Tài liệu Chần đoán và các phương pháp điều trị u não (Kỳ 3) ppt

5 563 1
Tài liệu Chần đoán và các phương pháp điều trị u não (Kỳ 3) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chần đoán các phương pháp điều trị u não (Kỳ 3) D. TÁC DỤNG PHỤ CỦA ĐIỀU TRỊ U NÃO? Việc điều trị có thể gây tổn thương các tế bào mô lành, do đó sẽ xuất hiện những tác dụng phụ. Tác dụng phụ tuỳ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm vị trí của khối u, loại u phạm vi điều trị. Tác dụng phụ thay đổi tuỳ theo bịnh nhân, theo từng giai đoạn đợt điều trị. Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ giải thích về tất cả các tác dụng phụ có khả năng xảy ra những cách thức mà bịnh nhân nên áp dụng để đối phó với chúng. 1. Phẫu thuật - Bệnh nhân thường bị nhức đầu hoặc bất an trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên dùng thuốc có thể kiểm soát được sự đau đớn. - Bệnh nhân cũng thường cảm thấy yếu đuối mệt mỏi. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật thay đổi theo từng bệnh nhân. - Một số vấn đề khác tuy ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Dịch não tuỷ hoặc máu có thể tích tụ trong não gây sưng phù não. Cần theo dõi các triệu chứng để phát hiện tình trạng này. Dùng steroids sẽ làm giảm bớt sung phù. Đôi khi cần phẫu thuật lần 2 để dẫn lưu dịch. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một ống dài mỏng (shunt) trong não thất. Ống này được luồn dưới da xuống đến bụng. Dịch dư thừa từ não được dẫn lưu xuống bụng. Đôi khi dịch được dẫn lưu vào tim. - Khi nhiễm trùng xảy ra, bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh. - Phẫu thuật não có thể gây thương tổn đến mô lành. Tổn thương não là vấn đề nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ có những vấn đề về tư duy, thị giác ngôn ngữ. Bệnh nhân có thể có thay đổi về nhân cách hoặc co giật. Đa số những biến chứng này thường giảm hoặc biến mất đi theo thời gian, nhưng đôi khi tổn thương não là vĩnh viễn. Bệnh nhân sẽ cần đến các phương pháp vật lý trị liệu, điều trị tiếng nói (speech therapy) hoặc điều trị bằng công việc (occupational therapy). 2. Xạ trị - Buồn nôn nhiều giờ sau xạ trị. Mệt mỏi ngày càng tăng sau xạ trị. Nghỉ ngơi là cần thiết nhưng bệnh nhân cũng cần phải hoạt động tích cực. - Xạ trị thường gây rụng tóc. Tóc sẽ mọc lại sau vài tháng. Xạ trị còn gây ảnh hưởng vùng da tương ứng. Da đầu tai đỏ, khô đau. - Xạ trị đôi khi gây sưng não nhức đầu. Dùng thuốc giảm đau sẽ đỡ hơn. - Xạ trị có thể tiêu diệt cả mô não khoẻ mạnh. Tác dụng phụ này gọi là hoại tử sau xạ trị. Hoại tử não gây đau, co giật có thể tử vong. - Ở trẻ em xạ trị có thể ảnh hưởng đến tuyến yên cácnão bình thường khác. Điều này sẽ gây những khó khăn trong học vấn sự phát triển của cơ thể sau này. Ngoài ra, xạ trị khi bé có thể tăng nguy cơ u thứ phát về sau. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem hoá trị có thể thay thế cho xạ trị ở trẻ em hay không - Tác dụng phụ sẽ nặng hơn khi hoá trị xạ trị được sử dụng đồng thời. 3. Hoá trị - Tác dụng phụ của hoá trị tuỳ thuộc vào loại thuốc được dùng. Những tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm sốt lạnh run, chán ăn cảm giác yếu mệt. Dùng thuốc có thể giảm bớt các triệu chứng . - Bệnh nhân được cấy viên nhện (wafer) có chứa thuốc sẽ được theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Điều trị kháng sinh nếu có nhiễm trùng. *** Điều Trị Hỗ Trợ: Dù ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, bệnh nhân u não cũng sẽ được chăm sóc hỗ trợ để phòng tránh các vấn đề nảy sinh cải thiện chất lượng sống trong thời gian điều trị . Nếu đau do u não, có thể dùng giảm đau. Có những loại chăm sóc hỗ trợ cho bệnh nhân u não sau đây: + Steroids: Đa số bịnh nhân u não cần phải dùng corticoids để giảm bớt triệu chứng đau do sưng phù não + Thuốc chống động kinh: U não có thể gây co giật. Bịnh nhân có thể dùng thuốc chống động kinh để đề phòng co giật. + Shunt: Nếu dịch tích tụ trong não, bác sĩ có thể đặt một shunt để dẫn lưu. Đa số bệnh nhân u não thường dùng các chăm sóc hỗ trợ đồng thời với điều trị khối u. Một số quyết định không điều trị khối u mà chỉ dùng thuốc hỗ trợ để giảm đau. E. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU ĐIỀU TRỊ U NÃO? Đội chăm sóc sẽ cố gắng hỗ trợ bỆnh nhân để phục hồi lại các hoạt động thường ngày càng sớm càng tốt: - Vật lý trị liệu: U não điều trị u não có thể gây liệt. Có thể bị suy yếu và rối loạn thăng bằng. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân lấy lại sức lực và sự cân bằng. - Chuyên gia điều trị giọng nói (Speech therapists) giúp những bệnh nhân có khó khăn về giọng nói, cách diễn đạt rối loạn nuốt. - Các chuyên gia về điều trị bằng công việc (Occupational therapists): Họ sẽ giúp bệnh nhân phục hồi lại các hoạt động thường ngày như ăn, dùng nhà vệ sinh, tắm rửa thay quần áo. Các chăm sóc hỗ trợ đặc biệt cần thiết ở trẻ em u não nhằm phục hồi duy trì những hoạt động của não F- ĐIỀU GÌ XẢY RA SAU ĐIỀU TRỊ U NÃO? Tái khám đều đặn rất quan trọng sau điều trị u não. Bác sĩ sẽ chú ý khám kỹ lâm sàng thần kinh để kiểm tra xem utái phát. Tuỳ theo tình huống mà bác sĩ có thể cho chụp lại MRI hoặc CT scan để kiểm tra. Nếu bỆnh nhân được đặt shunt, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng hoạt động của nó. Bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân về kế hoạch theo dõi bệnh, thời gian tái khám các xét nghiệm cần làm để kiểm tra. BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn. . Chần đoán và các phương pháp đi u trị u não (Kỳ 3) D. TÁC DỤNG PHỤ CỦA ĐI U TRỊ U NÃO? Việc đi u trị có thể gây tổn thương các tế bào và mô lành,. phục hồi lại các hoạt động thường ngày càng sớm càng tốt: - Vật lý trị li u: U não và đi u trị u não có thể gây liệt. Có thể bị suy y u và rối loạn thăng

Ngày đăng: 22/01/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan