Tài liệu “Quân tử cầm” trong âm nhạc tài tử pptx

5 527 2
Tài liệu “Quân tử cầm” trong âm nhạc tài tử pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Quân tử cầm” trong âm nhạc tài tử Cây đờn kìm (Nguyệt cầm) vốn được tôn vinh là “Quân tử cầm” và là… “thầy” của các loại nhạc cụ khác trong dàn nhạc tài tử cải lương. Vai trò, vị trí của cây đờn kìm quan trọng như thế nào trong giới đều đã rõ, thế mà có một thời gian khá dài, nó đã bị lu mờ và tưởng chừng bị mai một… Song, từ khi phong trào đờn ca tài tử cải lương được khơi dậy, những năm gần đây, cây đờn kìm đã dần khôi phục lại được “chỗ đứng” của mình. “Vị trí độc tôn” ngày xưa Ngày xưa, dàn nhạc ngũ âm trong cung đình theo phong cách “tứ tuyệt” (kìm – cò – tranh – độc) hay “ngũ tuyệt” (kìm – cò – tranh – độc – sáo); cây đờn kìm vẫn đứng ở vị trí đầu nhóm đảm nhiệm vai trò… lĩnh xướng. Kể từ khi nhạc tài tử Nam bộ xuất hiện (giữa thế kỷ XIX) và sân khấu cải lương ra đời (đầu thế kỷ XX), cây đờn kìm vẫn giữ được vị trí “độc tôn” này. Các bài bản trong âm nhạc tài tử cải lương cũng đều dựa vào chữ nhạc chính từ cung – bậc của đờn kìm. Những ai học ca, các loại nhạc cụ khác cũng dựa vào nền tảng âm nhạc của đờn kìm. Cây đờn kìm là “thầy” của người hát và là “thầy” của các loại nhạc cụ khác là vì vậy. Nguyên lý của đờn – ca là “nhất nhịp – nhì ca – ba đờn”, cũng lấy cây đờn kìm làm gốc. Nếu ca – đờn mà không rành nhịp và vững nhịp thì không thể nào “thành nghề” được. Đã chơi được cây đờn kìm là phải vững nhịp. Riêng cây đờn kìm rất khó học và khó đờn cho hay, so với những nhạc cụ khác trong dàn nhạc tài tử cải lương. Chẳng hạn, người tiếp thu nhanh thì học guitar lõm, sến, tranh… trong vòng 6 tháng là có thể đờn ca được, còn học đờn kìm thì phải mất đến… 12 tháng. Nó là loại nhạc cụ “ít phím hiếm dây” (2 dây, 9 phím), người đờn phải nhấn nhá, có khi chỉ một bậc phải ra nhiều âm sắc khác nhau, nên người ít cẩm âm đờn sẽ không đạt. Đặc biệt là dây “Tố Lan” của đờn kìm hiếm người nào có thể đờn cho hay, bời ngón nhấn phải đạt đến điêu luyện và “tay kim” phải thật nhuần nhuyễn. Từ xa xưa cho đến tận bây giờ, cây đờn kìm luôn giữ “song loan” trong các cuộc đờn ca tài tử cải lương. Cây đờn kìm còn được đánh giá uy tín qua tuổi tác của người đờn, ví dụ như trong một cuộc chơi, có nhiều người biết đờn kìm thì các người trẻ phải trân trọng trao đờn kìm cho người cao tuổi nhất ở cuộc chơi đó. Nó vừa như lễ nghi và rất tế nhị trong giới đồng điệu. Ở sân khấu cải lương, giá nào các ông bầu cũng phải tìm kiếm cho bằng được người đờn kìm giỏi, để chỉ huy dàn nhạc (giữ “song loan”) và hướng dẫn bào bản, nhịp nhàng cho diễn viên hoặc bổ túc nghề cho những diễn viên chuyên nghiệp. Hầu hết các nghệ sĩ cải lương tài danh ngày xưa đều học nghề bằng phương pháp này (“truyền nghề theo cầm tay chỉ việc”). Từ các nhạc công của các loại nhạc cụ đến các diễn viên khác đều phải “kính nể” nhạc công đờn kìm trong gánh hát của mình và trịnh trọng gọi họ bằng “thầy”. Lương của nhạc công đờn kìm hối ấy trong gánh hát lúc nào cũng cao hơn các nhạc công khác, kể cả đào kép chánh có người có lương thấp hơn nhạc công đờn kìm. Ngày nay thì lương nhạc công guitar lõm được xem là cao nhất, nhạc công đờn kìm mức lương chỉ bằng 7/10 so với nhạc công guitar lõm trong dàn nhạc ở đoàn hát. Tên tuổi của những bậc thầy đờn kìm nổi tiếng có thể kể đến theo thứ tự như: Trịnh Thiên (Bạc Liêu), Ký Hườn (Vĩnh Long), Ba Tiệm, Năm Vinh (Tiền Giang)– nguyên nhạc sư của trường Nghệ thuật Sân khấu II, Giáo Thinh, Năm Cơ, Năm Hưng, Sáu Tửng, Út Trong (Sài Gòn), Cao Hoài Sang, Sáu Thới (miền Đông)… Kế tiếp đó là những: Ba Tu, Minh Thảo, Năm Xã (TP.HCM), Còn (Bình Dương), Thanh Hiền (Tây Ninh), v.v Đờn kìm phục vị Một thời gian khá dài, guitar phím lõm làm “bá chủ” trong dàn nhạc cải lương, khoảng từ thập niên 40 cho đến hết thế kỷ XX, tức hơn nửa thế kỷ. Bởi nó nhiều tính năng và phong phú âm sắc, âm vực rộng hơn và thêm vào đó được khuyếch đại âm thanh qua hệ thống ampli. Còn đờn kìm là nhạc cụ mộc, âm vực hẹp lại khuyếch đại âm thanh bị hạn chế và âm sắc kém trung thực. Từ thập niên 70 đến 90 là “lổ trống” ở sân khấu cải lương không thấy nhân tài đờn kìm kế thừa, chỉ còn lại các tay “lão làng” và rất ít người học đờn kìm. Đại đa số đều chạy theo phong trào học guitar lõm, sến, tranh… nhất là kể từ sau ngày giải phóng 30/4/1975. Đầu những năm 90, có lần người viết bài gặp nhạc sĩ - NSƯT Ba Tu đi chấm thi đờn ca tài tử ở tỉnh, ông than rằng: “Không thấy một tay đờn kìm nào cho ngon hoặc một người trẻ tuổi nào có triển vọng, chỉ còn lại mấy ông già ngón cũng lụt rồi!”. Ông còn tâm sự trong nỗi lo lắng: “Lâu rồi không ai chịu học đờn kìm, bây giờ lớp trẻ cứ chạy theo nhạc trẻ, còn cổ nhạc thì cứ guitar lõm và sến, khi lớp tụi tui qua đời thì không biết ai sẽ là người kế thừa chúng tôi đây”. Từ ngày phong trào đờn ca tài tử được dấy lên rộng rãi, cây đờn kìm được chú trọng, các nhóm, các câu lạc bộ đều khai thác những ngón đờn kìm “ẩn dật”, rồi nhiều thanh niên, trung niên rủ nhau học đờn kìm. Cũng có lẽ họ đã nhận thức được cái “quý hiếm” vốn là bản sắc dân tộc và cái âm thanh huyễn hoặc của đờn kìm. Nên những năm gần đây, cây đờn kìm đã nhanh chóng khôi phục lại vị trí trong dàn nhạc tài tử và giữ “song loan”, hầu như chỉ có đờn kìm là giữ vai trò chính, rất ít nơi sử dụng sến cho đờn ca tài tử. Tất cả những dàn nhạc trong các chương trình cải lương của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM, Đài Truyền hình TP.HCM và các đài phát thanh truyền hình tỉnh hiện nay, đờn kìm đều có mặt và giữ vị trí quan trọng. Thế còn ở sân khấu cải lương thì sao? Đoàn cải lương Cao Văn Lầu (Bạc Liêu) có nữ nhạc công đờn kìm là Ngọc Cần, Đoàn nghệ thuật tổng hợp An Giang có Thiện Vũ, Đoàn nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang có Ba Chí, Đoàn cải lương Long An có Đỗ Tú, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang có Mai Hoàng Thành, Trường Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM (Nhà hát Thế Giới Trẻ) có Hải Luận, Văn Môn, v.v… và v.v… Hầu hết những đơn vị này đều đang sử dụng cây đờn kìm rất có hiệu quả và xem như họ đang định vị lại “vị trí độc tôn” cho nó. Nhạc sĩ – NSƯT Thanh Hải nói: “Sến có thể thay kìm, sến hay ở chỗ xôm tụ, trẻ trung thôi. Còn những tình huống bi cảm, buồn tự sự trong kịch hoặc những điệu Nam oán thì sến không thể bằng kìm được”. Nhạc sĩ – NSƯT Ba Tu cho biết: “Đờn kìm giỏi thì giai điệu nào đờn cũng hay, cũng gợi cảm cho người ca luôn hưng phấn”. Còn soạn giả Hữu Lộc (trưởng đoàn cải lương Long An) thì cho rằng: “Sân khấu cải lương có hỉ - nộ - ái - ố trong vở diễn, còn trong dàn nhạc chỉ có đờn kìm mới thể hiện được sự trầm bổng, nhặt khoang, và dàn nhạc cải lương phải có tiếng đờn kìm thì mới đượm chất cải lương hơn”. Được biết, hiện nay Đoàn cải lương Nhân dân Kiên Giang và Đoàn Văn công Đồng Tháp đang tuyển mộ nhạc công đờn kìm. Tại gia của nhạc sĩ – NSƯT Ba Tu đang “chiêu mộ” một số môn đệ vào ra, có người từ tỉnh lên đây để học đờn kìm. Có thể khẳng định, qua một thời gian khá dài trong lịch sử của nó, hiện nay cây đờn kìm đã có khuynh hướng được phổ biến ở các cuộc đờn ca tài tử và sân khấu cải lương. Sự trở lại và định vị này, chắc chắn ở một tương lai không xa trong đời sống âm nhạc tài tử cải lương, cây đờn kìm được hưng thịnh tiếng nguyệt cầm; và kể cả những cao niên, có thể yên lòng rằng: đờn kìm sẽ không bị mai một nữa… . “Quân tử cầm” trong âm nhạc tài tử Cây đờn kìm (Nguyệt cầm) vốn được tôn vinh là “Quân tử cầm” và là… “thầy” của các loại nhạc cụ khác trong dàn nhạc. này. Các bài bản trong âm nhạc tài tử cải lương cũng đều dựa vào chữ nhạc chính từ cung – bậc của đờn kìm. Những ai học ca, các loại nhạc cụ khác cũng

Ngày đăng: 26/01/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan