Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

102 3K 10
Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể LỜIMỞĐẦU Đất nước ta đang ở trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoáđất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, chủđộng hội nhập quốc tế có hiệu quả Trong đó, chính sách tài chính - thuế có vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi ngành thuế phải tập trung nghiên cứu vàđề ra các biện pháp công tác cụ thể, phải tạo cho được sự chuyển biến mới, có hiệu quả thiết thực trên các mặt công tác của mình Thời gian qua công tác quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các hộ kinh doanh, hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách Tuy nhiên, tiềm năng vẫn còn và có thể khai thác thu đểđạt ở mức cao hơn Tình trạng thất thu tuy có giảm nhưng vẫn còn tình trạng quản lý không hết hộ kinh doanh, doanh thu tính thuế không sát thực tế, dây dưa nợđọng thuế còn nhiều … Vì vậy, vấn đề mang tính cấp thiết đặt ra cho Ngành Thuế là phải tìm cho được các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể Tình hình quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Hai Bà Trưng cũng nằm trong thực trạng chung đó Qua thực tập ở Chi cục Thuế Hai Bà Trưng, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Hai Bà Trưng" Đề tài tập trung phân tích thực trạng quản lý, trên cơ sởđánh giá kết quảđạt được và những hạn chế chỉ ra nguyên nhân vàđề xuất các giải pháp 3 Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể Về kết cấu đề tài bao gồm 3 chương: CHƯƠNG I: CHƯƠNG CHƯƠNG NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀQUẢNLÝTHUTHUẾĐỐIVỚIHỘKINH DOANHCÁTHỂ II: THỰCTRẠNGCÔNGTÁCQUẢNLÝTHUTHUẾĐỐIVỚIHỘKINHD OANHCÁTHỂTẠICHICỤCTHUẾQUẬNHAIBÀTRƯNG III: GIẢIPHÁPTĂNGCƯỜNGQUẢNLÝTHUTHUẾĐỐIVỚIHỘKINHD OANHCÁTHỂTẠICHICỤCTHUẾHAIBÀTRƯNG Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - Ts Vũ Duy Hào cùng các cô chú trong Chi cục Thuế Hai Bà Trưng đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này 4 Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể CHƯƠNG I NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀ QUẢNLÝTHUTHUẾĐỐIVỚIHỘKINHDOANHCÁTHỂ 1.1 VAITRÒCỦAKINHTẾCÁTHỂĐỐIVỚINỀNKINHTẾ: 1.1.1 Quan điểm của Nhà nước về thành phần kinh tế cá thể: Sau hơn một thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới cùng với sự chuyển biến to lớn của nền kinh tế, thành phần kinh tế cá thểđãđược "khai sinh trở lại" từng bước phát triển và ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước Vào những năm trước khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế cá thểđược coi là "hàng ngày hàng giờ" đẻ ra tư bản chủ nghĩa, vì vậy luôn làđối tượng cải tạo của xã hội chủ nghĩa và không được khuyến khích phát triển Đến Đại hội Đảng Toàn quốc Lần thứ VI, Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế - trong đó có thành phần kinh tế cá thể Chủ trương này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng VII "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, thành phần kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quáđộở nước ta là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước " Các thành phần kinh tế tồn tại khách quan tương ứng với tổ chức và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong giai đoạn hiện nay (điều kiện sản xuất nhỏ, phân công lao động đang ở trình độ thấp) nên quan hệ sản xuất được thiết lập từng bước từ thấp đến cao, đa dạng hoá về hình thức sở hữu Trong đó kinh tế cá thể gồm những đơn vị kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động của từng hộ là chủ yếu Nếu như thành phần kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủđạo nắm giữ nhiều bộ phận then chốt thì thành phần kinh tế cá thể nói riêng và kinh tế ngoài quốc doanh nói chung tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng ngày càng phát triển và chiếm một vị trí xứng đáng 5 Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể trong nền kinh tế quốc dân Kinh tế cá thể không những tạo ra một lượng sản phẩm không nhỏ trong tổng sản phẩm xã hội mà nguồn thu từ thành phần kinh tế này vào Ngân sách Nhà nước cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, đồng thời còn thu hút được một lực lượng lớn lao động nhàn rỗi đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội mà thành phần kinh tế quốc doanh chưa đảm bảo hết, tạo thu nhập và từng bước góp phần nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân Như vậy, thành phần kinh tế cá thể vẫn còn tồn tại như một tất yếu khách quan, bắt nguồn từ nhu cầu sản xuất vàđời sống xã hội Với quan điểm đó, hoạt động của thành phần kinh tế cá thể ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân trong hiện tại và tương lai 1.1.2 Đặc điểm của thành phần kinh tế cá thể Thành phần kinh tế cá thể là thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động của bản thân mình là chính Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế cá thể phát triển rất nhanh trong cả nước, hoạt động trong mọi ngành sản xuất, giao thông vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ Đặc điểm của thành phần kinh tế cá thể là dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, người chủ kinh doanh tự quyết định từ quá trình sản xuất kinh doanh đến phân phối tiêu thụ sản phẩm Hoạt động kinh tế cá thể mang tính tự chủ cao, tự tìm kiếm nguồn lực, vốn, sức lao động Thành phần kinh tế này rất nhạy bén trong kinh doanh, dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và nền kinh tế Thành phần kinh tế cá thể có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghềở nông thôn và thành thị, do đó nó có khả năng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Những ưu thế của thành phần kinh tế cá thể là: - Thành phần kinh tế cá thể có một tiềm năng to lớn về trí tuệ, sáng kiến, được phân bổ rộng rãi ở mọi nơi, mọi lúc Nhờđó họ có thể phát huy được sáng kiến của mình vào việc sản xuất và tìm tòi ra những hình thức kinh doanh thích hợp với nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn phổ biến 6 Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể - Có tiềm năng về kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất, những bí quyết sản xuất truyền thống được tích luỹ từ nhiều thế hệ Điều này cho phép phát huy những ngành nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội và xuất khẩu Nó cóý nghĩa quan trọng trong điều kiện đất nước còn thiếu vốn như hiện nay Thực tế những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã biết vận dụng đúng đắn tiềm năng này vàđã thành công trong quá trình phát triển kinh tế - Trong khi nguồn vốn của Nhà nước, của tập thể còn hạn hẹp thì nguồn vốn tiềm năng trong dân lại rất lớn Do đó, nếu có các chính sách kinh tế hợp lý sẽ mởđường cho các hộ cá thể gia đình có khả năng bỏ vốn vào sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng để tích luỹ, mở rộng tái sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh chóng - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khu vực kinh tế cá thểđã thu hút một lực lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội Ở nước ta hàng năm có khoảng 1,5 đến 2 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động, bao gồm nhiều loại hình như công nhân, kỹ sư, cử nhân kinh tế nhưng khả năng thu hút lao động của khu vực nhà nước lại rất hạn chế, thậm chí dư thừa một số lao động hiện có do sắp xếp lại quá trình sản xuất Vì vậy, tình trạng người có sức lao động nhưng chưa có việc làm và người có việc làm nhưng chưa sử dụng hết thời gian lao động còn phổ biến Với hình thức kinh doanh linh hoạt trong nhiều ngành nghề và sử dụng công nghệ - kỹ thuật thủ công, khu vực kinh tế cá thể có khả năng tận dụng lao động dôi thừa trong xã hội - Sựđa dạng trong loại hình sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế này cho phép tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, dịch vụở mọi nơi, mọi lúc, đáp ứng nhu cầu của xã hội, đóng vai trò vệ tinh cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế Trên thực tế, có những ngành nghề nếu tổ chức sản xuất tập thể hoặc do Nhà nước đảm nhiệm với quy mô lớn sẽ không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp hơn so với việc tổ chức sản xuất nhỏở các hộ gia đình Bên cạnh những ưu thế trên, thành phần kinh tế hộ cá thể cũng có một số mặt hạn chế Đặc điểm của hộ cá thể là làm ăn riêng lẻ, tản mạn, rời rạc và luôn tìm mọi cách để tìm ra những chỗ sơ hở, non yếu trong quản lý kinh tếđể kinh doanh trái 7 Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể phép, trốn lậu thuế Dưới tác động của quy luật giá trị, thành phần kinh tế này rất dễ bị phân hoá Sự năng động của thành phần kinh tế cá thể mang tính chất tự phát theo thị trường, nếu thiếu sựđịnh hướng thì sẽ không bao quát được nhu cầu thị trường Để phát huy được những tiềm năng vốn có và khắc phục được những khiếm khuyết trên, cần phải tăng cường sự quản lý của Nhà nước về kinh tếđối với thành phần kinh tế cá thể thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môi trường hoạt động lành mạnh, giúp thành phần kinh tế này hoạt động có hiệu quả theo định hướng XHCN, trở thành một thành phần kinh tế trọng điểm đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cho đất nước 1.2 CÔNGTÁCQUẢNLÝTHUTHUẾĐỐIVỚIHỘKINHDOANHCÁTHỂ 1.2.1 Các sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh: Kể từ ngày 1/1/1999 thực hiện chương trình cải cách thuế bước hai, hệ thống thuế của nước ta bao gồm 10 sắc thuế, trong đó có 4 sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh 1.2.1.1 Thuế môn bài: Trong hệ thống thuế nước ta, thuế môn bài là một sắc thuế trực thu rất quen thuộc với quần chúng, là thuếđăng ký kinh doanh được tính theo năm, mức thuếđược áp dụng theo số tuyệt đối căn cứ vào loại hình doanh nghiệp Đối với hộ kinh doanh cá thể, mức thuế môn bài được áp dụng 6 mức từ 50.000 đồng / năm đến 1.000.000 đồng/năm căn cứ vào mức thu nhập tháng của hộ kinh doanh Hộ ra kinh doanh vào thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp mức thuế môn bài cả năm, của 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm Hộđang kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch, hộ mới ra kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay trong tháng bắt đầu kinh doanh 8 Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể Tuy số thu hàng năm của thuế môn bài luôn giữ một địa vị khiêm nhường so với số thu các loại thuế khác nhưng đây lại là một tài nguyên tương đối vững chắc cho ngân sách Nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ngay từđầu mỗi năm khi các nguồn thu khác chưa nhiều Một ưu điểm quan trọng nhất của thuế môn bài là nó có giá trị chỉ dẫn cho thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụđặc biệt Mọi tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế môn bài Vì thế, thuế môn bài có tác dụng kiểm kê, kiểm soát, các cơ sở kinh doanh nhằm hỗ trợ cho việc hành thu các loại thuế có số thu cao như thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng 1.2.1.2 Thuế giá trị gia tăng (GTGT) Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng - Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các hộ có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế - Các hộ kinh doanh cá thểáp dụng đồng thời cả hai phương pháp tính thuế GTGT là: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT + Phương pháp khấu trừ: áp dụng đối với các hộ kinh doanh lớn chấp hành đầy đủ chếđộ kế toán, hoáđơn, chứng từ mua bán hàng hoá, hạch toán được cảđầu vào, đầu ra Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Trong đó: Giá tính thuế của Khối lượng Thuế suất thuế Thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ hàng hoá bán GTGT của hàng đầu ra = chịu thuế bán ra x ra x hoá, dịch vụ tương ứng 9 Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể Thuế GTGT đầu vào là số thuếđược ghi trên hoáđơn mua hàng của hàng hoá, dịch vụ mà hộđó mua vào + Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này có ba hình thức khác nhau Đối với hộ kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chếđộ hoáđơn, chứng từ theo quy định: Hàng hoá dịch vụ mua vào và bán ra đều có hoáđơn, chứng từ hợp lệ thì: Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá, x Thuế suất thuế GTGT dịch vụ tương ứng GTGT của hàng hoá, dịch = Doanh số bán ra - Giá thanh toán của hàng vụ hoá, dịch vụ mua vào Đối với hộ kinh doanh đã thực hiện chếđộ lập hoáđơn, chứng từ khi bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không cóđủ hoáđơn, chứng từđối với hàng hoá, dịch vụ mua vào thì: Thuế GTGT = Doanh số bán ra x Tỷ lệ GTGT x Thuế suất thuế phải nộp GTGT tương ứng Đối với hộ kinh doanh không thực hiện chếđộ kế toán, chếđộ lập hoáđơn, chứng từ khi mua bán hàng hoá, dịch vụ: Về nguyên tắc, những hộ loại này thường là những hộ kinh doanh nhỏ, bán lẻ và kinh doanh nhiều mặt vụn vặt, hàng bán có thể không có hoáđơn, chứng từ (vì chi phí cho hoáđơn chứng từ chiếm tỷ lệ cao trong doanh số) Những hộ này nộp thuế GTGT như sau: Thuế GTGT = Doanh sốấn định x Tỷ lệ GTGT x Thuế suất thuế phải nộp GTGT Bước sang năm 2003, luật thuế GTGT có một số sửa đổi: - Giảm bớt số lượng mức thuế suất từ 4 mức xuống còn 3 mức, bỏ mức thuế suất 20% 10 Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể - Áp dụng một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ thuế Các đối tượng nộp thuế không đủđiều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì nộp thuế theo một tỷ lệ % trên doanh thu 1.2.1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) Thuế TNDN là loại thuế trực thu tính trên phần thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừđi các chi phí hợp lý, hợp lệ - Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả các hộ cá thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ - Phương pháp tính thuế: Số thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN Thu nhập = Doanh thu để tính thu - Chi phí + Thu nhập khác chịu thuế nhập chịu thuế hợp lý Các hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng chếđộ kế toán, hoáđơn, chứng từ, cơ quan thuế sẽấn định thu nhập chịu thuếđể tính thuế TNDN Sang năm 2003, thuế TNDN sẽáp dụng thống nhất mức thuế suất chung cho mọi đối tượng nộp thuế là 28% 1.2.1.4 Thuế tiêu thu đặc biệt (TTĐB) Thuế TTĐB là loại thuế gián thu đánh vào việc sản xuất và nhập khẩu một số loại hàng hoá và dịch vụ thuộc diện đặc biệt - Đối tượng nộp thuế TTĐB là những hộ có sản xuất hàng hoá, kinh doanh dịch vụ mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB - Phương pháp tính thuế: Số Giá bán x Lượng sản x Thuế suất - Thuế TTĐB 11 Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể thuếTTĐB = 1+ thuế suất phẩm tiêu thuế TTĐB đầu vào (nếu phải nộp thụ có) Đối với các hộ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng chếđộ kế toán, hoáđơn, chứng từ thì cơ quan thuế sẽấn định thuế TTĐB phải nộp Bước sang năm 2003, một số hàng hoá, dịch vụ hiện đang chịu thuế GTGT ở mức cao và một số hàng hoá, dịch vụ cần điều tiết để hướng dẫn tiêu dùng sẽđược bổ sung vào diện chịu thuế TTĐB Các mức thuế suất sẽđược thu gọn lại, đồng thời điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TTĐB phù hợp với việc đánh giá GTGT vào hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB 1.2.2 Mục đích, yêu cầu của công tác quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh Công tác quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh nhằm đạt được các mục đích cơ bản sau: - Tăng thu cho ngân sách Nhà nước Ở nước ta, số thu bằng thuế hàng năm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thu của NSNN Số thuế thu được từ khu vực kinh tế cá thể tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập ngân sách nhưng đây lại là lĩnh vực phức tạp, khó quản lý Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thu thuếđối với hộ cá thể sẽ có tác dụng động viên, tăng thu cho NSNN - Thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế này Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực Song, những vai tròđó không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía con người Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế - Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các hộ kinh doanh 12 ... II: THỰCTRẠNGCÔNGTÁCQUẢNLÝTHUTHUẾĐỐIVỚIHỘKINHD OANHCÁTHỂTẠICHICỤCTHUẾQUẬNHAIBÀTRƯNG III: GIẢIPHÁPTĂNGCƯỜNGQUẢNLÝTHUTHUẾĐỐIVỚIHỘKINHD OANHCÁTHỂTẠICHICỤCTHUẾHAIBÀTRƯNG... đề quản lý thu thuế? ?ối với hộ kinh doanh cá thể - Áp dụng phương pháp tính thu? ?? phương pháp khấu trừ thu? ?? Các đối tượng nộp thu? ?? không đủđiều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thu? ?? nộp thu? ??... cầu công tác quản lý thu thuế? ?ối với hộ kinh doanh Công tác quản lý thu thuế? ?ối với hộ kinh doanh nhằm đạt mục đích sau: - Tăng thu cho ngân sách Nhà nước Ở nước ta, số thu thuế hàng năm chiếm

Ngày đăng: 17/11/2012, 16:58

Hình ảnh liên quan

Biểu 1: Tình hình quản lýđối với hộ kinh doanh cá thể. - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

i.

ểu 1: Tình hình quản lýđối với hộ kinh doanh cá thể Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 2: Kết quả kiểm tra hộ nghỉ kinh doanh - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

Bảng 2.

Kết quả kiểm tra hộ nghỉ kinh doanh Xem tại trang 35 của tài liệu.
Kết quảđiều tra điển hình 300 hộ kinh doan hở các ngành nghề khác nhau cho thấy  chênh  lệch  giữa   doanh  thu   khoán  và   doanh  thu  điều   tra   là   tương   đối   lớn  998.466.000 đ/300 hộ, doanh thu khoán chỉđạt 61,87% doanh sốđiều tra, cá biệt ở  - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

t.

quảđiều tra điển hình 300 hộ kinh doan hở các ngành nghề khác nhau cho thấy chênh lệch giữa doanh thu khoán và doanh thu điều tra là tương đối lớn 998.466.000 đ/300 hộ, doanh thu khoán chỉđạt 61,87% doanh sốđiều tra, cá biệt ở Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bài 7: Tình hình quản lý doanh thu, mức thuế hộ kê khai - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

i.

7: Tình hình quản lý doanh thu, mức thuế hộ kê khai Xem tại trang 40 của tài liệu.
• Tình hình kinh doanh gặp khó khăn về tài chính xin Chi cục cho nợ thuế. •  Bỏ, nghỉ hẳn không kinh doanh nữa hay di chuyển địa điểm kinh doanh  - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

nh.

hình kinh doanh gặp khó khăn về tài chính xin Chi cục cho nợ thuế. • Bỏ, nghỉ hẳn không kinh doanh nữa hay di chuyển địa điểm kinh doanh Xem tại trang 43 của tài liệu.
học hơn hình thức nộp thuế khoán: kinh doanh nhiều nộp thuế nhiều, ít nộp thuếít, không kinh doanh không nộp. - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

h.

ọc hơn hình thức nộp thuế khoán: kinh doanh nhiều nộp thuế nhiều, ít nộp thuếít, không kinh doanh không nộp Xem tại trang 45 của tài liệu.
2.4. ĐÁNHGIÁTÌNHHÌNHQUẢNLÝTHUTHUẾHỘKINHDOANHCÁTHỂ. - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

2.4..

ĐÁNHGIÁTÌNHHÌNHQUẢNLÝTHUTHUẾHỘKINHDOANHCÁTHỂ Xem tại trang 48 của tài liệu.
Biểu 1: Tình hình quản lýđối với hộ kinh doanh cá thể. - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

i.

ểu 1: Tình hình quản lýđối với hộ kinh doanh cá thể Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 2: Kết quả kiểm tra hộ nghỉ kinh doanh - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

Bảng 2.

Kết quả kiểm tra hộ nghỉ kinh doanh Xem tại trang 63 của tài liệu.
Kết quảđiều tra điển hình 300 hộ kinh doan hở các ngành nghề khác nhau cho thấy  chênh  lệch  giữa   doanh  thu   khoán  và   doanh  thu  điều   tra   là   tương   đối   lớn  998.466.000 đ/300 hộ, doanh thu khoán chỉđạt 61,87% doanh sốđiều tra, cá biệt ở  - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

t.

quảđiều tra điển hình 300 hộ kinh doan hở các ngành nghề khác nhau cho thấy chênh lệch giữa doanh thu khoán và doanh thu điều tra là tương đối lớn 998.466.000 đ/300 hộ, doanh thu khoán chỉđạt 61,87% doanh sốđiều tra, cá biệt ở Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bài 7: Tình hình quản lý doanh thu, mức thuế hộ kê khai - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

i.

7: Tình hình quản lý doanh thu, mức thuế hộ kê khai Xem tại trang 68 của tài liệu.
• Tình hình kinh doanh gặp khó khăn về tài chính xin Chi cục cho nợ thuế. •  Bỏ, nghỉ hẳn không kinh doanh nữa hay di chuyển địa điểm kinh doanh  - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

nh.

hình kinh doanh gặp khó khăn về tài chính xin Chi cục cho nợ thuế. • Bỏ, nghỉ hẳn không kinh doanh nữa hay di chuyển địa điểm kinh doanh Xem tại trang 71 của tài liệu.
học hơn hình thức nộp thuế khoán: kinh doanh nhiều nộp thuế nhiều, ít nộp thuếít, không kinh doanh không nộp. - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

h.

ọc hơn hình thức nộp thuế khoán: kinh doanh nhiều nộp thuế nhiều, ít nộp thuếít, không kinh doanh không nộp Xem tại trang 73 của tài liệu.
2.4. ĐÁNHGIÁTÌNHHÌNHQUẢNLÝTHUTHUẾHỘKINHDOANHCÁTHỂ. - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

2.4..

ĐÁNHGIÁTÌNHHÌNHQUẢNLÝTHUTHUẾHỘKINHDOANHCÁTHỂ Xem tại trang 76 của tài liệu.
2.3.2. Tình hình quản lý doanh thu 38 - Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

2.3.2..

Tình hình quản lý doanh thu 38 Xem tại trang 99 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan