Tài liệu Quy trình sản xuất đậu tương ĐVN5 pptx

4 807 0
Tài liệu Quy trình sản xuất đậu tương ĐVN5 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quy trình sản xuất đậu tương ĐVN5 Giống đậu tương ĐVN5 do Viện Nghiên cứu ngô chọn từ tổ hợp lai hữu tính Cúc tuyền và Trang mai. ĐVN5 thuộc nhóm chín trung bình sớm, thời gian sinh trưởng 84 ngày ở vụ đông, 88- 92 ngày ở vụ xuân và vụ hè. Giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, chống bệnh khá, chống đổ và chống hạn rất tốt. ĐVN5 thuộc dạng sinh trưởng hữu hạn thân đứng, lá hình trứng nhọn, lông màu trắng, hoa màu tím, vỏ quả vàng rơm, vỏ hạt vàng sáng, rốn hạt nâu nhạt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Giống đậu tương ĐVN5 có chiều cao trung bình (40,8cm- 77,9cm); phân cành khoẻ, sai hạt (21-40,2 quả/cây), kích cỡ hạt trung bình (M1000 hạt = 140,3-179,9g); hàm lượng protêin tương đối cao(37,62%), giống ĐVN5 cho năng suất cao cho cả 3 vụ gieo trồng Xuân, Hè, Đông, đạt từ 22- 30 tạ /ha. Năng suất tiềm năng đạt 35- 40 tấn/ha. 1.Làm đất: Cày bừa kỹ đảm bảo đất tơi xốp, sạch cỏ dại, thoát nước tốt. Vụ đông sau lúa có thể áp dụng làm đất tối thiểu hoặc gieo vãi, gieo máy. Khi gieo đất nhất thiết phải đủ ẩm. 2.Thời vụ: Thời vụ gieo tốt nhất của giống ĐVN5 trong vụ xuân từ 16/2 đến 8/3, vụ hè từ 15/5- 15/6, vụ đông trước 15/10 3.Mật độ, khoảng cách và lượng giống: ĐVN5 là giống có khả năng sinh trưởng mạnh, đặc biệt điều kiện vụ hè, vì vậy thông thường giống nên được trồng với mật độ thấp hơn một số giống khác. Trên đất có độ phì trung bình, mật độ và khoảng cách hợp lý đối với giống ĐVN5 như sau: - Vụ xuân: Mật độ 35 - 40 cây/m2, khoảng cách 35 x 7-8cm/cây. - Vụ hè: Mật độ 20 - 25cây/m2, khoảng cách35 x 12-14cm/cây. - Vụ đông: Mật độ 40 - 45cây/m2, khoảng cách 35 x 6-7cm/cây. Lượng giống: Lượng giống cần gieo cho 1 ha từ 55 – 60 kg/ha (tùy thời vụ). 4. Phân bón: Lượng phân bón sử dụng khác nhau cho từng mùa vụ gieo trồng và phụ thuộc vào độ phì của đất. Trên đất có độ phì trung bình lượng phân bón thích hợp cho 1 sào Bắc bộ như sau: Vôi bột (nếu đất chua): 18-20kg, phân chuồng 200- 250kg, lượng phân hoá học được sử dụng với lượng từng mùa vụ: Vụ đông và vụ xuân: Đạm Urê 3,5 kg/sào; lân supe 10-12kg/sào, kaliclorua 3,5 - 4kg/sào. Vụ hè: Trên đất có độ phì trung bình trở lên không cần bón đạm, lượng lân và ka li cũng bón như ở vụ xuân. Cách bón: Đối với đất bãi và đất màu cao, bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, lân,1/2 lượng đạm (1,8kg) và 1/2 lượng ka li (1,8-2kg). Phân chuồng và vôi có thể rải đều trên mặt ruộng trước khi bừa lượt cuối. Lân, đạm và kali được bón theo hàng trước khi gieo. Lượng phân còn lại bón trước khi cây có 2-3 lá thật. Đối với đất sau 2 vụ lúa, bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi và lân bằng cách rải đều trên mặt ruộng trước khi gieo. - Bón thúc lần 1: bón 1/2 lượng đạm (1/8kg), 1/2 lượng kali (1,8-2kg) khi đậu có 1-2 lá thật, rải đều trên mặt ruộng lúc trời tạnh ráo, lá khô. - Bón thúc lần 2: Bón nốt số phân còn lại khi đậu có 4 lá thật. * Chú ý: Không bón đạm muộn khi đậu sắp ra hoa. 5. Chăm sóc: - Khi cây có 2-3 lá thật, xới nhẹ. - Vun cao khi cây có 5-6 lá thật. - Ngoài 2 đợt trên xới phá váng khi có mưa lớn. 6. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh kịp thời, vụ xuân và vụ đông khi cây có 1-2 lá thật phun phòng trừ giòi đục thân, sử dụng thuốc Sagotion (20-25cc/bình bơm 8 lít), Peran 50EC. Trừ sâu ăn lá, đục quả, sâu xanh, sâu khoang Peran 50EC, Re gent (10cc/bình bơm 8 lít) hoặc Serpal super 550EC (10-20cc/bình 8 lít), đối với sâu khoang có thể dùng bả chua ngọt (mật, dấm, Peran 50EC gói trong dẻ sau đó buộc rơm bên ngoài mỗi sào cắm 10 bả). Trừ bọ xít phun dipterex (25 g/ bình bơm 8 lít). Tổ chức diệt chuột bằng bẫy hoặc bắt thủ công từ khi gieo đến khi thu hoạch. Trừ rệp phun Actara 25EC. 7. Thu hoạch: Thu hoạch khi cây rụng lá, quả khô. Tranh thủ lúc trời tạnh ráo, cắt đậu sát gốc, phơi tại ruộng, dùng máy tuốt lúa để tách hạt. Phần thân, cành, vỏ quả nên cày, vùi ngay tại ruộng bổ xung nguồn phân hữu cơ cho đất. Hạt dùng làm giống nên phơi thật khô cây trước khi đập hoặc tuốt. Sau khi làm sạch hạt được phân loại hoặc được sấy khô, bảo quản trong kho lạnh. Nông dân có thể tự để giống bằng cách phơi khô trên bạt vải hoặc nong nia đến khô kiệt (cắn bong vỏ). Tránh phơi trực tiếp lên sân gạch, xi măng khi trời nắng to (vụ xuân và vụ hè). Hạt khô bảo quản trong chum vại đậy kín hoặc bao nilon buộc kín. . Quy trình sản xuất đậu tương ĐVN5 Giống đậu tương ĐVN5 do Viện Nghiên cứu ngô chọn từ tổ hợp lai hữu tính Cúc tuyền và Trang mai. ĐVN5 thuộc. sáng, rốn hạt nâu nhạt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Giống đậu tương ĐVN5 có chiều cao trung bình (40,8cm- 77,9cm); phân cành khoẻ, sai hạt

Ngày đăng: 19/01/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan