Tài liệu Nghiên cứu khoa học của sinh viên docx

6 753 1
Tài liệu Nghiên cứu khoa học của sinh viên docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một vài gợi ý về hướng nghiên cứu khoa học của sinh viên Tham luận trình bày tại Hội nghị NCKH SV năm 2007 của ThS. Dư Phước Tân - Trưởng phòng QLKH - HT Viện Kinh tế TPHCM. I. TỪ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA VIỆN KINH TẾ TP Là cơ quan có chức năng tham mưu cho Thành Ủy và UBND thành phố về các vấn đề kinh tế xã hội, các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện thường phải gắn với thực tiễn và có thể ứng dụng nhằm đáp ứng tốt cho công tác tham mưu. Để có thể khuyến cáo một số vấn đề nghiên cứu đối với sinh viên trong thời gian tới, trước tiên, cần tham khảo về các lãnh vực và nội dung nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn của Viện Kinh tế trong thời gian qua. 1. Về lãnh vực nghiên cứu, Viện Kinh Tế thường tập trung vào 3 lãnh vực nghiên cứu chính như sau: 1.1. Nghiên cứu giải quyết các tồn tại hiện thời đang xảy ra trên địa bàn TP.HCM, chẳng hạn như vấn đề giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn TP, phát triển thị trường bất động sản, giải pháp chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế trên địa bàn, chính sách xã hội hóa dịch vụ công 1.2. Nghiên cứu các vấn đề mang tính dự báo đón đầu, chẳng hạn như nghiên cứu về hệ thống phân phối và mạng lưới bán lẽ tại TP.HCM khi Việt nam gia nhập WTO, đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế… 1.3. Nghiên cứu cơ sở lý luận phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng. Ví dụ như nghiên cứu về xây dựng luận cứ cho dự báo tăng trưởng trên địa bàn TP.HCM, xây dựng hệ thống chỉ tiêu định lượng phân tích thị trường phục vụ hoạch định chiến lược xuất khẩu ngành thủy sản trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoặc là cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xác định tiêu chuẩn nghèo ở TP.HCM 2. Về các chủ đề nghiên cứu, dựa theo 3 lãnh vực trên, Viện Kinh tế thường tập trung vào 3 nhóm chủ đề nghiên cứu chính như sau: 2.1. Nghiên cứu các vấn đề tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, vấn đề quy hoạch phát triển KT-XH, chỉ tiêu tăng trưởng, quy hoạch ngành và lãnh thỗ… 2.2. Nghiên cứu các vấn đề cơ chế chính sách như các vấn đề chính sách vĩ mô, chính sách đổi mới doanh nghiệp, luật DN, cổ phần hoá v.v…. 2.3. Nghiên cứu các vấn đề về phát triển đô thị và hạ tầng như giao thông, dân số, cấp thoát nước, dịch vụ công cộng, vấn đề tái định cư. v.v… 3. Về các nội dung nghiên cứu: Trong 5 năm qua, Viện Kinh tế đã ứng dụng một số đề tài, đáp ứng yêu cầu của Thành Ủy và UBND TP theo từng mục tiêu phát triển, chẳng hạn như : 3.1. Các vấn đề thuộc lãnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là chủ trương lớn của Thành Ủy và UBNDTP hiện nay. Chủ đề nghiên cứu này thường đòi hỏi phải có chuỗi số liệu cập nhật qua thời gian. Do vậy, để có thể cập nhật và phân tích sự biến động, các đề tài hàng năm đã liên tục nghiên cứu tiếp nối về chủ đề này, qua đó giúp cho Viện kinh tế thực hiện công tác đánh giá kết quả thực hiện, phân tích hiện trạng và đề xuất các giải pháp sắp tới cho thành phố. Báo cáo kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM nhằm tham mưu cho Thành Ủy và UBNDTP chủ yếu dựa vào một số đề tài ứng dụng như Đề tài: ”Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” thuộc kế hoạch nghiên cứu năm 2002; đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu lao động 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong quá trình đô thị hóa – Thực trạng và giải pháp” năm 2005 và đề tài Định hướng đối tác FDI phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang được thực hiện vào năm 2006 3.2. Các vấn đề về hạ tầng và đô thị hóa Đây là vấn đề rất lớn của thành phố. Trong công tác quản lý đô thị của chính quyền thành phố, nhiều vấn đề của đô thị đã nảy sinh đòi hỏi cần giải quyết trên bình diện toàn thành phố, thông qua ban hành chính sách điều tiết của chính quyền và bằng các giải pháp căn cơ. Một số vấn đề nổi cộm mang tính thời sự như vấn đề tắc nghẽn giao thông, vấn đề thoát nước, dịch vụ đô thị, phát triển nhà ở, di dời tái định cư đều được tổ chức nghiên cứu tại Viện Kinh tế qua các đề tài hàng năm. Một số đề tài nghiên cứu trong lãnh vực hạ tầng đã được đặt ra kịp thời để có cơ sở tham mưu cho Thành Ủy và UBNDTP. Chẳng hạn như ñề tài: "Kết cấu hạ tầng- Hiện trạng và giải pháp trong quản lý kết cấu hạ tầng tại TP.HCM" năm 2002, đề tài “Tác động của tổ chức luồng giao thông đến phát triển kinh tế TP.HCM” thuộc KH năm 2003, hoặc là đề tài : "Một số vấn đề KT-XH đặt ra cho vùng ven trong quá trình đô thị hóa" vào năm 2004, đã đánh giá tác động của tiến trình đô thị hóa đến đời sống của người dân tại các Quận mới. Một số đề tài đang thực hiện trong năm 2006 cũng đáp ứng nhu cầu giải quyết cấp bách hiện nay bao gồm: Xây dựng chính sách, giải pháp thực hiện chương trình phát triển Nhà ở, đặc biệt là nhà ở thương mại. Đề tài "Đặc điểm KT-XH các hộ gia đình trước và sau tái định cư: vấn đề và giải pháp" và đề tài "Xã hội hóa các dịch vụ đô thị: thực trạng và giải pháp khuyến khích phát triển“. Những đề tài này đã góp phần đáng kể trong công tác tham mưu cho lãnh đạo thành phố trong lãnh vực đô thị, từ phía Viện Kinh tế. 3.3. Các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và công nghiệp hóa Vấn đề công nghiệp hóa là một trong những nội dung cốt lõi trong chủ trương phát triển kinh tế của Đảng ta. Để có cơ sở đề xuất các giải pháp thúc đẩy tiến trình trên, Viện Kinh tế đã thực hiện một số đề tài như: “Cơ chế quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp”, đề tài: “Đồng bộ hóa khung pháp luật đối với các loại hình doanh nghiệp” vào năm 2002. Đề tài: “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM” thuộc KH năm 2004. Đề tài: “Cơ chế quản lý và phối hợp giữa Ban QL KCN- KCX với các cấp chính quyền và các sở ngành của TP.HCM” và Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình Khu công nghiệp TP.HCM theo hướng hiện đại” vào năm 2004 đã góp phần giải quyết cơ chế phối hợp và hiện đại hóa mô hình khu công nghiệp, mang tính đón đầu để triển khai trong thời gian tới. Bên cạnh đó, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, có liên quan chặt chẽ đến các Doanh nghiệp, cũng được Viện Kinh tế rất quan tâm nghiên cứu . Một số đề tài như : “Nghiên cứu xây dựng hệ thống dữ liệu kinh tế Việt Nam, một số nước châu Á và khối ASEAN phục vụ cho chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố TP.HCM” vào 2005 đã góp hpần xây dựng một số dữ liệu nền về kinh tế quốc tế cho Viện Kinh tế, đề tài “Đánh giá tác động của AFTA đối với doanh nghiệp TP.HCM” vào năm 2005 cũng được đặt ra trước khi VN gia nhập vào WTO. Một số đề tài đang thực hiện trong năm 2006 cũng tập trung vào lãnh vực hội nhập như “Nhận diện các vấn đề tồn tại, khó khăn của doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố”. Những đề tài này là tiền đề cho công tác đánh giá những tác động từ hội nhập, qua đó tham mưu cho UBNDTP có các chính sách giải quyết kịp thời. 3.4. Vấn đề KT-XH ngoại thành Ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh có nhiều biến động trong tiến trình đô thị hóa. Khu vực này cũng được sự quan tâm đặc biệt của Thành ủy và UBNDTP, do phần lớn là những người dân nghèo sinh sống. Do vậy, trong những năm qua, Viện Kinh tế đã tổ chức nghiên cứu một số chủ đề có liên quan như: “Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ngoại thành TP.HCM trên cơ sở khoa học công nghệ cao và phù hợp với sinh thái” vào năm 2003, đề tài “Nghiên cứu mô hình thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm trong sản xuất nông nghiệp TP.HCM” năm 2004 đã đúc kết các bài học kinh nghiệm trong tiến trình thực hiện chủ trương trên, hoặc là đề tài “Chuyển dịch cơ cấu lao động 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong quá trình đô thị hóa – Thực trạng và giải pháp” đã hoàn thành vào năm 2005; đề tài “Thực trạng và kết quả thực hiện chương trình mục tiêu “2 cây – 2 con của TP.HCM giai đoạn 2002-2005” cũng hoàn thành vào năm 2005, phục vụ khá tốt cho việc đánh giá chủ trương của Thành Ủy về phát triển nông nghiệp có trọng điểm Bên cạnh đó, một đề tài đã thực hiện vào năm 2006 cũng tập trung cho khu vực ngoại thành, là đề tài: “Nghiên cứu giải pháp đầu ra cho nông sản chủ lực”, sẽ được nghiệm thu trong năm 2007. 3.5. Nghiên cứu các vấn đề về định chế thị trường Vấn đề nghiên cứu phát triển các định chế của thị trường hoặc phát triển theo nền kinh tế thị trường có định hướng, là vấn đề rất mới mẻ, cần thiết đặt ra giải quyết. Nghị Quyết của Đảng trong những năm gần đây cũng đã nhấn mạnh đến vấn đề này. Một số đề tài nghiên cứu của Viện Kinh tế trong 5 năm qua đã tập trung làm rõ vấn đề này cách đây 3-4 năm, qua các chủ đề như: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển giáo dục phổ thông trong bối cảnh nền kinh tế thị trường trên địa bàn TP.HCM" được bắt đầu thực hiện vào năm 2000. Đề tài ”Hiện trạng cung - cầu nguồn lao động kỹ thuật TP. HCM và định hướng giải pháp đào tạo, sử dụng cho giai đoạn tới 2010” được bắt đầu vào năm 2001. Kế đến một số đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu phát triển thị trường như đề tài: “Định hướng và các giải pháp phát triển thị trường hàng hóa tập trung tại TP.HCM” và đề tài “Cơ chế quản lý và vận hành để phát triển thị trường bất động sản tại TP.HCM” được thực hiện vào năm 2003. Cũng trong năm 2003, Viện Kinh tế đã đăng ký thực hiện và đã hoàn tất đề tài “ Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến thị trường lao động TP.HCM” và mới đây còn có đề tài “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu định lượng phân tích thị trường phục vụ hoạch định chiến lược xuất khẩu ngành thủy sản trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” được thực hiện vào năm 2004. Nhìn chung, những đề tài này đã góp phần củng cố và phát triển các giải pháp thị trường, qua đó tham mưu và đề xuất Thành Ủy và UBNDTP tập trung giải quyết về vấn đề khá mới này, trong đó các giải pháp định hướng nhằm phát triển thị trường bất động sản đã được tham mưu cho lãnh đạo khá nhiều trong thời gian qua . 3.6. Các vấn đề liên quan Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam: Khi xét cơ cấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM không thể xem xét TPHCM như một địa phương độc lập mà phải xem xét đặc điểm TPHCM trong mối quan hệ với 7 tỉnh xung quanh, trong vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam. Đề tài ”Vai trò trung tâm dịch vụ TP.HCM trong tổng thể phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” thuộc kế hoạch năm 2001, đã được triển khai và kết quả đề tài đã được ứng dụng trong công tác chuẩn bị Nghị Quyết Thành Ủy về việc phát triển 6 Nhóm ngành hàng. Tóm lại, hầu hết các đề tài đều nghiên cứu theo hướng phân tích và đề xuất các biện pháp và giải pháp chính sách mang tính thực tiễn, không đi vào lý luận chung chung. II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN Trong bối cảnh nguồn lực sinh viên khi triển khai đề tài nghiên cứu khoa học có hạn, cùng với quy mô và thời gian cũng có một số giới hạn nhất định, do vậy, theo tôi, các bạn sinh viên nên chọn các chủ đề ở mức độ vừa phải, theo dạng các chuyên đề lớn. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu khoa học, sinh viên nên nỗ lực độc lập nghiên cứu nhiều hơn, tự tìm tòi, dưới sự gợi ý của thầy hướng dẫn. Những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình nghiên cứu sẽ là những kinh nghiệm quý báu có thể áp dụng khi ra trường công tác. Bên cạnh một số nội dung và chủ đề nghiên cứu được đề cập bên trên, có thể giúp gợi mở cho các bạn sinh viên những định hướng nghiên cứu gắn với thực tiễn thành phố, một số vấn đề mới nổi lên gần đây có thể được chú trọng thêm như sau: 1. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, có khá nhiều vấn đề cần đặt ra giải quyết, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố theo hướng văn minh- hiện đại. Vì vậy, vấn đề theo dõi và đánh giá tác động của hội nhập trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố rất cẩn thiết hiện nay. Công việc này đòi hỏi phải nắm bắt thực trạng kinh tế của thành phố trước và sau khi gia nhập WTO, qua đó hàng năm có thể cập nhật theo dõi và đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực đến cuộc sống người dân thành phố. 2. Trong các tồn tại lớn nhất được đặt ra hiện nay, vấn đề nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của thành phố đang là vấn đề nổi cộm. Trong tiến trình hội nhập, cùng với đầu tư nước ngòai vào thành phố ngày càng gia tăng, vấn đề số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu xã hội là vấn đề đang rất bức xúc hiện nay. Nâng cao chất luợng nguồn nhân lực ở các cấp cũng như cung ứng nhân lực theo cơ cấu ngành nghề (trong đó có tài chính ngân hàng ….) đang đặt ra cấp bách. Chủ đề này đòi hỏi không những nghiên cứu ở từng ngành, mà còn đòi hỏi có sự hợp tác chugn giữa các ngành như ngành giáo dục (đào tạo Đại học) và ngành lao động thương binh xã hội (đào tạo nghề)… 3. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các định chế thị trường như góp phần hoàn thiện thị trường bất động sản, thị trường tài chính, thị trường lao động v.v… 4. Trong quá trình phát triển, vấn đề phân hóa giàu nghèo cũng là vấn đề nổi lên rất lớn hiện nay. Đây là vấn đề xã hội có tác động đến tăng trưởng và phát triển, cần quan tâm ngay từ bây giờ. 5. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến vấn đề phát triển KT-XH của TPHCM trong mối quan hệ với các tỉnh xung quanh trong vùng KTTĐPN, trong đó, vấn đề đầu tư hạ tầng, quy hoạch các khu công nghiệp, vấn đề hợp tác giải quyết ngập nước trên bình diện cả vùng… Trên đây là một số gợi ý mang tính tham khảo, hy vọng qua thực tiễn nghiên cứu của Viện Kinh tế cùng một vài định hướng sắp tới, sẽ góp phần giúp các bạn sinh viên có cơ sở đề ra những đề tài nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn và hữu ích cho xã hội. . II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN Trong bối cảnh nguồn lực sinh viên khi triển khai đề tài nghiên cứu khoa học có hạn, cùng với quy. tiễn nghiên cứu của Viện Kinh tế cùng một vài định hướng sắp tới, sẽ góp phần giúp các bạn sinh viên có cơ sở đề ra những đề tài nghiên cứu khoa học mang

Ngày đăng: 18/01/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan