Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Lấy ví dụ để triển khai quá trình đánh giá và lựa chọn dự án đó.doc

17 25.3K 110
Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Lấy ví dụ để triển khai quá trình đánh giá và lựa chọn dự án đó.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Lấy ví dụ để triển khai quá trình đánh giá và lựa chọn dự án đó

Trang 1

Đề tài: Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dựán đầu tư Lấy ví dụ để triển khai quá trình đánh giá và

lựa chọn dự án đó.

Lời mở đầu

Đối với một doanh nghiệp, khi tiến hành một hoạt động đầu tư, điều quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả của đầu tư Hiệu quả của đầu tư được biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện dự án đầu tư đó Khi xem xét dự án đầu tư phải xem xét vấn đề cơ bản là lợi ích thu được trong tương lai có tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra hay không, dự án đó có mang lại mức thu nhập lớn hơn hoặc bằng mức đòi hỏi của các nhà đầu tư hay không?

Đối với một doanh nghiệp kinh doanh thì mục đích hàng đầu là lợi nhuận Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu trong quá trình kinh doanh luôn gặp thua lỗ Vì thế, việc đầu tư của doanh nghiệp nhằm khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận Mỗi khoản đầu tư của doanh nghiệp có thể có nhiều dự án khác nhau Để lựa chọn dự án cần xem xét nhiều mặt, trong đó về tài chính, chủ yếu là xem xét hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá và lựa chọn dự án Những tiêu chuẩn thường được sử dụng là:

Phương pháp thời gian hoàn vốn (PBP) Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI)

Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư.

Trang 2

Chương 1: Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầutư.

1.1 Phương pháp thời gian hoàn vốn (PBP)

Phương pháp này chủ yếu dựa vào chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư để lựa chọn dự án

Thời gian hoàn vốn đầu tư (thời gian thu hồi vốn đầu tư) là khoảng thời gian cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính số vốn đầu tư ban đầu để thực hiện dự án Nó cho chúng ta biết số năm đòi hỏi để bù đắp số tiền đầu tu ban đầu trên cơ sở luồng tiền dự tính của dự án Theo phương pháp này, kỳ thu hồi vốn càng ngắn thì dự án đầu tư càng hấp dẫn.

Để xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư, ta có thể chia ra trường hợp:  Trường hợp 1: Nếu dự án đầu tư tạo ra dòng tiền thuần đều thì thời

gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo công thức:

Thời gian hoàn vốn = vốn đầu tư/thu nhập hàng năm

 Trường hợp 2: Nếu dự án tạo ra thu nhập không đều Thời gian thu hồi vốn được xác định theo cách sau:

B1: Xác định số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối mỗi năm.

Vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm t = số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm (t-1) - dòng tiền thuần của đầu tư năm t

B2 Khi số vốn đầu tư ở cuối năm nào đó nhỏ hơn số thu nhập của nămkế tiếp thì cần xác định thời gian(số tháng) còn phải thu hồi vốn đầu tưtrong năm kế tiếp

12 *số VDT chưa thu hồi cuối năm (t-1)

Số tháng thu hồi VDT trong năm t = -dòng tiền thuần của năm t

Tổng hợp số năm và số tháng thu hồi vốn đầu tư chính là thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án.

Nếu kết quả tính toán kỳ thu hồi vốn đầu tư nhỏ hơn kỳ thu hồi vốn tối đa có thể chấp nhận được thì dự án được chấp nhận

Ví dụ, dự án A có vốn đầu tư là 100tr cho thu nhập dự kiến ở các năm

như sau:

Trang 3

Năm 1 2 3 4 Thu nhập

Thời gian thu hồi vốn được tính như sau:

Thời gian thu hồi vốn = 2 + 12*10/50 = 2 năm và 2.4 tháng.

Nếu kỳ thu hồi vốn đòi hỏi của dự án A là 3 năm, dự án sẽ được chấp nhận.

Nếu các dự án thuộc loại dự án loại trừ nhau thì thông thường người ta sẽ chọn dự án có thời gian thu hồi vồn ngắn nhất.

Ưu nhược điểm của phương pháp thời gian hoàn vốn

Ưu điểm

Đơn giản, dễ tính toán Phương pháp này phù hợp với dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn

Nhược điểm

Phương pháp này chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là dài hạn, nó ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian hoàn vốn, bỏ qua các khoản thu nhập ngoài vốn đầu tư Do đó nó không phải là thước đo khả năng sinh lợi Hai dự án có cùng vốn đầu tư, cùng thời gian hoàn vốn là 2 năm, nhưng một dự án có thể không tạo nên luồng tiền nào trong các năm tiếp theo, trong khi dự án kia có thể tạo ra luồng tiền đều đặn hàng năm trong 3 năm tiếp theo Do vậy, phương pháp này có thể gây nhầm lẫn khi lựa chọn dự án.

Mặt khác, phương pháp này bỏ qua khái niệm của tiền theo thời gian Nói cách khác, nó không chú ý tới thời điểm phát sinh các khoản thu, các đồng tiền thu ở các thời điểm khác nhau được đánh giá như nhau.

Trang 4

Do có những hạn chế như trên, phương pháp này ít được ứng dụng trong thực tế Nhiều nhà quản lý sử dụng phương pháp này như là một phép đo thô về rủi ro của dự án, hoặc sử dụng xem xét bổ sung cho dự án khác.

Để khắc phục nhược điểm trên, người ta có thể áp dụng phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu bằng cách đưa tất cả các khoản thu và chi của một dự án về giá trị hiện tại để tính thời gian hoàn vốn.

Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại tất cả các khoản tiền thuần hàng năm của dự án vừa đủ bù đắp số vốn bỏ ra ban đầu.

Ví dụ về dự án A như trên, giả định chi phí sử dụng vốn là 10% Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án A như sau:

Thời gian thu hồi vốn = 2 + 12*22.316/37.57 = 2 năm và 7.1 tháng

Phương pháp này đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp thời gian thu hồi vốn đơn giản là đã tính đến giá trị thời gian của tiền tệ Tuy nhiên, các nhược điểm còn lại vẫn chưa khắc phục được.

1.2 Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)

Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư chủ yếu là giá trị hiện tại thuần của dự án Giá trị hiện tại thuần của dự án (NPV) là giá trị hiện tại của luồng tiền thuần của dự án trừ đi luồng tiền ra ban đầu của dự án.

Theo phương pháp này, tất cả các khoản thu nhập đạt được trong tương lai và vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án đầu tư đều phải quy về giá trị hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định Trên cơ sở đó so sánh giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của vốn đầu tư để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án NPV được tính như sau:

Trang 5

NPV :Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư Ti : Khoản tiền thu được năm thứ i

Ci :Khoản chi vốn đầu tư năm thứ i n :Vòng đời của dự án đầu tư

r :Tỷ lệ chiết khấu hay tỉ lệ hiện tại hóa

Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng ở trên thường là chi phí sử dụng vốn, đó chính là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi.

Như vậy, giá trị hiện tại thuần thể hiện giá trị tăng thêm do đầu tư đưa lại có tính đến giá trị thời gian của tiền.

Nếu giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư (NPV) < 0: dự án bị loại bỏ Nếu giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư bằng 0: tùy thuộc và tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hoặc lại bỏ dự án.

Nếu NPV > 0: dự án sẽ được chấp nhận nếu là dự án độc lập Hay nói cách khác, dự án được chấp nhận nếu giá trị hiện tại của dòng tiền vào vượt quá giá trị hiện tại của dòng tiền ra Nếu các dự án loại trừ nhau và vòng đời dự án bằng nhau thì chọn dự án có giá trị hiện tại thuần dương cao nhất(trong điều kiện không bị giới hạn về khả năng huy động vồn đầu tư)

Việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho một dự án,bằng phép tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng thu dự kiến trong tương lai có bù đắp nổi chi phí ban đầu hay không.

Ưu nhược điểm của phương pháp giá trị hiện tại thuần

Ưu điểm

Phương pháp này đánh giá hiệu quả kinh tế có tính đến giá trị thời gian của tiền.

Phương pháp này cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng

Trang 6

giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau, nghĩa là: NPVA + NPVB = NPV(A+B)

Trong khi các phương pháp khác không có tính chất này  Hạn chế.

Phương pháp NPV không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư Phương pháp này cũng không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.

Ngoài ra, phương pháp này không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn.

1.3 Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)

Tỷ suất doanh lợi nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ là lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cân bằng giá trị hiện tại của luồng tiền thuần kỳ vọng(CF) với luồng tiền ra ban đầu (ICO) Hay nói cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ là mức lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của khoản đầu tư bằng 0.

CFt : khoản tiền thu được ở năm thứ t IRR : tỷ suât doanh lợi nội bộ

NPV : giá trị hiện tại thuần của dự án

IRR là một trong những đại lượng phản ánh mức sinh lời của dự án đầu tư Đó chính là lãi suất dùng chiết khấu luồng tiền thuần tương lai, từ CFo

đến CFn cho bằng với giá trị hiện tại của luồng tiền ban đầu (ICO)

Để xác định được tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR, người ta thường sử dụng 2 phương pháp: phương pháp thử và sai với phương pháp nội suy.

Phương pháp thử và sai:

Trang 7

Theo phương pháp này, trước tiên người ta tự chọn một lãi suất và sử dụng lãi suất đó làm tỷ lể chiết khấu để tìm ra giá trị hiện tại của các khoản thu, giá trị hiện tại của vốn đầu tư và so sánh chúng với nhau để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án.

Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án khác 0 tương đối lớn thì tiếp tục thử lại bằng cách nâng lãi suất lên (nếu NPV > 0) hoặc hạ mức lãi suất xuống (nếu NPV < 0) Cứ làm như vậy cho đến khi tìm được 1 mức lãi suất làm cho gí trị hiện tại thuần của dự án đầu tư bằng 0 hoặc xấp xỉ bằng 0 thì lãi suất đó chính là tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án.

Phương pháp nội suy:

Theo phương pháp này, việc xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án được thực hiện theo các bước sau;

B1: chọn 1 mức lãi suất tùy ý r1 sau đó tính NPV1 theo lãi suất r1

B2: chọn tiếp mức lãi suất r2 thỏa mãn điều kiện:

Nếu giá trị hiện tại thuần NPV1 là một số dương thì chọn r2 > r1 sao cho NPV2 < 0 và ngược lại.

Để đảm bảo độ chính xác cao hơn thì chênh lệch giữa r1 và r2 trong khoảng 5%.

B3: Tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án, IRR nằm trong khoảng r1 vàr2 được xác định theo công thức:

Việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư bằng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ được thực hiện theo trình tự sau:

+ Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư

+ Đánh giá và lựa chọn dự án: Khi sử dụng tỷ suất doanh lợi nội bộ làm tiêu chuẩn xem xét chấp nhận hay loại bỏ dự án, thông thường người ta dựa trên cơ sở so sánh tỷ suất doanh lợi nội bộ với chi phí sử dụng vốn cho dự án (r) và cần phân biệt 3 trường hợp sau:

IRR nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn: loại bỏ dự án

IRR = r: tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh

Trang 8

nghiệp có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án.

IRR > r: nếu đây là dự án độc lập thì chấp nhận Còn nếu là dự án loại trừ nhau thì chọn dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ cao nhất.

Ưu nhược điểm của phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ

Ưu điểm

Phương pháp này cho phép đánh giá được mức sinh lời dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền

Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời dự án với chi phí sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án đầu tư.

Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so với tính rủi ro của nó Chẳng hạn, nếu dự án có IRR > r, nghĩa là thu nhập sau khi đã trừ chi phí đầu tư còn lại một khoản lãi, nó được tích lũy lại làm tăng tài sản của doanh nghiệp Do vậy việc chọn các dự án có IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn sẽ làm tăng tài sản của doanh nghiệp Mặt khác, nếu chọn các dự án có IRR nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn sẽ dẫn tới tình trạng thâm hụt vốn, giảm tài sản của doanh nghiệp.

Hạn chế:

Trong phương pháp này tỷ suất doanh lợi nội bộ thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi suất bằng với tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án Điều đó không thật phù hợp với thực tế nhất là đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức cao.

Phương pháp này không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn tới trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, vì tỷ suất doanh lợi nội bộ luôn luôn cao đối với những dự án có quy mô nhỏ.

Áp dụng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ sẽ rất khó khăn trong đánh giá lựa chọn dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ và có thể dẫn tới sai lầm trong lựa chọn dự án.

Một dự án sẽ có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ khác nhau khi dòng tiền dự án đổi dấu nhiều lần (trường hợp dự án có đầu tư bổ sung và dự án có tái đầu tư)

1.4 Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI)

Chỉ số lợi nhuận (chỉ số sinh lợi) là thước đo khả năng sinh lời của một dự

Trang 9

án đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền Nó là tỷ số giữa giá trị hiện tại của luồng tiền trong tương lai với luồng tiền ra ban đầu, có thể diễn đạt

CFt: giá trị hiện tại của dòng thu nhập năm thứ t CF0 : Giá trị vốn đầu tư

PI : Chỉ số sinh lời của dự án.

r : tỷ lệ chiết khấu, thường dùng là chi phí sử dụng vốn để thực hiện dự án.

Việc sử dụng chỉ số sinh lời làm tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư được thực hiện như sau:

+ Xác định chỉ số sinh lời của mỗi dự án đầu tư

+ Đánh giá và lựa chọn dự án Căn cứ vào chỉ số sinh lời có thể xem xét 3 trường hợp sau:

Chỉ số sinh lời nhỏ hơn 1 (PI < 1): loại bỏ dự án

Chỉ số sinh lời bằng 1 (PI = 1): tùy điều kiện có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án

Chỉ số sinh lời lớn hơn 1 (PI > 1): nếu là dự án độc lập thì được chấp nhận Còn nếu là dự án loại trừ nhau thì dự án có PI cao nhất sẽ được chọn.

Ưu nhược điểm của phương pháp

Ưu điểm

Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng sinh lơi của dự án đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền.

Cho thấy mối liên hệ giữa các khoản thu nhập do dự án đưa lại với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án.

Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án.

Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số

Trang 10

dự án trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp này tỏ ra hiệu quả hơn các phương pháp khác.

Phương pháp này cũng thường giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng với mức chi phí sử dụng vốn, điều này cũng tương tự như trong phương pháp giá trị hiện tại thuần, nó phù hợp hơn so với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ.

Nhược điểm

Giống như phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ, phương pháp này không phản ánh giá trị tăng thêm của dự án đầu tư, vì thế nếu sử dụng phương pháp

này có thể dẫn tới quyết định sai lầm.

1.5 Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư.

Đây là phương pháp lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở so sánh giữa kết quả thu được do dự án đầu tư mang lại và tiền vốn bỏ ra đầu tư.

Các bước tiến hành để xác định chỉ tiêu

Bước 1: Tìm lợi nhuận bình quân

-Số năm bỏ vốn đầu tư

Bước 3: Xác định chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư

LNbq hàng năm

Tỉ suất LNbq vốn đầu tư = - x 100% VĐT bq hàng năm

Bước 4: Đánh giá và lựa chọn DAĐT

Nếu là dự án độc lập thì dự án được chấp nhận khi tỷ suất LNbq vốn đầu tư lớn hơn 0.

Nếu là dự án loại trừ nhau thì lựa chọn dự án đầu tư có tỉ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn nhất.

Trang 11

Ưu nhược điểm của phương phỏp

Ưu điểm

Tỉ suất lợi nhuận bỡnh quõn vốn đầu tư thể hiện được mục tiờu cơ bản của chủ đầu tư là chọn dự ỏn mà mỗi đồng vốn bỏ ra để đem lại số lợi nhuận cao nhất

Hạn chế: Phương phỏp này khụng tớnh tới giỏ trị thời gian của tiền

Khi ỏp dụng chỉ tiờu này để đỏnh giỏ dự ỏn đầu tư ta cũn phải chỳ ý một số điểm sau:

- Số lợi nhuận thuần bỡnh quõn hàng năm do đầu tư mang lại trong suốt thời gian đầu tư phải được tớnh từ lỳc bắt đầu bỏ vốn cho đến lỳc kết thỳc dự ỏn - Những năm bỏ vốn đầu tư để thi cụng thỡ lợi nhuận sẽ được tớnh bằng 0.

Chương 2: Vớ dụ để triển khai quỏ trỡnh đỏnh giỏ và lựa chọndự ỏn đầu tư.

Dự ỏn đầu tư thiết bị cụng nghệ mới của nhà mỏy gạch đất sột nunglũ tuynel cụng suất 15 triệu viờn/năm

2.1 Tờn nhà mỏy

Nhà mỏy sản xuất vật liệu xõy dựng – cty CP xõy dựng số 3 Nghệ An Địa chỉ: Diễn Thọ - Diễn Chõu – Nghệ An

Chủ đầu tư:

Cụng ty cổ phần xõy dựng số 3 Nghệ An

Địa chỉ: Khối 1, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Giỏm đốc cụng ty: ễng Nguyễn Minh Huệ

2.2 Dự ỏn đầu tư:

Đầu t mới đồng bộ dây chuyền các thiết bị gia công chế biến nguyên liệu, tạo hình sản phẩm, sấy, nung liên hợp.

1) Đầu t 1 hệ lò nung, sấy liên hợp công suất 15 triệu viên QTC/năm 2) Đầu t mới 1 máy cấp liệu thùng,1 máy cán thô, 1 máy cán mịn, 1 máy nhào có lới lọc, 1 máy nhào ép liên hợp có hút chân không Lựa chọn máy của Việt Nam sản xuất do thịnh hành và có chất lợng tốt, kèm theo dịch vụ bảo hành bảo trì có uy tín.

3) Đầu t trạm biến áp mới với công suất 400 KVA 4) Đầu t xây dựng mới một số hạng mục công trình: + Nhà bao che lò nung, hầm sấy

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan