Tài liệu Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn pptx

5 862 5
Tài liệu Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn Ứng viên dự phỏng vấn cần biết chắc chắn về mục tiêu nghề nghiệp của mình. Họ nên chuẩn bị để giải thích vì sao họ dự tuyển vào vị trí công việc và vì sao họ là người phù hợp nhất. Cuộc phỏng vấn giữa nhà tuyển dụng và ứng viên mang tính chất quyết định rằng ứng viên có phải là người phù hợp nhất cho công việc hay không. Điều này đặc biệt quan trọng trong những trường hợp nhà tuyển dụng phảI lựa chọn trong số các ứng viên có kinh nghiệm và trình độ tương đương nhau, hay trong những trường hợp mà công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp. Dưới đây là 1 số phương pháp giúp ứng viên chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Chuẩn bị trước phỏng vấn Việc trước tiên là tìm hiểu thông tin. Ứng viên nên hiểu rõ về các yêu cầu của công việc, về công ty tuyển dụng và ngành mà nó đang hoạt động. Điều này làm cho ứng viên tự tin và gây ấn tượng tốt hơn khi vào phỏng vấn. Ứng viên dự phỏng vấn cần biết chắc chắn về mục tiêu nghề nghiệp của mình. Họ nên chuẩn bị để giải thích vì sao họ dự tuyển vào vị trí công việc và vì sao họ là người phù hợp nhất. Mục đích của ứng viên là thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mình đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc. Những chi tiết nhỏ cũng cần lưu ý. Ứng viên cần chú ý về cử chỉ, cách ăn mặc, cách nói và trả lời. Nên tránh các động tác thừa như nhịp chân, vuốt tóc hoặc gõ ngón tay trên bàn Trong khi phỏng vấn Có nhiều điều ứng viên cần lưu ý khi dự phỏng vấn. Dưới đây là những lưu ý cơ bản nhất. Trang phục lịch sự. Đây là lần đầu tiên nhà tuyển dụng gặp ứng viên, và trang phục của ứng viên có thể ảnh hưởng đến cơ hội của họ được đi tiếp vào các vòng phỏng vấn sau. Nguyên tắc đơn giản nhất là mang trang phục phù hợp với công việc mà ứng viên đang dự tuyển. Tạo ấn tượng ban đầu tốt nhất. Thực tế, cuộc phỏng vấn bắt đầu ngay khi ứng viên bước vào văn phòng công ty tuyển dụng. Ứng viên nên bày tỏ sự thân thiện với nhân viên lễ tân, văn phòng, hoặc những ngườI khác họ gặp trước khi vào phỏng vấn. Ứng viên cần nghiên cứu kỹ resume của mình, có thể nêu được các ví dụ cụ thể để minh họa cho các thông tin trong đó. Ứng viên cũng cần chuẩn bị trả lời cho những câu hỏi về các "điểm yếu" trong quá trình làm việc của mình. Nên trả lời các câu hỏi một cách thẳng thắn và trực tiếp. Phỏng vấn tuyển dụng là quá trình trao đổi thông tin hai chiều. Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem ứng viên có phải là người phù hợp mà họ đang tìm kiếm hay không. Ứng viên muốn tìm hiểu xem vị trí công việc có đúng nguyện vọng của mình hay không. Đây cũng là một cơ hội để ứng viên thu thập thêm thông tin cụ thể về công việc, công ty Kết thúc buổi phỏng vấn Cố gắng kết thúc phỏng vấn một cách tích cực. Nếu bạn thực sự mong muốn công việc này, hãy nhắc lại điều đó cho nhà tuyển dụng một cách rõ rang và thuyết phục. Nói lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho mình. Hỏi họ một cách lịch sự khi nào thì họ sẽ có quyết định về việc tuyển dụng này. Sau buổI phỏng vấn, gửi thư cảm ơn, một lần nữa bày tỏ sự quan tâm đối với công việc dự tuyển, nhấn mạnh lạI những điểm mạnh của bạn phù hợp vớI công việc đó. Lời khuyên về trang phục Nữ: 1. Trang phục lịch sự và chuẩn mực. Ví dụ váy văn phòng và áo jacket, giày đế trung bình, không đeo nhiều nữ trang. 2. Trang điểm nhẹ nhàng, tự nhiên, không dung nhiều nước hoa. Nam: 1. Mặc vest hoặc sơ mi và cravate, ủi phẳng, quần tây. 2. Giày sạch sẽ. 3. Cạo râu gọn gàng, đầu tóc chải gọn. Một số câu hỏi phỏng vấn mẫu Câu hỏi đơn giản, dành cho sinh viên mới tốt nghiệp hoặc vị trí công việc thấp: Vì sao Anh / Chị lựa chọn ngành học này ? Vì sao Anh / Chị quyết định trở thành (kế toán viên, nhân viên kinh doanh, kỹ sư ) ? Anh / Chị có kế hoạch tiếp tục học lên nữa không? Anh / Chị đạt điểm cao nhất ở môn học nào? Vì sao? Anh / Chị đạt điểm thấp nhất ở môn học nào? Vì sao? Hãy kể lạI 1 dự án / công việc / buổI thuyết trình quan trọng mà Anh / Chị đã hoàn thành. Hãy kể lại một trường hợp mà Anh / Chị đã sử dụng một phương án sáng tạo để giải quyết vấn đề. Câu hỏi phức tạp hơn: Hãy mô tả công việc cụ thể gần đây nhất mà Anh / Chị đảm nhiệm? Trong công việc gần đây nhất của mình, Anh / Chị đã gặp những khó khăn gì? Anh / Chị thường làm gì để giảI quyết các khó khăn đó. Anh / Chị thích làm việc độc lập hay theo nhóm? Trong hoàn cảnh nào? Hãy kể về 1 trường hợp mà Anh / Chị đã phải thử thách sự kiên trì của mình. Anh / Chị thích hoặc không thích cộng tác với ngườI như thế nào? Vì sao? Hãy kể về 1 trường hợp Anh / Chị làm việc với sức ép cao. Anh / Chị đã giải quyết công việc đó như thế nào?. Câu hỏi về tích cách cá nhân: Anh / Chị cảm thấy tự tin nhất khi làm việc gì? Anh / Chị cảm thấy không tự tin nhất khi làm việc gì? Trong hai hoặc ba năm qua, Anh / Chị cảm thấy mình đã trưởng thành như thế nào? . Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn Ứng viên dự phỏng vấn cần biết chắc chắn về mục tiêu nghề nghiệp của mình. Họ nên chuẩn bị để giải thích. đây là 1 số phương pháp giúp ứng viên chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Chuẩn bị trước phỏng vấn Việc trước tiên là tìm hiểu thông

Ngày đăng: 25/01/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan