Tài liệu Học từ thất bại doc

4 390 1
Tài liệu Học từ thất bại doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỌC TỪ THẤT BẠI Lợi ích của nghịch cảnh Thất bại không có nghĩa tôi là người thất bại Nó có nghĩa là tôi chưa thành công. Thất bại không có nghĩa là tôi không đạt được gì Nó có nghĩa là tôi vừa học được điều gì đó. Thất bại không nói tôi là một kẻ ngốc Mà bảo rằng tôi có đủ lòng tin để thử những gì tôi chưa làm. Thất bại cũng chẳng bảo tôi phải hổ thẹn Mà nói rằng tôi đã dám để mình được thử thách. Thất bại không có nghĩa là tôi đã bỏ phí đời tôi Mà có nghĩa tôi có lý do để bắt đầu một cuộc hành trình mới. Thất bại không có nghĩa là tôi không có được thứ tôi cần Mà tôi có thứ khác, và phải đi theo một hướng khác. Thất bại không bảo rằng tôi kém Mà nói rằng tôi không hoàn hảo. Thất bại không có nghĩa là tôi nên bỏ cuộc Mà bảo tôi hãy cố hơn lên. Thất bại không có nghĩa là tôi không làm được Mà có nghĩa tôi cần luyện tập nhiều hơn. Miễn là những người thân yêu luôn ở bên tôi Bởi thất bại còn cho tôi biết ai là người yêu thương tôi thật sự. Nguồn: Internet Sưu tầm: Trần Đình Hiếu Lợi ích của thử thách Cách giải quyết của người Nhật Người Nhật rất thích ăn cá tươi nhưng biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để đáp ứng nhu cầu, người Nhật đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Càng xa bờ, càng tốn nhiều thời gian hơn để mang cá về. Nếu chuyến đi mất vài ngày, cá không còn tươi nữa. Người Nhật không thích cá ươn. Các công ty đánh bắt bèn lắp đặt tủ đông lạnh trên tàu đánh cá, cá được làm đông ngay tại chỗ. Tủ đông lạnh giúp tàu đi xa hơn và đánh bắt lâu hơn. Tuy nhiên, vị thịt cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh bị sụt giá. Các công ty liền đưa các bể nuôi lên tàu. Họ bắt cá và nhốt vào bể. Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá mệt lử nhưng vẫn còn sống. Người tiêu dùng Nhật phát hiện sự khác biệt: cá bị nhốt trong nhiều ngày thịt của chúng mất đi vị tươi ngon. Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết chuyện này? Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ. Nguồn: Hoathuytinh.com Sưu tầm: Trần Đình Hiếu Những vết thương có làm bạn yếu đi Tác giả Pro Bronson, trong cuốn sách “Tại sao tôi lại yêu quý những con người này?”, đã kể lại một câu chuyện có thật về một cây đu kỳ lạ. Cái cây này được trồng vào nửa đầu của thế kỷ 20 tại một trang trại gần Beulah, bang Michigan (Mỹ). “Cuộc đời” của nó là cả một cầu chuyện đáng để chúng ta nhắc tới. Vào những năm 1950, trong trang trại kia có nuôi một con bò lớn, người ta dùng xích buộc con bò vào cây đu. Nhiều khi nó bực tức hoặc phấn khích, liền chạy quanh cây đu, kéo theo sợi dây xích kim loại nặng trịch. Sợi xích này đã nghiến thành một đường rãnh hằn rất rõ lên lớp vỏ cây, ở đoạn cách mặt đất khoảng một mét. Nhưng không hiểu vì sao mà sợi xích vẫn không thể quật ngã hay làm cái cây khô héo. Sau vài năm, gia đình nông dân sống trong trang trại chuyển nhà, mang cả con bò lớn đi theo. Họ cắt sợi dây xích, nhưng lại bỏ mặc vòng xích quấn chặt quanh cây đu. Nhiều tháng năm nữa, lớp vỏ cây dần dần hàn gắn vết thương, phủ lấp cả vòng xích han gỉ. Thế rồi một năm, một thảm hoạ đã dội xuống Michigan, đó là Dịch cây đu Hà Lan (dịch nấm cây đu bị loài bọ trên vỏ cây làm lây lan). Tất cả các cây đu trong vùng đều bị nhiễm bệnh và chết. Ai cũng cho rằng cây đu già cỗi trong trang trại cũng sẽ chịu chung số phận. Người ta đã định chặt cây đu xuống, rồi chẻ nó làm củi trước khi cây đu chết và rất có thể sẽ đổ sầm xuống khi có gió bão. Nói vậy, nhưng cuối cùng, họ lại không nỡ lòng chặt cây đu già dường như đã trở thành một người bạn thân của gia đình. Thế là họ quyết định cứ để thiên nhiên làm công việc của mình. Nhưng thật kỳ lạ: cây đu không chết. Năm này qua năm khác, nó vẫn đứng nguyên, vươn cao kiêu hãnh. Không ai hiểu vì sao lại có một cây đu duy nhất sống được trong cả vùng! Các nhà nghiên cứu bệnh thực vật của trường Đại học bang Michigan đến xem xét cái cây kỳ lạ. Họ nhìn kỹ “vết sẹo” do sợi xích kim loại để lại trên thân cây – lúc này đã hầu như được che phủ bởi vỏ cây, còn sợi xích thậm chí đã bị ăn mòn. Các nhà nghiên cứu thực vật cho rằng chính sợi xích đã cứu cây đu. Lý do là cái cây đã hấp thụ quá nhiều sắt từ sợi xích han gỉ, đến mức nó trở nên miễn dịch với các bệnh nấm! Có nhiều người nói rằng những gì không hạ gục được bạn thì sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn. Hay như Ernest Hemingway viết: “Cuộc sống làm gãy vỡ tất cả chúng ta, nhưng rồi sau đó, rất nhiều người trong số chúng ta lại trở nên mạnh mẽ nhất chính ở những điểm đã bị gãy vỡ”. Nếu có bao giờ bạn đến thăm Beulah, bang Michigan, hãy tìm cây đu tuyệt vời đó. Nó toả rộng tới 20m với vòm lá xanh tươi, đẹp như một chiếc vương miện. Chu vi thân cây phải đến gần 4m. Và bạn đừng quên tìm vết thương mà sợi xích đã để lại trên cây. Nó như một lời nhắc nhở rằng dù có những tổn thương, những thiệt thòi, nhưng chúng ta vẫn có hy vọng! Vì nếu chúng ta không gục ngã bởi những vết thương, thì chúng sẽ cho chúng ta sức mạnh cần thiết để đối mặt, vượt qua và sống sót trước nhiều thử thách. Chúng thực sự có thể khiến chúng ta trở thành những con người mạnh mẽ hơn và tốt đẹp hơn. Nguồn:Báo Hoa Học Trò Sưu Tầm: Trần Đình Hiếu Giá trị của đau khổ Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng. Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán. Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát Lời bàn: Nếu nói trên thế gian này có “phép biến đá thành vàng” thì đó là “gian nan và đau khổ”. Những thành quả huy hoàng, sự nghiệp vĩ đại của loài người, đều phải trải qua những vất vả gian nan mới đạt được, đó chính là giá trị của sự đau khổ. Nguồn: internet Sưu tầm: Trần Đình Hiếu Giá trị của những nỗi đau Khi bạn vô ý cắn vào lưỡi, ít khi bạn coi sự đau đớn ấy là một điều gì đó hữu ích. Cũng như vậy, đối với một vết rộp ở ngón chân cái - có ai muốn một bàn chân đau nhức chứ? Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không cảm thấy đau? Bạn sẽ cắn đứt lưỡi bạn mấy lần đây? Bạn sẽ bị phỏng da lưng bao nhiêu lần trong buồng tắm nước nóng? Sự đau đớn về thể xác là một cơ chế báo động tuyệt diệu nhằm ngăn ngừa những tổn thương lớn hơn. Nó báo với chúng ta: "Tốt hơn, bạn nên thay đổi những gì bạn đang làm kìa". Nỗi đau về tinh thần cũng cho ta một thông điệp tương tự, chẳng hạn như: "Tốt hơn, bạn nên thay đổi cách nghĩ đi". Khi ta cảm thấy giận, ghen tị, hay một chút phẫn uất, thì chuyện đó cũng bình thường. Nhưng nếu tâm trạng đó xảy ra thường xuyên thì có thể thông điệp ấy là: "Đừng có muốn kiểm soát người khác." "Đừng có muốn người khác suy nghĩ như ta." "Đừng trông cậy người khác làm cho ta hạnh phúc." Nếu chúng ta cứ giữ mãi cách suy nghĩ như cũ thì chúng ta sẽ còn duy trì sự đau đớn như cũ. (Chúng ta sẽ kêu lên, "Nhưng tôi đúng mà!". Than ôi, "đúng" có giúp ích được gì đâu). Một vết rộp trên bàn chân bạn là một lời nhắn nên thay giày, dù đôi giày có đẹp thế nào. Đối với nỗi đau tinh thần - nó cũng tựa như một vết rộp trong bộ não - lời nhắn thông thường là: Hãy thay đổi cách suy nghĩ của bản thân. Đúc kết: Đối với nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, nếu chúng ta cứ tiếp tục làm y như cũ, chúng ta vẫn sẽ bị đau đớn y như vậy. Nguồn: Huy Minh - Blog SAS Sưu tầm: Trần Đình Hiếu . HỌC TỪ THẤT BẠI Lợi ích của nghịch cảnh Thất bại không có nghĩa tôi là người thất bại Nó có nghĩa là tôi chưa thành công. Thất bại không có. khác. Thất bại không bảo rằng tôi kém Mà nói rằng tôi không hoàn hảo. Thất bại không có nghĩa là tôi nên bỏ cuộc Mà bảo tôi hãy cố hơn lên. Thất bại không

Ngày đăng: 25/01/2014, 09:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan