Tài liệu Giải đáp thắc mắc về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1 doc

10 415 0
Tài liệu Giải đáp thắc mắc về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải đáp thắc mắc về thuốc sức khỏeKỳ 1: Dùng thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não Năm nay tôi 67 tuổi. Thỉnh thoảng tôi bị chóng mặt, đau đầu, ù tai, dạo này lại hay quên. Có phải tôi đã bị thiểu năng tuần hoàn não không? Bệnh này có nguy hiểm không? Tôi dùng thuốc gì để chữa? Đỗ Văn Hữu (Bắc Kạn) Theo những triệu chứng bác kể thì có thể bác đã bị thiểu năng tuần hoàn não. Căn bệnh này có lẽ hầu hết ai trong số chúng ta cũng đã nghe nói đến hoặc đã từng mắc phải, đặc biệt là khi tuổi càng lớn thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao, nam nhiều hơn nữ người làm việc trí óc mắc nhiều hơn người lao động chân tay. Bệnh thường biểu hiện một số triệu chứng điển hình như hoa mắt chóng mặt, đau đầu, ù tai, giảm thính lực, hay quên, rối loạn nhận thức Thiểu năng tuần hoàn não rất có hại cho sức khoẻ đặc biệt là với các tế bào não với các biến chứng nguy hiểm như nhũn não, đột quỵ gây liệt hoặc tử vong, người ta nghiên cứu thấy rằng nếu ngừng cung cấp máu ôxy lên não trong khoảng thời gian là 5-7 giây thì người bệnh sẽ bị ngất xỉu, nếu 40-110 giây thì mất các phản xạ của cơ thể cơ thể sẽ không tự kiểm soát được mọi hoạt động, nếu ngừng 5 phút thì tế bào não sẽ bị tê liệt dẫn đến tử vong. Hiện nay có rất nhiều thuốc có tác dụng tăng cường tuần hoàn não như cinnarizin 25mg, vinpocetin 5mg, piracetam 400-800-1000mg, các thuốc chiết xuất từ cây bạch quả Ginkgo giloba 40-80mg. đặc biệt gần đây trên thị trường có loại thuốc với thành phần là Ginkgo giloba có tác dụng hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não, Garlic powder có tác dụng giảm cholesterol trong máu, Magnesi oxid có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh giảm lo âu căng thẳng, vitamin B6 tăng cường các hoạt động thần kinh với tác dụng kép trong cùng một sản phẩm tạo nên hiệu quả rất tốt, cải thiện hội chứng thiểu năng tuần hoàn não, ngăn ngừa các nguy cơ tai biến cho bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não, bên cạnh việc dùng thuốc người bệnh nên có một chế độ dinh dưỡng điều độ, nghỉ ngơi lao động hợp lý, tránh các yếu tố nguy cơ như làm việc quá sức, stress, các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia để có một cuộc sống tốt hơn. Ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật phát triển thì việc thăm khám chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não trở nên đơn giản hơn rất nhiều như máy đo lưu huyết não, chụp cộng hưởng từ Tuy nhiên trên thực tế các thầy thuốc có thể tập hợp một số triệu chứng tiêu biểu có thể định hướng được chẩn đoán bệnh. Vì vậy, bác nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Những lưu ý khi dùng khí dung Con tôi 5 tuổi, cháu thường hay bị viêm mũi họng vào mùa rét, vừa rồi đi khám, bác sĩ cho xông mũi họng trong 1 tuần bằng gentamycin hydrocortisol mà không dùng thuốc uống. Tôi xin hỏi khí dung là gì, dùng kéo dài có hại gì không? Trần Thị Hồng (Hà Nội) Khí dung là biện pháp trị rất thông dụng có hiệu quả tốt với các viêm cấp mạn ở vùng mũi - xoang - họng - thanh quản. Đây là cách dùng máy chuyên dụng, đưa thuốc dưới dạng các tiểu phần nhỏ dạng khí len lỏi vào các khe ngách của mũi - xoang hay họng - thanh quản để thuốc tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc, giúp cho hiệu quả điều trị tốt hơn. Thuốc sử dụng trong khí dung rất đa dạng phụ thuộc vào yêu cầu điều trị, nhưng cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: thuốc không được gây phản ứng dị ứng, nồng độ thuốc không được quá cao, khi pha các loại thuốc cùng lúc để khí dung phải tránh dùng các loại có tác dụng tương kỵ với nhau, không nên dùng lượng thuốc quá nhiều cho một lần khí dung, mỗi lần chỉ khoảng 2-3ml. Tuy nhiên trong quá trình cho trẻ dùng khí dung tại nhà, cần lưu ý một số điểm sau: Với khí dung họng - thanh quản: Cho ngậm đầu ống khí dung, mím mồm và thở hít bằng mũi. Nên hít thở sâu, có thời gian ngừng sau mỗi lần thở để cho thuốc ngấm tốt hơn. Không ngậm quá lâu, tránh để nước bọt chảy vào ống khí dung. Khi có ho, sặc hay ứ đọng nước bọt cần bỏ ống khí dung, nhổ hết nước bọt, nghỉ một lúc rồi mới cho trẻ tiếp tục thực hiện khí dung. Có thể thay ống khí dung bằng một mặt nạ úp trên họng mũi. Với khí dung - xoang: Trước khi thực hiện cố gắng hút hết dịch hoặc mủ trong mũi xoang, có thể sử dụng một ít thuốc co mạch để tạo đường thở thông thoáng tạo điều kiện cho thuốc có tác dụng. Đưa hai đầu ống khí dung vào hai lỗ mũi, hít thở đủ mạnh. Trường hợp của con bạn, nếu cháu hay bị viêm mũi họng thì khí dung là một biện pháp tốt, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng biện pháp này, nhất là dùng gentamycin kéo dài sẽ gây ra những tác dụng phụ không tốt. Bạn cần hướng dẫn cháu các biện pháp vệ sinh mũi họng hằng ngày như đeo khẩu trang, mặc ấm, súc miệng với nước muối nhạt hằng ngày. Không nên tự ý dùng thuốc kháng viêm Tôi năm nay 36 tuổi, bị thoái hóa đốt sống cổ từ 16 năm nay. Mấy năm gần đây cứ khi trời trở lạnh là tôi bị đau vai trái, cảm giác mỏi dọc từ cổ xuống đến bờ vai rất khó chịu. Xin hỏi có thuốc gì uống cho khỏi đau mỏi vai? Tôi bị loét hành tá tràng đã 16 năm rồi. Liệu uống thuốc chữa đau vai có ảnh hưởng đến dạ dày không? Xin cảm ơn quý báo rất nhiều! Trịnh Thị Minh (Bắc Giang) Bạn Minh thân mến! Rất cảm ơn khi bạn gửi thư đến báo lại có nhắc đến cả bệnh đồng thời đang mắc của mình. Như vậy chúng tôi sẽ tư vấn sát với thực tế bệnh của bạn hơn, nhất là lại có thể tránh được những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến những căn bệnh khác bạn đang đồng thời mắc phải. Bệnh lý thoái hóa khớp nói chung là bệnh mạn tính, thể hiện sự xuống cấp hư hỏng tổ chức khớp. Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp. Chủ yếu vẫn là dùng thuốc giảm đau, kháng viêm trong đợt cấp, các thuốc tác dụng chậm cung cấp chất liệu để tạo sụn như glucosamin, sụn cá mập Bên cạnh đó là các biện pháp chống quá tải cho khớp như tránh các tư thế xấu khi vận động, tập luyện, Các đốt sống cổ tr ên phim Xquang. làm việc sinh hoạt thường nhật. Khi khớp bị tổn thương nặng có thể phẫu thuật chỉnh sửa trục, hàn khớp hoặc thay khớp giả (háng, gối). Các bài tập giúp chống cứng khớp làm khỏe các cơ xung quanh cũng giúp ích cho việc làm chậm quá trình thoái hóa. Trường hợp của bạn có thể có đau là do căng cơ cạnh cột sống cổ và một số cơ vùng vai, cũng có thể là triệu chứng chèn ép của rễ thần kinh cổ số 5. Nếu bệnh tái phát thường xuyên, bạn nên đến khám tại chuyên khoa xương khớp để làm một số xét nghiệm cận lâm sàng như điện cơ, chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI). Trong khi chờ đợi, bạn chỉ nên dùng một số thuốc giảm đau thông thường như paracetamol 500mg liều 1 đến 4 viên/ngày trong 5 - 7 ngày, đặc biệt là không nên dùng kháng viêm vì có thể gây biến chứng thủng dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa rất nguy hiểm, đặc biệt với người có sẵn bệnh dạ dày-tá tràng như bạn. Ngoài ra, bạn nên nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ vùng cổ, tránh vặn bẻ cổ. Mụn nhọt dùng thuốc gì? Con gái tôi mới 5 tuổi, nhưng rất hay bị lên nhọt. Tôi có thể dùng thuốc gì để chữa trị cho con? Ngô Đức Quý (Hải Dương) Nhọt là tình trạng nhiễm trùng cấp tính tạo thành mụn mủ ở quanh các nang lông, thường gây ra do tụ cầu vàng. Nhọt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ trai. Biểu hiện ban đầu là nổi các cục sưng nóng đỏ, mềm, kích thước to dần, sau đó chảy mủ “ngòi”, cuối cùng là để lại sẹo trên da sau một vài tuần. Trẻ thường có sốt kèm theo. Hầu hết bệnh nhân chỉ có 1-2 nhọt khỏi hoàn toàn, một số ít trường hợp có nhiều nhọt diễn biến dai dẳng. Vị trí thường gặp của nhọt ở trẻ em là vùng da đầu, mặt; ở người lớn là thân mình, mông, vai cổ, nách vùng ria mép. Các biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm nhất của nhọt là nhiễm trùng huyết huyết khối tĩnh mạch xoang (với nhọt ở vùng mặt). Trong điều trị, cần chích rạch để dẫn lưu mủ sử dụng các kháng sinh có tác dụng tốt với tụ cầu vàng như dicloxacillin, erythromycin, azithromycin, clindamycin trong thời gian 7- 10 ngày. Những trường hợp nhọt diễn biến kéo dài cần phối hợp giữa kháng sinh đường uống hoặc tiêm truyền với kháng sinh dùng tại chỗ, tắm hàng ngày với xà phòng sát khuẩn vệ sinh răng miệng bằng dung dịch sát khuẩn để loại bỏ đường vào của vi khuẩn. Cần lưu ý giữ vệ sinh tối đa tại chỗ tổn thương tránh nặn nhọt bằng tay. Thuốc chữa đau lưng có ảnh hưởng đến tiết sữa? Tôi bị đau lưng từ nhiều năm nay. Do công việc phải ngồi làm việc với máy tính nhiều làm bệnh càng nặng. Có thuốc gì uống cho khỏi đau lưng? Hiện tôi đang cho con bú nên rất sợ uống thuốc sẽ ảnh hưởng. Xin báo tư vấn giúp tôi. Xin trân trọng cảm ơn! Nguyễn Thu Trang (Hòa Bình) Đau thắt lưng là một vấn đề lớn đối với lứa tuổi lao động. Thông thường, cột sống vùng thắt lưng (đoạn từ eo xuống) là khu vực yếu nhất thường xuyên chịu áp lực của cơ thể khi vận động, cột sống thắt lưng bắt đầu yếu dần từ sau 30 tuổi. Nhân viên văn phòng là đối tượng thường bị đau thắt lưng. Thông thường ở người trẻ, dưới 30 tuổi, đau thắt lưng chỉ là bệnh lý đau cơ năng do các cơ cạnh cột sống bị mỏi mệt, do ngồi quá lâu, tư thế không phù hợp, bàn và ghế ngồi không tương thích với chiều cao cơ thể hoặc công việc. Nếu để lâu, không điều chỉnh, có thể xuất hiện thoái hóa cột sống thắt lưng sớm. Tốt nhất bạn nên tập vài động tác thể dục giữa giờ sau mỗi 1 - 2 giờ làm việc với máy tính. Nếu Tập vài đ ộng tác giữa giờ để hạn chế đau lưng. bạn đang cho con bú, bạn có thể dùng một số loại gel thoa giảm đau tại chỗ như axane, voltaren emulgel Bạn cần xem lại tư thế làm việc (lưng thẳng, không dùng ghế có lõm lưng quá sâu, chân đặt thẳng trên sàn với khớp gối 90 độ, khuỷu tay đặt trên bàn phím ở độ gập 90 độ, mắt ngước nhìn màn hình ở tư thế cổ thẳng trong phạm vi 20 - 30 độ, Ngoài ra, bạn cũng nên 30 độ chú ý tránh các tư thế động tác xấu cho thắt lưng trong sinh hoạt như khom lưng khi bê vật nặng, xách nặng lệch bên Chúc bạn đạt kết quả tốt. . Giải đáp thắc mắc về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1: Dùng thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não Năm nay. nói đến hoặc đã từng mắc phải, đặc biệt là khi tuổi càng lớn thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao, nam nhiều hơn nữ và người làm việc trí óc mắc nhiều hơn người

Ngày đăng: 21/01/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan