1. Bài viết
  2. Lịch sử

Chiến tranh lạnh

Cập nhật: 26/04/2024

Chiến tranh lạnh

Có thể bạn quan tâm

Quan hệ Việt Nam- Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay

... thời kỳ sau chiến tranh lạnh, ngời có tham vọng để lại dấu ấn trong lịch sử nớc Mỹ bằng một chiến lợc mới thay thế cho chiến lợc "ngăn chặn" của thời kỳ chiến tranh lạnh, Bill Clinton ... Với Nga, trớc đây là đối thủ của Mỹ trong chiến tranh lạnh hai nớc từng (1) Phan DoÃn Nam, Về sự điều chỉnh chiến lợc của một số nớc lớn sau chiến tranh lạnh - Tạp chí nghiên cứu quốc tÕ sè 20 7 ... là nét nổi bật sau chiến tranh lạnh nhng bên cạnh đó, ở nơi này, nơi nọ, vẫn xuất hiện các cuộc chiến tranh cục bộ khu vực về tôn giáo, sắc tộc, dân tộc v.v Qua cuộc chiến tranh ở Bancang gần
Ngày tải lên : 26/03/2013, 19:44
  • 52
  • 483
  • 3

Chiếc phanh kinh tế
Đúng là có khả năng như các chuyên gia chính trị đã nhận định, nếu không có thỏa hiệp, một cuộc chiến tranh lạnh lần thứ 2 rất có thể sẽ xảy ra từ vấn đề Crimea. Thế nhưng, trong một thế giới đa cực hiện nay với các cường quốc ràng buộc lẫn nhau về nhiều mặt, nhiều vấn đề toàn cầu, các chuyên gia kinh tế lại nhận định rằng: Chiến tranh lạnh không phải dễ xảy ra.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên có thể sẽ khiến nhiều người bất ngờ và giới phân tích lo ngại về một điềm không lành cho năm 2014 này. Bởi năm nay là dấu mốc kỷ niệm năm chẵn của rất nhiều sự kiện liên quan đến chiến tranh: 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, 75 năm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ 2 và 100 năm bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cuộc khủng hoảng Ukraine với đỉnh điểm là vấn đề Crimea, và dự kiến sẽ còn lan ra nhiều điểm nóng khác như Kharcov - rõ ràng là lý lẽ thuyết phục cho một kịch bản chiến tranh lạnh tái diễn. Trong đó là cuộc đối đầu Đông - Tây dữ dội giữa Nga và Mỹ cùng phương Tây, với các đòn trừng phạt cứng rắn, mạnh mẽ của cả hai bên. Người ta cũng thấy một sự chủ động của Mỹ và EU từ trước cuộc khủng hoảng Ukraine, khi Wasington phát động các cuộc “cách mạng sắc mầu” nhằm vào các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, nỗ lực tiếp tục mở rộng NATO, mà Gruzia và Ukraine là những mục tiêu trước tiên. Rồi cuộc khủng hoảng quan hệ Đông - Tây còn được “chêm lửa” bởi những nỗ lực của Liên minh châu Âu khi “chào mời” 6 quốc gia hậu Xô viết ký thỏa thuận hợp tác với khối này. Dễ thấy rằng, đằng sau lời mời gọi này là một chiến lược nhằm cô lập và tranh giành ảnh hưởng với Nga.
Trở lại với câu chuyện Ukraine, lịch sử đã cho thấy rằng, tam giác quan hệ Nga - Ukraine - Crimea đặc biệt gần gũi cả về địa lý và truyền thống lịch sử. Vì thế, bất kỳ sự can thiệp nào dưới mọi hình thức cũng sẽ chỉ làm tình hình căng thẳng và chắc chắn là không thể có cái kết tốt đẹp. Nằm ở một vị trí địa chính trị chiến lược, là điểm nối giữa Đông và Tây, Ukraine rõ ràng là mục tiêu mà cường quốc nào cũng muốn nhắm tới. Thế nhưng, dường như tranh giành, đối đầu căng thẳng đang là một kịch bản tồi tệ nhất mà các cường quốc dành cho quốc gia Đông Âu này. Hệ quả là không những bản thân Ukraine và người dân nước này bị tổn thương mà chính các cường quốc sẽ bị thiệt hại không nhỏ.
>> Đọc thêm: Nước Nga cứng rắn bảo vệ lợi ích của mình
Với Mỹ và các nước châu Âu, các lệnh trừng phạt Nga chắc chắn sẽ có tác dụng ngược khiến các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu thiệt hại hàng tỷ USD. Các nước châu Âu đang phụ thuộc vào Nga về năng lượng, thương mại và đầu tư và thị trường cũng sẽ bị thiệt hại nặng, điển hình là Đức và Pháp. Rồi một khi các lệnh trừng phạt bắt đầu với Nga thì cũng là lúc các thị trường tài chính thế giới biến động và bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn còn yếu, châu Âu vẫn ngụp lặn chưa thoát khỏi nợ công thì đây thực sự sẽ là một tương lai mờ mịt. Trong khi đó về phía Nga, thiệt hại cũng là không nhỏ. Thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm từ đầu tháng 3, cùng với tỷ giá đồng ruble lao dốc khiến các nhà phân tích dự đoán Nga đã mất hàng chục tỷ USD mỗi ngày. Châu Âu phụ thuộc năng lượng vào Nga, nhưng kinh tế Nga cũng gắn chặt với thị trường châu Âu. Vì thế, dù khí đốt vốn vẫn được coi là vũ khí của Nga nhưng có lẽ Nga không muốn phải dùng đến nước cờ này, bởi nó sẽ gây thiệt hại lớn cho cả Nga chứ không chỉ là cho châu Âu. Theo các nhà phân tích, nếu phương Tây áp dụng biện pháp trừng phạt nặng hơn, chặn 80% lượng khí đốt xuất khẩu của Nga, thì GDP của nước này sẽ giảm khoảng 10% từ nay đến năm 2015. Như thế, cái giá mà ông Putin phải trả cho vấn đề Ukraine mà cụ thể hơn là Crimea sẽ rất đắt, trước thực trạng tăng trưởng kinh tế của Nga đang chậm, đồng ruble trượt giá và dòng vốn đang chảy khỏi Nga…
>> Xem: Toàn cảnh trận chiến đẫm máu trên đường phố Kiev
Có lẽ những lập luận này khiến các nhà kinh tế thế giới chắc chắn rằng, chiến tranh lạnh sẽ khó xảy ra. Và mức độ và phạm vi căng thẳng Nga - Mỹ hiện nay theo họ cũng còn xa mới chạm đến giới hạn để “được” gọi là “chiến tranh lạnh”. Trong khi đó có thể thấy rằng, hoàn cảnh và bối cảnh thế giới hiện nay đã khác, không còn sự phân biệt rạch ròi phe xã hội chủ nghĩa hay phe tư bản chủ nghĩa như sau chiến tranh thế giới thứ 2. Giờ đây trong bối cảnh thế giới đa cực, các nước lớn luôn có mối liên hệ, ràng buộc lợi ích xen kẽ nhau trong tất cả các lĩnh vực. Ví dụ như hiện nay, Nga - Mỹ rõ ràng đang đối đầu trong vấn đề Ukraine, thế nhưng với vấn đề chống khủng bố hay vấn đề biến đổi khí hậu, thì dường như hai cường quốc này lại gặp nhau trong nhiều quan điểm. Thậm chí với cuộc khủng hoảng Syria vô cùng gai góc thì đến phút cuối, Nga và Mỹ cũng đã tìm được một giải pháp chung. Như thế, đối đầu trong vấn đề này không có nghĩa cũng phải đối đầu trong vấn đề khác. Hơn nữa, các khái niệm “chiến tranh lạnh kiểu mới” được dư luận áp vào các cuộc xung đột như quan hệ Trung - Nhật tại biển Hoa Đông hay quan hệ Mỹ - Iran tại vịnh Arab… thời gian qua cũng là không chính xác. Bởi “chiến tranh lạnh” theo đúng khái niệm của nó phải là sự đối đầu ở mức độ toàn cầu với hai cực lớn nhất, hai phe rõ ràng chứ không phải là những cuộc xung đột nhỏ lẻ, vì chúng chỉ là những biểu hiện trong từng giai đoạn của chiến tranh lạnh.
>> Đọc thêm: Ukraine trong thế giằng xé Đông-Tây
Vào lúc này, chưa biết cụ thể Mỹ và các nước châu Âu sẽ có những đòn trừng phạt gì tiếp theo và Nga sẽ đáp trả ra sao liên quan đến vấn đề Ukraine và Crimea. Thế nhưng, có lẽ vào một thời điểm nào đó không xa, những người khổng lồ của thế giới sẽ chọn được một điểm dừng cho chính mình và đối thủ, chứ không thể để trượt dài khi và thấy ngấm đủ “đòn đau”. Và như thế, kịch bản một cuộc chiến tranh lạnh lần 2 sẽ vẫn chỉ nằm trong kịch bản mà thôi./.
Phương Hoa/VOV1

Có thể bạn quan tâm

Quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ ở các nước thuộc SNS thời kỳ sau chiến tranh lạnh

... Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay phải kể đến công trình “Quan hệ Nga – Mỹ sau Chiến tranh lạnh của tác giả Hà Mỹ Hương. Sau khi khái quát lại quan hệ Xô – Mỹ trong Chiến tranh lạnh và những ... tế. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1947-1991), trật tự thế giới hai cực Xô-Mỹ luôn đặt thế giới trong tình trạng chiến tranh. Cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, Chiến tranh lạnh kết thúc, tiếp ... tiền đề của quan hệ hợp tác Nga – Mỹ sau Chiến tranh lạnh, tác giả phân tích sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mỗi nước sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Đường lối đối ngoại của nước
Ngày tải lên : 31/03/2013, 10:07
  • 122
  • 203
  • 2

Rất nhiều nhà nghiên cứu sau đó cũng đưa ra các định nghĩa của mình về “chiến tranh lạnh”. Tựu trung, đó là sự đe dọa sử dụng bạo lực quân sự, bao vây kinh tế, phá hoại chính trị, chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh, làm cho tình hình thế giới luôn luôn căng thẳng.
Từ năm 1945, Mỹ và Liên Xô liên tục có những cuộc chạy đua về chính trị, quân sự, vũ trang và đặc biệt là bom nguyên tử, với đỉnh điểm là những năm 60 của thế kỷ trước, hai nước đã có một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ.
>> Đọc thêm: Cơn nghiện tình báo của nước Mỹ
Kình địch như vậy, nhưng hai cường quốc luôn tránh đụng độ, đối đầu trực tiếp do hiểu rõ được thảm họa của chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, các bên lại đụng độ với nhau thông qua những cuộc chiến tranh cục bộ hay những xung đột quân sự khu vực, điển hình như cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), các cuộc xung đột ở Trung Đông năm 1967 và 1973, cuộc chiến Angola (1975) hay nội chiến tại Afghanistan…
Dù vậy, ngay khi diễn ra chiến tranh lạnh, các bên đã tổ chức những cuộc thương lượng trong việc giải quyết một số vấn đề trong quan hệ quốc tế, điển hình là vấn đề Đức và vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược giữa hai nước.
>> Nhìn lại: Khốc liệt Chiến tranh Triều Tiên
Sau hàng chục năm chạy đua trên mọi mặt đã dẫn đến một thực tế là cả Mỹ và Liên Xô đều nhận ra mình đã “tiêu pha” quá nhiều và đang bị suy giảm thế mạnh trên toàn cầu. Vì thế, đến nửa sau những năm 80, quan hệ Mỹ - Liên Xô bắt đầu có các bước chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
Cuối cùng, đến tháng 12/1989, tại cuộc gặp không chính thức giữa Tổng thống Mỹ George Bush và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev trên bán đảo Malta (Địa Trung Hải), hai bên đã cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập kỷ, kể từ năm 1945.
Lo ngại về một “Đệ nhị Chiến tranh Lạnh”
Các biện pháp trừng phạt Nga đã được phương Tây chuẩn bị khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu tập trung về nước Cộng hòa tự trị Crimea. Đầu tháng 3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố rằng, chính quyền Mỹ đang xem xét tổng thể một loạt bước đi kinh tế và ngoại giao nhằm “cô lập” Nga, sau khi Nga kiên quyết không rút quân khỏi khu tự trị Crimea. Đó là cấm cấp visa, phong tỏa tài sản của Nga hay tạm thời ngừng hợp tác kinh doanh, đầu tư và quân sự với Nga…
Trong diễn biến mới đây, hôm 17/3 - sau khi kết quả cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea được công bố với 96,77% cử tri lựa chọn sáp nhập vào Liên bang Nga, Tổng thống Mỹ Obama đã ra lệnh trừng phạt: đóng băng tài sản và cấm đi lại vào Mỹ với 11 quan chức Nga và Ukraine, trong đó có Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovich và hai cố vấn cấp cao của Tổng thống Nga Putin. Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng đã nhất trí áp đặt lệnh cấm vận đối với 21 quan chức Nga và Ukraine bị cho là có trách nhiệm trong việc thúc đẩy cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea. Trước đó, Mỹ còn cử tầu khu trục tới Biển Đen và tổ chức tập trận với các quốc gia Baltic. Trong khi đó các nghị sỹ Mỹ kêu gọi tăng cường các hệ thống phòng thủ tên lửa của họ ở Ba Lan và CH Czech.
>> Xem thêm: Crimea – Khởi đầu Chiến tranh Lạnh?
Trong diễn biến khác hôm 15/3, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yasenyuk còn cho biết, nước này đang thảo luận với Mỹ và NATO về khả năng trợ giúp kỹ thuật quân sự đối với Ukraine: “Chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc đàm phán song và đa phương về hỗ trợ quân sự và kỹ thuật. Bộ Quốc phòng hai nước cũng sẽ có các cuộc thảo luận. Phía Mỹ sẽ hỗ trợ công nghệ cho Ukraine theo thỏa thuận liên minh.”

Trong diễn biến mới đây, nhằm phản đối các hành động của Nga, 7 nước còn lại trong nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới - G8 đã quyết định loại Nga ra khỏi nhóm này và chuẩn bị tổ chức cuộc họp trong khuôn khổ 7 nước còn lại (G7) thay vì Hội nghị thượng đỉnh G8 dự kiến tổ chức tại Sochi của Nga. Nếu Nga không nhượng bộ trong vấn đề Crimea, Đức còn có ý định từ bỏ các vòng tiếp theo của cuộc tham vấn liên chính phủ sẽ được tổ chức vào tháng 4 tại nước này. Tuy vậy đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ không hề tiếc nuối việc các đối tác trong nhóm G8 trừng phạt Nga về vấn đề Ukraine. Trước đó hôm 13/3, quân đội Nga cũng tiến hành cuộc tập trận lớn với 8.500 binh lính và 36 máy bay quân sự ở Quân khu phía Nam, sát biên giới Ukraine, trong một động thái được cho là thị uy sức mạnh trước tình thế đối đầu với Kiev và phương Tây về vấn đề Crimea. Và dường như trước các động thái của phương Tây đang ngày càng cứng rắn hơn, thì Tổng thống Nga Putin vẫn không có biểu hiện nào chứng tỏ rằng ông sẽ quan tâm đến các đòn trừng phạt này. Đáp lại luôn là lời khẳng định, Nga có quyền bảo vệ các lợi ích của mình cũng như bảo vệ cộng đồng người nói tiếng Nga ở Ukraine và Crimea - nơi Hạm đội Biển Đen của Nga đang đóng quân.


Ông Viktor Mizin, Phó Giám đốc Viện Quốc tế học của Học viện quan hệ quốc tế Nga - MGIMO còn tin rằng, một cuộc Chiến tranh lạnh thứ 2 không phải là đang cận kề, mà là “nó đang ở mức cao nhất” với tình cảm bài phương Tây áp đảo trong xã hội Nga.

Trước những diễn biến hiện nay, một số chuyên gia phân tích cho rằng, cuộc khủng hoảng tại Ukraine mà cụ thể là tại Crimea có thể là khởi đầu cho một cuộc chiến tranh lạnh lần 2, nếu các bên liên quan không tìm được giải pháp thỏa hiệp. Như cảnh báo của ông Michael Slobodchikoff, giáo sư Khoa Chính trị học tại Đại học Troy của Mỹ, rằng: "Cho đến nay, không bên nào muốn thỏa hiệp. Cuộc chiến tại Ukraine tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà không bên nào được phép thất bại. Cả hai bên đều sẵn sàng leo thang cuộc xung đột này thành một cuộc Chiến tranh lạnh mới". Và rằng: “Nga và phương Tây đang bị kẹt trong sự ngờ vực và nói xấu lẫn nhau. Sự đối đầu như vậy có thể khiến Ukraine rơi vào tình trạng dễ sụp đổ trong khi nước này đang cần những khoản viện trợ kinh tế lớn để tồn tại”.
Ông Viktor Mizin, Phó Giám đốc Viện Quốc tế học của Học viện quan hệ quốc tế Nga - MGIMO còn tin rằng, một cuộc Chiến tranh lạnh thứ 2 không phải là đang cận kề, mà là “nó đang ở mức cao nhất” với tình cảm bài phương Tây áp đảo trong xã hội Nga.
__________________

Có thể bạn quan tâm

Quá trình tranh giảm ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ ở các nước thuộc SNG thời sau chiến tranh lạnh

... được sử dụng nhằm tái hiện lại bức tranh sinh động của quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ ở khu vực thuộc các nước Liên Xô cũ sau Chiến tranh lạnh. Tranh chấp giữa hai nước diễn ra ... toàn không phù hợp bởi sự thua trận của Đức, Nhật trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và sự thua trận của Nga trong chiến tranh Lạnh không giống nhau. Nga hoàn toàn không bị tước đi chính ... có hệ thống cuộc tranh chấp giữa hai nước lớn Nga và Mỹ ở vùng lãnh thổ thuộc các nước SNG thời kỳ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề “Quá trình tranh giành ảnh
Ngày tải lên : 02/04/2013, 16:08
  • 122
  • 89
  • 0

Lịch sử Chiến tranh Lạnh và viễn cảnh hậu Crimea


VOV.VN - Nếu Chiến tranh Lạnh tái diễn, tất cả các bên sẽ chịu thiệt.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine nổ ra hồi cuối năm 2013, cho đến bước ngoặt là cuộc trưng cầu ý dân tại nước Cộng hòa tự trị Crimea vừa diễn ra hôm 16/3 về việc sáp nhập vào Liên bang Nga, thế giới đã chứng kiến một cuộc đối đầu căng thẳng chưa từng thấy giữa các cường quốc, giữa một bên là Nga với một bên là Mỹ và Liên minh châu Âu.

Binh lính triển khai tại Crimea trong cuộc khủng hoảng hiện nay (ảnh: ChannelNewsAsia)


Với những biện pháp trừng phạt lẫn nhau trên mọi lĩnh vực như hiện nay, người ta đang nghĩ tới một kịch bản chiến tranh lạnh lần thứ 2 giữa các cường quốc trên thế giới. Vậy chiến tranh lạnh là gì, liệu kịch bản chiến tranh lạnh có khả năng tái diễn mà ngòi nổ là từ cuộc khủng hoảng Ukraine hay không?
Những ngày này, cụm từ “Chiến tranh Lạnh” được truyền thông nhắc tới rất nhiều, đi kèm với cuộc khủng hoảng Ukraine. Trước khi tìm hiểu tại sao cụm từ này lại được gắn với cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, chúng ta cùng quay trở lại những năm 40 của thế kỷ trước để cùng hình dung: Thế nào là “chiến tranh lạnh”?:
Chiến tranh Lạnh cổ điển
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới đã có những bước chuyển biến to lớn. Các nước châu Âu, Nhật Bản và Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng Mỹ lại giầu lên nhanh chóng do bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. Với sự vượt trội về nhiều lĩnh vực như kinh tế, quân sự và chính trị…, Mỹ - cường quốc tư bản chủ nghĩa với hy vọng thống trị thế giới đã bắt đầu thực hiện “Chiến lược toàn cầu”.
Tuy vậy thời gian này, chủ nghĩa tư bản đã không còn là hệ thống duy nhất chi phối nền chính trị thế giới khi chứng kiến sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở một loạt nước Đông Âu, Châu Á và khu vực Mỹ Latin - cùng với Liên Xô hợp thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh. Vì vậy, hai cường quốc Liên Xô và Mỹ từ quan hệ đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ 2 đã nhanh chóng chuyển sang quan hệ đối đầu: đối đầu giữa hai nước và đối đầu giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
>> Xem thêm: Trận quyết đấu Stalingrad trong Thế chiến 2
Cuộc đối đầu này vốn đã nảy sinh ngay từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 với sự ra đời của nước Nga Xô viết. Lúc đó, các nước tư bản phương Tây đã tập trung lực lượng nhằm “bóp chết” nước Nga Xô viết nhưng không thành. Tuy nhiên trong chiến tranh thế giới thứ 2, cuộc đối đầu này tạm thời lắng xuống khi Liên Xô và các nước Mỹ, Anh, Pháp đều là nạn nhân của chủ nghĩa phát xít, đã cùng liên minh chống lực lượng này.

Mốc lịch sử là Hội nghị Yalta tổ chức tại miền nam Ukraine tháng 2/1945, Liên Xô, Mỹ và Anh đã thỏa thuận với nhau phân chia phạm vi ảnh hưởng đối với các khu vực trên thế giới. Trật tự thế giới hậu chiến tranh thế giới thứ 2 được xác định, với hai cực là Liên Xô và Mỹ, trong đó là cuộc tranh giành và mở rộng phạm vi thế lực không ngừng giữa các bên.



Tháng 3/1947, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman lúc bấy giờ đã có bài diễn văn tại Quốc hội nước này, chính thức đưa ra học thuyết “Truman”, phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Mỹ phải đứng ra “đảm nhận sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do”, giúp đỡ các dân tộc thế giới chống lại “sự đe dọa” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của nước Nga…
Ngày 26/7/1947, lần đầu tiên khái niệm “chiến tranh lạnh” xuất hiện trên báo chí, được giải thích rõ ràng bởi Bernard Baruch, tác giả của kế hoạch nguyên tử lực của Mỹ ở Liên Hợp Quốc đưa ra. Theo đó, “chiến tranh lạnh” là chiến tranh không nổ súng, không đổ máu, nhưng luôn luôn ở tình trạng chiến tranh, nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội không cho lan ra các khu vực khác.
>> Đọc thêm: Kỹ thuật đảo chính của tình báo tại Iran năm 1953
Phương Hoa/VOV1

Có thể bạn quan tâm

các nhân tố tác động đến quan hệ Nga – Eu sau chiến tranh lạnh

... giới. 2. Tình hình châu Âu, EU và Nga sau Chiến tranh lạnh 2.1 Bối cảnh Châu Âu sau chiến tranh lạnh Lịch sử thể kỷ XX đã chứng kiến châu Âu trở thành nơi tranh chấp ảnh hưởng một cách quyết liệt ... trọng nhất sau Chiến tranh lạnh. Nằm trên vùng đất chiến lược của thế giới lại là hai thực thể lớn nhất Châu Âu, mối quan hệ giữa Nga – EU, mối quan hệ giữa Nga và EU có ý nghĩa chiến lược rất ... thuẫn nhưng xu hướng hợp tác vẫn là chủ yếu, kiềm chế và đấu tranh song không đi đến quan hệ đổ vỡ. Bên cạnh đó, sau Chiến tranh lạnh, những nguy cơ an ninh phi truyền thống như an ninh kinh
Ngày tải lên : 03/04/2013, 13:25
  • 13
  • 214
  • 3

Chép sử

Bài chi tiết: Việc chép sử về Chiến tranh Lạnh
Ngay khi thuật ngữ "Chiến tranh Lạnh" trở nên phổ thông trong việc đề cập tới những căng thẳng thời hậu chiến giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết, việc giải thích quá trình và các nguyên nhân cuộc xung đột là đã nguồn gốc của một cuộc tranh cãi dữ dội giữa các nhà sử học, các nhà khoa học chính trị và các nhà báo.[66] Đặc biệt, các nhà sử học có sự bất đồng mạnh với việc quy trách nhiệm cho ai về sự tan vỡ quan hệ Liên xô-Hoa Kỳ sau Thế chiến II; và liệu cuộc xung đột giữa hai siêu cường là không thể tránh khỏi, hay có thể tránh được.[67] Các nhà sử học cũng không đồng ý về việc chính xác cuộc Chiến tranh Lạnh là gì, các nguồn gốc cuộc xung đột là gì, và làm sao để gỡ rối các hình mẫu hành động và phản ứng giữa hai bên.[14]
Dù những giải thích về nguồn gốc cuộc xung đột trong các cuộc tranh luận hàn lâm là phức tạp và trái ngược, nhiều trường phái tư tưởng chính về chủ đề có thể được xác định. Các nhà sử học thường nói về ba cách tiếp cận khác nhau tới việc nghiên cứu Chiến tranh Lạnh: các tường thuật "chính thống", "xét lại", và "hậu xét lại".[60]
Những tường thuật "chính thống" áp đặt trách nhiệm về cuộc Chiến tranh Lạnh cho Liên xô và sự mở rộng của nó vào Đông Âu.[60] Các tác gia "xét lại" quy nhiều trách nhiệm về việc làm tan vỡ hoà bình thời hậu chiến cho Hoa Kỳ, viện dẫn một loạt nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm cô lập và đe doạ Liên xô từ trước khi Thế chiến II chấm dứt.[60] Những người theo phái "hậu xét lại" xem xét các sự kiện của Chiến tranh Lạnh dưới nhiều góc độ hơn, và cố gắng cân bằng hơn trong việc xác định điều gì đã xảy ra trong Chiến tranh Lạnh.[60] Đa số việc chép sử về Chiến tranh Lạnh sử dụng hai hay thậm chí cả ba tiêu chí lớn đó.[cần dẫn nguồn]

Có thể bạn quan tâm

Trật tự thế giới mới sau chiến tranh lạnh

... cuộc chiến tranh gần đây bao gồm cả các cuộc chiến tranh quốc gia hay sắc tộc đều có bàn tay của Mỹ hay chính Mỹ trực tiếp tham gia:1991 chiến tranh vùng vịnh Pécxich, 1994 tham gia cuộc chiến ... đối thủ cạnh tranh với Mỹ trong thời kỳ hậu chiến tranh (giáo trình quan hệ quốc tế) và đến năm 1998 đề ra chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cho thế kỷ mới”dựa trên nền tảng chiến lược 1995,có ... Xô,biểu hiện ra bên ngoài thông qua chiến tranh lạnh .Hai siêu cường của thế giới đối lập với nhau ,luôn phủ định lẫn nhau nhưng không đấu tranh trực diện trên chiến trường .Cả hai chỉ ra mặthauj
Ngày tải lên : 05/04/2013, 16:59
  • 11
  • 627
  • 0

Di sản


Sự thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập, sự chính thức chấm dứt của Liên bang Xô viết


Được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 1991, Cộng đồng các quốc gia độc lập được coi là thực thể kế tục của Liên xô nhưng theo các lãnh đạo Nga mục tiêu của nó là "cho phép một cuộc hôn nhân văn minh" giữa các nước cộng hoà xô viết và liên kết chúng vào một liên minh lỏng lẻo.[54]
Sau Chiến tranh Lạnh, Nga cắt giảm mạnh chi tiêu quân sự, nhưng sự thay đổi gây tác động mạnh, bởi lĩnh vực công nghiệp quân sự trước kia sử dụng tới một phần năm lực lượng lao động Liên xô[55] và việc giải giáp khiến hàng triệu công dân Liên xô cũ rơi vào cảnh thất nghiệp.[55] Sau khi Nga thực hiện các cuộc cải cách kinh tế kiểu tư bản trong thập niên 1990, nó đã phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng tài chính và một thời gian giảm phát nghiêm trọng hơn Hoa Kỳ và Đức từng phải đối mặt trong cuộc Đại giảm phát.[56] Tiêu chuẩn sống tại Nga đã sút giảm đi trong những năm thời hậu Chiến tranh Lạnh, dù nền kinh tế đã bắt đầu tăng trưởng trở lại từ năm 1999.[56]
Di sản của cuộc Chiến tranh Lạnh tiếp tục ảnh hưởng tới các vấn đề thế giới.[14] Sau sự giải tán Liên xô, thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bị đa số mọi người coi là đơn cực, với Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất.[57][58][59] Chiến tranh Lạnh đã định nghĩa vai trò chính trị của Hoa Kỳ trên thế giới thời hậu Thế chiến II: tới năm 1989 Hoa Kỳ có các liên minh quân sự với 50 quốc gia, và có 1.5 triệu quân đồn trú ở nước ngoài tại 117 quốc gia.[60] Chiến tranh Lạnh cũng đã định chế hoá một cam kết quốc tế với một nền công nghiệp quân sự và chi tiêu cho khoa học quân sự to lớn và thường xuyên.[60]
Chi phí quân sự của Hoa Kỳ trong những năm Chiến tranh Lạnh được ước tính là $8 nghìn tỷ, trong khi gần 100.000 người Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt nam.[61] Dù sự thiệt hại nhân mạng của binh sĩ Liên xô khó được tính toán, phần trăm trong Tổng sản lượng quốc gia của Liên xô chi cho cuộc chiến lớn hơn rất nhiều so với Mỹ.[62]
Ngoài sự thiệt mạng của những binh sĩ mặc quân phục, hàng triệu người đã chết trong các cuộc chiến tranh uỷ nhiệm của các siêu cường trên khắp thế giới, đáng kể nhất là tại Đông Nam Á.[63] Đa số các cuộc chiến tranh uỷ nhiệm và các khoản viện trợ cho các cuộc xung đột địa phương đã chấm dứt cùng với Chiến tranh Lạnh, những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia, các cuộc chiến tranh sắc tộc, các cuộc chiến tranh cách mạng, cũng như số người tị nạn và những người phải rời bỏ nhà cửa trong các cuộc khủng hoảng đã giảm mạnh ở những năm sau cuộc Chiến tranh Lạnh.[64]
Không một huy chương chiến dịch riêng biệt nào đã được tạo ra cho cuộc Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên, vào năm 1998, Quốc hội Hoa Kỳ đã cấp Chứng nhận Ghi công thời Chiến tranh Lạnh "cho mọi thành viên các lực lượng vũ trang và những nhân viên dân sự của chính phủ liên bang đã phục vụ trung thành và xứng đáng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ở bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, được định nghĩa là từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 tới ngày 26 tháng 12 năm 1991." [65]
Tuy nhiên, di sản của cuộc Chiến tranh Lạnh không phải luôn dễ dàng bị xoá bỏ, bởi nhiều căng thẳng kinh tế và xã hội đã bị khai thác làm lý do cho cuộc cạnh tranh thời Chiến tranh Lạnh ở nhiều nơi thuộc Thế giới thứ ba vẫn còn sâu sắc.[14] Sự tan rã quyền quản lý nhà nước ở một số khu vực trước kia thuộc các chính phủ cộng sản đã tạo ra các cuộc xung đột dân sự và sắc tộc mới, đặc biệt là tại Nam Tư cũ.[14] Ở Đông Âu, sự kết thúc Chiến tranh Lạnh đã dẫn tới một thời kỳ tăng trưởng kinh tế và một sự tăng trưởng mạnh các chế độ dân chủ tự do, trong khi ở nhiều nơi khác trên thế giới, như Afghanistan, độc lập đi liền với sự phá sản nhà nước.[14]
wiki

Có thể bạn quan tâm

Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh

... Đông Bắc Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho tới khi chiến tranh lạnh kết thúc. Ch ương 2 : Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Chương này ... hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 - 1989) 1. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là một nước bại trận, ... Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh& quot;. Bài khoá luận gồm có ba chương: Ch ương 1 : Nhìn lại quan hệ của Nhật Bản với các nước khu vực Đông Bắc Á trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nội dung của
Ngày tải lên : 12/04/2013, 15:44
  • 71
  • 387
  • 2

hiến tranh Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh lạnh

Kết quả tại chiến tranh Việt Nam thể hiện được một phần của cuộc Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên điều này không được thể hiện rõ ràng vì ngoài cuộc chiến giữa hai phe chủ nghĩa xã hội và tư bản chủ nghĩa ra, nó còn thể hiện là một cuộc chiến nhằm thống nhất và giành độc lập dân tộc. Tinh thần độc lập dân tộc là yếu tố cơ bản giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến thắng chứ không phải nhờ ưu thế tư tưởng hay quân sự. Bản thân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một tổ chức đoàn kết rộng rãi, không chỉ những người cộng sản mà còn cả những thành phần dân tộc chủ nghĩa chống lại sự hiện diện của ngoại bang là Hoa Kỳ. Trung Quốc, đồng minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từng đề nghị đem quân sang trực tiếp chiến đấu như ở Triều Tiên, song các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từ chối với lý do "nợ tiền của thì sẽ trả được chứ nợ xương máu thì không thể trả được",[cần dẫn nguồn] hàm ý nếu cho phép Trung Quốc tham chiến, một quân đội ngoại bang giống Hoa Kỳ, sẽ làm mất đi tính chất giải phóng dân tộc của cuộc chiến.
Miền Bắc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, về cơ bản vẫn là một quốc gia lạc hậu hơn so với quốc gia cùng phe, trong khi đó miền Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trong thập niên 50, 60 nền kinh tế của miền Nam có đạt được một số thành tựu phát triển nhất định, song nói chung vẫn lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây, vẫn phải phụ thuộc đáng kể vào viện trợ.
Việc phân chia hai miền Bắc Nam Việt Nam trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh lại được cả hai cường quốc lúc bấy giờ là Liên Xô và Hoa Kỳ đưa ra những nhận định khác nhau. Hoa Kỳ cho rằng sự tham chiến của quân đội Mỹ, viện trợ chiến phí cho Pháp và sau đó là Việt Nam Cộng hòa là để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam nói riêng cũng như tại Châu Á nói chung theo thuyết Domino của Hoa Kỳ. Đó cũng chính là lý do quân đội Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh tại Việt Nam cũng như trực tiếp đưa quân đội tham chiến trên chiến trường. Liên Xô thì cho rằng việc họ làm là muốn giúp nhân dân Việt Nam nói riêng (cũng như các nước thế giới thứ ba nói chung) giành độc lập và chống lại chủ nghĩa thực dân mới của tư bản phương Tây, điều mà họ đã làm trong suốt Chiến tranh Đông Dương trước đó. Liên Xô đã ra sức giúp đỡ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vũ khí, cố vấn huấn luyện... nhằm ủng hộ công cuộc đấu tranh giành độc lập đất nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Như vậy có thể nói tính chất của Chiến tranh Việt Nam là đa diện. Đối với đại đa số người Việt Nam, mục tiêu của cuộc chiến là nhằm giành độc lập dân tộc trước sự can thiệp và chia cắt đất nước đến từ Hoa Kỳ. Còn với Hoa Kỳ, đó là tuyến đầu để họ thể hiện tiềm lực trước Liên Xô trong thời kỳ từ năm 1955 đến 1975.
Chấm dứt Chiến tranh Lạnh (1985–91)

Bài chi tiết: Chiến tranh Lạnh (1985-1991)

Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan ký Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung tại Nhà Trắng, 1987


Những cuộc cải cách của Gorbachev

Xem thêm thông tin: Mikhail Gorbachev, perestroika, và glasnost Tới khi Mikhail Gorbachev là người khá trẻ lên làm Tổng bí thư năm 1985, nền kinh tế Liên xô đang ở trong tình trạng trì trệ và phải đối mặt với sự giảm sút mạnh từ nguồn thu ngoại tệ nước ngoài vì sự sụt giá dầu mỏ trong thập niên 1980.[30] Những vấn đề này khiến Gorbachev đầu tư vào các biện pháp nhằm khôi phục đất nước đang ốm yếu.[30]
Một sự khỏi đầu không hiệu quả đã dẫn tới kết luận rằng những thay đổi cơ cấu mạnh hơn là cần thiết và vào tháng 6 năm 1987 Gorbachev thông báo một kế hoạch cải cách kinh tế được gọi là perestroika, hay tái cơ cấu.[31] Perestroika giảm bớt hệ thống sản xuất theo hạn ngạch, cho phép sự sở hữu tư nhân với các doanh nghiệp và mở đường cho đầu tư nước ngoài. Các biện pháp đó có mục đích tái định hướng các nguồn tài nguyên quốc gia từ những cam kết quân sự đắt giá thời Chiến tranh Lạnh sang những khu vực công cộng có hiệu quả lớn hơn.[31]
Dù có thái độ hoài nghi ban đầu ở phương Tây, nhà lãnh đạo mới của Liên xô đã chứng minh sự kiên quyết đảo ngược điều kiện kinh tế đang xấu đi của Liên xô thay vì tiếp tục cuộc chạy đua vũ trang với phương Tây.[32] Một phần là một cách để chống sự đối lập bên trong với những cuộc cải cách của mình, Gorbachev đồng thời đưa ra glasnost, hay mở cửa, tăng cường tự do cho báo chí và sự minh bạch hoá các định chế nhà nước.[33] Glasnost có mục đích làm giảm tham nhũng ở trên thượng tầng Đảng Cộng sản và giảm bớt sự lạm dụng quyền lực bên trong Uỷ ban Trung ương.[34] Glasnost cũng cho phép sự tăng cường tiếp xúc giữa các công dân Liên xô và thế giới phương Tây, đặc biệt với Hoa Kỳ, góp phần vào việc đẩy nhanh sự giảm căng thẳng giữa hai nước.[35]

wiki

Có thể bạn quan tâm

LỊCH SỬ QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT - MỸ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY

... trực tiếp ngày càng sâu sắc của Mỹ vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam. 2. Quan hệ ngoại giao trong chiến tranh Mỹ - Việt Khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, Mỹ không những ... vọng để lại dấu ấn trong lịch sử nước Mỹ bằng một chiến lược mới thay cho chiến lược "ngăn chặn" của thời kỳ chiến tranh lạnh, đó là chiến lược "mở rộng dân chủ" của Bill Clintơn. ... dứt theo. Mỹ trở thành 1 cực duy nhất còn lại sau chiến tranh lạnh, với đầy đủ thực lực và tham vọng làm bá chủ thế giới. Thời kỳ chiến tranh lạnh đã đánh dấu thời kỳ vàng son của nước Mỹ, với vai
Ngày tải lên : 12/04/2013, 15:45
  • 27
  • 525
  • 2

Chiến tranh Triều Tiên

Bài chi tiết: Chiến tranh Triều Tiên
Trong thời kỳ Thế chiến thứ hai, bán đảo Triều Tiên chịu sự cai trị của Phát xít Nhật, sau được Liên Xô và Mỹ giải phóng. Tuy nhiên, đất nước Triều Tiên không được thống nhất mà bị chia ra làm hai phần, Bắc Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và Nam Triều Tiên theo đường lối tư bản, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
Thập niên 1950

Nếu như mục tiêu của Mỹ trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh là ngừng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản, giai đọan này đối đầu với việc "đẩy lùi" chủ nghĩa đó. Tuy nhiên, tổng thống lúc bấy giờ, Dwight D. Eisenhower, muốn tránh các đụng chạm với Liên Xô.
Mỹ Latin

Mỹ thiết lập các chế độ có lợi cho nền kinh tế của mình (Mỹ có nhiều đầu tư vào kinh tế của các nước Nam Mỹ).
1954, CIA cho rằng những nhà lãnh đạo của Guatemela ủng hộ những suy nghĩ sai lầm, và sau đó thay thế chính quyền ở đây..
Châu Á

Bài chi tiết: Chiến tranh Việt Nam
Eisenhower thành lập chiến dịch kết thúc Chiến tranh Triều Tiên. Viện trợ Pháp trong việc quản lý thuộc địa của họ ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam, sau này viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa còn Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN thì viện trợ cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại miền Bắc và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng tại miền Nam.
Trung Đông

Mỹ cũng thực hiện những kế họach để giúp các nước Ả Rập với nguồn dầu hỏa trù phú không rơi vào tay của Liên Xô (1952, cố gắng thiết lập lại chính quyền thân Mỹ).
1957, Eisenhower tuyên bố Chính sách Eisenhower, trong đó nói lên rằng Mỹ sẽ dùng vũ trang để bảo vệ nền tự chủ của một quốc gia hay một nhóm quốc gia ở Trung Đông trước sự đe dọa của các thái độ thù nghịch.
Cuộc chạy đua giữa Mỹ và Liên Xô


Tên lửa Minuteman 3


Vào giai đoạn này, cuộc chay đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô trở nên gay gắy và quyến liệt hơn.
Vũ khí hạt nhân

Đáng đề cập ở đây là sự thành công trong việc điều chế bom nhiệt hạch - hay còn gọi là bom H (với sức công phá có thể đạt gấp 1000 lần bom nguyên tử) của Liên Xô, chưa đầy 1 năm sau khi Mỹ cho nổ thử quả bom H đầu tiên. Trong khoảng 1954-1958, 19 quả bom H được Mỹ thử nghiệm.
Đây là sự đe dọa tàn phá toàn cầu bởi vũ khí hạt nhân.
Tên lửa liên lục địa

Nói chung, Mỹ thua Liên Xô ở công nghệ tên lửa. Liên Xô hoàn thành tên lửa liên lục địa (thường chứa đầu đạn hạt nhân) đe dọa an ninh quốc phòng Mỹ. Lúc này nếu Mỹ muốn thâm nhập lãnh thổ của Liên Xô, các máy bay phải vượt qua hàng phòng thủ của Xô Viết với các tên lửa đất đối không. Vào tháng 5 năm 1960, Liên Xô hạ một chiếc máy bay U-2 (máy bay thám thính) của Mỹ trên bầu trời Xô Viết.
Công nghệ vũ trụ

Năm 1957, Xô Viết cho phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik. Mỹ e sợ tiếp theo họ có thể cải tiến Sputnik thành những công cụ giúp tấn công nước Mỹ từ trên không.
Ở Mỹ, song song với việc đầu tư vào công nghệ không gian như phát triển vệ tinh v.v. Mỹ cũng có những kế họach bí mật phát triển các khinh khí cầu gián điệp, đĩa bay (Kế họach Mogul...)
Vào tháng 12 năm 1968, Hoa Kỳ dẫn đầu trong Cuộc đua vũ trụ khi James Lovell, Frank Borman và Bill Anders bay vòng quanh Mặt Trăng. Họ trở thành những người đầu tiên ăn mừng Giáng sinh trong không gian và vài ngày sau đó hạ cánh an toàn. Người Mỹ Neil Armstrong trở thành người đầu tiên bước trên bề mặt của Mặt Trăng vào 21 tháng 7 năm 1969
wiki

Có thể bạn quan tâm

Chien tranh lanh

Ngày tải lên : 30/06/2013, 01:27
  • 48
  • 77
  • 1

Sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản

Liên Xô và vũ khí hạt nhân Năm 1949, Liên Xô thành công trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân, xóa bỏ thế độc quyền về công nghệ hạt nhân của Hoa Kỳ. Để lấy lại ưu thế, Truman phê chuẩn việc nghiên cứu bom hạt nhân tại Hoa Kỳ.
Cũng vào thời điểm này, Truman thành lập Ủy ban An ninh Liên bang (Federal Civil Defense Administration) nhằm thành lập các phương tiện truyền thông cho nhân dân về việc đối phó với chiến tranh hạt nhân (thành lập hầm chống bom v.v.) nhưng thực tế không hiệu quả.
Trung Quốc về phe cộng sản Sau khi chống lại Phát xít Nhật, uy tín của nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Mao Trạch Đông lên cao. Mỹ giúp đỡ Tưởng Giới Thạch chống lại Mao Trạch Đông. Nhưng về sau Mỹ chấm dứt viện trợ vì cho rằng sự nắm quyền của Mao Trạch Đông là không thể tránh khỏi.
Chiến tranh Lạnh và nước Mỹ

Vảo khoảng thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, số lượng người Mỹ tham gia vào đảng cộng sản tăng lên, chủ yếu là do suy nghĩ rằng cuộc khủng hoảng trên là điểm yếu, là dấu hiệu sụp đổ của chủ nghĩa tư bản. Một lần nữa, "Nỗi sợ Đỏ" (Red Scare) – sợ những tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản - tồn tại trên đất Mỹ.
Mối đe dọa cộng sản sẽ lên nắm chính quyền ở Mỹ lên cao, điều này dẫn đến những cuộc chống cộng mang tính chất không đúng với bản chất của các tư tưởng Mỹ từ khi lập quốc.
Truman thành lập những chương trình chống các gián điệp của Liên Xô thâm nhập vào chính quyền của Mỹ... các chương trình này điều tra hàng triệu nhân viên chính phủ, tuy nhiên chỉ khoảng vài trăm người bị buộc từ chức.
Quốc hội Mỹ cũng có tổ chức riêng để bảo vệ an ninh quốc gia. HUAC (House Un-American Activities Committee - Ủy Ban Hạ Viện Kiểm Tra Hành Động Bất Hợp Hoa Kỳ) được thành lập năm 1938, giúp điều tra các phần tử không trung thành. Đặc biệt là Hollywood vì Hollywood được cho là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của nhân dân.
Chính sách McCarren-Walter: Cùng với Truman và Quốc hội Mỹ, thượng nghị sĩ Pat MacCarren đóng góp công cuộc chống cộng sản ở Mỹ. Tuy nhiên, theo ý kiến của ông, đa phần các phần tử không trung thành là thành phần nhập cư từ các vùng mà chủ nghĩa cộng sản đang thống trị.
McCarren thúc đẩy Quốc hội phê chuẩn bản hiệp định McCarren-Walter, trong đó gia hạn lại số lượng dân nhập cư cho phép. Truman phản bác, nhưng được sự ủng hộ của Quốc hội, bản hiệp ước được thông qua.
Xem thêm: Gián điệp Ethel và Julius Rosenberg
wiki

Có thể bạn quan tâm

Chien tranh lanh (tiep theo)

Ngày tải lên : 03/07/2013, 21:50
  • 29
  • 31
  • 0

Chính sách Truman

12 tháng 3 năm 1947, đây là thời điểm cho Truman thực thi các chính sách của Mỹ. Từ năm 1945, Liên Xô đã đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời nội chiến diễn ra ở Hy Lạp có sự can thiệp của chủ nghĩa cộng sản đem đến nguy cơ hai nước này có thể sẽ trở thành hai nước vệ tinh của Liên Xô.
Sau những tổn thất của cuộc chiến, Anh không còn khả năng viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỷ. Anh gợi ý Mỹ hỗ trợ họ.
Trong Chính sách Truman, vai trò lãnh đạo thế giới được giao cho Mỹ... chính sách này vô hình chung đẩy Mỹ vào các hành động trong cuộc chiến này.
"Hầu như mọi quốc gia đều phải chọn những cách sống khác nhau. Và sự lựa chọn thường không phải là một sự lựa chọn tự do. Một cách là dựa vào ý muốn của số đông... Cách thứ hai là dựa vào ý muốn của số ít một cách bắt buộc... Tôi tin tưởng rằng các đường lối của Mỹ là ủng hộ những con người tự do, những người đang chống lại sự phụ thuộc theo số ít (có vũ trang) hoặc bằng áp lực. Tôi tin tưởng rằng chúng ta phải giúp đỡ những con người tự do để họ quyết định số phận của mình bẳng những cách riêng của họ."
Chiến tranh Lạnh được "hâm nóng lên"

Hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki là một sự kiện rất quan trọng trong Thế chiến thứ hai và trong Chiến tranh Lạnh. Quan trọng ở chỗ nó mở ra một thời kỳ nguyên tử với sự xuất hiện của vũ khí tàn phá lớn. Nó cũng mở ra cuộc chạy đua về công nghệ nguyên tử gay gắt giữa Mỹ và Liên Xô.
Kế hoạch Marshall

Sở dĩ Thế chiến thứ hai nổ ra cũng là do những kết quả của Thế chiến thứ nhất, là nghèo đói và thiếu ổn định về kinh tế ở các nước châu Âu. Để không tái diễn hiện trạng này, George C. Marshall phát thảo bản Kế hoạch Marshall, ủng hộ sự thành lập các chương trình phục hồi kinh tế cho châu Âu bằng cách gia cố nền dân chủ và nền thương mại tự do ở châu Âu sẽ giúp khắc phục các khó khăn, mở thị trường ra khắp thế giới.
Trong bài diễn văn ở Đại học Harvard vào tháng 6 năm 1947, Marshall phát biểu:
"Đây là một điều logic khi nước Mỹ nên làm bất cứ điều gì nó có thể để giúp đỡ nền kinh tế thế giới, đem lại trạng thái lành mạnh cho nó. Chính sách của chúng ta không chống lại một đất nước hay một chính sách nào khác. Chính sách của chúng ta chống lại nghèo đói, suy sụp, và hỗn loạn..."
Cùng với Chính sách Truman, Kế hoạch Marshall nhấn mạnh sự tự do trong kinh tế và sự viện trợ của Mỹ sẽ khắc phục các khó khăn lúc bấy giờ.
Viện trợ cho Tây Berlin

Hiểu rằng Stalin sẽ không đồng ý thống nhất nước Đức, ba nước Anh-Pháp-Mỹ quyết định nhập ba vùng phụ thuộc vào, thành lập Cộng hòa Liên bang Đức (không phải Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay), hay còn gọi là Tây Đức. Liên Xô thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức, hay Đông Đức, dười sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Thủ đô của Đức – Berlin - tuy nằm trong lãnh thổ Đông Đức, bị chia cắt thành hai: Đông Berlin là thủ đô của Đông Đức và Tây Berlin là thủ đô của Tây Đức. Tuy nhiên, hàng trăm ngàn người bỏ trốn từ các nước Đông Âu sang Đông Berlin, rồi lần sang Tây Berlin và từ đó đi máy bay sang các nước như Mỹ, Canada hoặc Tây Âu để tìm tự do.
Stalin quyết định đóng con đường trốn chạy này và đóng các con đường giao thông vào Tây Berlin. Cuộc bủa vây này gây ra sự thiếu hụt lương thực và đồ tiêu dùng cho 2,5 triệu người ở Tây Berlin.
Truman không muốn đe dọa vũ trang để mở lại các mối giao thông vào Tây Berlin mà ông cũng không muốn Tây Berlin rơi vào tay của Liên Xô. Cho nên Truman quyết định các chiến dịch viện trợ cho Tây Berlin bằng cách thả hàng viện trợ xuống từ trên không.

Căn cứ không quân Rhein-Main của Mỹ giúp bảo tu các máy bay trong chiến dịch viện trợ Tây Đức


Trong vòng 15 tháng, quân đội Anh và Mỹ cung cấp 200.000 chuyến bay cung cấp lương thực, nhiên liệu. Mỗi ngày 13.000 tấn hàng hóa được viện trợ cho Tây Berlin.
Tháng 5 năm 1949, Stalin tháo bỏ lệnh phong tỏa Tây Berlin. Chiến dịch viện trợ của Anh-Mỹ ngừng vào tháng 9 cùng năm.
Điều này chứng tỏ một phần sự thành công của các chính sách Mỹ trong việc đem lại sự cân bằng về kinh tế của châu Âu.
Sự hình thành các khối liên hiệp

NATO Liên Hiệp Quốc là một ủy ban tín nhiệm trong việc giúp đỡ phục hồi kinh tế các nước trên thế giới. Tuy nhiên, Liên Xô cũng là một thành viên, nhiều chính sách đưa ra bị Liên Xô bác bỏ vì tin rằng nó là con bài cho sự bành trướng của Tư bản Phương tây. 1946, Louis St. Laurent, bộ trưởng bộ ngoại giao Canada đưa ra ý tưởng thành lập một khối dân chủ – chuộng hòa bình để giúp châu Âu chống lại những sự chi phối của Liên Xô. Các nhà lãnh đạo Mỹ tỏ ra quan tâm đến ý tưởng trên, mặc dù có người không đồng tình, cho rằng việc thành lập một ủy ban như vậy có thể dẫn đến chiến tranh. [Một trong những nguyên nhân mà hai cuộc chiến tranh thế giới xảy ra trên một mức độ liên quan tới nhiều quốc gia trên thế giới là sự thành lập các "khối" đối lập nhau. Tấn công vào một nước trong khối đồng nghĩa với tấn công toàn khối.]
Tháng 4 năm 1949, Canada, Mỹ tham gia với Bỉ, Anh, Đan Mạch, Pháp, Iceland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization hay NATO).
Sự tham gia liên minh NATO có ý nghĩa lớn trong lịch sử Mỹ, chấm dứt chính sách cô lập của Mỹ đối với các vấn đề châu Âu. [Mỹ không có ý định can thiệp vũ trang vào hai cuộc chiến tranh thế giới cho tới khi có các đụng độ trên Đại Tây Dương giữa tàu dân sự Mỹ và tàu ngầm Đức, hiệp định Đức và Mexico trong Thế chiến thứ nhất và vụ tấn công Trân Châu Cảng trong Thế chiến thứ hai.]
Khối Warszawa Tương tự, Liên Xô trả lời bằng cách thành lập khối Hiệp ước Warszawa (Организация Варшавского договора) gồm Liên Xô và các nước đồng minh trong phe xã hội chủ nghĩa ở châu Âu (Albania, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Romania).
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 760x199.
Sự đối đầu giữa NATO và Khối Warszawa



Sự ra đời của NATO và khối Hiệp ước Warszawa đã đánh dấu sự xác lập của cục diện 2 cực, 2 phe. "Chiến tranh lạnh" đã bao trùm toàn thế giới. wiki

Có thể bạn quan tâm

Chien tranh VNQuân sự Việt Nam sau Chiến tranh Lạnh.doc

... phát động được một cao trào đấu tranh cách mạng đòi cải thiện dân sinh, dân chủ, chống phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng ... khuynh hướng lệch lạc là: cô độc, hẹp hòi, coi nhẹ tranh thủ các lực lượng có thể tranh thủ; hoặc đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không đấu tranh đúng mức với những tư tưởng và việc làm sai trái ... hành cuộc đấu tranh một cách đơn độc "thì đó không những là một điều dại dột, mà còn là một tội ác nữa". Quan điểm cơ bản trên đã được thể hiện trong thực tiễn đấu tranh giành và
Ngày tải lên : 09/07/2013, 01:26
  • 5
  • 75
  • 0

Hậu chiến và những mâu thuẫn ban đầu

Hội nghị Yalta Hội nghị Yalta, diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945, là cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, thủ tướng Anh Winston Churchill và Chủ tịch Liên Xô Iosif Vissarionovich Stalin ở Yalta (thuộc bán đảo Krym, Liên Xô). Nội dung của cuộc họp để bàn về tương lai hậu chiến của Đức và Ba Lan, cũng như việc tham chiến của Liên Xô ở mặt trận Thái Bình Dương.
Bộ ba Anh - Mỹ - Liên Xô đồng ý chia nước Đức dưới sự kiểm soát của Anh, Mỹ, Pháp và Liên Xô. Sau này ba phần của Anh, Mỹ, Pháp được nhập lại thành Tây Đức và phần của Liên Xô được gọi là Đông Đức. Stalin yêu cầu Đức bồi thường 20 tỷ đô la tiền chiến phí, nhưng bị bác bỏ tại hội nghị.

Ba nhà lãnh đạo phe Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai


Lúc này, dù sao chiến tranh vẫn diễn ra ở mặt trận Thái Bình Dương (chủ yếu giữa quân Mỹ và phát xít Nhật). Roosevelt gợi ý Stalin tuyên chiến với Nhật, giúp Mỹ đánh đổ phát xít Nhật. Stalin đồng ý.
Ba Lan, dưới sự chi phối của Hồng quân Liên Xô, có lẽ gặp nhiều khó khăn nhất. Trong hội nghị, Stalin bác bỏ thỉnh cầu mang chính quyền Ba Lan về trạng thái trước thế chiến. Theo Stalin, Liên Xô sẽ cung cấp an ninh cần thiết cho Ba Lan. Ông đồng ý cho Ba Lan bầu cử tự do dựa trên nền tảng chính quyền cộng sản.
Sự thành lập của Liên Hiệp Quốc Cũng tại hội nghị Yalta, bộ ba đồng ý thành lập Liên Hiệp Quốc. Một tổ chức tương tự Hội Quốc Liên cũng đã được thành lập sau Thế chiến thứ nhất, nhưng không hiệu quả về sau - có nhiều ý kiến cho rằng lý do là ở chỗ Mỹ không tham gia. Mục đích chủ yếu của Liên Hiệp Quốc là bảo đảm an ninh thế giới.
Xem thêm: Liên Hiệp Quốc

Nhiệm kỳ của Truman Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đột ngột qua đời vào ngày 12 tháng 4 năm 1945. Phó tổng thống Harry S. Truman lên thế (chú ý rằng đường lối của Truman ảnh hưởng nhiều đến cách chính sách của Mỹ thời hậu chiến và trong Chiến tranh Lạnh).
Hội nghị Potsdam Truman gặp Stalin lần đầu là ở Hội nghị Potsdam (ngoại ô của Berlin) vào tháng 7 năm 1945. Đại diện cùa Anh lúc này là Clement Attlee, vừa đắc cử Thủ tướng ở Anh.
Hội nghị nhấn mạnh các vấn đề được đưa ra ở Hội nghị Yalta, trong đó có các vấn đề về tương lai của Đức và Ba Lan. Stalin tiếp tục yêu cầu bồi thường thiệt hại chiến tranh. Truman nhắc lại lời hứa hẹn của Stalin về bầu cử tự do tại Ba Lan.
Ở hội nghị, Truman cũng tuyên bố bom nguyên tử đã được thử nghiệm ở New Mexico, Stalin - mặc dù đã biết điều này thông qua các gián điệp ở Mỹ - gật đầu.
Bom nguyên tử có ý nghĩa lớn đối với Chiến tranh Lạnh, trong đó là sự chạy đua công nghệ nguyên tử giữa Mỹ và Liên Xô. Bom nguyên tử cũng được dùng đầu tiên trong chiến tranh ở Nhật theo yêu cầu của Truman.
Quan điểm của Liên Xô Sau khi mất gần 22 triệu người trong cuộc chiến, Liên Xô muốn thành lập các quốc gia vệ tinh xung quanh họ vì vấn đề an ninh.
Ngoài ra, một trong những mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa cộng sản là lan tư tưởng cộng sản ra khắp thế giới, loại bỏ chủ nghĩa tư bản, và nhiệm vụ của đảng cộng sản là thúc đẩy sự lan truyền đó.
Stalin bác bỏ những sự hợp tác với Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Vì nếu làm ngược lại, vô hình chung ông đang đóng góp vào sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản. Stalin ủng hộ sự bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu và châu Á sau này.
Liên bang Xô Viết và sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản

Trong Thế chiến thứ hai, Hồng quân Liên Xô giúp các nước Đông Âu thoát khỏi quân phát xít, đồng thời chính quyền theo đường lối cộng sản cũng được thiết lập tại các nước này.
Albania và Bulgaria Ở Albania, lực lượng cộng sản bị loại trừ vào những năm chiến tranh, sau này được Stalin thiết lập lại. Khi bầu cử diễn ra các năm sau đó, những nhà lãnh đạo chống cộng bị giữ im lặng.
Ở Bulgaria, chủ nghĩa cộng sản được thiết lập từ năm 1944 đến 1948.
Tiệp Khắc Tiệp Khắc có truyền thống chống lại chủ nghĩa cộng sản từ trước thế chiến. Trong cuộc bầu cử tự do năm 1946, các người lãnh đạo cộng sản giành được 40% tổng số. Sau này các đảng viên lên thay thế nhiều vị trí trong bộ Công an, cùng với sự hỗ trợ của Liên Xô, họ tổ chức các cuộc mít-tinh, đình công v.v. Đến năm 1948, Tiệp Khắc trở thành một nước vệ tinh của Liên Xô.
Hungary và Romania Cuối năm 1945, tại Hungary các người cộng sản thất bại trong cuộc bầu cử, các lực lượng Xô Viết vẫn được giữ lại. Họ yêu cầu đưa đảng cộng sản lên nắm bộ Công an. Việc bắt bỏ những phần tử chống cộng có thể đã giúp các người cộng sản lên nắm chính quyền vào cuộc tái bầu cử năm 1947.
Hồng quân Liên Xô cũng được lưu lại ở România. Năm 1945, vua của Romania bị buộc phải phong quyền thủ tướng cho một người cộng sản, hai năm sau nhà vua bị buộc phải thoái vị.
Tây Đức Các nhà lãnh đạo Đồng Minh muốn giúp Đức xây dựng lại đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh. Tuy nhiên Stalin, theo như ý ông, cho thiết lập chính quyền toàn quyền ở Tây Đức để nước Đức không thể là mối hiểm họa nữa .
Phần Lan và Nam Tư Phần Lan được giữ độc lập với Liên Xô và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản. 1948, Phần Lan ký ràng buộc không can thiệp chuyện ngoại quốc.
Nam Tư cũng tương đối độc lập khỏi sự ảnh hưởng của Liên Xô. Tuy nhiên quốc gia này dưới sự lãnh đạo của một nhà toàn quyền với tên Josip Broz, hay còn được biết đến như là Tito. 1948, Stalin muốn lật đổ Tito, nhưng thất bại.
Bức màn Sắt

Trong một bài diễn văn vào tháng 2 năm 1946. Stalin khẳng định sự thành công của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sẽ bị đánh đổ. Mặc dù sẽ phải trải qua nhiều năm trước khi có đủ lực lượng vũ trang để đối đầu với Mỹ, Liên Xô vẫn cố ráo riết thúc đẩy sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản bằng cách thiết lập nền tảng ở các nước Tây Âu.
Một tháng sau, để đáp trả, Winston Churchill (lúc này không còn là thủ tướng, nhưng vẫn là một nhân vật có tiếng nói mạnh mẽ trong chính trị Anh) đưa ra ý kiến phản bác lại Stalin, và sự thành lập "Bức màn Sắt" là một biểu tượng cho sự chia cắt giữa hai hệ tư tưởng đối nghịch nhau ở châu Âu lúc này. Churchill cũng kêu gọi Mỹ tiếp tục ngăn chặn Stalin lôi các nước vào bên kia của bức màn, nơi chủ nghĩa cộng sản đang ngự trị.
Chính sách của Mỹ

Sau một bài phân tích của George Kennan, một nhà chính trị Mỹ ở Moskva, nội dung chủ yếu là chủ nghĩa cộng sản không thể bị đánh đổ một cách nhanh chóng, Mỹ thừa nhận việc thất bại của các nước Đông Âu vào tay của Liên Xô. Nhưng đồng thời cũng thúc giục những hành động giúp đẩy khỏi Tây Âu, kể cả ở Liên Xô. Mặc dù vậy, quan điểm của Kennan coi chủ nghĩa cộng sản như là "một hạt giống với mầm mống tự hủy" và sẽ tự sụp đổ.

wiki

Hậu chiến và những mâu thuẫn ban đầu

Hội nghị Yalta Hội nghị Yalta, diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945, là cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, thủ tướng Anh Winston Churchill và Chủ tịch Liên Xô Iosif Vissarionovich Stalin ở Yalta (thuộc bán đảo Krym, Liên Xô). Nội dung của cuộc họp để bàn về tương lai hậu chiến của Đức và Ba Lan, cũng như việc tham chiến của Liên Xô ở mặt trận Thái Bình Dương.
Bộ ba Anh - Mỹ - Liên Xô đồng ý chia nước Đức dưới sự kiểm soát của Anh, Mỹ, Pháp và Liên Xô. Sau này ba phần của Anh, Mỹ, Pháp được nhập lại thành Tây Đức và phần của Liên Xô được gọi là Đông Đức. Stalin yêu cầu Đức bồi thường 20 tỷ đô la tiền chiến phí, nhưng bị bác bỏ tại hội nghị.

Ba nhà lãnh đạo phe Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai


Lúc này, dù sao chiến tranh vẫn diễn ra ở mặt trận Thái Bình Dương (chủ yếu giữa quân Mỹ và phát xít Nhật). Roosevelt gợi ý Stalin tuyên chiến với Nhật, giúp Mỹ đánh đổ phát xít Nhật. Stalin đồng ý.
Ba Lan, dưới sự chi phối của Hồng quân Liên Xô, có lẽ gặp nhiều khó khăn nhất. Trong hội nghị, Stalin bác bỏ thỉnh cầu mang chính quyền Ba Lan về trạng thái trước thế chiến. Theo Stalin, Liên Xô sẽ cung cấp an ninh cần thiết cho Ba Lan. Ông đồng ý cho Ba Lan bầu cử tự do dựa trên nền tảng chính quyền cộng sản.
Sự thành lập của Liên Hiệp Quốc Cũng tại hội nghị Yalta, bộ ba đồng ý thành lập Liên Hiệp Quốc. Một tổ chức tương tự Hội Quốc Liên cũng đã được thành lập sau Thế chiến thứ nhất, nhưng không hiệu quả về sau - có nhiều ý kiến cho rằng lý do là ở chỗ Mỹ không tham gia. Mục đích chủ yếu của Liên Hiệp Quốc là bảo đảm an ninh thế giới.
Xem thêm: Liên Hiệp Quốc

Nhiệm kỳ của Truman Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đột ngột qua đời vào ngày 12 tháng 4 năm 1945. Phó tổng thống Harry S. Truman lên thế (chú ý rằng đường lối của Truman ảnh hưởng nhiều đến cách chính sách của Mỹ thời hậu chiến và trong Chiến tranh Lạnh).
Hội nghị Potsdam Truman gặp Stalin lần đầu là ở Hội nghị Potsdam (ngoại ô của Berlin) vào tháng 7 năm 1945. Đại diện cùa Anh lúc này là Clement Attlee, vừa đắc cử Thủ tướng ở Anh.
Hội nghị nhấn mạnh các vấn đề được đưa ra ở Hội nghị Yalta, trong đó có các vấn đề về tương lai của Đức và Ba Lan. Stalin tiếp tục yêu cầu bồi thường thiệt hại chiến tranh. Truman nhắc lại lời hứa hẹn của Stalin về bầu cử tự do tại Ba Lan.
Ở hội nghị, Truman cũng tuyên bố bom nguyên tử đã được thử nghiệm ở New Mexico, Stalin - mặc dù đã biết điều này thông qua các gián điệp ở Mỹ - gật đầu.
Bom nguyên tử có ý nghĩa lớn đối với Chiến tranh Lạnh, trong đó là sự chạy đua công nghệ nguyên tử giữa Mỹ và Liên Xô. Bom nguyên tử cũng được dùng đầu tiên trong chiến tranh ở Nhật theo yêu cầu của Truman.
Quan điểm của Liên Xô Sau khi mất gần 22 triệu người trong cuộc chiến, Liên Xô muốn thành lập các quốc gia vệ tinh xung quanh họ vì vấn đề an ninh.
Ngoài ra, một trong những mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa cộng sản là lan tư tưởng cộng sản ra khắp thế giới, loại bỏ chủ nghĩa tư bản, và nhiệm vụ của đảng cộng sản là thúc đẩy sự lan truyền đó.
Stalin bác bỏ những sự hợp tác với Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Vì nếu làm ngược lại, vô hình chung ông đang đóng góp vào sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản. Stalin ủng hộ sự bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu và châu Á sau này.
Liên bang Xô Viết và sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản

Trong Thế chiến thứ hai, Hồng quân Liên Xô giúp các nước Đông Âu thoát khỏi quân phát xít, đồng thời chính quyền theo đường lối cộng sản cũng được thiết lập tại các nước này.
Albania và Bulgaria Ở Albania, lực lượng cộng sản bị loại trừ vào những năm chiến tranh, sau này được Stalin thiết lập lại. Khi bầu cử diễn ra các năm sau đó, những nhà lãnh đạo chống cộng bị giữ im lặng.
Ở Bulgaria, chủ nghĩa cộng sản được thiết lập từ năm 1944 đến 1948.
Tiệp Khắc Tiệp Khắc có truyền thống chống lại chủ nghĩa cộng sản từ trước thế chiến. Trong cuộc bầu cử tự do năm 1946, các người lãnh đạo cộng sản giành được 40% tổng số. Sau này các đảng viên lên thay thế nhiều vị trí trong bộ Công an, cùng với sự hỗ trợ của Liên Xô, họ tổ chức các cuộc mít-tinh, đình công v.v. Đến năm 1948, Tiệp Khắc trở thành một nước vệ tinh của Liên Xô.
Hungary và Romania Cuối năm 1945, tại Hungary các người cộng sản thất bại trong cuộc bầu cử, các lực lượng Xô Viết vẫn được giữ lại. Họ yêu cầu đưa đảng cộng sản lên nắm bộ Công an. Việc bắt bỏ những phần tử chống cộng có thể đã giúp các người cộng sản lên nắm chính quyền vào cuộc tái bầu cử năm 1947.
Hồng quân Liên Xô cũng được lưu lại ở România. Năm 1945, vua của Romania bị buộc phải phong quyền thủ tướng cho một người cộng sản, hai năm sau nhà vua bị buộc phải thoái vị.
Tây Đức Các nhà lãnh đạo Đồng Minh muốn giúp Đức xây dựng lại đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh. Tuy nhiên Stalin, theo như ý ông, cho thiết lập chính quyền toàn quyền ở Tây Đức để nước Đức không thể là mối hiểm họa nữa .
Phần Lan và Nam Tư Phần Lan được giữ độc lập với Liên Xô và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản. 1948, Phần Lan ký ràng buộc không can thiệp chuyện ngoại quốc.
Nam Tư cũng tương đối độc lập khỏi sự ảnh hưởng của Liên Xô. Tuy nhiên quốc gia này dưới sự lãnh đạo của một nhà toàn quyền với tên Josip Broz, hay còn được biết đến như là Tito. 1948, Stalin muốn lật đổ Tito, nhưng thất bại.
Bức màn Sắt

Trong một bài diễn văn vào tháng 2 năm 1946. Stalin khẳng định sự thành công của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sẽ bị đánh đổ. Mặc dù sẽ phải trải qua nhiều năm trước khi có đủ lực lượng vũ trang để đối đầu với Mỹ, Liên Xô vẫn cố ráo riết thúc đẩy sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản bằng cách thiết lập nền tảng ở các nước Tây Âu.
Một tháng sau, để đáp trả, Winston Churchill (lúc này không còn là thủ tướng, nhưng vẫn là một nhân vật có tiếng nói mạnh mẽ trong chính trị Anh) đưa ra ý kiến phản bác lại Stalin, và sự thành lập "Bức màn Sắt" là một biểu tượng cho sự chia cắt giữa hai hệ tư tưởng đối nghịch nhau ở châu Âu lúc này. Churchill cũng kêu gọi Mỹ tiếp tục ngăn chặn Stalin lôi các nước vào bên kia của bức màn, nơi chủ nghĩa cộng sản đang ngự trị.
Chính sách của Mỹ

Sau một bài phân tích của George Kennan, một nhà chính trị Mỹ ở Moskva, nội dung chủ yếu là chủ nghĩa cộng sản không thể bị đánh đổ một cách nhanh chóng, Mỹ thừa nhận việc thất bại của các nước Đông Âu vào tay của Liên Xô. Nhưng đồng thời cũng thúc giục những hành động giúp đẩy khỏi Tây Âu, kể cả ở Liên Xô. Mặc dù vậy, quan điểm của Kennan coi chủ nghĩa cộng sản như là "một hạt giống với mầm mống tự hủy" và sẽ tự sụp đổ.

wiki