Tài liệu 10 Công nghệ làm thay đổi thế giới (bài 2) pptx

10 509 0
Tài liệu 10 Công nghệ làm thay đổi thế giới (bài 2) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

10 Công nghệ làm thay đổi thế giới (bài 2) Tạp chí Technology Review (www.technologyreview.com) vừa đưa ra danh sách 10 công nghệ mới được đánh giá sẽ làm thay đổi cách sống và làm việc của xã hội hiện đại. Cùng với bản danh sách, là chân dung các nhà phát minh hàng đầu thế giới, những con người đang miệt mài, âm thầm lao động trong phòng thí nghiệm để làm nên những thay đổi lớn lao cho nền tin học, y học, chế tạo học, giao thông và hạ tầng năng lượng của loài người. 6. Ảnh học phân tử (Molecular Imaging) Tại trung tâm nghiên cứu ảnh học phân tử thuộc bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ), Umar Mahmood (U-ma Ma-mút) dùng một camera số để quan sát một khối u đang lớn dần qua lớp da lưng một con chuột sống. Bằng cách dùng các phần tử đánh dấu huỳnh quang and bộ lọc chuẩn, nhà phóng x ạ học thực sự nhìn thấy những ảnh hưởng của khối u ở cấp độ phân tử: các enzym phá hoại do khối u tiết ra hiển thị trên màn hình máy tính của Mahmood dưới dạng những vết đỏ, vàng, xanh. Mahmood nói, trong tương lai những "hình ảnh phân tử" như vậy có thể giúp phát hiện sớm bệnh ở người, v à dẫn tới các liệu pháp hiệu quả hơn. Ảnh học phân tử là cách gọi tắt một số kỹ thuật cho phép các nhà nghiên cứu quan sát các gien, protêin, và các phân tử hoạt động trong cơ thể, ngày nay công ngh ệ này đang bùng nổ, nhờ có những tiến bộ trong sinh học tế bào, tác nhân sinh hóa và k ỹ thuật phân tích bằng máy tính. Các nhóm nghiên cứu khắp thế giới đang hợp sức dùng các kỹ thuật chụp ảnh quang học, nguyên t ử và từ trường để nghiên cứu những tương tác phân tử đằng sau các quá trình sinh h ọc. Không như tia X, siêu âm và một số kỹ thuật truyền thống khác chỉ giúp các bác sĩ có những thông tin giải phẫu như kích thước khối u, ảnh học phân tử có thể giúp t ìm vết những nguyên nhân gây bệnh chính. Thí dụ, sự xuất hiện của một protêin lạ trong một nhóm tế bào có thể là tín hiệu bắt đầu ung thư. Mahmood đang trợ giúp để dẫn dắt các nghiên cứu nhằm đưa công nghệ n ày vào y học lâm sàng. Vi ệc phát hiện một phân tử nào đó trong các hoạt động tế bào là rất khó. Khi các nhà nghiên cứu tiêm một chất đánh dấu gắn với phân tử, vấn đề nảy sinh là phải phân biệt giữa các phần tử đánh dấu bên trong và bên ngoài. Do vậy Mahmood đ ã làm việc với các nhà hóa học để phát triển những "chất thăm dò thông minh" thay đổi độ sáng hay từ tính khi gặp phân tử đích. David Piwnica-Worms, giám đốc Trung tâm ảnh học phân tử tại Đại học tổng hợp Washington, St.Louis, cho biết "Đây là một bài toán lớn. Phương pháp này cho phép bạn xem những protêin và enzyme theo lựa chọn, mà không thể làm được bằng những kỹ thuật dò tìm truyền thống". Trong một loạt các thí nghiệm khởi đầu, nhóm của Mahmood đã điều trị chuột bị ung thư với một loại thuốc ngăn chặn sản sinh một enzyme kích thích khối u lớn lên. Các nhà nghiên cứu sau đó tiêm vào chất huỳnh quang dò tìm, khi gặp enzyme đó nó sẽ phát sáng. Dưới máy quét quang học, các khối u được trị liệu sẽ phát huỳnh quang yếu hơn so với các khối u không được trị liệu. Điều n ày cho thấy khả năng của ảnh học phân tử trong theo dõi ti ến độ điều trị theo thời gian thực, chứ không phải đợi hàng tháng trời để xem liệu khối u có co lại không. John Hoffman, giám đốc chương trình Ảnh học phân tử tại Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nói "Mục tiêu chính là đưa ra một liệu pháp tối ưu cho từng bệnh nhân và sau đó kiểm tra, thí dụ như xem thuốc có tác dụng lên phần nào. Hơn thế, ảnh học phân tử có thể dùng để phát hiện các tín hiệu ung thư trước khi có những thay đổi về mặt giải phẫu trước h àng tháng hoặc hàng năm, loại bỏ việc các bác sĩ phẫu thuật phải cắt một mảnh mô để chẩn đoán. Mahmood nói "Tới một ngày, chúng ta có thể thay thế các mẫu thử sinh học bằng hình ảnh". Trong phòng thí nghiệm của Mahmood, các thực nghiệm y học đang tiến hành để chụp ảnh cộng hưởng từ của mạch máu, mạch máu to ra l à dấu hiệu sớm của u và các biến đổi khác. Với những kỹ thuật cao cấp hơn như trong nghiên cứu ung thư ở chuột, thì còn hai năm nữa mới có thể thử nghiệm trên người. Bức tranh tổng thể là: 10 năm nữa, ảnh học phân tử sẽ có thể thay thế các bản chụp X-quang, mẫu thử, và các kỹ thuật chẩn đoán khác. Mahmood cho rằng "Mặc dù sẽ không thể thay thế hoàn toàn phương pháp chụp ảnh truyền thống, nhưng ảnh học phân tử sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới nghiên cứu y tế cơ bản cũng như chế độ chăm sóc cao cấp cho bệnh nhân". Và như vậy, một lĩnh vực công nghệ sinh học mới đã nảy mầm, như một con tàu đang giong buồm ra khơi từ bến cảng ngay sát phòng thí nghiệm của Mahmood. 7. Công nghệ in nano (Nanoimprint Lithography) Tại các phòng thí nghiệm nano trên khắp thế giới, người ta đang phát triển nhiều loại vi cảm biến, tranzito, và lade. Những thiết bị này đem đến một viễn cảnh công nghệ điện tử viễn thông rẻ tiền và siêu tốc. Nhưng để công nghệ nano vượt ra khỏi phòng thí nghiệm là một chuyện rất khó khăn, do thiếu những kỹ thuật sản xuất thích hợp. Các công cụ dùng để sản xuất hàng lo ạt vi chíp silicon không thể áp dụng cho công nghệ nano, còn các phương pháp đặc biệt trong PTN lại quá đắt tiền v à cần nhiều thời gian mới đưa vào thực tế được. Stephen Chou (Stê-phơn Châu), kỹ sư điện tại đại học Princeton, nói "Ngay bây giờ, mọi người đều nói tới công nghệ nano nhưng khả năng thương mại hóa nó lại phụ thuộc chủ yếu vào năng lực chế tạo của chúng ta". Ông Chou tin r ằng, câu trả lời có thể nằm ở một cơ chế chỉ tinh vi hơn một chút so với kỹ thuật in thông thường. Đơn giản bằng cách dán một khuôn đúc cứng v ào một vật liệu mềm, ông có thể in các chi tiết nhỏ hơn 10 nano mét. Mùa hè năm ngoái, khi trình diễn công nghệ này, Chou cho thấy ông có thể tạo các chi tiết nano trực tiếp lên silicon hay kim loại. Bằng cách quét một tia laze cực mạnh qua vật cứng, ông làm chảy bề mặt đủ thời gian để ép khuôn và in chi tiết mong muốn. Mặc dù Chou không phải là nhà nghiên cứu đầu tiên thực hiện công nghệ in này (một số nhà khoa học còn gọi là in thạch bản mềm), thì "những màn trình di ễn của ông đã đặt bàn đạp cho công nghệ sản xuất nano", như lời John Rogers, một nhà hóa học tại phòng thí nghiệm Bell của Lucent Technologies. Ông Rogers cũng cho biết "Thành công mà Chou đạt được là ở tốc độ, diện tích tạo mẫu, và những chi tiết nhỏ nhất có thể làm được. Đó là một bước tiến mang tính cách mạng". Kỹ thuật in nano có thể trở thành phương pháp sản xuất nano rẻ tiền, thuận tiện trong những sản phẩm như các bộ phận quang học trong truyền thông, chíp gien trong màn chắn chẩn đoán. Thật vậy, phòng thí nghiệm NanoOpto do Chou sáng lập tại Somerset, New Jersey, đ ã bắt đầu bán các bộ phận nối mạng quang học sản xuất theo công nghệ in nano. Và Chou đã dùng các chip gien có các kênh nano in lên kính để nắn dòng phân tử ADN, do vậy tăng tốc xét nghiệm gien. Chou đang t ìm cách để chứng minh rằng công nghệ in nano có thể giải quyết những thách thức lớn hơn: làm thế nào để khắc sâu các mẫu nano vào silicon ph ục vụ cho các thế hệ vi chíp hiệu năng cao trong tương lai. Chou cho biết kỹ thuật này cho phép số tranzito trên một lớp silicon lớn gấp 36 lần so với những công cụ in silicon thương mại. Nhưng để chế tạo các con chip đa tầng, thì phải căn lề tuyệt đối trong suốt 30 bước in. Trong quá trình này, s ức nóng có thể làm méo khuôn và lớp silicon, do vậy mỗi lượt đốt nóng và in ph ải thực hiện rất nhanh. Gần đây, Chou cải tiến kỹ thuật đốt nóng bằng laze, làm giảm thời gian in từ 10 giây xuống còn dưới 1 micro-giây (10-3). V ới kết quả này, Chou chứng minh khả năng sản xuất các chip đa tầng cơ bản của công nghệ in nano. Ông cho biết đối tượng tiếp theo sẽ là các vi xử lý và chip nhớ phức tạp. Hiện tại, PTN Nanonex, một cơ sở khác do Chou sáng lập tại Princeton - New Jersey, đang bận rộn hợp tác với các nhà chế tạo công cụ in silicon. Các kết quả của Chou ra đời tại chính thời điểm ngành công nghiệp sản xuất chip đang tiêu tốn h àng tỷ đô-la để phát triển các kỹ thuật chế tạo mới sử dụng đủ thứ, từ tia cực tím cho tới các dòng electron. Điều này càng tôn vinh công lao c ủa Chou, ông đã bắt tay vào công nghệ sản xuất nano từ những năm 1980, khi mà hầu hết các nh à khoa học khác còn chưa nhìn ra được triển vọng của nó. Chou tự hào phát biểu "Bây giờ thì không ai đặt câu hỏi gì thêm về khả năng chế tạo của công nghệ in nano, và mọi nghi ngờ đột nhiên biến mất !". 8. Bảo hiểm phần mềm (Software Assurance) Treo máy tính - một sự cố như cơm bữa, và thường là do một lỗi phần mềm. Nói chung, hậu quả thì nhỏ - một lời cằn nhằn và nhấn nút khởi động lại máy. Nhưng nếu phần mềm đang chạy các hệ thống phân tán phức tạp như điều h ành bay hay một thiết bị y tế, thì một lỗi nhỏ thôi cũng phải trả giá đắt, thậm chí cả sinh mạng của nhiều người. Để tránh khỏi những thảm họa đó, nữ giáo sư Nancy Lynch (Nen-xi Lin-ch) và giáo sư Stephen Garland (Stê- phơn Ga-lan) đang tạo ra những công cụ mà họ hy vọng sẽ sản xuất ra những phần mềm hầu như không có lỗi. Cùng làm việc ở phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính thuộc Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), Lynch và Garland đã phát triển một ngôn ngữ máy tính và các công cụ lập trình để phát triển phần mềm mạnh mẽ hơn, hay như lời Garland nói là "để l àm cho công nghiệp phần mềm giống một ngành s ản xuất hơn". Lynch chỉ ra rằng, các kỹ sư công chánh làm mô hình cầu trước khi xây dựng, c òn lập trình viên thường khởi đầu bằng một mục tiêu, và có th ể sau một vài cuộc thảo luận, đơn giản là ngồi xuống viết code (mã ngu ồn). Các công cụ của Lynch và Garland cho phép lập trình viên lập mô hình, th ử nghiệm và cân nhắc về phần mềm trước khi bắt tay viết mã. Đây là một hướng đi độc nhất trong số những nỗ lực gần đây của Microsoft, IBM và Sun Microsystems nhằm nâng cao chất lượng phần mềm và đơn giản hóa bản thân quá trình lập trình. Gi ống như họ, Lynch và Garland xuất phát từ một khái niệm gọi là tổng quát hóa (abstraction). Ý tưởng là khởi đầu với một mô tả cấp cao về các mục tiêu của chương trình và sau đó viết ra các lệnh ngày càng cụ thể hơn mô tả các bước mà chương tr ình có thể thực hiện để đạt được mục tiêu và cách th ức thực hiện các bước đó. Thí dụ, một hệ thống phòng tránh va chạm máy bay, thì mô tả cấp cao có thể là khi hai máy bay bay quá gần nhau thì phải hành động; thiết kế cấp thấp hơn có thể l à bắt hai máy bay trao đổi thông tin để quyết định cái nào phải hạ thấp, cái nào phải bay cao lên. Lynch và Garland đã đưa ý tưởng này tiến xa hơn nữa. Từ nhiều năm trước, nữ giáo sư Lynch đã phát triển một mô hình toán học để giúp các lập trình viên d ễ dàng kiểm tra xem liệu một bộ các mô tả tổng quát có khiến một hệ phân tán ứng xử hợp lý hay không. Với mô hình này, bà và giáo sư Garland đ ã tạo ra một ngôn ngữ máy tính mà lập trình viên có thể dùng để viết "giả mã" mô tả những gì một chương trình cần làm. Cùng với các sinh viên của mình, giáo sư Garland cũng đã phát triển các công cụ để chứng minh rằng các mô tả trừu tượng cấp thấp hơn tương quan đúng với các mô tả cấp cao và để mô phỏng phản ứng của chương tr ình trước khi nó được dịch thành m ột ngôn ngữ lập trình cụ thể như Java. Những công cụ này định hướng người lập tr ình chú ý tới nhiều tình huống có thể phát hiện lỗi hơn - mà có th ể kiểm tra bằng các mẫu thử phần mềm điển hình, qua đó dảm bảo phần mềm luôn làm việc trơn tru. Một khi đã thử nghiệm phần mềm xong, thì người lập trình có thể dễ dàng dịch mã giả sang một ngôn ngữ lập trình chu ẩn. Không phải tất cả các nhà khoa học máy tính đều đồng ý rằng có thể chứng minh phần mềm không có lỗi. Shari Pfleeger, nhà khoa học máy tính làm vi ệc cho Rand ở thủ đô Washington, cho rằng "Mặc dù vậy, những phương pháp toán học như của Lynch và Garland vẫn có chỗ đứng trong thiết kế phần mềm. Chúng vẫn quan trọng cho những phần cốt lõi nhất của một hệ thống lớn, dù cho bạn có tin hay không là sẽ giải quyết được 100% vấn đề". Trong khi một số nhóm đã bắt đầu làm việc với phần mềm của Lynch và Garand, thì hai ng ười đang theo đuổi một hệ thống tự động sinh chương trình Java từ giả mã cấp cao. Garland nói, "Mục tiêu là cắt giảm gần hết can thiệp của con người" và "loại bỏ những lỗi chuyển dịch". Cộng sự của họ, Alex Shvartsman, nhà khoa học máy tính tại trường đại học Connecticut, cho biết "Một công cụ như vậy sẽ từng bước, chậm nhưng chắc, đưa chúng ta tới một ngày mà các hệ thống đáng tin cậy hơn nhiều so với hôm nay". Dù th ế nào, chúng ta đều đánh giá cao những nỗ lực và mục tiêu của họ. 9. Đường dược liệu (Glycomics) James Paulson (Giêm Pôn-sơn) làm việc tại Viện nghiên cứu Scripps ở La Jolla, bang California. Ông đang cầm tr ên tay một chai đường tổng hợp trị giá tới 15 triệu USD. Cytel, một công ty công nghệ sinh học Paulson từng điều hành, đ ã tổng hợp ra loại đường đó - một trong hàng ngàn chất do cơ thể người sinh ra - với hy vọng bán ra để tăng cường sức khoẻ. Mục tiêu của Cytel là chuyển loại đường đó thành một dược liệuthể làm mềm phản ứng của hệ miễn dịch nhằm hạn chế tối tổn thương do những cơn đau tim hay phẫu thuật. Họ đã thất bại, song những nỗ lực tìm hiểu và sử dụng các loại đường trong trị liệu đã thúc đẩy một ngành khoa học mới: đường dược liệu. Và Paulson là người tiên phong phát triển các loại đường dược liệu mới có tác dụng lên nhiều loại bệnh, từ thấp khớp cho tới sự lan rộng các tế bào ung thư. Đường có chức năng sống c òn trong cơ thể, đặc biệt là trong việc điều hoà và quy ết định chức năng của protêin qua một quá trình gọi là dính đường (glycosylation) trong đó các phân tử đường dính v ào các phân tử protêin khác, bao g ồm cả những loại protêin mới sinh. Mặc dầu vậy vai trò này thường bị xem nhẹ. Bằng cách tác động vào quá trình dính đường hay chính bản thân đường, các nhà nghiên cứu hy vọng chặn đứng quá trình sinh bệnh, tạo ra các loại thuốc mới và tăng cường các loại thuốc hiện có. Thí dụ tập đoàn công nghệ sinh học Amgen đ ã tăng cường loại dược phẩm bán chạy nhất của hãng (một protêin kích thích sản sinh hồng cầu gọi là enrythropoietin) b ằng cách gắn thêm hai phân tử đường vào mỗi phân tử protêin. Các hãng khác như GlycoGenesys, Progenics Pharmaceuticals và Oxford Glycoscience đều có các loại đường dược liệu dùng trong xét nghi ệm nhiều loại bệnh như bệnh Gaucher hay ung thư sắc tố. Những nố lực nghiên cứu đường lâu nay vẫn bị lấp bóng bởi các nghiên cứu về gien và protêin. Nhưng trong vài thập kỷ vừa qua, các nhà nghiên cứu đã t ừng bước khám phá những chức năng của đường. Cuối thập kỷ 1980, Paulson và nhóm của ông đã tách một gien cho một trong các enzyme phụ trách quá trình dính đường. Sự kiện đó mở màn cho những nghiên cứu sâu hơn về những chức năng sinh dưỡng cũng như phá hoại của đường. Đây là một nhiệm vụ phi thường. Các nhà khoa học ước tính cơ thể người có khoảng 40,000 gien và mỗi gien có thể mã hoá vài loại protêin. Các loại đường làm thay đổi một số prot êin này, và các loại tế bào khác nhau liên kết với cùng một loại đường theo nhiều cách khác nhau, tạo ra nhiều loại cấu trúc nhánh, mỗi loại có một chức năng duy nhất. Theo Paulson, để khám phá hết những thứ này "quả là một ác mộng". "Để lĩnh vực này tiến bộ nhanh chóng, chúng ta phải tập hợp các chuyên gia trong nhiều ngành con bàn về vấn đề nối kết các công nghệ và chuẩn bị tiến tới một hướng nghiên cứu đường dược liệu thực sự". Trong nỗ lực đó, Paulson đ ã thành lập Hội đường dược liệu gồm hơn 40 nhà khoa học từ một số ng ành, với kinh phí 34 triệu USD trong 5 năm do Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ t ài trợ. Paulson nh ấn mạnh rằng, dù cho nỗ lực lớn và kinh phí dồi dào của liên bang, thì h ội cũng không thể nào nghiên cứu chi tiết từng loại đường trong cơ thể. Paulson nói "Chúng ta mới chỉ ăn được một phần trái táo" – vâng, nhưng thật ngọt ngào, vì đó là trái táo lớn. 10. Mật mã lượng tử (quantum cryptography) Thế giới sống trên những bí mật. Các chính phủ, công ty và cá nhân, đấy là chưa kể đến các công ty .COM, khó lòng mà tồn tại được nếu không có sự bí mật. Nicolas Gisin (Ni-cô-la Gít-xin) , thuộc trường đại học Geneva, là người tiên phong nghiên cứu công nghệ tăng cường tính an toàn cho trao đổi thông tin điện tử. Công cụ của Gisin, mang t ên mật mã lượng tử, giúp truyền thông tin theo cách mà bất kỳ kiểu nghe lén nào đều bị phát hiện. Công nghệ này dựa trên vật lý lượng tử, ứng dụng theo các góc độ nguyên tử: bất kỳ nỗ lực nào nhằm quan sát một hệ lượng tử không thể không thay đổi nó. Sau 10 năm thí nghiệm, mật m ã lượng tử đang trở nên khả thi. Richard Hughes, một nhà tiên phong trong mật mã lượng tử tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos tại New Mexico, cho biết "Bây giờ chúng ta có thể nghĩ về mục đích sử dụng thực tế của công nghệ này". Nhà vật lý kiêm doanh nhân Gisin sẽ là người đang gánh vác nhiệm vụ đưa công nghệ này vào thị trường. Công ty mà Gisin tách từ phòng thí nghiệm của đại học tổng hợp Geneva năm 2001, idQuantique, đã cho ra đời hệ mật mã lượng tử thương mại đầu tiên. Hệ thống bao gồm một bộ sinh số ngẫu nhiên (phải có để sinh khóa giải mã) và các thiết bị phát và phát hiện từng photon ánh sáng tạo ra tín hiệu lượng tử. Các nhà mật mã học truyền thống tập trung phát triển các giải thuật mã hóa m ạnh để giữ cho thông tin khỏi rơi vào tay người khác. Nhưng thậm chí mật mã mạnh nhất cũng thành vô dụng nếu ai đó đánh cắp được khóa. Theo Nabil Amer, giám đốc nhóm lý tin tại trung tâm nghi ên cứu IBM, với mật mã lượng tử, bạn có thể chắc chắn rằng khóa giải mã là an toàn. Việc trao đổi khóa được thực hiện dưới dạng các photon có hướng phân cực sai khác ngẫu nhiên. Người gửi và người nhận hợp pháp so sánh hướng phân cực của từng photon một. Bất kỳ nỗ lực nào để trích tín hiệu đều thay đổi các hướng phân cực, mà người gửi và người nhận có cách để phát hiện ra. Mật mã lượng tử đang đi trước thời đại của nó. Các chiến lược mã hóa phi lượng tử như các hệ mật mã khóa công khai thường dùng trong thương mại đến nay vẫn chưa bị phá. Nhưng tính bảo mật của các hệ mật m ã khóa công khai ph ụ thuộc vào giả thiết rằng hiện nay vẫn không có các máy tính đủ nhanh để bẻ m ã. Tuy nhiên, khi các máy tính ngày càng nhanh hơn, thì cơ chế bảo vệ này càng mong manh. Gisin nói "Mã hóa khóa công khai có thể tốt cho hiện tại, nhưng một ngày nào đó, một ai đó sẽ tìm ra cách phá nó. Ch ỉ mật mã lượng tử mới đảm bảo những thông điệp đã mã hóa gửi đi ngày nay s ẽ an toàn mãi mãi". Gisin không h ề ảo tưởng về những thử thách mà ông phải đối mặt. Thí dụ, mật mã lượng tử chỉ làm việc khi trên một quãng đường, một xung nhỏ có thể đi qua không khí hay qua cáp quang mà không cần trợ lực, do quá trình khu ếch đại phá hỏng thông tin mã hóa lượng tử. Nhóm của Gisin giữ kỷ lục thế giới về khoảng cách truyền là hơn 67 km bằng cáp quang từ Geneva tới Lausanne (Thụy Sỹ). Công trình của Gisin và những nhà nghiên cứu khác có thể sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của công nghệ thông tin lượng tử. Thật trớ trêu, người ta cũng thấy rằng các máy tính lượng tử siêu tốc một ngày nào đó sẽ cho sức mạnh để phá mật m ã lượng tử, đến lúc đó thì Gisin và những nhà nghiên cứu khác lại phải hoàn thiện phương thức cất giấu thông tin bí mật của mình. Gisin dự đoán "Trong những thập kỷ tới, thương mại điện tử và chính phủ điện tử sẽ thành hiện thực chỉ khi truyền thông lượng tử đã phát triển rộng rãi". Nói cách khác, tương lai công nghệ sẽ phụ thuộc nhiều vào khoa học bảo mật. . 10 Công nghệ làm thay đổi thế giới (bài 2) Tạp chí Technology Review (www.technologyreview.com) vừa đưa ra danh sách 10 công nghệ mới được. đánh giá sẽ làm thay đổi cách sống và làm việc của xã hội hiện đại. Cùng với bản danh sách, là chân dung các nhà phát minh hàng đầu thế giới, những con

Ngày đăng: 20/01/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan