Tài liệu Nguyên nhân loại bỏ phương pháp xác định lợi nhuận bằng cách so sánh vốn chủ sở hữu doc

3 499 0
Tài liệu Nguyên nhân loại bỏ phương pháp xác định lợi nhuận bằng cách so sánh vốn chủ sở hữu doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguyên nhân loại bỏ phương pháp xác định lợi nhuận bằng cách so sánh vốn chủ sở hữu Tạp chí kế tóan, 07-11-2008. Số lần xem: 1685 Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này hiện tại chủ yếu được xác định bằng phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trên cơ sở kế toán dồn tích. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện của lý luận kế toán thì lợi nhuận còn có thể được xác định bằng cách so sánh giữa vốn chủ sở hữu cuối kỳ với vốn chủ sở hữu đầu kỳ. Phương pháp xác định lợi nhuận trong kế toán Theo lý luận kế toán, lợi nhuận có thể được xác định theo một trong hai phương pháp sau: phương pháp so sánh vốn chủ sở hữuphương pháp so sánh doanh thu với chi phí. Phương pháp so sánh vốn chủ sở hữu. Theo phương pháp này, lợi nhuận một kỳ kinh doanh được xác định bằng cách so sánh giữa vốn chủ sở hữu cuối kỳ và cốn chủ sở hữu đầu kỳ. Công thức xác định lợi nhuận theo phương pháp này như sau: lợi nhuận = Vốn chủ sở hữu cuối kỳ - Vốn chủ sở hữu đầu kỳ (1). Vốn chủ sở hữu được xác định bằng phần chênh lệch giữa tổng tài sản và nợ phải trả. Cuối kỳ, trên cơ sở kết quả của kiểm kê, đánh giá tổng giá trị của tài sản và nợ phải trả theo giá thị trường. Trong trường hợp vốn chủ sở hữu tăng lên hoặc giảm xuống do các nghiệp vụ không liên quan đến lợi nhuận trong kỳ thì cần phải loại trừ ra khỏi vốn chủ sở hữu cuối kỳ. Một số nghiệp vụ thuộc loại này như bổ sung vốn góp từ chủ sở hữu, rút vốn hoặc phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu…Trong những tình huống này, lợi nhuận được xác định theo công thức: Lợi nhuận trong kỳ = Vốn chủ sở hữu cuối kỳ - Vốn chủ sở hữu đầu kỳ - Vốn chủ sở hữu trong kỳ tăng lên không do tăng lợi nhuận + Vốn chủ sở hữu trong kỳ giảm xuống không do phát sinh khoản lỗ (2) Phương pháp này có những đặc điểm sau: Một là, toàn bộ tài sản, nợ phải trả được xác định trên cơ sở giá hợp lý, không căn cứ vào giá vốn thực tế; Hai là, lợi nhuận được xác định theo phương pháp này bao gồm cả lợi nhuận được thực hiện và lợi nhuận chưa được thực hiện của kế toán dồn tích; Ba là, phù hợp với quan điểm của các nhà kinh tế về việc xác định lợi nhuận. Phương pháp so sánh giữa doanh thu và chi phí Theo phương pháp này, lợi nhuận trong kỳ được xác định bằmg cách so sánh giữa doanh thu và chi phí. Công thức xác định lợi nhuận trong kỳ theo phương pháp này như sau: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí (3) Lợi nhuận và doanh thu và chi phí được xác định ở công thức (3) phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp. Tùy theo mức doanh thu xác định trong kỳ là bao nhiêu để xác định mức chi phí cần thiết để tạo ra số doanh thu đã được xác định. Trình tự các bước để xác định những yếu tố của công thức (3) trên đây là: Trước hết, xác định doanh thu; sau đó, xác định chi phí. Doanh thu được xác định chủ yếu dựa trên nguyên tắc tiền mặt hoặc dựa trên nguyên tắc thực hiện. Ngày nay, hầu như doanh thu của các đơn vị kinh doanh được ghi nhận theo nguyên tắc thực hiện, những lý do cơ bản của tính áp dụng rộng rãi nguyên tắc ghi nhận doanh thu này trong thực tế là tính khách quan khi ghi nhận mức doanh thu, tính xác thực của tài sản, chi phí và tính phù hợp giữa doanh thu với chi phí. Lý do loại trừ phương pháp so sánh vốn chủ sở hữu khi xác định lợi nhuận. Trước chiến tranh thế giới lần I, doanh thu không được ghi nhận trên cơ sở nguyên tắc thực hiện như ngày nay. Trong thế kỉ XIX, lợi nhuận được xác định theo phương pháp so sánh vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, phương pháp này dần được thay thế bằng phương pháp so sánh giữa doanh thu và chi phí, trong đó chủ yếu doanh thu được xác định theo nguyên tắc thực hiện. Những lý do căn bản dẫn đến sự thay đổi này là: Thứ nhất: sự khó khăn trong việc xác định giá thị trường của những tài sản cố định chuyên dùng. Khoảng thời gian từ chiến tranh thế giới thứ I đến những năm 1930, rất nhiều DN trên thế giới sử dụng tài sản cố định chuyên dùng để phục vụ cho mục đích chiến tranh. Xác định giá thị trường của những tài sản cố định chuyên dùng này không phải là công việc dễ dàng. Do rào cản về tính khách quan của thông tin kế toán nên việc xác định lợi nhuận theo phương pháp so sánh vốn chủ sở hữu không được ủng hộ mạnh trong thời kỳ này. Thứ hai: ảnh hưởng của luật thuế Thu nhập DN của Mỹ và Anh đối với việc xác định lợi nhuận. Luật thuế Thu nhập DN của Mỹ ra đời trong những năm nội chiến với quy định doanh thu phải được xác định trên cơ sở tiền mặt, những khoản phải thu của khách hàng không được coi là doanh thu. Sau đó, lần sửa đổi thứ XVI vào năm 1913 đã quy định lại, xác định doanh thu theo số tiền và các khoản tương đương tiền từ nghiệp vụ bán hàng. Như vậy, ngay từ những ngày đầu tiên ban hành Luật Thuế Thu nhập DN, lợi nhuận được xác định theo phương pháp so sánh vốn chủ sở hữu đã không được công nhận. Hơn nữa, sau này, doanh thu được xác định trên cơ sở thực hiện đã được chấp nhận như là một phương án thay thế đối với phương pháp xác định doanh thu trên cơ sở tiền mặt. Tòa án tối cao của Mỹ năm 1933 cũng xác định doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế phải là số tiền nhận được hoặc các khoản phải thu của khách hàng. Thứ ba: Sự không tương xứng giữa mức thuế thu nhập cá nhân của cổ đông với số cổ tức có thể được phân phối. Trong nhiều tình huống, số cổ tức có thể được chia từ lợi nhuận tăng lên trong kỳ nhưng thực tế cổ đông chưa nhận được hoặc có quyền phápnhận được quyền lợi kinh tế tương ứng. Lý do là, lợi nhuận làm căn cứ phân chia cổ tức bao gồm cả số lợi nhuận chưa được thực hiện do giá thị trường của tài sản tăng lên nhưng DN vẫn chưa bán những tài sản này, trong khi, thuế thu nhập cá nhân lại tính cả phần cổ tức của số lợi nhuận chưa được thực hiện đó. Tình hình trên đã dấn đến các cổ đông phản đối việc đánh thuế thu nhập cá nhân của họ và yêu cầu chỉ đánh thuế thu nhập đối với số lợi nhuận được tạo ra từ những nghiệp vụ trao đổi, tức là số thu nhập hay lợi nhuận đã được thực hiện, tách biệt với số thu nhập chưa thực hiện. Thứ tư: việc lạm dụng về phương pháp đánh giá tài sản vào những năm 1920 đã góp phần làm tăng sự suy giảm kinh tế vào những năm 1930. Người ta cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm kinh tế này một phần là do những quy định của kế toán cho phép đánh giá tài sản của công ty cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó. Giải quyết những chỉ trích đưa ra, các kế toán gia áp dụng thái độ thận trọng hơn và nguyên tắc thực hiện trong việc ghi nhận doanh thu là phương pháp để giải quyết tình huống này. Ủy ban Chứng khoán Newyork và Viện Kiểm toán Hoa Kỳ ủng hộ tích cực nguyên tắc thực hiện và đặc điểm ghi nhận doanh thu của nó, loại bỏ cách xác định lợi nhuận theo phương pháp đánh giá tài sản, so sánh vốn chủ sở hữu cuối kỳ và vốn chủ sở hữu đầu kỳ. Trong điều kiện kinh doanh hiện tại, nguyên tắc thực hiện trong ghi nhận doanh thu được áp dụng rộng rãi và phổ biến đối với các DN kinh doanh. Tuy nhiên, trong lý luận kế toán, còn nhiều phương pháp xác định lợi nhuận khác và những phương pháp đó đã từng được áp dụng trong thực tế. Một trong những phương pháp đó là so sánh vốn chủ sở hữu. Do môi trường kinh doanh thay đổi nên phương pháp này không được áp dụng phổ biến như trước đây nhưng nó vẫn được sử dụng để xác định phần lợi nhuận chưa thực hiện của một số loại tài sản ngắn hạn. Chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi vấn đề này trong những bài viết khác. TS. Lê Văn Liên – Học viên Tài chính . pháp so sánh vốn chủ sở hữu. Theo phương pháp này, lợi nhuận một kỳ kinh doanh được xác định bằng cách so sánh giữa vốn chủ sở hữu cuối kỳ và cốn chủ sở. toán thì lợi nhuận còn có thể được xác định bằng cách so sánh giữa vốn chủ sở hữu cuối kỳ với vốn chủ sở hữu đầu kỳ. Phương pháp xác định lợi nhuận trong

Ngày đăng: 16/01/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan