Hậu phương thanh hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954)

8 1.8K 27
Hậu phương thanh hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hậu phương Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 1954) Nguyễn Tuyết Nhung Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60.22.56 Người hướng dẫn: PGS. Lê Mậu Hãn Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Tái hiện sinh động, khách quan bức tranh lịch sử về quá trình quá trình xây dựng và bảo vệ hậu phương Thanh Hoá (1945-1954). Nêu lên được kết quả cơ bản của việc xây dựng và bảo vệ hậu phương Thanh Hóa thời kỳ 1945-1954 để làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hoá. Từ đó rút ra những nhận xét chung trong việc xây dựng và bảo vệ hậu phương thời kỳ cách mạng tiếp theo. Keywords: Thanh Hóa; Hậu phương; Kháng chiến chống Pháp; Lịch sử Đảng; Đảng Cộng sản Việt Nam; Thời kỳ 1945 - 1954 Content MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hậu phương là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh, là nơi xây dựng và phát triển tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hoá và quân sự; là nơi chi viện chủ yếu sức người, sức của cho tiền tuyến. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng hậu phương. Thanh Hoá là một tỉnh tự do thuộc Liên khu IV, có vị trí hiểm trở (3 mặt núi, một mặt biển), có 3 vùng tự nhiên (đồng bằng, trung du, miền núi), có điều kiện cơ bản để xây dựng thành một tỉnh vững mạnh của vùng tự do Liên khu IV - một hậu phương chiến lược cho cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ và hy sinh. Với cách nhìn bao quát, toàn diện sâu sắc, trên cơ sở phân tích các nhân tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà, khả năng và tiềm năng của tỉnh, Thanh Hoá có thể trở thành một tỉnh của hậu phương lớn trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 20 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hoá. Trong buổi nói chuyện với các đại biểu thân sĩ trí thức, phú hào, Người đã giao cho Đảng bộ phải xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu tức là xây dựng chế độ dân chủ nhân dân phát triển toàn diện tạo ra một 2 tiềm lực hùng hậu đảm bảo đời sống của nhân dân trong tỉnh và chi viện cho kháng chiến. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hậu phương, Đảng bộ Thanh Hoá đã tích cực lãnh đạo nhân dân quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chín năm kháng chiến trường kỳ gian khổ, hy sinh, Đảng bộ và nhân Thanh Hoá đã hoàn thành xuất sắc vai trò căn cứ hậu phương kháng chiến của dân tộc. Thanh Hoá là một tỉnh hậu phương vững mạnh của cuộc kháng chiến, nghiên cứu lịch sử Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiến có ý nghĩa quan trọng, vì vậy Tôi chọn đề tài: “Hậu phương Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài - Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 1975) của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam là đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu một số vấn đề chiến lược trong lịch sử 30 năm chiến tranh giải phóng. Đề tài do Trung tướng GS. PTS Hoàng Phương làm chủ trì. Công trình nêu về vấn đề hậu phương chung của cả nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. - Luận án PTS của Ngô Đăng Tri: Hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh (1946 1954) bảo vệ năm 1989 đề cập đến việc xây dựng hậu phương ở vùng tự do Liên khu IV, trong đó Thanh Hoá là một phần của vùng tự do Liên khu IV. - Công trình nghiên cứu của Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000): “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá tập I (1930 1954)” nêu lên từng giai đoạn của cách mạng Thanh Hoá từ khi thành lập Đảng bộ cho đến kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Tuy nhiên, vấn đề hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp được trình bày theo hệ thống chung. - “Quân khu 4 lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 1954)” của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Hà Nội (1990), hậu phương được đề cập với vai trò là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh. Thanh - Nghệ - Tĩnh là hậu phương trực tiếp của chiến trường Liên khu và là một trong những hậu phương chiến lược của chiến trường chính Bắc bộ và Trung - Thượng Lào. Công trình nêu vấn đề hậu phương của Quân khu IV, trong đó Thanh Hoá cũng đóng góp một phần xứng đáng sức người, sức của để chi viện cho tiền tuyến. - “Thanh Hoá - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 1954” của Bộ Chỉ huy quân sự Thanh Hoá (1990) là công trình đề cập đến việc xây dựng và động viên sức mạnh toàn dân đoàn kết đứng lên kháng chiến kiến quốc, bảo vệ và xây dựng hậu phương, phục vụ tiền tuyến. Tuy nhiên công trình miêu tả tiến trình lịch sử cuộc kháng chiến 3 toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Thanh Hoá trong 9 năm kháng chiến chống lại thực dân Pháp xâm lược. - Sách “Đảng bộ Thanh Hoá 70 năm chặng đường vẻ vang (1930 2000)” (2000), Nhà in Báo Thanh Hoá do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá chỉ đạo biên soạn chào mừng 70 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thành lập Đảng bộ Thanh Hoá (29/7/1930 29/7/2000) nhằm giáo dục truyền thống, nâng cao niềm tin và tự hào về Đảng góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương. Nội dung cuốn sách mang tính chất liệt kê, phân tích khái quát từ năm 1930 1999…. Các công trình lịch sử viết về Thanh Hoá là nguồn tư liệu có giá trị, cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khái quát về cách mạng Thanh Hoá kể từ khi Đảng bộ ra đời, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi qua các thời kỳ. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu - Tái hiện sinh động, khách quan bức tranh lịch sử về quá trình quá trình xây dựng và bảo vệ hậu phương Thanh Hoá (1945-1954). - Nêu lên được kết quả cơ bản của việc xây dựng và bảo vệ hậu phương Thanh Hóa thời kỳ 1945-1954 để làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hoá. Từ đó rút ra những nhận xét chung trong việc xây dựng và bảo vệ hậu phương thời kỳ cách mạng tiếp theo. - Đặt cơ sở nghiên cứu về việc xây dựng và bảo vệ hậu phương trong thời kỳ tiếp theo và góp phần bổ sung nguồn tư liệu về kháng chiến chống thực dân PhápThanh Hoá. 3.2. Nhiệm vụ - Tập hợp các nguồn tài liệu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Thanh Hóa, Sở Giáo dục- Đào tạo Thanh Hóa, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa - Hệ thống hoá các tài liệu theo nội dung cần nghiên cứu. - Mô tả một cách khái quát, toàn diện về chủ trương của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tỉnh uỷ Thanh Hóa về quá trình xây dựng hậu phương Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng Thanh Hoá thành một tỉnh của hậu phương kháng chiến chống thực dân Pháp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 4 Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 1945 1954. Đồng thời để đảm bảo tính hệ thống của vấn đề, đề tài đề cập một cách khái quát về Thanh Hoá và sự ra đời của Đảng bộ, đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu - Tài liệu đã công bố: Văn kiện Đảng toàn tập, Hồ Chí Minh toàn tập, các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Tài liệu lưu trữ tại: Thư viện Quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Thanh Hóa, Sở Giáo dục- Đào tạo Thanh Hóa, Bộ Chỉ huy Quân sự Thanh Hóa … 5.1. Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp điều tra, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp để làm sang tỏ các vấn đề trong sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hóa trong việc xây dựng và bảo vệ hậu phương thời kỳ 1945-1954. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Thanh Hóa giữ vững chính quyền và xây dựng thành một tỉnh vững mạnh của hậu phương kháng chiến (1945 - 1950) Chương 2: Thanh Hóa tăng cường tiềm lực hậu phương, chi viện cho tiền tuyến (1951 - 1954) Chương 3: Một số nhận xét chung References 1. Bác Hồ với Thanh Hoá, Thanh Hoá làm theo lời Bác (1998), Nxb Lao Động. 2. BCH Đảng bộ huyện Lang Chánh (1999), Đảng bộ, nhân dân huyện Lang Chánh phát huy truyền thống cách mạng đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới (1945 1998), Thanh Hoá. 3. BCH Đảng bộ huyện Quan Hoá (1982), Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quan Hoá, Sơ thảo (1945 1960), Nxb Thanh Hoá. 4. BCH Đảng bộ huyện Thiệu Hoá (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Thiệu Hoá (1926 1999), Nxb CTQG, H. 5 5. BCH Đảng bộ huyện Thọ Xuân (1988), Những sự kiện lịch sử của Đảng bộ huyện Thọ Xuân (1926 1945). 6. BCH Đảng bộ huyện Yên Định (1999), Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Định Tập 1 (1930 1975), Nxb CTQG, H. 7. BCH Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá (1993), Lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân Thanh Hoá (1930 1992), Nxb CTQG, H. 8. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội. 9. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) Thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, H. 10. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thanh Hoá (1975), Thanh Hoá khắc sâu lời Bác, Thanh Hoá. 11. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Thanh Hoá (1980), Năm mươi năm hoạt động của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá (1930 1980), Nxb Thanh Hoá. 12. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá (1990), Bác Hồ với Thanh Hoá, Nxb Thanh Hoá. 13. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá (1991), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (sơ thảo), tập I (1930 1954), Nxb Thanh Hoá. 14. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000), Đảng bộ Thanh Hoá 70 năm chặng đường lịch sử vẻ vang, Nhà in Báo Thanh Hoá, Thanh Hoá. 15. Bộ Chỉ huy quân sự Thanh Hoá (1990), Thanh Hoá - lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 1954) (Sơ thảo), Thanh Hoá 16. Bộ Chỉ huy quân sự Thanh Hoá (1997), Bộ Chỉ huy quân sự Thanh Hoá 1947 1997 (Biên niên lịch sử), Thanh Hoá. 17. Bộ Quốc phòng, tổng cục công nghiệp quốc phòng (1990), Lịch sử quân giới Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 1954), Nxb Lao động, H. 18. Chi cục Thống kê Thanh Hoá (1975), Thanh Hoá 1945 1975 (Số liệu thống kê), Thanh Hoá. 19. Trường Chinh (1965), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Sự thật, H. 20. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, Tập I, Nxb Sự thật, H. 21. Trường Chinh (1976), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, Tập II, Nxb Sự thật, H. 22. Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Thanh Hoá Thanh Hoá làm theo lời dạy của Người (2007), Nxb Thanh Hoá. 6 23. Công an tỉnh Thanh Hoá (1994), Lịch sử Công an nhân dân Thanh Hoá, tập I (1945 1954), Nxb Công an nhân dân, H. 24. ĐCSVN (1980), Văn kiện Đảng (1945- 1954) Tập IV, quyển II, Ban NCBSLSĐ Trung ương Đảng xuất bản, Hà Nội. 25. ĐCSVN (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, H. 26. ĐCSVN (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 9, Nxb CTQG, H. 27. ĐCSVN (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H. 28. ĐCSVN (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 11, Nxb CTQG, H. 29. ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H. 30. ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 13, Nxb CTQG, H. 31. ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 14, Nxb CTQG, H. 32. ĐCSVN (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 15, Nxb CTQG, H. 33. ĐCSVN, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (1985), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (Phần cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân), Nxb Thanh Hoá. 34. Phạm Văn Đồng (1986), Mấy vấn đề về văn hoá giáo dục, Nxb Văn hoá giáo dục, Hà Nội. 35. Võ Nguyên Giáp (1967), Những kinh nghiệm lớn của Đảng ta về lãnh đạo đấu tranh vũ trang và xây dựng lực lượng cách mạng, Nxb Sự thật, H. 36. Võ Nguyên Giáp (2000), Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Nxb QĐND, H. 37. Võ Nguyên Giáp (2004), Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại, Nxb QĐND, H. 38. Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Nxb Giáo dục, H. 39. Lê Mậu Hãn (2006), Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 2005), Nxb VHTT, Hà Nội. 40. Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (2006), Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Nxb VHTT, H. 41. Nguyễn Văn Huyên (2005), Tập 3: Văn hoá và giáo dục, Nxb Giáo dục, H. 42. Huyện uỷ, UBND Huyện Nga Sơn (1986), Ba Đình Nga Sơn, Nxb Thanh Hoá. 43. Huyện uỷ - HĐND UBND Huyện Thường Xuân (2007), Thường Xuân những chặng đường lịch sử, Nxb Thanh Hoá. 44. Lịch sử Việt Nam (1945 1960) (1998), Nxb Giáo dục, H. 45. C.Mác (1977) Bàn về mối liên hệ giữa kinh tế, hậu phương với chiến tranh, quân đội và quốc phòng Nxb Quân đội nhân dân, H. 46. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 47. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H. 48. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H. 7 49. Hồ Chí Minh (1998) Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H. 50. Hồ Chí Minh (1966), Về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Sự thật, H. 51. Hồ Chí Minh (1970), Về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, H. 52. Trình Mưu (2003), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu IV (1945 1954), Nxb CTQG, H. 53. VI. Lênin (1970), Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, Nxb QĐND, H. 54. Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế Việt Nam (1945- 2000), Tập 1 (1945 1954), Nxb KHXH, H. 55. Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 1954) (1990), Nxb QĐND, H. 56. Sở Y tế Thanh Hoá (2005), Ngành y tế Thanh Hoá 60 năm xây dựng và trưởng thành (1945 2005), Nxb Thanh Hoá. 57. Thơ văn Nguyễn Thượng Hiền (1959), Nxb Văn Hoá, H. 58. Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá - tập I (1930 1954), Thanh Hoá. 59. Tỉnh uỷ - HĐND-UBND tỉnh Thanh Hoá (2000), Địa chí Thanh Hoá, tập 1 (Địa lý và lịch sử), Nxb VHTT, H. 60. UBND tỉnh Thanh Hóa (2008), Kỷ yếu Hội thảo Thanh Hóa trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954). 61. Ngô Đăng Tri (2001), Vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp (1946 1954), Nxb CTQG, H. 62. Viện Kinh tế (1966), Kinh tế Việt Nam từ cách mạng tháng tám đến kháng chiến thắng lợi (1945 1954), Nxb Khoa học xã hội, H. 63. Viện Lịch sử Đảng (2000), Một số vấn đề lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp ở Liên khu IV (1945 1954), H. 64. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997): Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 1975), Nxb QĐND, H. 65. Viện LSQSVN (1994), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Tập 1, Nxb QĐND, H. 66. Viện LSQSVN (2005), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Tập 2, Nxb QĐND, H. 67. Viện LSQSVN (1989), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Tập 3, Nxb QĐND, H. 68. Viện LSQSVN (1992), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Tập 5, Nxb QĐND, H. 69. Viện LSQSVN (1993), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Tập 6, Nxb QĐND, H. 8 70. Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập X (1945 1950), Nxb Khoa học xã hội, H. 71. Tài liệu lưu trữ tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa:

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan