Tài liệu Đề và đáp án thi thử ĐH môn Sử khối C năm 2010_Đề 07 ppt

6 243 0
Tài liệu Đề và đáp án thi thử ĐH môn Sử khối C năm 2010_Đề 07 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ SỐ 7 KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010 Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề I. PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH. Câu1 (2.5 điểm) Anh (chị) hãy phân tích những nội dung cơ bản của Cương lĩnh ( 2-1930) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Câu 2 (3 điểm) Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VI (11- 1939) lần thứ VIII ( 5-1941) đã thông qua những vấn đề gì? Cho biết điểm khác biệt giữa Hội nghị IV Hội nghị VIII. Câu 3.(1.5 điểm) Tại sao Đảng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Công hoà lại kí với chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946? Nội dung của Hiệp định. I. PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Công cuộc cải cách-mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) được tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào? Nội dung của đường lối cải cách-mở cửa đó. Liên hệ với công cuộc cải cách ở Việt Nam ( từ 12-1986). Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3 điểm) Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thắng lợi của nhân dân việt nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi? Hết ……………………………… GỢI Ý ĐÁP ÁN I. PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THỈ SINH Câu 1: Phân tích những nội dung cơ bản của Cương lính tháng 2-1930…2,5đ ♦ 0,5đ. Xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng tư sản dân quyền thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. - Ở đây chúng ta thấy có một số vấn đề về lí luận cần làm sang tỏ: - Thứ nhất: Có sự trùng lặp. Vì bản thân cách mạng tư sản dân quyền có hai nhiệm vụ đó là: Độc lập dân tộc cách mạng ruộng đất. Vậy tại sao Nguyễn Ái Quốc còn đề cập đến vấn đề thổ địa cách mạng? - Một nước thuộc địa với hơn 90% là nông dân với trình độ nhận thức thấp, ngày đêm họ chỉ nghĩ về vấn dề ruộng đất. Vì vậy Nguyễn Ái Quốc chấp nhận sự hiểu nhầm để lôi kéo nông dân về phía cách mạng. - Thứ hai: Tiến tới chứ không phải tiến thẳng… - Thứ ba: Giữa hai giai đoạn cách mạng Nguyễn Ái Quốc không nói bỏ qua hay không bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Tư bản chủ nghĩa không phải là sản phẩm của riêng gì giai cấp tư sản mà nó là một nấc thang phát triển của lịch sử loài người. Nó sẽ tạo ra những cơ sở vật chất cần thiết để xây dựng chủ nghĩa cộng sản… ♦ 0,5đ. Nhiệm vụ của cách mạng: đánh đổ bọn đế quốc Pháp, bọn phong kiến và phản cách mạng… Như vậy trong việc xác định nhiệm vụ, Nguyễn Ái Quốc đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hang đầu. Trước hết là là dân tộc sau mới đến dân chủ…Nguyễn Ái Quốc xác định được mâu thuãn cơ bản nhất của xã hội nước ta lúc bấy giờ. ♦ 0,5đ. Lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Phải lợi dung phú nông, trung tiểu địa chủ tư bản hoặc làm cho họ trung lập. Như vậy NAQ đã đánh giá đúng thái độ chính trị khả năng cách mạng của các giai cấp khác ngoài công nông, nhất là giai cấp địa chủ phong kiến. Hình thành được mặt trận dân tộc thống nhất… ♦ 0,5đ. Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam… ♦ 0,25đ. Mối quan hệ với cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới…gắn cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ tiến bộ xã hội của nhân loại, một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. *Nhận xết,đánh giá về Cương lĩnh: Đúng đắn,sang tạo thắm nhuần quan điểm nhân văn…0,25đ Câu 2: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần VI lần VIII… 1. Hội nghị lần VI (11-1939).1đ ♦ Xác định mục tiêu chiến lước trước mắt của cách mạng Đông Dương: đánh đổ đế quốc tay sai,giải phóng các dân tộc ĐD,làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. ♦ Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất… ♦ Thay khẩu hiệu thành lập Chính quyền Xô viết công nông binh bằng khẩu hiệu thành lập Chính quyền dân chủ cộng hoà ♦ Về phương pháp cách mạng: Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật bất hợp pháp. ♦ Hội nghị chủ trương thành lập MTDTTNPĐĐD thay cho MTDC ĐD không còn phù hợp.  Hội nghị đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu… 2. Hội nghị VIII (5-1941).1đ ♦ Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phong dân tộc. Giải phóng dân tộc là trên hết và cấp bách nhất. ♦ Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất… ♦ Đánh đổ đế quốc Pháp-Nhật thành lập chính phủ nhân dân của nước VNDCCH. ♦ Thành lập Mặt trân VNĐLĐM (VM) thay MTTNDTPĐĐD… ♦ Hình thái của cuộc khởi nghĩa: đi từ k/n từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiện vụ trung tâm…  Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị VI (11-1939). Dương cáo hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc,giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ của mỗi nước ở Đông Dương 3. Điểm khác biệt:1đ - Hội nghị VI (11-1939) mới chỉ đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Còn Hội nghị VIII (5-1941) không những gương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc mà còn giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước ở Đông Dương. 0,75đ - Nó từng bước trở lại với tư tưởng của Cương lĩnh tháng 2- 1930.0,25đ Câu 3: Tại sao Đảng Chính phủ… 1. Hoàn cảnh lịch sử: 0,75đ - Ngày 28-2-1946 Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết…Hiệp ước này đặt ta trước hai sự lựachọn: Một là cầm súng đánh Pháp khi chúng vừa ra Bắc. Hai là chủ động đàm phán với Pháp. - Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước lúc bấy giờ, ta chọn giải pháp hoà với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc… - Ngày 6/3/1946 Hiệp định sơ bộ Việt-Pháp được kí kết. 2. Nội dung: 0,75đ - Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do… - Chính phủ VNDCCH thoả thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc… - Hai bên ngừng bắn ở Nam bộ…tạo không khí thuận lợi để đi đến đàm phán chính thức…  Việc kí Hiệp định đã tạo cho ta một quỹ thời gian hòa bình quí báu để xây dựng củng cố lực lượng…nhanh chóng đuổi 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc bọn tay sai ra khỏi đất nước… II. PHẦN RIÊNG Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3 điểm) * Bối cảnh lịch sử…1đ Từ năm 1959 Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định: - Thực hiện đường lối “ Ba ngọn cờ hồng”… - Trang giành quyền lực thông qua cuộc” Đại văn hoá vô sản”… - Thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi đối với phong trào cách mạng thế giới, làm phương hại đến tình cảm giữa các nước xã hội chủ nghĩa … => Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối đổi mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Đường lối đó được thông qua tại Đại hội lần thứ XII, XIII… *Nội dung:1đ - Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm… - Kiên trì bốn nguyên tắc… - Tiến hành cải cách mở cửa, chuyển nền kinh tế hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa … => Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh… *Liên hệ với VN.1đ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12-1986 đã tiến hành đổi mới toàn diện đất nước… Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3 điểm) 1. Các giai đoạn phát triển phong trào giải phóng dân tộc châu Phi…2đ Sau chiến tranh thế giới thứ II , phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, được gọi là lục địa mới trổi dậy… + Giai đoạn 1945 – 1954: Phong trào nổ ở Bắc Phi với thắng lợi trong cuộc chính biến cách mạng của binh lính sĩ quan Ai Cập (3/7/1952) lật đổ nền thống trị của thực dân Anh, thành lập nước cộng hòa Ai Cập (18/6/1953). + Giai đoạn 1954 – 1960: Thắng trong trận Điện Biên Phủ của Việt Nam, đã cổ vũ các thuộc địa của Pháp ở các nước Bắc Phi Tây Phi đứng lên đấu tranh giành độc lập: Angiêri (1954 – 1962), Marốc, Xuđăng (1956) Ghana (1957) … + Giai đoạn 1960 – 1975: - Năm 1960 có 17 nước giành độc lập, nên gọi là “Năm Châu Phi” , mở đầu giai đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc. - Thắng lợi của cách mạng Angiêri (1962), Etiôpia(1974), Môdămbích, Angola (1975) … Chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị sụp đổ. +Giai đoạn từ 1975 đến nay: Đây là giai đoạn hoàn thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. - Tháng 3/1991 Namibia tuyên bố độc lập. - Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi mạnh thành cao trào cách mạng rộng rãi trong đông đảo quần chúng, đến 1990 giành thắng lợi quan trọng( chủ tịch Manđêla, được trả tự do, Đảng cộng sản được thừa nhận là một tổ chức hợp pháp, các đạo luật về phân biệt chủng tộc bị bải bỏ. - Tháng 4/1994 ông Manđêla được bầu làm tổng thống nước Nam Phi mới ,dân chủ và không còn phân biệt chủng tộc . 2. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. 1đ - Có kẻ thù chung là thực dân Pháp… - Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ đã cổ vũ các thuộc địa của Pháp ở các nước Bắc Phi Tây Phi đứng lên đấu tranh giành độc lập: Angiêri (1954 – 1962), Marốc, Xuđăng (1956) Ghana (1957) … tiếp sau đó là “Năm châu Phi” và hoàn thành giải phóng dân tộc… . c u IV.a ho c IV.b C u IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) C ng cu c cải c ch-mở c a ở Trung Qu c (từ năm 1978) đư c tiến hành trong bối c nh lịch. SINH C u 1: Phân tích những nội dung c bản c a C ơng lính tháng 2-1930…2,5đ ♦ 0,5đ. X c định đường lối chiến lư c của c ch mạng Việt Nam là cu c cách mạng tư

Ngày đăng: 25/01/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan