Tài liệu Đề phòng tiêu chảy cấp khi đi bơi pdf

4 357 1
Tài liệu Đề phòng tiêu chảy cấp khi đi bơi pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề phòng tiêu chảy cấp khi đi bơi Bệnh tiêu chảy chủ yếu xuất phát từ ăn uống không vệ sinh. Vậy tại sao đi bơi ở hồ, bể bơi cũng dễ bị tiêu chảy? Bác sĩ có thể tư vấn phương pháp điều trị và cách phòng tránh?(Vương Xuân Doãn, 27 tuổi, Hoàng Mai, HN) BTO: Bệnh tiêu chảy là loại bệnh thường gặp trong cuộc sống, xuất hiện nhiều hơn trong mùa hè. Qua thống kê của Tổ chức Y tế thế giới: các nước nghèo và chậm phát triển tỷ lệ mắc cao hơn các nước phát triển, đó là do nhận thức của con người còn kém, dẫn tới ý thức bảo vệ môi trường kém, kiến thức vệ sinh cá nhân thấp kém, tập quán lối sống ăn uống cá nhân còn lạc hậu, điều kiện kinh tế của xã hội còn thấp dẫn tới việc cải thiện môi trường sống chưa tốt, các chất thải của con người chưa được quản lý, quy trình quản lý các chất độc hại của các nhà máy xí nghiệp chưa được quản lý chặt. Vì thế ta dễ hiểu sông ngòi hồ ao của làng xã Việt nam chứa đựng các chất thải và mầm bệnh rất cao. Khi trẻ em tắm ở ao hồ sông ngòi thì dễ nhiễm bệnh là điều dễ hiểu. Trong điều kiện kinh tế kém phát triển hệ thống bể bơi ở các thành phố càng không xử lý tốt được nguồn nước. Nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Khi đi bơi cũng rất dễ mắc phải mầm bệnh đó, nên trẻ em khi đi tắm ở ao hồ, bể bơi dễ bị mắc bệnh tiêu chảy là việc ta có thể dễ dàng nhận thấy. Bệnh tiêu chảy cấp cũng là một căn bệnh dễ lây lan nếu trong số những người đi bơi ở hồ bơi tập thể có người mắc phải căn bệnh này. Vì vậy những người có thói quen đi bơi ở ao hồ, bể bơi tập thể nên chú ý để có cách phòng tránh. Để giúp mọi người có thể nắm được phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy khi bị mắc ta cần làm các việc như sau: Điều trị: + Nếu thấy có dấu hiệu đau bụng nhẹ, kèm đi ngoài phân lỏng 1 - 2 lần/ngày ta có thể uống: Loperamidg 25mg x 4 viên/24 giờ nếu là người lớn. Trẻ 10 - 15 tuổi dùng 2 viên/ 24 giờ. + Hoặc dùng Ciprofloxaxin 500mg ; người lớn dùng 2 viên /24 giờ; trẻ 10 - 15 tuổi dùng 1 viên/24 giờ. Nếu đi ngoài nhiều lần phân lỏng có nôn và đau bụng thì phải đến viện để được điều trị kịp thời. Phòng bệnh: +Muốn phòng bệnh có hiệu quả thì phải có giải pháp tổng thể của toàn xã hội. +Quản lý và xử lý tốt nguồn nước +Cải thiện tốt vệ sinh môi trường. Mỗi người trong xã hội hãy nêu cao ý thức bảo vệ môi trường sạch +Không tắm ở ao, hồ, bể bơi khi chưa đảm bảo vệ sinh +Không phóng uế đại tiện bừa bãi ra môi trường + Hãy giữ vệ sinh thật sạch sẽ: thực hiện ăn chín uống sôi, xoá bỏ tập quán ăn uống lạc hậu mất vệ sinh. Tắm trước khi xuống bể bơi. Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. + Không nên bơi ở các khu vui chơi dưới nước khi mắc bệnh tiêu chảy. Đặc biệt là đối với trẻ đang dùng bỉm, cha mẹ cần lưu ý để tránh phát tán mầm bệnh và các loại vi trùng khác vào trong nước và lây lan cho người khác. + Tuyệt đối không được nuốt nước ở bể bơi. . Đề phòng tiêu chảy cấp khi đi bơi Bệnh tiêu chảy chủ yếu xuất phát từ ăn uống không vệ sinh. Vậy tại sao đi bơi ở hồ, bể bơi cũng dễ bị tiêu chảy? . trước khi xuống bể bơi. Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. + Không nên bơi ở các khu vui chơi dưới nước khi mắc bệnh tiêu chảy.

Ngày đăng: 21/01/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan