Tài liệu Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P3 pdf

10 355 0
Tài liệu Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P3 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa P3: Xơ nang tuyến vú Tổn thương (x) trong loạn sản vú. Tôi 36 tuổi, gần đây thường bị đau ở hai vú và có khối u ở vú, đi khám kết quả ghi là bị xơ nang vú, tôi rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn? Bệnh xơ nang tuyến vú còn gọi là loạn sản vú hay viêm nang vú mạn tính, là một tổn thương vú thường gặp. Bệnh phổ biến ở phụ nữ từ 30-50 tuổi, nhưng hiếm gặp ở phụ nữ đã mãn kinh, có lẽ do liên quan đến hoạt động của nội tiết tố buồng trứng. Biểu hiện của bệnh gồm: đau nhiều, thường gặp ở cả hai vú. Ở vú có khối u thay đổi nhanh về kích thước. Đau hoặc khó chịu xuất hiện hoặc giảm xuống trước ngày có kinh, nhưng nang lại có xu hướng to nhanh trước khi có kinh hằng tháng. Sự biến đổi đột ngột của u vú là đặc điểm của bệnh. Hay gặp nhiều khối u hoặc u cả hai bên vú. Tuy nhiên cũng có khi khối u không gây triệu chứng mà chỉ phát hiện được một cách tình cờ. Có thể tiết dịch núm vú. Bệnh cần chẩn đoán phân biệt với ung thư biểu mô tuyến vú bằng cách sinh thiết xét nghiệm tế bào. Điều trị bệnh trước tiên là phải xác định khối u vú không phải ung thư. Có thể chọc hút tế bào hay phẫu thuật cắt bỏ khối u. Cũng có thể dùng nội tiết tố để điều trị nhưng kết quả hạn chế và hay có tác dụng phụ. Nhiều thầy thuốc khuyên bệnh nhân nên bỏ cà phê, nước chè và sôcôla vì sẽ giảm các triệu chứng bệnh. Bạn nên khám và điều trị tại chuyên khoa sản phụ. Mắt bị quầng thâm Mắt cháu gần đây xuất hiện quầng thâm. Xin bác sĩ cho biết, quầng thâm là bệnh gì và cách điều trị thế nào? Nguyễn Thị Hòa (Nghệ An) Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị quầng thâm quanh mắt: làn da mỏng (da dưới mắt rất mỏng và nhạy cảm, khi có tuổi, da và lớp mỡ dưới mắt càng mỏng hơn khiến cho những mạch máu lộ rõ hơn, dẫn đến việc quầng thâm xuất hiện), dị ứng (thuốc, thực phẩm, phấn hoa, bụi, chất thải vật nuôi ), di truyền, ứ nước (mạch máu dưới mắt có thể bị giãn ra và ứ máu), thiếu ngủ, thiếu máu do thiếu sắt, tình trạng khử nước trong da Bạn không thể hoàn toàn loại bỏ được quầng thâm quanh mắt nhưng hạn chế chúng là điều hoàn toàn có thể. Bạn nên uống đủ nước hằng ngày (mỗi ngày uống khoảng 1,5 -2 lít nước). Dành thời gian ngủ và thư giãn hợp lý, tránh làm việc quá sức hay thức khuya. Ngừng hút thuốc lá. Đắp những loại hoa quả tự nhiên quanh mắt trước khi đi ngủ giúp mắt khỏe hơn như cà rốt hay trà xanh. Bôi kem chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu là 30 cho vùng da dưới mắt để bảo vệ chúng khỏi tác động xấu của ánh nắng mặt trời. Trong thành phần ăn uống chú ý chọn các loại thực phẩm có thể tăng cường độ bền vững của mạch máu như trà xanh, trà đen, nho đen, hành, đậu đỗ, mùi tây. Các thực phẩm có lợi cho thận như tôm, cá mòi, đinh hương, hạt và lá thì là, quả mâm xôi và quả óc chó. Nên dùng muối với lượng vừa đủ trong khẩu phần ăn hằng ngày. Canxi hóa sụn hay bệnh giả gút? Tôi bị đau khớp cổ tay, kết quả khám ghi là canxi hóa sụn (bệnh giả gút). Xin hỏi bác sĩ, bệnh giả gút là bệnh như thế nào? Nguyễn Đình Nghệ (Hải Phòng) Bệnh giả gút hay canxi hóa sụn là do có muối canxi trong sụn khớp, thường được phát hiện nhờ Xquang. Bệnh thường phối hợp với một bệnh khác như: nhiễm sắc tố sắt, cường cận giáp trạng, nhiễm sắc tố ochronose, đái tháo đường, thiểu năng giáp trạng, bệnh Wilson và bệnh gút. Bệnh thường gặp ở những người trên 60 tuổi, biểu hiện là những đợt viêm khớp cấp tính, tái phát, hiếm hơn là viêm khớp mạn tính ở một số khớp lớn, hay gặp là khớp cổ tay và kèm theo canxi hóa sụn ở khớp bị tổn thương. Chẩn đoán bệnh nhờ phát hiện tinh thể canxi pyrophosphat trong dịch khớp. Soi trên kính hiển vi tinh thể canxi pyrophosphat trong bệnh giả gút có hình thoi, khác với những tinh thể hình kim trong bệnh gút. Chụp Xquang không những thấy sự canxi hóa sụn mà còn cho thấy những dấu hiệu khớp thoái hoá. Khác với bệnh gút, bệnh Tổn thương canxi hóa sụn khớp cổ tay. nhân bị giả gút thường có nồng độ acid uric huyết thanh bình thường và kém đáp ứng với điều trị bằng colchicin. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị bệnh tiên phát, nếu có. Có thể dùng thuốc chống viêm không steroid như salicylat, indomethacin, naproxen có tác dụng tốt trong đợt viêm cấp; chọc hút dịch khớp và tiêm tại khớp triamcinolon có hiệu quả trong một số trường hợp. Bớt hay nám? Từ bé cháu có vết nám bằng ngón tay ở thái dương, nhưng giờ đây nó lan rộng hết một bên má và lan cả sang má bên kia. Cháu muốn biết, bệnh của cháu là gì, có chữa được không, chữa bằng phương pháp gì và ở đâu? Vương Thanh Duyên (Thanh Hóa) Cháu hãy đi khám da liễu xem vết trên mặt cháu là vết nám hay vết bớt, vì mỗi loại có cách điều trị khác nhau. Dù là bớt hay nám thì việc điều trị cũng rất khó khăn và lâu dài, nhưng bệnh cũng chỉ giảm chứ không thể hết hoàn toàn. Tuy nhiên, theo mô tả của cháu, thì rất có thể vết trên mặt cháu là bớt, một dạng rối loạn sắc tố da vào loại khó chữa trị bậc nhất, nhưng không có nghĩa là y học bó tay. Bớt lớn dần theo năm tháng, có thể tăng kích thước nhưng rất chậm, tới mức nào đó sau tuổi dậy thì sẽ dừng lại và cố định lâu dài. Đa số bớt đen đều là những tổn thương lành tính, không di truyền, nhưng khi xuất hiện ở mắt có thể có sự thoái hóa ác tính, tuy rất hiếm. Với bớt sắc tố có kích thước nhỏ và ở vùng da kín, ít bị kích thích chấn thương thì có thể không cần can thiệp. Đối với các bớt có kích thước lớn ở vùng da hở, ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì cần được thăm khám và xử lý. Hiện nay, với laser phân hủy quang nhiệt chọn lọc, y học đã có thể "bóc" được khuyết tật này, đem lại gương mặt bình thường cho bệnh nhân. Kết quả điều trị cũng còn phụ thuộc vào diện tích, vị trí, đặc biệt là độ nông sâu của lớp tổn thương sắc tố. Cháu không nên tự ý dùng các thuốc trị nám khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không chữa mẹo, không những không hết bớt mà có khi còn mắc thêm các bệnh nguy hiểm khác. Viêm màng bồ đào Em bị viêm màng bồ đào. Giờ mắt em như bị trồi ra, em sợ đến một ngày mắt sẽ nổ tung. Rất mong được bác sĩ giúp đỡ. Bùi Thị Phẩm (Nghệ An) Màng bồ đào nằm ngay sau củng mạc, là lớp ngoài có màu trắng của mắt. Màng bồ đào được tạo thành bởi 3 phần: mống mắt, thể mi và màng mạch. Bất kỳ tình trạng viêm của phần nào đều được gọi là viêm màng bồ đào. Có rất nhiều nguyên nhân khiến màng bồ đào bị viêm như: nhiễm virut hay nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, bệnh về khớp, dị ứng, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, tổn thương hoặc dị vật trong mắt. Khi bị viêm màng bồ đào, bệnh nhân có thể thấy đau và nhạy cảm với ánh sáng. Mắt thường trở nên đỏ, nhìn mờ hoặc có thể thấy những đốm đen bay trong mắt. Viêm màng bồ đào cần được bác sĩ nhãn khoa điều trị nhanh chóng. Nếu không được chữa trị đúng, viêm màng bồ đào có thể làm tổn hại thị lực trầm trọng, như: tăng nhãn áp (glaucoma), đục thủy tinh thể, thậm chí bị mù (chứ không khiến mắt "nổ tung" như bạn nghĩ). Viêm màng bồ đào có thể tái phát mà không có dấu hiệu báo trước. Vì thế, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị đúng. Việc điều trị nhanh chóng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương mắt vĩnh viễn. . Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P3: Xơ nang tuyến vú Tổn thương (x) trong loạn sản vú khuẩn, nhiễm nấm, bệnh về khớp, dị ứng, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, tổn thương hoặc dị vật trong mắt. Khi bị viêm màng bồ đào, bệnh nhân có thể

Ngày đăng: 21/01/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan