Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên trường đại học công nghiệp quảng ninh

5 2.4K 21
Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên trường đại học công nghiệp quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh Cao Hải An Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80 Người hướng dẫn: TS. Trần Thu Hương Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Nghiên cứu mức độ đánh giá bản thân của sinh viên trường Đại học Công nghệ Quảng Ninh. Tìm hiểu mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của họ trong nhà trường. Từ đó đưa ra một số biện pháp giúp sinh viên nâng cao khả năng đánh giá bản thân trong môi trường học đường Keywords: Tâm lý học; Sinh viên Content 1. Lý do chọn đề tài Con người nói chung, giới trẻ nói riêng thường có khát vọng tự khẳng định mình trong cuộc sống, trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách. Sự tự khẳng định này một phần được thể hiện ở khả năng tự đánh giá về bản thân. Đánh giá bản thân chính là sự nhìn nhận tổng thể về giá trị bản thân với tư cách là con người và chúng ta theo đó mà hành động. Sự đánh giá này không có sẵn khi con người sinh ra mà được hình thành trong mối quan hệ, giao lưu với người khác, trong sự phát triển và từ những trải nghiệm thành công hay thất bại của cá nhân trong cuộc sống… Nếu chúng ta có sự tự đánh giá phù hợp với năng lực thực tế của mình thì chúng ta thường hài lòng về bản thân và điều đó tạo nên sức mạnh tinh thần giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc đời. Chúng ta se là người thành công và hạnh phúc… Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người trong chúng ta không có thói quen tự nhìn nhận, đánh giá về mình một cách công tâm, chính xác. Có những người luôn cho rằng mình là “cái rốn của vũ trụ, trung tâm của trái đất và là ngôi sao của bầu trời” nên rất cảm tính khi tự đánh giá về mình mà thiếu tính tương tác với các đối tượng khác ở xung quanh. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giới trẻ thể hiện mình không phù hợp với những gì mình có. Có những bạn trẻ vừa có một chút thành tích đã tự cho mình là giỏi giang hơn người, nổi bật hơn những người xung quanh và không ngại thể hiện điều đó ra bên ngoài bằng ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, trang phục… Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bạn trẻ thiếu tự tin vào chính bản thân mình và để che lấp điều đó, các bạn phải thể hiện mình quá lên để chứng tỏ mình không hề thua kém mọi người… Có thể nói, tự đánh giá bản thân có vai trò rất quan trọng nhưng không phải bao giờ sự đánh giá bản thân ở giới trẻ cũng phù hợp và điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển nhân cách cũng như xu hướng hành động của họ trong cuộc sống. Ngoài ra, sự đánh giá bản thân cũng được xem như là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của thanh niên - sinh viên trong nhà trường. Nói cách khác, hoạt động học tập của sinh viên chỉ đạt kết quả tốt khi họ có những hiểu biết khách quan về mình, tự đánh giá được những phẩm chất, năng lực đang tồn tại ở bản thân, thấy được khoảng cách mức độ cần đạt được với “cái tôi lý tưởng” để từ đó cố gắng rèn luyện và phấn đấu. Để giải mã tốt vấn đề “Tôi là ai?”, “Tôi là người như thế nào?”, “Tôi có gì?” thì bản thân sinh viên phải đặt cái tôi của mình trong nhiều mối quan hệ khác nhau (với bạn bè, với cha mẹ, với thầy cô giáo, trong tập thể ). Việc giải mã những thông điệp này sẽ làm cho cái tôi được “hoạt hóa” một cách đích thực và chính xác trong từng hoàn cảnh cũng như trong từng mối quan hệ; từ đó chủ thể sẽ biết cách ứng xử sao cho thật sự phù hợp và hiệu quả Có thể nói, nếu “cái Tôi” được nhận thức đúng đắn sẽ giúp cho thanh niên - sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói riêng đánh giá chính xác thực lực của mình để phấn đấu nhiều hơn nữa trong học tập cũng như trong cuộc sống… Thực tế cho thấy, đến nay, những nghiên cứu về đánh giá bản thân vẫn còn chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về sự đánh giá bản thân của sinh viên. Trong khi đó, đây lại là vấn đề không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có giá trị quan trọng về mặt thực tiễn. Chính bởi vậy, việc nghiên cứu về sự đánh giá bản thân của sinh viên là điều cần thiết. Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với tên gọi “Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh”. 2. Đối tượng nghiên cứu Sự đánh giá bản thân (ĐGBT) của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (ĐHCNQN). 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu mức độ đánh giá bản thân của sinh viên trường ĐHCNQN, tìm hiểu mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của họ trong nhà trường; từ đó đưa ra một số biện pháp giúp sinh viên nâng cao khả năng đánh giá bản thân trong môi trường học đường. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài - Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề. - Làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài. - Chỉ ra những đặc điểm của khách thể nghiên cứu. 4.2. Khảo sát thực trạng đánh giá bản thân của sinh viên trường ĐHCNQN - Mức độ đánh giá bản thân của sinh viên trường ĐHCNQN. - Tương quan giữa kết quả học tập và sự đánh giá bản thân của sinh viên trường ĐHCNQN. 4.3. Một số biện pháp giúp sinh viên nâng cao khả năng đánh giá bản thân trong môi trường học đường 5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu - 200 sinh viên trường ĐHCNQN. - 20 cán bộ Đoàn thanh niên và Hội sinh viên. - 20 giáo viên chủ nhiệm. 5.2. Địa bàn nghiên cứu Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, xã Yên Thọ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Sinh viên trường ĐHCNQN có mức độ tự đánh giá ở mức trung bình; - Có mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của sinh viên. Cụ thể là: những sinh viênhọc lực Khá có sự đánh giá bản thân tích cực hơn những sinh viênhọc lực Trung bình. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp phân tích tài liệu 7.2. Phương pháp trắc nghiệm - Thang đo Rosenberg. - Thang đo E.T.E.S (Trường Đại học Toulouse II, Cộng hòa Pháp). 7.3. Phương pháp quan sát 7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 7.5. Phương pháp xử lý kết quả bằng thống kê toán học References 1. Văn Thị Kim Cúc (2002), Tổn thương tâm lý của trẻ 10 - 15 tuổi do ly hôn của bố mẹ, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện Tâm lý học. 2. Văn Thị Kim Cúc (Chủ nhiệm) (2003a), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ ly hôn, Nxb KHXH. 3. Văn Thị Kim Cúc (2003b), Tìm hiểu sự đánh giá bản thân ở trẻ 10 - 15 tuổi, Tâm lý học, số 7, 7/2003, tr 19-23. 4. Văn Thị Kim Cúc (2004), Mối tương quan giữa biểu tượng về gia đình và sự đánh giá bản thân ở trẻ 10 -15 tuổi, Tâm lý học, số 2, 2/2004, tr 25-31. 5. Vũ Dũng (Chủ biên) (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb KHXH. 6. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1999), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học phạm, Nxb ĐHQG. 7. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1998), Tâm lý học, Tập I, Nxb Giáo dục. 8. Đào Lan Hương (1999), Nghiên cứu sự tự đánh giá thái độ học tập môn toán của sinh viên Cao đẳng phạm Hà Nội, Luận án Tiến sĩ tâm lý. 9. Khoa phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội) (2003), Giáo dục học Đại học (Tài liệu bồi dưỡng dùng cho các lớp Giáo dục học Đại họcNghiệp vụ phạm Đại học). 10. Vũ Khiêu (2002) “Cái Tôi” - Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, Tâm lý học, số 1, 1/2002, tr 2-5. 11. Đỗ Ngọc Khanh (2004a), Về khái niệm “Tự đánh giá bản thân”, Tâm lý học, Số 6, 6/2004, tr.41-45. 12. Đỗ Ngọc Khanh (2004b), Ảnh hưởng của sự tự đánh giá bản thân đến sự phát triển nhân cách, Tâm lý học, Số 9, 9/2004, tr.26-29. 13. Đỗ Ngọc Khanh (2004c), Cái Tôi, Tâm lý học, Số 10, 10/2004, tr.35-37. 14. Đỗ Ngọc Khanh (2005), Tự đánh giá của học sinh THCS ở Hà Nội, Tâm lý học, Số 7, 7/2005, tr.30-36. 15. Vũ Thị Nho (1997), Một số đặc điểm tự đánh giá của của học sinh cuối bậc tiểu học, Đề tài cấp Bộ. 16. Vũ Thị Nho (1998), Tự đánh giá, Tâm lý học, số 3, 6/1998, tr 58-60. 17. Vũ Thị Nho (1998), Trình độ học lực và khả năng tự đánh giá phù hợp, ổn định của học sinh cuối bậc tiểu học, Nghiên cứu giáo dục, 8/1998, tr 27-28. 18. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, Nxb ĐHQG. 19. Lê Ngọc Lan (1982), Nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng tự đánh giá phù hợp của học sinh đối với thái độ học tập và động cơ hoc tập, Luận án Phó tiến sĩ tâm lý. 20. Nguyễn Thị Oanh (1998), Gia đình Việt Nam thời mở cửa, Nxb Trẻ. 21. Lê Đức Phúc (1999), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: “Sự phát triển ý thức bản ngã”, Trong khuôn khổ dự án điều tra, khảo sát về trẻ em tiểu học 1997-1999 do Vụ Tiểu học, Bộ GD&ĐT thực hiện. 22. Lã Thu Thuỷ (1999), “Cái Tôi” dưới góc nhìn của tâm lý học xã hội, Tâm lý học, số 6, 12/1999, tr 59 - 61. 23. Lã Thu Thuỷ (2001), Quan niệm của sinh viên về khái niệm “Cái Tôi” trong bối cảnh tính cá nhân và tính cộng đồng, Tâm lý học, số 6, 09/2001, tr 29-35. 24. PGS. PTS. Nguyễn Thạc, PTS. Phạm Thành Nghị (1992), Tâm lý học phạm Đại học, Nxb Giáo dục. 25. Phùng Bích Thuỷ (2006), Luận văn Thạc sĩ, Bước đầu tìm hiểu sự đánh giá bản thân của nam giới quan hệ tình dục đồng giới trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan