Tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TÀI CHÍNH CÔNG pdf

11 5.7K 140
Tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TÀI CHÍNH CÔNG pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Droits réservés par MBA. Phan Hữu Nghị Bộ môn : Lý thuyết TCTT và Tài chính công ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TÀI CHÍNH CÔNG Đặc điểm mục đích của môn học: - Môn học nghiên cứu và đề cập đến những vấn đề về hoạt động tài chính vĩ mô, do vậy nó có liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính tiền tệ. - Môn học này vưà đề cập đến các vấn đề có tính nguyên lý, đồng thời cũng mang tính nghiệp vụ cụ thể, có nhiều vấn đề liên quan đến các chế độ chính sách của nhà nước, đặc biệt là chính sách quản lý ngân sách, thuế - Qua nghiên cứu môn học, sinh viên sẽ thấy được mối liên hệ giữa môn học này với các môn học chuyên ngành khác, đặc biệt là môn quản lý thuế, Tài chính doanh nghiệp - Cùng với các môn học khác trong khoa, những kiến thức tích luỹ được từ môn học này sẽ trang bị toàn diện cho sinh viên-những cán bộ tương lai làm việc trong các cơ quan tài chính, thuế vụ, hải quan, kho bạc nhà nước - Môn học đem lai cái nhìn tổng quát vè hệ thống tài chính nhà nước, thách thức của chính phủ, những kẽ hở của hệ thống Phần một: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH CÔNG 1./ Tài chính công là gì? - Khu vực công?, dịch vụ hành chính công? Tài chính công? - Phương pháp nghiên cứu và khó khăn khi phân tích chính sách công (Ko thấy hết tác động, hành vi, quan điểm giá trị)? 2./ Vai trò chính phủ và chi tiêu công - Sự thay đổi vai trò chính phủ trong nền kinh tế (ả/ hưởng của mô hình kinh tế và lịch sử phát triển) - Chi tiêu công với vai trò diều tiết, phát triển, ổn định kinh tế - Chính phủ trong vòng tuần hoàn kinh tế 3./ Cơ sở cho các hoạt động của chính phủ Hiệu quả là gì? - Lý thuyết hiệu quả Pareto trong đánh giá, phân tích chính sách công - Hạn chế của nền kinh tế-khuôn khổ phân tích chi tiêu công - Cơ sở khác lý giải sự cần thiết có sự tham gia của chính phủ - Các nguyên nhân dẫn đến hoạt động của chính phủ không hiệu quả (Thông tin, p/ứ cá nhân, bộ máy h/chính, quá trình chính trị) 4./ Phân tích khuôn khổ chi tiêu công - Độc quyền và vấn đề hiệu quả chi tiêu của chính phủ - Hàng hoá công cộng - Ngoại ứng - Thông tin không đối xứng - Phân phối lại thu nhập (chi chuyển giao) - Phân tích chi phí lợi ích (Chi công cộng) - Lựa chọn công cộng Phần hai: HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1./ Vai trò của NSNN 2./ Ngân sách nhà nước và nội dung thu chi NSNN. 3./ Nguyên tắc quản lý NSNN, hệ thống NSNN và phân cấp NSNN 4./ Năm ngân sách và chu trình NSNN 5./ Quản lý chi NSNN - Phân loại theo mục đích ./ Quản lý chi thường xuyên ./ Quản lý chi đầu tư phát triển ./ Quản lý các khoản vay nợ viện trợ của nhà nước ./ Quản lý các khoản chi khác 1 - Phân loại theo tính chất - Phân loại theo chức năng - Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) 6./ Cân đối ngân sách và vay nợ của chính phủ - Quan điểm cơ bản về cân đối NSNN (3quan điểm) - Thâm hụt NSNN ./ Thâm hụt NS và đo lường thâm hụt NS ./ Nguyên nhân thâm hụt NS ./ Tác động của thâm hụt NS - Tổ chức cân đối NSNN, vay nợ của chính phủ (giải pháp) Phần ba: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THUẾ Bài 1: Khái quát chung hệ thống thuế I./ Những vấn đề chung về thuế 1./ Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế 2./ Các yếu tố hình thành một sắc thuế 3./ Cấu trúc thuế suất và đường cong Laffer 4./ Phân loại thuế II./ Các nguyên tắc đánh thuế 1./ Nguyên tắc lợi ích 2./ Nguyên tắc đánh thuế theo khả năng đóng góp III./ Tính chất của một hệ thống thuế tối ưu 1./ Tính hiệu quả kinh tế 2./ Tính đơn giản về mặt hành chính 3./ Tính linh hoạt 4./ Tính trách nhiệm về mặt chính trị 5./ Tính công bằng IV./ Tác động của hệ thống thuế 1./ Tác động của thuế trong thị trường cạnh tranh 2./ Tác động của thuế trong thị trường độc quyền V./ Xu hướng cải cách hệ thống thuế 1./ Cơ sở và vai trò của cải cách thuế 2./ Chuẩn đoán và chọn lựa chiến lược cải cách phù hợp 3./ Các nguyên tắc khi xậy dựng chiến lược cải cách (10 nguyên tắc) 4./ Các trở ngại chính khi cải cách Bài 2: Quản lý nguồn thu từ thuế của Ngân sách nhà nước I./ Hệ thống quản lý thu thuế 1./ Nguyên tắc, mục tiêu và quy trình quản lý thuế 2./ Các bước cải cách hệ thống của nước ta II./ Quản lý hệ thống luật thuế 1./ Thuế tiêu dùng (Thuế GTGT và thuế TTĐB) 2./ Thuế thu nhập (thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân) 3./ Thuế Tài sản (Thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế chuyển QSĐ, thuế nông nghiệp) 4./ Thuế trong hoạt động kinh tế đối ngoại 5./ Hiệp định thuế và vấn đề chuyển giá, phá giá: (Cở sở của hiệp định thuế, các hình thức chuyển giá và sự thất thu thuế đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tranh chấp về bán phá giá:VD: Bán phá giá cá Basa và tôm, mức thuế chống phá giá ) 6./ Các nguồn thu khác phi thuế quan (Phí, lệ phí ) Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Tài chính công (Finances Publiques) bằng tiếng Pháp của Raymond Muzellec - Giáo trình Tài chính công (Public Finance) bằng tiếng Anh - Việt của David N.Hyman - Kinh tế học công cộng (Bản dịch) của Joseph E. Stilitz - Public Finance in Canada- Tác giả- Harvey S.Rosen, Bev Dahlby, Roger S.Smith, Paul Boothe 2 - Politiques des Finances publiques – Université du Québec à Montréral (UQAM – www.uqam.ca, ) - Kinh tế và Tài chính công – Trường ĐHKTQD - Tài chính công – Dự án Canada – Bộ Tài chính Việt nam - Tài chính nhà nước – Trường đại học tài chính - Trang Web: www.mof.gov.vn, www.undp.org.vn, www.transferpricing.com , www.gdt.gov.vn - Những bài giảng phân tích dự báo tài chính – Dự án Canada – Bộ Tài chính - Mẫu hiệp định thuế đối với thu nhập và tài sản – Uỷ ban các vấn đề thuế OECD - Hệ thống thương mại thws giới – John H. Jackson - Ngịch lý toàn cầu – John Naisbitt 3 Bài tập - MÔN TÀI CHÍNH CÔNG Bài 1: Hãy xác định nguồn thu ngân sách của Tỉnh và nguồn thu NSTW biết rằng số liệu thống kê của tỉnh như sau: - Kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ $ trong đó chỉ có 150 triệu $ là hàng hoá chịu thuế xuất khẩu với thuế suất 5%. - Kim ngạch nhập khẩu là 2,6 tỷ $ trong đó: + Có 600 triệu là hàng chịu thuế TTĐBiệt + 1,9 tỷ là hàng chịu thuế GTGT + còn lại là hàng thuộc diện miễn trừ (không chịu thuế các loại) + Thuế suất thuế nhập khẩu tính bình quân là 8% trên tổng kim ngạch nhập khẩu chịu thuế. thuế suất thuế GTGT là 10%, thuế suất thuế TTĐB bỡnh quõn là 25%. - Thuế GTGT do cục thuế và chi cục thuế của tỉnh dự tính thu = 320% thuế GTGT hàng nhập khẩu. - Thuế TNDN ước tính bằng 60% thuế GTGT do cục thuế và chi cục thuế thu. Anh (chi) đứng trên phương diện cơ quan thuế của tỉnh: a./ Xác định tổng nguồn thu mà tỉnh thực hiện. b./ Xác định nguồn thu của TW và nguồn thu của địa phương, nguồn thu phân chia giữa TW và địa phương. Hãy bổ sung giả thiết (nếu cần) để tính nguồn thu của từng cấp ngân sách. Bài 2: Giả sử số liệu thống kê của tỉnh X năm 2004 như sau: - Tổng nguồn thu của tỉnh thực hiện : 2.450 tỷ đồng trong đó + Nguồn thu do cơ quan hảI quan tỉnh thực hiện chiếm 60% + Nguồn thu tỉnh được giữ lại 100% bằng 550 tỷ đồng + Còn lại là nguồn phân chia với NSTW a./ Nếu dự tính năm 2005 tình hình kinh tế xã hội có những thay đổi như sau: + Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 20%. + Kinh tế trên địa bàn tỉnh tăng trưởng 10% Hãy tính các nguồn thu của tỉnh, nếu số thu dự tính tăng cùng tỷ lệ với tốc độ tăng trưởng. b./ Nếu tổng chi của tỉnh trong năm 2004 là 680 tỷ đồng. Vởy luc này tỷ lệ phân chia nguồn thu thay đổi như thế nào? c./ Nếu năm 2005 tỉnh sẽ thay đổi tỷ lệ phân chia với NSTW, vì có nhiều công trình mới đựơc tỉnh đầu tư để trở thành thành phố cấp 1. Tổng chi 2005 tăng lên 1220 tỷ đồng, vậy tỷ lệ phân chia năm 2005 là bao nhiêu? Bài 3: Giả sử những nguồn thu lớn của tỉnh như sau: (đơn vị: tỷ đồng) - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là 900 tỷ. - Thuế GTGT là 1.650 tỷ trong đó 70% là thuế GTGT do cục thuế và chi cục thuế thu còn lại do hải quan thu - Thuế TNDN là 1.100 tỷ, trong đó có 30% của các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành thuộc TW quản lý. - Thuế TTĐB là 420 tỷ trong đó 85% là thuế TTĐB hàng nhập khẩu. - Thuế khác, phí, lệ phí là 600 tỷ trong đó 90% là nguồn thu NSĐP giữ 100%, còn lại là phân chia với TW. - Các nguồn thu khac từ hoạt động kinh tế và hoạt động khác là 440 tỷ, nguồn này địa phương giữ lại 100%. 4 a./ Xác định nguồn thu nào TW giữ 100%, địa phương giữ 100% và nguồn phân chia theo tỷ lệ % TW -ĐP b./ Xác định tổng số chi tối thiểu sẽ cho phép NSĐP được giữ lại 100% nguồn thu phân chia theo %. Bài 4: Số liệu ngân sách đựơc công bố như sau: Nguồn thu và viện trợ của Chính phủ Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu QT2001 QT 2002 QT 2003 A Tổng thu và viện trợ trong năm: (I+VI) 103,888 112,000 123,700 I Tổng số thu: (II+V) 101,877 110,000 121,700 II Thu thờng xuyên: ( III+IV) 100,918 109,300 120,900 III Thu thuế 84,195 93,164 103,891 1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 25,805 27,972 30,447 2 Thuế thu nhập cá nhân 2,058 2,150 2,550 3 Thu sử dụng vốn ngân sách 1,711 0 0 4 Thuế nhà đất 330 280 270 5 Thuế môn bài 400 419 664 6 Lệ phí trớc bạ 1,191 1,170 1,400 7 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 298 310 360 8 Thuế giá trị gia tăng (VAT) 19,327 24,555 28,738 9 Thuế tiêu thụ đặc biệt 6,229 7,383 8,506 11 Thuế tài nguyên 8,416 7,708 7,661 12 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 814 540 65 13 Thuế xuất nhập khẩu 17,458 20,500 23,100 14 Các loại thuế khác 158 177 130 IV Thu phí, lệ phí và thu ngoài thuế 16,723 16,136 17,009 15 Thu từ lợi tức sau thuế 7,493 6,700 6,558 16 Thu chênh lệch giá hàng NK 116 200 200 17 Thu phí, lệ phí (cả phí xăng dầu) 5,120 5,990 6,850 18 Thu tiền cho thuê đất 570 516 511 19 Thu khác ngân sách 3,424 2,730 2,890 V Thu về vốn (thu bán nhà ở) 959 700 800 VI Viện trợ không hoàn lại 2,011 2,000 2,000 B Thu kết chuyển năm trớc 3,400 2,145 3,820 C Vay về cho vay lại 3,683 6,426 6,050 D Các khoản thu,chi QL qua NSNN 8,874 8,490 12,880 Cân đối - Tổng nguồn thu NSNN (A+B) 107,288 114,145 127,520 - Tổng chi NSNN 119,430 127,071 139,925 - Bội chi NSNN -12,142 -12,926 -12,405 a./ Hãy chỉ ra các nguồn thu 100% và nguồn thu phân chia theo tỷ lệ % của NSTW và NSĐP b./ Nếu chi thường xuyên của NSNN năm 2001 là 78.500 tỷ, năm 2002 là 85.200tỷ và năm 2003 là 96.600 tỷ vạy NSNN có thể tài trợ tối đa là bao nhiêu tử nguồn thu thường xuyên cho đầu tư phát triển. c./ Tính tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng thu cân đối của NSNN và chi thường xuyên trên tổng chi. - Tính tỷ trong nguồn thu thường xuyên trên tổng chi cân đối NSNN 5 d./ Nếu chính phủ quyết định tăng chi tiêu năm 2004 bằng 10% số thâm hụt năm 2003 và nguồn bù đắp bằng việc tăng thu từ thuế. Hãy xác định tổng sản phẩm quốc nội (sản lượng của nền kinh tế) tăng hay giảm một lượng là bao nhiêu? Giả sử hệ số tiêu dùng biên c=0,82, thuế suất áp dụng là thuế tuyệt đối (Gợi ý: sử dụng mô hình chính sách tài khoá để phân tích tăng giảm sản lượng) Bài 5: Hãy tính thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế XNK mà tỉnh thu được, cơ quan nào quản lý thu trong năm 2004 nếu số liệu thống kê như sau. - Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc 500 xe, giá tính thuế nhập khẩu bình quân 15.500$/chiếc. - Linh kiện ô tô nhập khẩu CKD 750 bộ giá tính thuế bình quân 8.500$/bộ - Rượu bia nhập khẩu giá trị kim ngạch tính thuế NK là 800.000$. - Điều hoà nhiệt độ nhập khẩu 12.000 chiếc, giá tính thuế 200$/chiếc - Thuốc lá sản xuất trong nước trên địa bàn tỉnh là 500.000 bao. Giá bán trên hoa đơn bán hàng là 9000đ/bao Giả sử: + Thuế nhập khẩu ô to nguyên chiếc là 80%, linh kiện CKD là 30%, rượu bia là 20%, điều hoà là 10%. + Thuế TTĐB xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc 80%, sản xuất lắp ráp trong nước 56%., điều hoà nhiệt độ 20% thuốc lá 50%. + Thuế GTGT hàng TTĐB là 10% Bài 11: Hai người có thu nhập chịu thuế hàng năm như sau: Đơn vị tính triệu VND. Năm Người A Người B 1 2 3 4 5 60 60 60 60 60 80 80 60 30 50 Tổng 300 300 Biểu thuế suất luỹ tiến từng phần được cho trong luật thuế thu nhập cá nhân như sau: Thu nhập chịu thuế đến 36 triệu/năm thì thuế suất biên là 0%. Nếu thu nhập chịu thuế trên 36 triệu/năm thì thuế suất biên tăng thêm 10% cho mỗi bâc có biên độ là 36 triệu. Yêu cầu: Tính tổng số thuế phải nộp của mỗi người trong 5 năm, tính ATR trong 5 năm của mỗi người. Từ đó có nhận xét gì?Nếu biểu thuế đã cho là biểu thuế luỹ tiến toàn phần, hãy tính lại số thuế của mỗi người. Bài 12) Đường cầu hàng năm về rượu tại một thành phố được xác định theo hàm số Qd=500.000 - 20.000p với p là giá rượu tính bằng $/lít. Qd là lượng cầu về rượu hàng năm tính bằng lít. Cung về rượu xác định theo hàm Qs=30.000p. Chính phủ đánh thuế 1$/lít, hãy tính: a./ Cân bằng trên thị trường trước và sau khi đánh thuế. b./ Doanh thu thuế của chính phủ thu được, gánh nặng thuế của người sản xuất và tiêu dùng là bao nhiêu? Thuế này do ai chịu chính. c./ Giả sử lợi nhuận định mức dự tính là 1$/lít (trước thuế). Vậy sau thuế tổng lợi nhuận định mức của thị trường còn bao nhiêu? Bài 13: Đường cầu về lưu lượng giao thông trên tuyến đường trong nhưnữg ngàybình thường là Qt= 40.000 –2p, ngày cao điểm là Qd=100.000 –2p. Với Q là số lượt đi lại và p là mức phí đường tính bằng VND. Con đương này sẽ tắc nghẽn khi có quá 50.000 lượt qua lại. Khi có tắc nghẽn thì chi phí biên của việc sử dụng con đường bắt đầu tăng theo hàm số MC=2Q.(Q là số lượt xe vượt quá giới hạn gây tắc nghẽn).  Ngày thường có cân thu phí không?  Ngày cao điểm có cần thu? Mức thu là bao nhiêu?  Nếu không thu phí thì tổn thất phúc lợi trong ngày cao điểm là bao nhiêu? 6  Chi phí vận hành cho việc thu phí tính trung bình là 16.000đồng/lượt. Vậy có nên thu phí không? Bài 14: ): Một công ty thương mại nhập khẩu một loại hàng hoá có “mức cung co giãn hoàn toàn” và cầu hàng hoá trên thị trường trong nước theo quy luật Qd = 150 + 242.500/p (trong đó p là mức giá tính bằng USD / đơn vị SP). Công ty đáp ứng nhu cầu về hàng hoá trên thị trường trong nước tại mức sản lượng cân bằng Q o = 5 000 SP và xác định được mức lợi nhuận định mức cho mình là 10USD/SP. Nếu Chính phủ tăng thuế thêm 10% trên giá bán thì: a./ Giá trước khi tăng thuế mà người tiêu dùng phải trả là bao nhiêu và cân bằng sau khi tăng thuế như thế nào? b./ Lợi nhuận định mức trên một đơn vị sản phẩm nhập khẩu và tổng lợi nhuận của công ty thay đổi như thế nào sau khi tăng thuế? Nguyên nhân đã ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty? Lợi ích của người tiêu dùng thay đổi như thế nào? Bài 15: ./ Một loại sản phẩm có “mức cầu co giãn hoàn toàn”, cung theo giá là Qs = 400 + 4p. Trong đó p là giá một tấn tính băng USD/tấn, tạI mức giá P này người sản xuất có lợi nhuận định mức là 400USD/tấn. Hiện tạI thị trường đang cân bằng ở mức Q o = 10.000 tấn. Giả sử chính phủ tăng thuế bình quân 10% tính trên giá bán một tấn sản phẩm và tính vào giá bán. a./ Giá trước thuế mà người tiêu dùng phải trả là bao nhiêu? b./ Cân bằng sau thuế như thế nào? Lợi ích của người sản xuất sau khi chính phủ đánh thuế thay đổi như thế nào? Mức thay đổi cụ thể là bao nhiêu?. Bài 16: Gỉa sử mức thu nhập hàng tháng hiện tại là 16 triệu đồng/tháng, thuế suất biên phải chịu cho mức thu nhập là 50% và cũng là mức thuế suất cao nhất. Thuế suất trung bình hiện tại đang nộp là 35%. a./ Hãy tính số tiền thuế phải nộp hàng tháng. b./ Nếu thu nhập chịu thuế tăng lên đến 20 triệu/tháng thì số thuế phải nộp là bao nhiêu? Thuế suất trung bình lúc này là bao nhiêu? Bài 17 Một doanh nghiệp của Thái lan kinh doanh và sản xuất Radio Cassette. Doanh nghiệp này hưởng thuế suất 0% thuế nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Sản phẩm của Cty bán tại thị trường Thái lan với giá 920.000đồng/SP (Giá đã quy đổi ra VND), trong giá này đã bao gồm 15% thuế GTGT và bán được 800.000SP/năm. Biết rằng trong giá 920.000đ/SP có 300.000đồng/SP là chi phí cố định, 320.000đ/SP là chi phí biến đổi còn lại là lợi nhuận định mức và thuế GTGT. a./ Hãy chỉ ra mức giá bán tại thị trường Việt nam gây phá giá mặt hàng Radio cassette nhưng doanh nghiệp vẫn có lãi, biết rằng thuế GTGT của Việt nam là 10% (Bỏ qua chi phí vận chuyển, SP Việt nam giá 920.000/SP đã có thuế ) . b./ Nếu Cty này bán với giá 660.000đ/SP tại Việt nam đã bao gồm cả thuế GTGT thì doanh nghiệp này có lợi nhuận không? Nếu có là bao nhiêu? Việt nam có thể áp dụng mức thuế chống phá giá là bao nhiêu% (bỏ qua phí vận chuyển)? Bài 18: Một công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam . Cty này chuyên sản xuất đèn hình Ti Vi và tiêu thu Ti vi của hãng sản xuất tại thị trường Việt nam.Thuế TNDN của Việt Nam là 28%, thuế TNDN của Singapore là 10%. Giá thành sản xuất 1 đèn hình tại Việt nam là 75$ tương ứng 30% giá thành sản xuất một chiếc ti vi nguyên chiếc, chi phí vận hành của doanh nghiệp tai Việt nam là 5$/sản phẩm sản xuất để xuất khẩu và 10$/sản phẩm nhập khẩu để bán ra (Bỏ qua chi phí vận chuyển). a./ Chỉ ra mức giá bán có hiện tượng chuyển giá trong khâu sản xuất nhưng không phải nộp thuế? Loại thuế mà cty này tránh được. b./ Nếu cty này bán tại thị trường Việt nam với giá 418$/tivi . Hãy chỉ ra mức giá nhập khẩu tối ưu mà cty quyết định chuyển giá. Lợi nhuận chuyển giá là bao nhiêu? Biết rằng thuế nhập khẩu AFTA là 0% và thuế GTGT là 10% tại Việt nam Bài 19: Hãy tính số thu Ngân sách của tỉnh từ nguồn thuế thu nhập cá nhân, biết rằng: Số người thuộc diện chịu thuế (ĐTCT) là 120.000 người được chia làm 2 nhóm như sau. Thu nhập bình quân của nhóm 1 là 7,5 triệu/tháng (chiếm40% số ĐTCT), của nhóm 2 là 4,5 triệu/tháng (chiếm 60%ĐTCT). Đây là nguồn thu mà tỉnh phải phân chia cho NSTƯ với tỷ lệ là 50/50. Biểu thuế suât được áp dụng là biểu thuế luỹ tiến từng 7 phần dành cho người Việt nam khởi điểm chịu thuế là 3 triệu và thuế suất tăng 10% cho mỗi bậc có biên độ 3 triệu. - Nếu biểu thuế ở trên là luỹ tiến toàn phần hãy tính lại số thuế mà tỉnh có thể thu được. - Giả sử tổng chi của tỉnh là 800tỷ, tổng thu từ nguồn 100% là 350 tỷ, từ nguồn phân chia % với ngân sách cấp dưới để lại là 250 tỷ Hãy xác định tỷ lệ % nguồn thuế TNCN ở trên được để lại trong 2 trường hợp luỹ tiến. Biết thêm rằng thu từ thuế TNCN của tỉnh chiếm 22% tổng nguồn thu phân chia với ngân sách cấp trên. Bài 20; Một công ty thương mại nhập khẩu một loại hàng hoá có “mức cầu co giãn hoàn toàn” và cung ứng hàng hoá trên thị trường trong nước theo quy luật Qs = 4p 2 (trong đó p là mức giá tính bằng USD / đơn vị SP). Công ty đáp ứng nhu cầu về hàng hoá trên thị trường trong nước tại mức sản lượng cân bằng Q o = 10.000 SP và xác định được mức lợi nhuận định mức cho mình là 10USD / SP. Nếu Chính phủ tăng thuế nhập khẩu thêm 5% tính trung bình trên giá vốn thì (giá vốn = giá bán –lợi nhuận Đ/mức): a./ Giá trước khi tăng thuế mà người tiêu dùng phải trả là bao nhiêu và cân bằng sau khi tăng thuế như thế nào? b./ Lợi nhuận định mức trên một đơn vị sản phẩm nhập khẩu của công ty thay đổi như thế nào sau khi tăng thuế ? c / Giả sử hàng hoá này là một loại hàng hoá thông thường không có ngoại ứng thì việc tăng thuế của Chính phủ ảnh hưởng như thế nào đến phúc lợi ròng xã hội? Mức thay đổi cụ thể bằng bao nhiêu? Bài 21: Chính hủ buộc các hãng hàng không phải bay những tuyến bay mà hãng thấy không có lãi. Giả sử hãng hàng không cho rằng chi phí xã hội biên của việc mở các tuyến bay đó lớn hơn mức giá mà khách hàng muốn trả. Hãy dùng đồ thị minh hoạ chính phủ có thể can thiệp vào thị trường này như thế nào để thuyết phục được các hãng hàng không mở các tuyến bay này. Cho biết tổn thất phúc lợi của sự can thiệp này? Ai được lợi và ai chịu thiệt từ quyết định của chính phủ? Nếu trong trường hợp nhà nước trợ cấp (hay trợ giá đối với sản phẩm nông nghiệp )được bán trong nước và bán ra nước ngoài của các hộ sản xuất nông nghiệp. Hay phân tích phúc lợi trong trường hợp này. Bài 22: Giả sử một cộng đồng chỉ có 10 nhóm người tương ứng vói mức thu nhập bình quân của họ như sau (tính bằng triệu đồng/người) là: 3, 6, 2, 8, 4, 9, 1, 7, 10, 5.  Lập bảng phân nhóm thu nhập theo ngũ phân vị cho xã hội này  Vẽ đường cong Lorenz và giải thích tại sao đường cong này không thể nằm trên đường phân giác  Tính hệ số GINi cho quốc gia này (tính gần đúng dựa vào đường gấp khúc) Bài 23: Một thành phố hiện đang cung cấp nước sạch miễn phí cho các cư dân của mình. Chi phí xã hội biên để sản xuất ra 1m3 nước sạch là 500VND, hiện tại cư dân thành phố đang sử dụng 500.000m3 nước một tháng. Chi phí để sản xuất cung cấp nước được tài trợ thông qua một laọi thuế thành phố thu từ các dân cư. - Giải thích bằng đồ thị tại sao việc tiêu dùng nước hiện nay ở thành phố đó không đem lại hiệu quả - Hãy cho biêt thành phố tiết kiệm được bao nhiêu phí sử dụng nước nếu quy định thu phí sử dụng nước đúng bằng 500VND một m3. Biết rằng khi thu phí sử dụng nước thì mức tiêu dùng giảm xuống còn 400.000m3 - Tính doanh thi từ phí sử dụng nứoc mà than phố thu được. Nếu dờng cầu về nước là tuyến tính hãy xây dựng hàm Qd. Bài 24: Hãy cho biết cách tính nào đối với các laọi thuế sau là đúng. Giả sử có một số hoạt động của NHTM trong kỳ tính thuế như sau:  Trong kỳ NHTM trả lãi huy động tiết kiệm 660 triệu (0.66%) cho khoản vay là 100tỷ.  Thu lãi từ hoạt động tín dụng (cho vay) là 1.540 triệu (đã thu)  Thu từ hoạt động dịch vụ thanh toán trung gian cho khách hàng là 440 triệu đồng  Thu từ bảo lãnh thanh toán L/C cho khách là 0,22% trên số tiền bảo lãnh là 200 tỷ VND  Trả lãi vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng là 110 triệu 8 a./ Số thuế GTGT mà ngân hàng phải nộp cho nhà nước là: (hãy chọn câu kết luận đúng và giải thích) 1./ Không có thuế GTGT 2./ 40 triệu 3./ 150 triệu 4./ 220 triệu b./ Thu nhập chịu thuế của ngân hàng để tính thuế TNDN là: 1./ Không có TNCT vì NHTM chỉ có thuế TNDN bổ sung 2./ TNCT là 1.300 triệu 3./ TNCT là 1.430 triệu 4./ TNCT là 1390 triệu Bài 25:Giả sử cần phân phối 100$ cho hai cá nhân có hàm lợi ích biên (hàm lợi ích biên chính là hàm cầu)như sau. MUa=400-2Ya và MUb=400-6Yb. Trong đó Y là thu nhập  Phân phối cho mỗi cá nhân la bao nhiêu để đem lại lợi ích cho xã hội là Max  Phân phối tối ưu se thay đổi như thế nào nếu chi quan tâm tới R hoặc S.  Nếu MUa=MUb=400 thì kết luận gì Bài 26: Một chương trình thuế thu nhập âm (trợ cấp) được thực hiện nhằm cung cấp toàn phần 30.000đ/tháng cho tất cả mọi người. Mức trượ cấp thu nhập này sẽ bị giảm 25% khi thu nhập tăng lên.  Mô tả chương trình trên bằng đồ thị.  Hãy ước tính mức thu nhập tối thiểu mà dưới đó các nhân nhận trợ cấp. Giải thích quyết định của các nhân. Nếu tất cả cá nhân có thu nhập trên mức tối thiểu nói trên phải trả thuế thu nhập 25% trên thu nhập. Đồ thi sẽ như thế nào, xây dựng hàm thu nhập khả dụng.Nhân xét chi phí của chương trình. Bài 1: a./ Xác định nguồn thu tỉnh thực hiện - Thuế xuất khẩu thu dược: = Trị giỏ tớnh thuế XK x Thuế suất = 150 x5% = 7,5 triệu - Đối với hàng nhập khẩu + Thuế nhập khảu = giỏ nhập khẩu x thỳe suất = 2.5 tỷ x 8% = 200 triệu $. + Thuế TTĐB hàng nhập khẩu = (viết cong thức) = ( 600 + 600 x8%) x 25% = 162 triệu (bổ sung thờm đầu bài thuế suất TTĐB là 25% do đầu bài cho thiếu, bài thi nếu cú se cho đầy đủ) + Thuế GTGT nhậpkhẩu của hàng chịu thuế TTĐB là: = (cụng thức) = ( 600 + 48 + 162) x 10% = 81 triệu$ + Thuế GTGT nhập khẩu của hàng chịu thuế GTGT là = cụng thức = (1.900 + 1900 x8%)x 10% = 205,2 triệu $ - Thuế GTGT do cơ quan thuế bằng 320% thuế GTGT hàng nhập = (205.2+81)x320% = 915.84triệu$ - Thuế TNDN do cơ quan thỳe thu = 915.84 x 60% = 549.504 triệu Tổng nguồn thu thuế của tỉnh = 7.5+200+162+81+205.2+915.84+549.504 = A b./ Hai hoạt động đầu do cơ quan hải quan thu đõy là nguồn 100% NSTƯ. tớnh cụ thể : - Hai hoat đọng sau do cơ quan thuế là nguồn thu của địa phương phải phõn chia theo tỷ lẹ % = 915.84+549.504 = ? - Bổ sung giả thiết: Bỏ ko phai làm. Bài 2: Phõn tớch đầu bài - Tỏng thu 2450 tỷ: + Hải quan thu = 1470 tỷ. • + Nguồn thu 100% của tinht = 550 tỷ • + Nguồn thu phõn chia % = 430 tỷ a./ Số thu dự tớnh năm 2005 như sau: - Hải quan thu = 1470 x 120% = 1764 tỷ. - Nguồn thu 100% của tỉnh tăng lờn la = 550 x110% = 605 tỷ - Nguồn thu % của tỉnh là = 430 x 110% = 473 tỷ Tổng thu 2005 dự tớnh = 1764+605+473=? b./ Theo TT 59/2003/TTBTC thỡ tỷ lệ phõn chia dựa trờn cụng thức sau: Tỷ lẹ % phan chia = (tỏng chi - tổng thu 100% của tỉnh)/ tổng thu phõn chia % = (680 – 550)/430 = 30.23% 9 c./ Vẫn theo cụng thức cõu b ta cú Tỷ lẹ % phõn chia = (1220-605)/473 = 130%. Nhõn xột: NS tinh được giữ lại 100% điều này chứng tỏ NS tinh ko đúng gop cho TƯ, TƯ phải cấp thờm khoảng 30% nguồn phan chia % cho tỉnh . Vậy p/a khả năng tài chớnh ntn? Bài 3: a./ Xỏc định nguồn thu - HĐ1: Thuế xuấ nhập khẩu 900 tỷ (NSTƯ giữ 100%) - HĐ 2: Thuế GTGT là 1650 tỷ + Cơ quan thuế thu 70% tương đương = 1155tỷ (nguồn phõn chia %) + Hải quan thu 30% tương ứng = 495 tỷ (nguồn 100% TƯ) - Thuế TNDN là 1100 tỷ + DN hạch toỏn toàn ngành: 30% tương đương = 330 tỷ ( NSTTƯ giữ 100%) + Nguồn phõn chia % là 70% tương đương = 770 tỷ. - Thuế TTĐB là 420 tỷ + 85% do hải quan thu: tương đương: 375 tỷ (NSTƯ giữ 100%) + Phõn chia % với NSTƯ là 15% twong ứng = 45 tỷ - Thuế khỏc phớ và lệ phớ: 600 tỷ + 90% NSĐF giữ lại 100% tương ứng 540 tỷ. + 10% là nguồn phõn chia với NScấp trờn: tươngứng 60 tỷ. - Nguồn thu 100% NSĐF là 440 tỷ Vậy Nguồn thu 100% NSTƯ là = 900+495+330+375=2100tỷ Nguồn thu 100% NSĐP là : = 540 + 440 = 980 tỷ Nguồn thu phõn chia % = 1155+770+45+60 = 2030tỷ b./ Theo thụng tư 59/2003 Tỷ lệ % = (tổng chi - tổng thu 100% )/tổng thu phõn chia % - Nếu tỷ lệ % > 100% thi đia phương đựoc giữ lại 100% - Vậy Mức chi tối thiểu cho phộp tnhr được giữ lại 100% nguồn thu phõn chia với NS cõp trờn là = Nguồn thu 100% của địa phương + nguồn thu phõn chai theo tỷ lệ % = 980 + 2030 = 3010 tỷ. Trả lời : Nhận xột Bài 5: ( Bổ sung dữ kiện thuế suất TTĐB rượu bia là 40% và tỷ giỏ ) HĐ 1: - Giỏ tớnh thuế 500 xe = 500x15.500 = 7.750.000$ - Thuế nhập khẩu = 7.750.000x80% =6.200.000$ - Thuế TTĐB nhậpkhẩu = (7750.000+6.200.000)x80% = 11.160.000 - Thỳe GTGT ụ tụ nhập khẩu = (7.750.000+6.200.000+11.160.000)x10% = 2.511.000$ HĐ 2: - Giỏ tớnh thuế 750 bụ linh kiện = 750x8500= 6.375.000$ - Thuế nhập khẩu = 6.375.000x30% = 1.912.500$ - Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (6.375.000+1.912.500)x10% = 828.750$ (Chỳ ý nếu đầu bài cho, 750 bộ đó lắp rỏp và bỏn trong nước thỡ phải tớnh thuế TTĐB trong nứoc và thuế GTGT khi bỏn HĐ 3 - Thu HĐ 3; - Thuế nhập khẩu rượu bia = 800.000x20% =160.000$ - Thuế TTĐB rượu bia = (800.000+160.000)x40% = 384.000 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (960.000+384.000)x10% = 134.000$ HĐ 4: - Giá tính thuế NK điều hoà = 12.000x200=2.400.000$ - Thuế NK = 2.400.000x10% =240.000$ - Thuế TTĐB điều hoà NK = (2.400.000+240.000)20% = 528.000$ - Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (2.400.000+240.000+528.000)x10% = 316.800$ 10 . Nghị Bộ môn : Lý thuyết TCTT và Tài chính công ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TÀI CHÍNH CÔNG Đặc điểm mục đích của môn học: - Môn học nghiên cứu và đề cập đến những vấn đề. Kinh tế và Tài chính công – Trường ĐHKTQD - Tài chính công – Dự án Canada – Bộ Tài chính Việt nam - Tài chính nhà nước – Trường đại học tài chính - Trang

Ngày đăng: 19/01/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Droits réservés par MBA. Phan Hữu Nghị

  • Bài 2: Quản lý nguồn thu từ thuế của Ngân sách nhà nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan