làm bằng cật tre, giấy phất vào diều bằng gậy. Diều thả bằng dây mây hoặc dây thép nhỏ. Sáo diều có 3 loại chính phân theo tiếng kêu: sáo cồng, tiếng kêu vang như tiếng cồng thu quân; sáo đẩu, tiếng kêu rên rỉ như lời than; sáo còi, tiếng kêu the thé như tiếng còi. Thi diều sáo, Ban giám khảo có thể chấm theo tiếng sáo, nhưng trước tiên bao giờ cũng phải xem diều có lên bổng, dây diều căng hay võng, nhất là lúc ở trên không diều có lắc lư đảo ngang đảo dọc hay không. Thi dưa hấu Làng Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú, có tục thi dưa hấu. Vào khoảng thượng tuần tháng Ba âm lịch hàng năm, hội đồng kỳ mục họp với các bô lão để quyết định ngày hái dưa, gọi là ngày xuống đồng, thường là ngày 25 tháng Ba. Từ 5 giờ sáng ngày xuống đồng, trống, mõ và tù và báo hiệu khắp làng. Nghe báo hiệu, các gia đình mới ra ruộng hái dưa. Nếu ai tự hái dưa trước sẽ bị phạt rất nặng, nếu là chủ ruộng, làng phạt tiền, còn nếu là kẻ trộm, làng sẽ cùm ngay trước sân đình. Dưa hái xong, các chủ điền đích thân chọn những quả dưa già, to đen ra trình làng. Tại đây Hội đồng giám khảo sẽ xét dưa theo các tiêu chuẩn: giống tốt, đẹp mã, già, đầy đặn, bổ ra đỏ tươi hoặc vàng lại nhiều cát. Có hai đợt chấm thi dưa: đợt một, chọn những quả dưa đẹp, dưa già, đầy đặn; đợt hai, đưa dưa lên cân. Dưa được xếp hạng nhất và hạng hai. Dưa hạng nhất được rửa sạch cúng thần ở đình, tên chủ dưa được loan truyền cho dân làng rõ. Dân làng tin rằng, chủ điền nào có dưa được chọn cúng thần, ngoài vinh dự ra, cả năm đó sẽ làm ăn thịnh đạt. Thi đồ xôi và thổi cơm Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Đỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hàng năm dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho hội đền Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ thí sinh xuống một thuyền thúng trên đầm Giang Đình, mang theo kiềng, nồi chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi. Các cô chèo thuyền ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tùy ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Các cô xong trước nhưng cơm, xôi thì phải ngon, dẻo thì mới đạt điểm cao. Khó khăn đối với các cô là ở chỗ nhóm bếp thổi lửa, phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng chành, bếp lửa hướng ra phía gió dễ tắt. Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt, cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hòa, cách ước lượng thời gian. Các cô đốt những nén hương và trông theo những đoạn hương cháy để biết nồi cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa. Nếu gặp mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vả; còn nếu như mưa nặng hạt thì các cô sẽ được lên bãi Giang Đình, trổ tài dưới những mái tranh. Cuộc thi diễn ra suốt buổi sáng. Thi khâu cắt quần áo Ở nhiều làng xã, trong ngày hội xuân hàng năm, có cuộc thi cắt quần áo. Mỗi thôn nữ được làng phát cho một tấm vải, rồi các cô tự cắt thành quần, áo, có khi cả quần lẫn áo, tùy theo số vải phát ra và lệnh của ban giám khảo. Quần áo các cô may theo một kích thước nhất định, lẽ tất nhiên các cô phải khâu tay. Trong lúc chấm thi, ban giám khảo còn chú ý đến sự đều đặn, mau thưa của mũi kim để xét vào hàng cao thấp. Thi làm bánh Trong việc tuyển nữ quan ở làng Hạc Đình, Hoằng Hóa, Thanh Hóa, có lệ thi làm bánh. Mỗi thí sinh phải làm vài ba thứ bánh theo sáng kiến của mình. Bánh có thể làm bằng bột gạo hoặc bột lọc và chế hóa tùy theo ý muốn và tài năng của các cô. Các cô lại phải đặt tên cho thứ bánh mình làm. Thường thì công việc đặt tên này do các ông, cha đã tìm chữ đặt trước cho các con. Ví dụ bánh song phượng tề phi: hai con phượng cùng bay - chiếc bánh có thể to bằng cái mâm, bột lọc trong suốt, duy có hai con phượng hình đang bay có nhân đậu xanh làm nổi hình phượng nằm trên mâm bánh. Đại thể các kiểu bánh đều mang những tên cầu kỳ, dùng các thứ hoa, các loài chim, tứ linh hoặc các điển tích để cho tên thật đẹp. Tên đẹp mà bánh lại phải ngon mới được làng lựa chọn. Thi làm cỗ Trong lễ hội thôn Hạ Kì xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Hà, có tục thi làm cỗ. Trước ngày hội, bãi trước đình được sửa san bằng phẳng làm thao trường. Trong bãi trồng một cây chuối hột cao, trên ngọn có treo một bì thóc tám. Một bên đặt một cối xay thóc, một bên đặt một cối xay gỗ có lỗ suốt luồn cây mây để kéo ra lửa. Một chuồng nhốt chim bồ câu, một chum lớn thả cá chạch. Trên bãi có vẽ những vòng tròn, đường kính khoảng 2 m. Đơn vị thi là hai giáp của hai thôn: thôn Tiền và thôn Hậu. Một giáp cử ông Thổ Công, một giáp cử Bà chúa Lốt. Thổ Công đội mũ võ, áo đại trào, đi hia (không mặc quần dài). Bà chúa Lốt chít khăn vuông mỏ quạ, áo cánh, mặc váy, ngồi trên thớt dưới cối xay cùn, tay nắm ngõng cối. Có bốn thanh niên lực lưỡng mang cờ quạt, khiêng chiêng trống, đàn sáo rước từ nhà ông Giáp chỉ ra trước bãi đình. ông Thổ Công công kênh Bà chúa Lốt lấy bì thóc ở ngọn chuối xuống, đổ thóc vào cối xay, xay thành gạo, chia cho hai đơn vị thổi cơm. Ông Thổ Công kéo co mạnh ở cây gỗ để lấy lửa, sau đó thả đôi chim bồ câu bay ra cánh đồng rồi đuổi bắt. Một số người thò tay vào chum bắt chạch đem về cho đơn vị làm cỗ. Cỗ làm xong, cùng rước với hai nồi cơm vừa đi vừa thổi. Cách thổi như sau: Ba người mũ mãng, cân đai. Một người mang cây tre đực, uốn làm cần đeo nồi cơm đưa về phía trước, hai người cầm đuốc múa ở hai bên để nồi cơm sôi và cạn nước, sao cho đến khi đám rước ra đến sân đình là nồi cơm đã chín. Khi đặt mâm cỗ lên nhang án, là xới cơm cúng ngay. Giáp nào cỗ làm khéo, cơm thổi ngon là được giải. Thi luộc gà Nhân ngày hội xuân, hàng năm ở làng Chuông (Hà Tây) có tục thi luộc gà. Luộc gà không chỉ đơn giản cho con gà vào nồi, đổ nước vào đun sôi là xong. Luộc làm sao để cho gà chín mà không mất chất béo, làm sao cho thịt gà ăn còn chất ngọt mà không sống. Các cô gái làng này được trau giồi về nghệ thuật luộc gà, nên con gà các cô luộc cũng vừa chín tới, không bị lòng đào, ăn vừa ngon với đủ chất béo của gà. Thi nấu thịt, ăn thịt Ở Thanh Uyên và Xuân Quang (Vĩnh Phú) vẫn còn đền thờ Cao Sơn Phúc thần và Quý Minh Đại Vương. Hàng năm ở đây đều mở lễ hội tế thần. Trong lễ hội có một tục lạ là tổ chức cuộc thi vừa chạy vừa nấu, vừa ăn thịt. mỗi giáp trong làng cử ra một đội gồm chín người. Thịt lợn lột da, bốn người nắm bốn góc da lợn làm nồi, đổ nước vào, năm người kia cầm 5 bó đuốc thi nhau tiếp lửa cho nồi da nấu thịt. Các đội theo lệnh trống, hiệu cờ vừa chạy vừa nấu. Đội nào về đích mà nấu được thịt chín thì được bày lên bàn thờ tế thần Cao Quý. Hội thi này nhắc nhở dân gian ngàn năm sau nhớ đến cuộc hành quân thần tốc của hai vị thánh anh linh của làng mình, giúp Tản Viên đánh giặc. Thi ông Đô Làng Thổ Tang (Vĩnh Tường, Vĩnh Phú) có tục thi ông Đô (lợn). Trong phiên chợ Thổ Tang ngày 16 tháng Chạp, người ta đưa các ông Đô ra chợ để ăn một mẻ đậu phụ (tàu hủ) và bún thỏa thích. Đến gần trưa tất cả các ông Đô được tập trung vào một địa điểm. Ở đây, những người chăm sóc ông Đô còn mang theo những chậu đậu phụ và bún để "các ông" tiếp tục ăn. Một hội đồng gồm các kỳ mục bô lão trong làng chấm thi lựa chọn theo bốn tiêu chuẩn: đẹp, nặng, lớn, chân tốt. Các ông Đô phải là loại đen tuyền, tục làng không chấp nhận lợn lang, ông Đô nào dù chỉ có một chiếc lông trắng cũng bị làng loại, khi các ông Đô đã được làng lựa chọn, các ông sẽ được đưa lên cân để xem nặng nhẹ. Những "ông" được giải sẽ được dùng để tế các vị Thành hoàng và thần Hổ. Thi thầy Làng Trực Chính (Nam Trực, Nam Hà) thờ Từ Đạo Hạnh tại chùa làng. Hàng năm làng mở hội từ ngày 20 đến ngày 24 tháng Giêng. Trong những ngày hội có tục thi thầy rất đặc biệt. Các thầy đạo sĩ khắp nơi, nhân ngày hội chùa làng này, kéo nhau tới để dự cuộc thi Thầy bắt đầu từ ngày 20 tháng Giêng. Các Thầy cùng nhau ngâm vịnh những bài văn cúng, văn tế của cổ nhân. Người nào vịnh được nhiều bài hay, lạ, có nhiều ý nghĩa, mang nhiều điển tích thì được bầu trúng giải và được thưởng cỗ bánh. Thi thổi cơm của đàn ông Hàng năm nhân dịp hội xuân, làng Chuông (Hà Tây) có tổ chức cuộc thi thổi cơm dành cho đàn ông. Một loạt bếp bắc trên rìa đầm. Mỗi thí sinh ngồi trên một chiếc thuyền nan ở mé bờ bên kia, trong thuyền có đủ gạo nước, củi diêm. Sau hồi trống lệnh, tất cả các thí sinh phải bơi thuyền bằng tay. Bơi thuyền nhỏ bằng tay đối với họ không khó, cái khó là ở chỗ bơi thuyền rồi tay ướt sờ tới củi, tới diêm, làm sao nhóm được bếp. Bếp bắc ở giữa trời, khi có gió rất gay. Bếp trên bờ, người dưới thuyền, vừa giữ cho lửa cháy trong bếp, lại vừa giữ cho thuyền khỏi chòng chành, đâu phải dễ. Có chàng trai mải thổi lửa, thuyền mất thăng bằng, bị lật úp. Trong trường hợp này, thổi chín được nồi cơm thật là một kỳ công. Thi thơ Vùng Hoa Lư, Ninh Bình, có phong cảnh nên thơ, hùng vĩ. Hàng năm, nhân ngày hội đền vua Đinh, để giữ gìn nếp xưa và khuyến khích dân chúng trên đường văn học, dân làng mở hội thi thơ, không những riêng cho dân sở tại mà còn cho tất cả những ai văn hay chữ tốt, muốn được giải và muốn lấy tiếng tăm với mọi người. Đề thơ tùy ban tổ chức lựa chọn. Giải thưởng thường chỉ mấy vuông nhiễu điều, gói chè, mươi quả cau. Những người được giải hãnh diện vì thơ hơn vì giải. Hàng năm có 3 giải thưởng cho cuộc thi này, vì Ban giám khảo gồm các tay văn học nổi tiếng trong vùng. Có khi Ban tổ chức mời cả những bậc đại khoa có danh chấm giải. Ngày xưa, thường vị tuần phủ chủ tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng chấm thơ. Những bài được giải, Ban tổ chức cho bình lên để mọi người cùng thưởng thức. Thi văn thơ Hàng năm làng Yên Đổ (Nam Hà) tổ chức cuộc thi thơ vào ngày 24 tháng Chạp, nhân phiên chợ Đồng. Buổi sáng hôm đó, cuộc thi văn thơ đã được các bô lão trong làng tổ chức ngay tại ngôi đình cạnh chợ. Văn sĩ khắp nơi đến tụ tập ở Tưởng Đền để dự cuộc thi thơ. Các vị khoa mục làng Yên Đổ và các làng gần đó làm giám khảo. Thí sinh nào trúng giải thưởng sẽ được hoan hô và được ban thưởng phần thưởng rất hậu. Thực là cuộc thi tao nhã và hào hứng với mục đích khuyến khích thí sinh dùi mài kinh sử, tranh khôi đoạt giáp sau này. Sau cuộc thi, những người trúng giải được mời nếm rượu ở Tưởng Đền với các bô lão trong làng. Thi thuyền trên sông Lô Hàng năm vào hôm dã đám hội làng, làng Bạch Hạc (Vĩnh Phú) có cuộc thi bơi thuyền trên sông Lô. Làng có 4 giáp, mỗi giáp có một chiếc trải (thuyền) bằng gỗ trò dài hơn 20 thước và rộng chừng thước rưỡi. Chiếc trải có năm chục bơi chèo ở hai bên. Đầu trải uốn hình đầu rồng, và đuôi trải cũng lượn khúc như đuôi rồng. Mỗi giáp phải kêu trong làng dân đinh năm chục tay chèo khỏe mạnh, một người điều khiển đứng trên mũi trải, cầm chiếc hiệu lệnh riêng của hàng giáp, một người giữ nhịp cho các tay cầm trống đứng ở giữa trải, và một người cầm lái ngồi ở cuối. Trải muốn bơi nhanh, cần có sự hòa nhịp của năm mươi tay. Năm mươi người này hợp sức tạo sức mạnh qua những chiếc bơi chèo để chiếc chải đi đều. Họ phải nghe nhịp trống và phải nhìn theo hiệu lệnh của người đứng mũi chịu sào. Bốn chiếc trải xuất phát ở trước cửa đình làng và bơi cho tới ngã ba sông Lô. Tục truyền, đây là dân đinh diễn lại tích đức Thổ Lệnh đại vương tiễn đức Tản Viên khi xưa, lúc đức Tản Viên tới thăm ngài ra về. Chiếc trải về tới đình trước nhất sẽ được giải thưởng và làng sẽ mừng bánh pháo. Thi tuyển nữ quan Đây là một tục đặc biệt của thôn Hạc Đình, Hoằng Hóa, Thanh Hóa, tuyển lựa những trinh nữ tham dự các buổi hát lễ mừng đức Thành Hoàng và lo việc cỗ bàn dâng cúng ngài. Tuy đền Mã Cương thờ Phụng Hiểu ở thôn này, nhưng cuộc tuyển lựa trinh nữ cũng mở rộng cho tất cả các thôn xã có thờ ông. [...]... này, các thanh nữ không những phải là con gái, mà còn là những cô chưa hề bị mang tai tiếng về nết na, nhất là đức hạnh về phương diện trinh thục Đối với dân chúng vùng này, được kén vào hàng trinh nữ là một điều vinh dự, bởi vậy số thi u nữ thi tuyển rất đông Các bà mẹ đã dạy các cô những điều cần thi t để các cô có thể thắng được cuộc thi Cuộc thi tuyển được tổ chức ở bãi Giang Đình Trước bãi, một... bãi, một con đường thẳng tắp chạy tới đền Mã Cương Sau bãi là đầm nước không sâu lắm, nước thường chỉ đến bụng, đây là đầm Giang Đình- trung tâm cuộc thi Các trinh nữ phải kinh qua các cuộc thi về nữ công bếp núc và về khả năng văn nghệ Thi vật Trong hội làng Mai Động (Hà Nội) có thi vật ở ngay trước bãi đình làng Các đô vật ở các nơi kéo về dự giải rất đông Làng treo giải vật gồm nhất, nhì, ba và nhiều... nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được Khố các đô vật phần nhiều bằng lụa, nhiều màu Trước khi vào vật, hai đô vật lễ vọng vào trong đình Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau Họ lừa nhau, dùng những miếng để vật ngửa địch thủ Với miếng nằm bò, có tay đô vật nằm lì mặc cho địch thủ bẩy mình, rồi bất thần họ nhỏm đứng . Những Lễ Tục Thi Dân Gian Thi đồ xôi và thổi cơm Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Cuộc thi bắt. thi u nữ thi tuyển rất đông. Các bà mẹ đã dạy các cô những điều cần thi t để các cô có thể thắng được cuộc thi. Cuộc thi tuyển được tổ chức ở bãi Giang

Ngày đăng: 26/01/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan