0

Hội An

Cập nhật: 15/01/2015

Hội An .::Tác giả: Lê Văn Hảo::. Cách thành phố Đà Nẳng (tỉnh lỵ của Quảng Nam - Đà Nẳng) khoảng 25km về hướng đông nam, nằm trên bờ sông Thu Bồn và chỉ cách biển Đông 5km, đô thị cổ Hội An gần đây đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều khách tham quan, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Thật ra Hội An, mà người phương Tây gọi là Faifo, Haipo, đã được nhắc đến nhiều ở các thế kỷ XVII - XVIII nó còn là một thương cảng quan trọng của Đàng Trong nước Đại Việt dưới quyền kiểm soát của các chúa Nguyễn. Vốn là một cảng biển của vương quốc Chămpa, được gọi tên là Đại Chiêm hải khẩu trên tập bản đồ thời Hồng Đức (thế kỷ XV), nó đã trở thành một thị trấn ven biển của người Việt với tên gọi là Hải Phố có lẽ từ thời Trần. Trên tấm bản đồ Đại Việt công bố năm 1953 Alexandre de Rhodes đã vẽ cửa sông Thu Bồn cạnh đó ghi hai chữ HAIPHO mà sau này người nước ngoài sẽ đọc trệch thành Faifo, Haipo. Vào đầu thế kỷ XVI (từ 1516) người Bồ Đào Nha đã đến khảo sát vùng biển Hội An, và thương nhân của họ là những người nước ngoài đầu tiên đến buôn bán với nhân dân Đàng Trong (từ 1540). Tiếp theo đó là những thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp..., những nhà truyền giáo người YÙ, Bồ, Pháp, Tây Ban Nha... trong đó có giáo sĩ Pháp nổi tiếng De Rhodes. Trên thực tế Hội An ở những thế kỷ trước đã từng là một thương cảng lớn của miền Đông Nam Á và một trung tâm quan trọng của công cuộc giao lưu văn hóa Đông Tây. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, hoàn cảnh xã hội và điều kiện thiên nhiên biến động nhiều : chiến tranh giữa Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn đã tàn phá Hội An dữ dội, các con sông đổi dòng, cửa sông Thu Bồn bị phù sa bồi lấp, thuyền bè ra vào khó khăn, một cảng biển mới hình thành ở Đà Nẳng nơi cửa sông Hàn. Từ đó Hội An chỉ còn là một phố nhỏ hiền lành trầm mặc soi mình trên dòng sông biếc xanh. Đầu những năm 80 của thế kỷ này Hội An được phát hiện lại như là một trong những đô thị cổ quý báu còn lại của Liên Hiệp Quốc (UNESCO). Khu phố cổ nằm ở phía nam thị xã Hội An ngày nay, sát con sông Thu Bồn. Phố Lê Lợi (xưa gọi là phố Hội An) được xây dựng đầu tiên cách nay khoảng 4 thế kỷ, rồi đến phố Trần Phú (xưa là phố cầu Nhật Bản) cách nay hơn 3 thế kỷ rưỡi là nơi tập trung đông đảo người Nhật, sau đó là phố Nguyễn Thái Học (tên cũ là phố Quảng Đông) được người Trung Hoa xây dựng cách đây hơn 300 năm, các phố khác như Phan Chu Trinh (phố Minh Hương xưa), Trần Quý Cáp (phố chợ Cũ), Nguyễn Thị Minh Khai (phố Khải Định cũ), một phần phố Trưng Nhị và đường Bạch Đằng ven sông Thu Bồn... đều là những phố cổ với nhiều chùa, đình, đền, miếu, hội quán, nhà thờ họ, nhà ở, chợ búa... được xây dựng từ rất lâu đời. Bắc qua một con ngòi nhỏ, nối liền hai xã Cẩm Phô và Minh Hương xưa là chiếc cầu gỗ dài 18m có mái lợp ngói được gọi là cầu Nhật Bản, tương truyền do cộng đồng người Nhật ở Hội An góp tiền xây dựng từ đầu thế kỷ XVII. Nhân dân địa phương quen gọi di tích cổ nhất của Hội An này là chùa Cầu, còn sách vở xưa thì gọi là cầu Lai Viễn. Mặt cầu cong vồng lên ở giữa, mái cầu cũng uốn cong mềm mại, chùa thờ Bắc Đế và Trấn Võ, mặt bằng hình vuông nhỏ nhắn như một cái miếu nối liền với đoạn giữa của cầu theo dạng chuôi vồ. Nổi bật lên giữa đô thị cổ là khoảng hai mươi ngôi chùa và hội quán cổ đáng chú ý là chùa Phúc Kiến (Mẫn Thương hội quán có từ năm 1687), chùa Ngũ Bang (Dương Thương hộiquán), chùa Quảng Triệu (Quảng Đông Hội Quán), chùa Hải Nam (Quỳnh Phủ hội quán) và chùa ông Bổn (hội quán Triều Châu) xây suốt 40 năm mới xong (1845 - 1885)... đều là những chùa to đẹp thờ Phật, thờ Thánh, dù được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ được những bộ khung nhà chạm trổ, những cánh cưả gỗ chạm lộng, những mảng điêu khắc, những đồ cổ quý hiếm của Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Âu... Tiêu biểu nhất cho kiến trúc Hội An là những ngôi nhà cổ, ví dụ nhà số 1001 Nguyễn Thái Học, nhà số 4 Nguyễn thị Minh Khai, nhà số 37, 77 và 129 phố Trần Phú... là kiểu nhà gỗ hình ống dài 40m - 70m thông suốt hai mặt phố, mặt ngoài dành để buôn bán và chứa hàng, bên trong là khu ở với nhiều gian có sân sáng suả và nhà cầu nối các gian, tất cả các bộ phận của nội thất đều được chạm trổ, trang trí rất tinh xảo. Điều làm ta thích thú ngạc nhiên là các ngôi nhà cổ ở Hội An đều được cấu trúc đa dạng, rất khác nhau về tổ chức không gian cũng như về nghệ thuậât điêu khắc, trang trí, nghệ thuật bài trí sân vườn trồng hoa và cây cảnh. Trên đất nước ta có lẽ Hội An là nơi chứa đựng cái hình mẫu đầu tiên của ngôi nhà rường với mái vỏ cua (còn gọi là mái thừa lưu), một biện pháp mở rộng diện tích nội thất rất thông minh, tưởng chỉ thấy ở Phú Xuân (Huế), nhưng chính trong những ngôi nhà cổ ở Hội An lại được sử dụng phổ biến. Ở đây đặt ra một vấn đề là tìm hiểu ảnh hưởng qua lại của văn hóa Hội An với văn hóa Phú Xuân xưa, cụ thể là giữa kiến trúc Hội An với kiến trúc cung đình Huế, và thông qua Hội An là ảnh hưởng của kiến trúc Á Đông (Trung Hoa, Nhật Bản) mà nghệ nhân Việt Nam đã tiếp nhận trong những thế kỷ giao lưu văn hóa trước đây. Đến Hội An, du khách còn có thể đi thuyền trên sông Thu Bồn, vượt cửa Đại ra khơi thăm Cù Lao Chàm và những đảo yến. Vùng Cưả Đại - Cù Lao Chàm là nơi tắm biển và nghỉ mát tươi đẹp. Nếu Huế với di sản kiến trúc cung điện, lăng tẩm là tiêu biểu cho tài nghệ sáng tạo của văn hóa bác học, cung đình, cổ điển thì Hội An chính là một trong những cái nôi của văn hóa dân dã, nền tảng của tính cách dân tộc và bản sắc nhân dân. Đô thị cổ Hội An xứng đáng được hồi sinh để tiếp đón tất cả những ai muốn tìm về cái hài hòa lắng đọng của tâm hồn Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2007 khách sạn Hội An Pacific.pdf

  • 107
  • 198
  • 8
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Lịch sử phố cổ Hội An Cảng Hội An hình thành từ thế kỷ 15, là nơi các thương buôn người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha cập bến buôn bán và để lại dấu tích riêng qua các ngôi chùa. Đến nửa sau thế kỷ 17, phố này mới thay đổi dần nhưng vẫn là Thành phố đặc thù của Đại Việt. Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hội An vẫn là nơi mua bán sầm uất cho đến khi có những biến động chính trị xã hội lớn. Những năm 80, phố cổ trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách khắp thế giới. Cùng thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đang được Việt Nam đề nghị UNESCO xếp vào danh mục di sản văn hoá Thế giới. Những nét độc đáo đặc thù: Đến phố cổ Hội An, hãy thư thái thả bộ trên những đường phố tĩnh lặng hoặc ngồi trên xích lô, thong dong ngắm nhìn từng mái nhà lô xô rêu phong cổ kính, ngói được lớp cách đây vài trăm năm, như nhà cổ Phùng Hưng, Quân Thắng, chum mộ táng bằng đất sét của người Chăm có từ thế kỷ 13-15. Nhiều nét độc đáo của Hội An còn lưu lại từ nhiều thế kỷ nay như những đĩa gốm men sứ ở Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An. Cùng đến thăm phố cổ: Phố cổ về đêm càng trở nên lung linh, huyền bí bởi những ngọn nến thắp trong đèn ***g kiểu Trung Hoa hoặc đèn hình quả nhót, quả bí bằng tre phủ những vuông lụa tơ tằm đủ sắc màu treo ở đầu hiên nhà. Xưa kia, phố này chỉ có một con đường kéo dài từ chùa Cầu đến chùa Ông (nằm trước chợ Hội An bây giờ) và sau này kéo dài đến chùa Ông Bổn. Hội An nhìn ra sông Chợ Củi , tên gọi của sông Thu Bồn vào đầu thế kỷ 20. Chợ Củi có quy mô buôn bán lớn và là thắng cảnh nổi tiếng được sánh với Ngũ Hành Sơn. Đến đây, thú vị nhất vẫn là ngắm những ngôi nhà cổ được xây dựng với việc làm chính là gỗ mang tính nghệ thuật của người Trung Hoa. Phần độc đáo nhất gắn với Hội An là Chùa Cầu, do người Nhật xây dựng từ những ngày đầu thành lập Hội An. Chùa Cầu gồm 2 phần: Cầu và Chùa. Cầu bằng gỗ ghép lại, có mái che lợp ngói. Chùa nằm ngay lề đường dành cho người đi bộ. Ngay giữa đỉnh cầu thờ Bắc Đế Trấn Vũ, nghe nói để đếm một con rồng (hay con Cù) mà mỗi khi nó quật đuôi đã gây ra những trận động đất lớn ở Nhật Những món ăn đặc sản: Hội An có nhiều món ăn độc dáo. Theo lời đồn, món cao lầu ngon vì làm bằng nước giếng ở đây. Món ăn gia truyền khác nữa của một gia đình gốc Hoa Phúc Kiến là bánh bao, bánh quai vạc đã được tinh chế mà vợ chồng anh Trần Tuấn Ngãi ở đường Phan Chu Trinh làm đến nay là đời thứ 3. Sau khi đã thưởng thức một lần trong khung cảnh huyền bí của phố cổ dưới những tán cây trứng cá, người ta khó quên được hương vị độc đáo của nó.

Có thể bạn quan tâm

Hạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH một thành viên Mai Linh Hội An - Quang Nam.doc

  • 55
  • 71
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Lễ hội cổ truyền tại phố cổ Hội An Hội An, tỉnh lỵ cũ tỉnh Quảng Nam, một phố cổ miền Trung, có truyền thống thường xuyên tổ chức nhiều lễ hội, mỗi năm theo âm lịch, bởi tại đó, phần lớn cư dân đều là con cháu của các thương gia Hoa kiều, những nhà lập nghiệp tiên phong đến Hội An đã mấy trăm năm, đã chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Khổng Giáo, nên tổ chức các lễ hội tùy theo thời tiết trong năm. Tết Nguyên Ðán cử hành xong, tiếp theo là những đêm hát bội công cộng miễn phí tại các Chùa, các Bang Hội Hoa kiều, trong suốt tháng giêng, cử hành đại lễ Rằm Thượng Nguyên, tháng hai thì liên hoan giữa các chùa, tháng 3 thì tiết Thanh Minh, tảo mộ, tháng tư lễ Phật Ðản v.v... cư dân muốn tìm những sinh hoạt náo nhiệt qua các lễ hội vui nhộn hầu lay động không khí tĩnh mịch của phố cổ nầy. Ngoài những lễ lớn 2 lần trong một năm mà thường gọi là Xuân kỳ, Thu tế, ngày trước, tại Hội An cư dân hay tổ chức thường niên, 3 loại lễ hội lớn, mà mỗi khi nhắc đến thì người dân Hội An hiểu rõ tường tận. Ðó là lễ Xô Cộ, lễ Cúng Xóm và lễ Siêu Bạt và Soi Môi. 1.- Lễ Xô Cộ: Lễ nầy thường tổ chức vào tháng giêng hay tháng 7 âm lịch, có mục đích dâng cúng các phẩm vật lên các vị thần hộ mạng thờ trong chùa các Bang Hội, cầu xin sự an bình trong cuộc sống, sự tiến đạt trong công việc làm ăn, buôn bán, và dâng cúng cho các giới vô hình như ma, qủy, các cô hồn...khỏi quấy phá địa phương. Số người Hoa tại Hội An được sắp xếp vào 5 Bang Hội lớn: Quảng Ðông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Gia ­ng. Mỗi Bang đều có riêng một Chùa, vừa làm chỗ thờ tự vị Thần Bổn Mạng bên trong, vừa làm văn phòng điều hành bên ngoài, và 2 cánh 2 bên dùng làm hội trường và phòng họp. Ngoài việc tổ chức các ngày rằm lớn: Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên để dâng lễ cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị thần bảo hộ các thuyền nhân trên biển cả, Quan Thánh Ðế Quân hay Phục Ba đại tướng Mã Viện, các Bang Hội còn tổ chức trọng thể lễ Xô Cộ tại các chùa Bang Hội. Mỗi Bang Hội tổ chức xô cộ riêng biệt của Bang Hội mình. Tùy theo khả năng tài chánh thu hoạch mỗi năm, tùy theo sự cầu nguyện của mỗi Bang Hội, các cộ quả phẩm dâng cúng được đặt làm theo tiêu chuẩn khác nhau, như cộ heo, cộ bánh, cộ gạo nếp, cộ muối, cộ trái cây v.v... Mỗi cộ có một sườn cốt làm bằng tre, đan vành tròn làm đế, và trên đế tre nầy, người ta đan một vĩ tre hình ***p nón, bên ngoài phất bằng giấy màu, thường là màu vàng hay đỏ từ dưới đế lên tận trên ***p cộ. Nếu là cộ heo, thì phải dùng 3 con heo quay, rọc xẻ trước ngực, căng 4 chân, gắn úp vào trên sườn giàn tre ***p nón. Nếu là cộ bánh, thì sườn tre được đắp bằng bánh như bánh thuẩn, bánh bò ngũ sắc, bánh lá đủ màu mang các danh hiệu các cửa tiệm buôn, hay các công ty đắp từ dưới đế lên tận trên ***p cộ, trông từ xa như một trái bắp mà các bánh là các hột bắp sắp theo hàng lối đủ màu. Nếu là cộ gạo muối thì sắp các bao vải đủ màu, to bằng nắm tay, độn gạo và muối cho căng đầy, may miệng bao lại, sắp từ dưới lên tới ***p, gắn trên đầu ***p một trái châu đỏ quay tròn theo gió như một chong ***ng. Nếu là cộ bánh lá, bánh chưng hay bánh giò thì các bánh nầy cũng được sắp như vậy. Các cộ được đặt trên một giàn tre cao hơn 3 thước, dựng trước cổng chùa. Một vị cao tăng, đầu đội mũ hiệp chưởng, mặc điều y, ngồi trên giàn tre, tay bắt ấn, miệng trì chú lâm râm giữa âm thanh của chiêng trống vang rền pha lẫn với tiếng tang, linh theo nghi lễ Phật giáo, kêu gọi các linh hồn uổng tử, cô hồn thập loại tập trung đông đủ tại lễ đàn. Theo tiếng hú của vị Hòa thượng vừa dứt thì lệnh đẩy các cộ đầy quả phẩm được xô từ trên giàn tre xuống đất, do đó người ta mới đặt cho cái tên là Xô Cộ. Một số cư dân trong phố, trang bị gậy gộc, nai nịt gọn gàng đã tập trung sẵn dưới chân giàn, chờ cộ xô xuống là nhào vô giành chiếm. Những binh sĩ các đồn trại cũng đứng chờ sẵn, xông vào giựt cả một cộ heo quay ôm chạy về đồn, có các đàn em bao che tập hậu, trong khi các băng đoàn khác đuổi theo giành lại trong tiếng la ó gào thét. Theo tin tưởng dân gian, người ta tin rằng những phẩm vật bắt được từ các cộ xô xuống mang nhiều may mắn, vì đó là các tặng phẩm của các vị thần linh đã làm phép, có khả năng làm cho những bệnh nhân kinh niên mau lành, con trẻ khó nuôi sẽ khoẻ mạnh ***ng lớn. Lễ xô cộ nầy không còn tổ chức hằng năm nữa, vì Trung Hoa đã bị Nhật Bản chiếm đóng và quân đội Nhật đổ bộ ở bán đảo Ðông Dương nên cư dân người Hoa bỏ lễ hội nầy từ năm 1940. 2.- Lễ rước Long Chu và Cúng Xóm: Lễ nầy không nhất thiết tổ chức đúng định kỳ, và tùy thuộc vào tình hình an ninh trong khu xóm. Khi một khu phố bị mất an ninh, như bị một bệnh dịch hoành hành, tư gia bị mất trộm hay hàng xóm thường hay gây gổ chưởi bới nhau vì một vài việc lặt vặt thì người ta nghĩ rằng khu xóm bị đất động và các vị thần quản nhiệm các khu xóm ấy quở trách, cần phải Cúng Xóm và rước Long Chu để trừ tà, trị quỷ đem lại bình an trong xóm. Một vài bô lão tự nguyện đi lạc quyên từng nhà trong xóm để gây quỹ tổ chức buổi lễ, sau đó chọn một góc phố nào đó dựng rạp, căng lều, che vải phía trên và bố trí bàn thờ, bài vị thổ thần, đầy đủ lư hương, chân đèn bằng đồng, trướng liễn, lọng tàn mượn của các nhà trong xóm, dâng đủ quả phẩm bông hoa và trái cây. Ngoài các lễ vật trên, còn có Long Chu. Long tức là Rồng, và Chu là chiếc thuyền làm bằng tre., bề dài khoảng 3 thước, bề ngang 1 thước rưởi, phất giấy màu ngũ sắc, mang hình một con rồng uốn khúc đủ cả râu ria, vi vảy, mắt lồi, nhe răng nhọn. Trên thuyền có bố trí một chỗ có ghế ngồi, bên cạnh một cột buồm bằng tre, trước mặt có chè xôi, chuối và giấy vàng mã. Trong buổi sáng ngày lễ, chiêng trống được gióng lên inh ỏi báo hiệu cho xóm biết buổi lễ cúng xóm bắt đầu để mọi người tập trung dự lễ. Một vị bô lão cao niên nhất trong xóm, mặc áo thụng xanh, đứng chủ tế cùng một số gia chủ thắp nhang khấn vái trước bàn thờ cầu mong sự bình an trong khu xóm, tiếp theo là lễ dâng sớ do một vị tăng sĩ rước từ chùa đến tụng kinh, và ông trưởng khu xóm qùy xuống đọc sớ văn theo nhịp điệu của chuông mõ, chiêng linh, tay bắt ấn, day mặt bốn phương hướng kêu gọi cô hồn các loại tập trung về đây để hưởng cúng thí thực. Vị pháp sư bốc những nắm muối gạo từ trong các tô lớn, miệng lâm râm niệm chú và tung *** bốn phương, rót mấy tuần trà và rượu dâng lên bàn thờ và đốt các giấy vàng mã. Chiếc Long Chu được kê trên một cái giá gỗ đặt trước sân. Vị pháp sư miệng niệm chú, tay lần chuổi bước lên ngồi trên ghế đặt trên Long Chu, tay nắm chặt cột buồm và được đỡ bổng lên bởi 4 tay lực lưỡng mặc áo dài đen, bịt khăn, lưng thắt giây lụa đỏ ngang hông, khiêng trên vai giàn tre, trên ấy Long Chu được đặt và xuất hành từ nơi cúng để chạy rong trong thành phố. Thế là đám rước khởi hành mang theo sau một đám con trẻ và một số người hiếu kỳ rượt đuổi theo, khua chuông trống tạo thành những âm thanh rầm rộ, inh ỏi. Sau những người khiêng chiêng trống, có một số đi sau, cầm các roi dâu, vừa chạy vừa quất hai bên đường để đuổi tà ma chạy theo Long Chu. Các nhà bên lề đường đổ ra xem và có nhà đốt pháo và khua tiếng động đuổi tà, chạy theo Long Chu. Sau khi chạy qua các con đường chính, Long Chu đổi hướng chạy ra bờ sông và dừng lại ở bến sông, hạ Long Chu xuống đất, vị pháp sư bước ra khỏi thuyền. Long Chu được gở ra khỏi đòn tre và vị pháp sư khai hỏa đốt Long Chu và đẩy xuống nước, sau khi để cho trẻ con và các người ăn xin rước hết quả phẩm: chè xôi, cây trái. Ðoàn chạy Long Chu trở về lại xóm, vái trước bàn thờ và buổi lễ kết thúc. Rạp sẽ được hạ xuống, lư hương, chân đèn, liễn trướng, tàn lọng được tháo xuống đem trả lại cho gia chủ. Mọi người tỏ vẻ hân hoan nghĩ rằng các điều xấu xa, bất lợi đã được tống khứ theo Long Chu để đốt ra mây khói. 3.- Lễ Siêu Bạt và Soi Môi: Lễ nầy phát xuất từ chùa Kim Sơn của Bang Hội Phúc Kiến vào dịp rằm tháng bảy Trung Nguyên để cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị Thần hay che chở các ghe thuyền buôn bán, vượt biển khơi, mà thủy thủ phần đông là người Phúc Kiến, để truy điệu những người mất tích và phải vớt vong hồn họ ra khỏi biển cả, siêu độ họ. Sau chánh điện của chùa Kim Sơn, sau bàn thờ của Thiên Hậu Thánh Mẫu, 2 bên có 2 vị thần Thiên Lý Nhãn và Thiên Lý Nhĩ, có thờ 6 vị tướng nhà Minh chống đối triều Mãn Thanh bị tử nạn trên đường vượt biển. Trong 6 vị tướng nầy, có một vị rất linh thiêng thường xuất hiện qua các đồng cốt, mặt màu xanh nên người Hoa thường gọi là ông Mặt Xanh. Nhiều giai thoại linh thiêng thường được kể về vị thần nầy, thường hay giúp đỡ các trường hợp oan ức mà nạn nhân đến kêu ca. Một gia đình công chức bị mất một số nữ trang dấu trong tủ và nghi là cô tớ gái trong nhà lấy. Cô nầy bị chủ nhà đưa ra pháp luật tra hỏi, oan ức quá, đến chùa Kim Sơn kêu oan. Ông tướng Mặt Xanh lên đồng qua một người buôn bán ngoài chợ, bổng nhiên người nầy chạy vào chùa Kim Sơn la hét, bảo mọi người chạy theo ông ta. Ðoàn người chạy thẳng vào nhà cô cháu gái của gia đình công chức mất nữ trang, ra sân sau và trong một chậu hoa để sau nhà, móc lên một gói giấy đựng số nữ trang bị mất, mà thủ phạm không ai khác là cô cháu gái của chủ nhà. Cô tớ gái được minh oan. Ông tướng Mặt Xanh nầy mỗi lần xuất hiện thích đi trên than hồng và những nhà hai bên phố thường đốt các lò than cho đỏ rực đem ra đổ ngoài đường, và những người lên đồng bước đi trên than đỏ ấy mà chân không bị cháy phỏng tí nào. Ngoài những vụ thi thố thần lực nói trên, ông Mặt Xanh còn giúp cho những người chết bất đắc kỳ tử như chết sông, chết tai nạn xe tàu hay những người tự tử hiện về khai với gia đình lý do của cái chết bất tử ấy, đồng thời siêu độ vong linh họ. Cư dân phố cổ Hội An đã một thời quen thuộc với các lễ hội nầy và không quên nhắc nhở những sự kiện xảy ra chung quanh các lễ hội nói trên, tiếc rẽ những đổi thay của xã hội đã đưa các lễ hội nầy vào quên lãng.

Có thể bạn quan tâm

Một số biện pháp cải thiện công tác kiểm soát chất lượng tại khách sạn Hội An.pdf

  • 82
  • 32
  • 1
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Hội An: Di tích văn hóa thế giới Hội An đã được được cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO công nhận là di tích văn hóa thế giới với 1.310 di tích cổ được chính những người dân Hội An bình dị lưu giữ, bảo quản. Dưới những mái nhà rêu phong, ánh sáng từ những chiếc đèn ***g tỏa ra nhẹ nhàng, mờ ảo. Những cảnh như hai cụ ông râu tóc bạc phơ ngồi tĩnh lặng bên bàn cờ tướng đang đến hồi gay cấn, còn trong sân, các "mợ" áo dài lụa mượt mà đang chơi cờ song hường... đã dựng lại một Hội An xưa cũ với lung linh đèn, nến đang sống dậy đầu thế kỷ 21. Cuối thế kỷ 16, Hội An là trạm dừng chân của các thuyền Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha... Đầu thế kỷ 17 một số người Trung Hoa ủng hộ nhà Minh, chạy giặc nhà Thanh ghé vào thương cảng Hội An rồi định cư tại đó, làm thành khu phố Minh Hương. Cũng trong thời gian này, có 43 chiếc tàu buôn của Nhật đi từ Nagasaki đến lập phố riêng ở Hội An mang tên Cấm Phô. Dần dần, Hội An trở thành nơi giao thương buôn bán các loại hàng tơ lụa, gấm vóc, lương thực, hải sản, trà, đồ sứ, vũ khí, lưu huỳnh... Hai khu phố cách nhau một con lạch nhỏ. Để nối hai khu phố này, cộng đồng người Nhật thời ấy góp tiền làm một chiếc cầu gỗ dài 18 mét, có mái lợp ngói có tên là cầu Lai Viên, dân gian thường gọi là Chùa Cầu. Đến Hội An mà không ghé Chùa Cầu thì xem như chưa đến Hội An. Những ai đã đến Hội An hẳn khó quên được những dãy nhà khiêm tốn, mái ngói âm dương rêu phủ xanh rì nằm khép nép bên những con đường nhỏ, dài hun hút và tĩnh lặng. Những ngôi nhà có một tầng lầu gỗ nhỏ hoặc một cái gác xép, trên đó bao giờ cũng có một cái cửa sổ bé xíu, xinh xinh nhìn ra phố. Đó cũng là cách nhìn, cách quan sát kín đáo và thâm trầm của người Hội An chăng? Hội An là quần thể kiến trúc cổ với 1.310 di tích cổ, trong đó có hơn 20 chùa và hội quán của các bang hội người Hoa. Nổi tiếng có chùa Phúc Kiến, chùa Ông Bổn, hội quán Triều Châu, miếu thờ Quan Công. Ở Hội An có nhiều ngôi nhà rường, kiểu nhà phố biển ở các dòng họ giàu có ở Huế. Mỗi ngôi nhà cổ ở Hội An có một cách chạm trổ khác nhau: hoa cúc, long phụng, bát quái, âm dương, với cách điểm nhãn rất tinh tế, sống động trên các vi kèo, cánh cửa, cột nhà... vừa là cách trang trí vừa mang tính triết lý ẩn sâu trong những con mắt thần linh ấy. Chính các nghệ nhân gỗ Kim Bồng (Quảng Nam) đã làm nên những ngôi nhà ở Hội An lẫn những ngôi nhà rường sang trọng của các gia tộc nổi danh ở Huế vào thế kỷ17-18. Chẳng thế, đến giờ ở Hội An vẫn có câu hát: Quơ tay hốt năm dăm bào, Hội An em ở, anh vào kinh độ Cùng với thời gian Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng, Hội An xuất hiện những kiến trúc bê tông. Hội An chỉ cách Đà Nẵng 25 km, vậy mà Hội An không hề bị đô thị hóa với những khối hình hộp. Tìm về Hội an để thưởng thức một chút không gian quê mùa thơm mùi cỏ hoa, rơm rạ để xa lánh chốn thị thành, để hoài niệm về cách sống của người Việt xưa, đó là lý do vì sao du khách trong và ngoài nước đến Hội an ngày càng đông. Bóng đêm và những con đường dài hun hút với những bức tường thấp đầy rêu phong ở Hội An vẫn không khiến du khách cảm thấy sợ hãi, bởi du khách cảm nhận được trong cảnh vắng vẻ ấy là sự bình yên.

Có thể bạn quan tâm

công tác kiểm soát chất lượng tại khách sạn Hội An

  • 82
  • 76
  • 1
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Cù Lao Chàm, vương quốc của chim Yến Chỉ có 3 giờ đồng hổ đi từ phố cổ đến Cù lao Chàm. Rồi đây con tàu này sẽ đưa khách du lịch ra cù lao. Du lịch Hội An đâu chỉ là phố cổ... Sau ba tiếng bồng bềnh giữa biển khơi, Cù lao Chàm đã hiển hiện ra xanh ngắt với 7 hòn đảo lớn nhỏ. Cù lao Chàm được nhiều thương gia châu Á và phương Tây biết đến từ hơn mười thế kỷ với nhiều tên gọi khác nhau. Có giả thuyết cho rằng Cù lao Chàm là nơi giam giữ tù binh của vương quốc Chămpa trước kia. Song, một số nhà nghiên cứu không đồng ý với giả thuyết này trên cơ sở Cù lao Chàm là đất thiêng của người Chăm nên không thể dùng làm "trại" tù binh được. Vừa qua khi san ủi mặt bằng để làm đường người ta phát hiện ra nhiều hiện vật Chăm tại Hòn Lao. Ở bãi Hương có một miếu thờ mà dân gian thường gọi là Miếu Thái Giám. Theo phỏng đoán của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân có thể đây là miếu thờ ông Trịnh Hòa- một quan thái giám của Trung Hoa được mệnh danh là Christoph Colomb của châu Á (!). Cũng theo một giả thuyết của ông Nguyễn Văn Xuân thì Cù lao Chàm đã từng là Hồng Kông... hụt. Sự việc có thể tóm tắt như sau: Năm 1793 ba chiến hạm lớn của Đặc sứ đặc mệnh toàn quyền Anh Macarthay bỏ neo tại cảng Đà Nẵng trong vòng một tháng. Phái bộ Anh đã cử đoàn đi khảo sát Cù lao Chàm và có tường trình kỹ về đảo này. Năm 1804, đại diện cao cấp của công ty Anh quốc đóng tại Quảng Châu-ông Robert được phái sang thương thuyết với vua Gia Long nhưng thất bại. Mãi đến năm 1821, đặc phái viên John Crawfurd lại được cử sang Huế để thương thuyết với vua Minh Mạng nhưng cũng bị từ chối. Ba lần thương thuyết không thành công. Mục đích của người Anh là xây dựng một căn cứ để dễ bề tiếp xúc với Quảng Châu và các quốc gia khác. Đến khi chiến tranh nha phiến nổ ra (1839-1842) và kết thúc là hiệp ước Nam Kinh đã giúp người Anh có được Hồng Kông. Như vậy, giả thuyết nếu triều đình Nguyễn chấp nhận sự thương thuyết của người Anh thì lịch sử đã có một dòng chảy khác và Cù lao Chàm đã có một số mệnh khác. Nói như vậy để thấy rằng Cù lao Chàm có một vị trí quan trọng đặc biệt. Nằm ở một vị thế hiểm trở, từ lâu Cù lao Chàm đã là vương quốc của loài chim Yến. Chim yến bay đến làm tổ và sinh sôi nảy nở trong nhiều hang đá cheo leo. Nghề khai thác yến sào cũng đã có từ lâu đời. Sách "Phủ biên tạp lục" có ghi: "Xã Trung Châu, phủ Thăng Hoa, tỉnh Qủang Nam có nghề yến sào...". Yến sào ngày xưa là một trong 16 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hội An, giá trị của nó chỉ sau sừng tê giác. Tương truyền về nghề yến ở Cù lao Chàm như sau: Vợ chồng ông Trần Công Tiến đi câu bị bão đánh dạt ra đảo. Bị kẹt lại nhiều ngày, hết lương thực ông bèn bứt lấy tổ yến để ăn. Ăn xong thấy người khỏe hẳn ra. Sau khi thoát nạn ông đã tổ chức khai thác loại sản vật quý hiếm này. Truyền thuyết kể như thế nhưng đội khai thác yến đầu tiên mới được thành lập vào năm 1806 dưới thời vua Gia Long do ông Hồ Văn Hòa làm quan chuyên quản. Ông này sau được triều Nguyễn sắc phong "Quản linh tam tỉnh yến hộ". Hiện ở bãi Hương có miếu thờ ông Hồ Văn Hòa và lễ tổ nghề yến diễn ra hàng năm vào ngày 7 tháng 3. Theo anh Đinh Hồng Sơn- khai thác yến Cù lao Chàm- yến ở đây gồm có 4 loại: "Quang- thiên-bài- địa". Yến làm tổ chủ yếu ở các hang: hang Khô, hang Tai, hang Tò Vò, hang Cả và hang Trăn. Trong đó hang Khô là hang lớn nhất.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng chương trình Marketing trực tiếp cho các khách hàng tổ chức tại khách sạn Công Đoàn Hội An

  • 91
  • 40
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm tại trung tâm lữ hành hội an

  • 86
  • 170
  • 8
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Bài thu hoạch thực tế Hà Nội - Phong Nha - Huế - Hội an – Quê Bác

  • 13
  • 768
  • 5
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Báo cáo chuyến đi thực tế Hà Nội - Phong Nha – Nghĩa trang Trường Sơn – Huế - Mỹ Sơn – Hội An – Đà Nẵng – Đồng Hới – Quê Bác – Vinh – Hà Nội

  • 7
  • 1
  • 38
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Bài thu hoạch thực tế lịch trình của chuyến đi thực tế 6 ngày Hà Nội – Phong Nha – Huế – Hội an – Quê Bác

  • 13
  • 1
  • 1
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng chương trình Marketing trực tiếp cho các khách hàng tổ chức tại khách sạn Công Đoàn Hội An

  • 56
  • 71
  • 1
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”