tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Hóa chương 5 ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

10 1.1K 7
tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Hóa chương 5 ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG V. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI A. KIẾN THỨC KẾ THỪA - Viết cấu hình electron từ đó xác định vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn. - Tính chất hóa học chung của kim loại. B. KIẾN THỨC CƠ BẢN TRỌNG TÂM: I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG HTTH. CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI 1. Vị trí của kim loại: - Nhóm IA(trừ H); nhóm IIA; nhóm IIIA(trừ B); 1 phần của nhóm IVA đến VIA. - Nhóm IB đến VIIIB. - Họ Lantan và Actini.

CHƯƠNG V. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI A. KIẾN THỨC KẾ THỪA - Viết cấu hình electron từ đó xác định vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn. - Tính chất hóa học chung của kim loại. B. KIẾN THỨC CƠ BẢN TRỌNG TÂM: I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG HTTH. CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI 1. Vị trí của kim loại: - Nhóm IA(trừ H); nhóm IIA; nhóm IIIA(trừ B); 1 phần của nhóm IVA đến VIA. - Nhóm IB đến VIIIB. - Họ Lantan và Actini. 2. Cấu tạo của kim loại: - Cấu tạo nguyên tử: + Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại điều có ít electron ở lớp ngoài cùng ( 1,2 hoặc 3). Ví dụ: Na[Ne]3s 1 ,Mg[Ne]3s 2 , Al[Ne] 3s 2 3p 1 . + Trong cùng chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim. Ví dụ: 11 Na 12 Mg 13 Al 14 Si 15 P 16 S 17 Cl Bán kính: 0,157 0,136 0,125 0,117 0,11 0,104 0,099 - Cấu tạo tinh thể: + Mạng tinh thể lục phương: Nguyên tử và ion kim loại chiếm 74% về thể tích còn lại 26% là không gian trống. Ví dụ: Be, Mg, Zn,… + Mạng tinh thể lập phương tâm diện: Nguyên tử và ion kim loại chiếm 74% về thể tích còn lại 26% là không gian trống. Ví dụ: Cu, Ag, Al,… + Mạng tinh thể lập phương tâm khối: Nguyên tử và ion kim loại chiếm 68% về thể tích còn lại 32% là không gian trống. Ví dụ: Li, Na, K,… => Kiểu mạng lập phương tâm khối kém đặt khít nhất 3. Liên kết kim loại: Là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion kim loại và các electron tự do. II. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI. DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI 1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CHUNG: ở điều kiện thường các kim loại ở trạng thái rắn (trừ Hg) có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. * Giải thích a) Tính dẻo: Do lực hút giữa các e tự do với các cation kim loại trong mạng tinh thể nên chỉ trượt lên nhau mà không tách rời nhau. VD: Au, Ag, Al, Cu, Sn. b) Tính dẫn điện: Do các e tự do chuyển động thành dòng trong kim loại khi nối với nguồn điện VD: Ag, Cu, Au, Al, Fe. c) Tính dẫn nhiệt: Do các e tự do mang năng lượng và truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng có nhiệt độ thấp hơn. VD: Ag, Cu, Au, Al, Fe. d) Tính ánh kim: Các e tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được. => Tóm lại tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các e tự do trong mạng tinh thể kim loại . 2. TÍNH CHẤT VẬT LÝ RIÊNG: 1 Kim loại khác nhau có khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy và tính cứng khác nhau. VD: - Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là: Os - Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là: Li - Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là: W - Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là: Hg - Kim loại có tính cứng lớn nhất là: Cr - Kim loại có tính cứng nhỏ nhất là: Cs 3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử. M → M n+ + ne - Tác dụng với phi kim: VD: 2Fe + 3Cl 2 → 2FeCl 3 ; 3Fe + 2O 2 → Fe 3 O 4 ; 4Al + 3O 2 → 2Al 2 O 3 . Fe + S → FeS; Hg + S → HgS ; 2Mg + O 2 → 2MgO. Kim loại là chất khử( bị oxi hóa). Phi kim là chất oxi hóa( bị khử) - Tác dụng với dung dịch axit: + Với dd HCl,H 2 SO 4 loãng . Trừ các kim loại đứng sau hidro trong dãy điện hóa . Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 ↑ Al + H 2 SO 4 (l) → + Với dd HNO 3 ,H 2 SO 4 đặc VD: 3Cu +8HNO 3 loãng →3Cu(NO 3 ) 2 + 2NO↑ + 4H 2 O Cu + 2H 2 SO 4 đặc → CuSO 4 + SO 2 + 2H 2 O Kim loại là chất khử( bị oxi hóa). Axit là chất oxi hóa( bị khử) * Chú ý: HNO 3 ,H 2 SO 4 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe, Cr - Tác dụng với nước: Chỉ có các kim loại nhóm IAvà IIA(trừ Be,Mg) khử H 2 O nhiệt độ thường, các kl còn lại khử được t 0 cao hoặc không khử được. VD: 2Na + 2H 2 O → 2NaOH + H 2 ↑ Kim loại là chất khử( bị oxi hóa). Nước là chất oxi hóa( bị khử) - Tác dụng với dung dịch muối: VD: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu↓ Fe chất khử( bị oxi hóa) : Cu 2+ chất oxh( bị khử) 4. DÃY ĐIỆN HOÁ KIM LOẠI - Cặp oxi hóa khử của kim loại VD: Ag + + 1e ↔ Ag; Cu + + 2e ↔ Cu; Fe 2+ + 2e ↔ Fe + Nguyên tử kim loại đóng vai trò chất khử, các ion kim loại đóng vai trò chất oxi hóa + Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa - khử của kim loại VD: Ag + /Ag , Cu 2+ /Cu, Fe 2+ /Fe, . . . - Dãy điện hóa của kim loại: Li + K + Ba 2+ Ca 2+ Na + Mg 2+ Al 3+ Mn 2+ Zn 2+ Cr 2+ Fe 2+ Ni 2+ Sn 2+ Pb 2+ H + Cu 2+ Fe 3+ Hg 2+ Ag + Pt 2+ Au 3+ Li K Ba Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Fe 2+ Hg Ag Pt Au Tính oxi hóa của ion kim loại tăng, tính khử của kim loại giảm - So sánh tính chất cặp oxi hóa khử So sánh tính chất các cặp oxi hóa khử: Ag + /Ag v à Cu 2+ /Cu, Zn 2+ /Zn. Nhận thấy . Tính oxh các ion: Ag + > Cu 2+ > Zn 2+ 2 Tính khử: Zn>Cu>Ag - Ý nghĩa dãy điện hóa Cho phép dự đoán chiều pư giữa 2 cặp oxh khử theo qui tắc α Zn 2+ Zn Cu 2+ Cu => Zn + Cu 2+ → Zn 2+ + Cu Hg 2 2+ Hg Ag + Ag => Hg + 2Ag + → Hg 2+ + 2Ag chất oxh m ạnh +chất khử mạnh → chất oxh yếu + chất khử yếu . VD: phản ứng giữa 2 cặp Cu 2+ /Cu v à Fe 2+ /Fe là: Fe + Cu 2+ → Fe 2+ + Cu 5. Hợp kim: 5. Hợp kim: - KHÁI NIỆM: H ợp kim là vật liệu kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác . VD: Thép, gang, inox, hợp kim đuyra, . - TÍNH CHẤT: Hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim, nhưng tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim lại khác nhiều tính chất các đơn chất. + Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn. + Hợp kim cứng và giòn hơn. 6. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI 6. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI - Sự ăn mòn kim loại  Khái niệm chung: Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.  Bản chất của sự ăn mòn kim loại là sự oxi hóa kim loại thành ion kim loại: M  M n+ +ne  Phân loại: Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa. - Ăn mòn hóa học: Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hoá –khử, trong đó các e của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.  Đặc điểm : + Không phát sinh dòng điện. + Nhiệt độ càng cao thì tốc độ ăn mòn càng nhanh. Ăn mòn điện hóa: Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa –khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện. + Cơ chế * Kim loại hoạt động mạnh hơn đóng vai trò là cực âm (anot). Ở đây xảy ra quá trình oxi hóa M→ M n+ + ne * Kim loại hoạt động yếu hơn hoặc phi kim đóng vai trò là cực dương (catot). Ở đây xảy ra quá trình khử: 2H + + 2e  H 2 hoặc O 2 + 2H 2 O +4e→ 4OH - * Dòng điện chuyển dời từ cực âm sang dương. + Điều kiện có ăn mòn điện hóa: * Các điện cực phải khác nhau: cặp kim loại khác nhau. * Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau. * Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dd chất điện li. - Cách chống ăn mòn kim loại:  Nguyên tắc chung: Hạn chế hay triệt tiêu ảnh hưởng của môi trường đối với kim loại.  Phương pháp: * Phương pháp bảo vệ bề mặt: Dùng các chất bền với môi trường phủ lên bề mặt kim 3 loại * Dùng phương pháp điện hoá Nguyên tắc: Gắn kim loại có tính khử mạnh với kim loại cần được bảo vệ (có tính khử yếu hơn). 7. Điều chế kim loại: 7. Điều chế kim loại: - NGUYÊN TẮC: Khử ion kim loại thành nguyên tử: M n+ + ne → M - PHƯƠNG PHÁP: + Phương pháp nhiệt luyện: Dùng các chất khử như CO, H 2 , C, NH 3 , Al,… để khử các ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao. VD: Fe 2 O 3 +3CO → 0 t 2Fe+ 3CO 2 => Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình ( sau Al ) + Phương pháp thủy luyện: Dùng kim loại tự do có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại trong dung dịch muối. VD: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu => Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại hoạt động yếu (sau H ) + Phương pháp điện phân: * Điện phân hợp chất nóng chảy: Dùng dòng điện để khử ion kim loại trong hợp chất nóng chảy (oxit, hidroxit, muối halogen) Vd1: 2Al 2 O 3 dpnc → 4Al + 3O 2 Vd2: 4NaOH dpnc → 4Na + O 2 + 2H 2 O => Phương pháp này dùng để điều chế kim loại có độ hoạt động mạnh (từ đầu đến Al) * Điện phân dung dịch: Dùng dòng điện để khử ion trong dung dịch muối. Vd1: CuCl 2 dpdd → Cu + Cl 2 ↑ Vd2: CuSO 4 + H 2 O dpdd → Cu + 1/2O 2 + H 2 SO 4 => Phương pháp này dùng điều chế các kim loại trung bình, yếu (sau Al). * Tính lượng chất thu được ở các điện cực: m=AIt/n.F m: Khối lượng chất thoát ra ở điện cực (gam) A: Khối lượng mol của chất đó n: Số electron trao đổi. Ví dụ: Cu 2+ + 2e  Cu thì n = 2 và A = 64 2OH -  O 2 ↑ + 2H + + 4e thì n = 4 và A = 32. t: Thời gian điện phân (giây, s) I: Cường độ dòng điện (ampe, A) F: Số Faraday (F = 96500). VD: Đpdd AgNO 3 với cường độ dòng điện là 1,5A, thời gian 30 phút. Khối lượng Ag thu được là: A. 6,00g B. 3,02g C. 1,50g D. 0,05g 4 C. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Những kim loại nào sau đây có thể điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO ? A. Fe, Al, Cu B. Zn, Mg, Fe C. Fe, Mn, Ni D. Ni, Cu, Ca 2. Kim loại nào sau đây thường được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit : A. Fe B. Cu C. Al D. Ag 3. Kim loại nào sau đây phản ứng được đồng thời với các dung dịch: HCl, Cu(NO 3 ) 2 , HNO 3 (đặc, nguội). A. Al. B. Fe. C. Ag . D. Zn. 4. Cho 4 kim loại Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO 4 , AgNO 3, CuCl 2 , MgSO 4 . Kim loại nào khử được cả 4 cation kim loại trong các dung dịch muối : A. Fe B. Mg và Al C. Cu D. không có 5. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO 3 và dung dịch HNO 3 loãng tạo 2 loại muối khác nhau của kim loại: A. Cu B. Al C. Ba D. Fe 6. Các cặp oxi hóa khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa và giảm dần tính khử : 2 Fe Fe + < 2 Ni Ni + < 3 2 Fe Fe + + . Điều khẳng định nào sau đây đúng: A. Fe có khả năng tan được trong các dung dịch FeCl 3 và NiCl 2 B. Ni có khả năng tan trong các dung dịch FeCl 3 và FeCl 2 C. Fe không tan được trong các dung dịch FeCl 3 và NiCl 2 D. Ni không có khả năng tan được trong dung dịch FeCl 3 7. Cho Na vào các dung dịch AlCl 3 , NaCl, FeCl 2 , CuCl 2 . Có bao nhiêu dung dịch cho phản ứng với Na ? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1. 8. Có dung dịch FeSO 4 lẫn CuSO 4 . Phương pháp đơn giản để loại tạp chất là: A. Cho lá đồng vào dung dịch. B. Cho lá sắt vào dung dịch C. Cho một lá nhôm vào dung dịch. D. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH) 2 rồi hòa tan vào dung dịch H 2 SO 4 loãng. 9. Cho thanh kim loại Zn vào các dung dịch : 1. MgSO 4 2. NaCl 3. CuSO 4 4. AlCl 3 5. ZnCl 2 6. Pb(NO 3 ) 2 7. HCl 8. H 2 SO 4 đặc nóng 9. HNO 3 Các dung dịch có phản ứng với Zn là : 5 A. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8,9 B. 3, 6, 7, 8, 9 C. 3, 4, 5, 6, 7, 8 D. 3, 4, 5, 6, 8 10. Kiểu liên kết chủ yếu trong hợp kim là liên kết : A. kim loại B. ion C. cộng hóa trị D. cho nhận 11. Chọn phát biểu đúng: A. Tính oxi hóa giảm dần : Ag + > Cu 2+ > Fe 3+ > Ni 2+ > Fe 2+ B. Tính khử giảm dần : K > Mg > Zn > Ni > Fe > Hg C. Tính khử giảm dần : Mg > Fe 2+ > Sn > Cu > Fe 3+ > Ag D. Tính oxi hóa giảm dần : Ag + > Fe 3+ > Ni 2+ > Fe 2+ 12. Cho Ag vào dung dịch CuSO 4 , Ag không tan. Tìm lời giải thích đúng? A. Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không oxi hóa được Cu 2+ thành Cu B. Ag + có tính oxi hóa mạnh hơn Cu 2+ nên Ag + đã khử Cu thành Cu 2+ C. Cu có tính khử yếu hơn Ag nên Ag không khử Cu 2+ thành Cu D. Cu 2+ có tính oxi hóa yếu hơn Ag + nên không oxi hoá được Ag thành Ag + . 13. Cho hợp kim Al, Fe, Cu vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 dư, chất rắn thu được sau phản ứng là: A. Fe và Cu B. Al C. Cu D. Al và Cu 14. Kim loại nào vừa tan được trong dung dịch HCl vừa tan được trong dung dịch NaOH? A. Cu B. Zn C. Mg D. Ag 15. Dung dịch nào sau đây có thể tinh chế Ag trong hỗn hợp Ag có lẫn Cu? A. HCl B. CuSO 4 C. HNO 3 D. FeCl 3 16. Có 3 dung dịch KOH, NaNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 chứa trong 3 lọ riêng biệt đã mất nhãn. Có thể dùng kim loại nào sau đây để nhận biết 3 dung dịch trên? A. Na B. Al C. Mg D. Ba 17. Tính chất chung của ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học là: A. có phát sinh dòng điện. B. electron của kim loại được chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng. C. nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng chậm. D. đều là các quá trình oxi hóa khử. 18. Để bảo vệ vỏ tàu bằng sắt người ta đặt thêm những lá kim loại bên ngoài để bảo vệ vỏ tàu. Nên dùng kim loại nào sau đây? A. Zn B. Sr C. Pb D. Cu 19. Một vật bằng Fe tráng Zn đặt trong nước. Nếu có những vết xây xát sâu đến bên trong thì vật sẽ bị ăn mòn điện hóa. Quá trình xảy ra ở cực dương là: A. Zn – 2e → Zn 2+ B. 2H + + 2e → H 2 C. Fe – 2e → Fe 2+ D. 2H 2 O + O 2 + 4e → 4OH – 6 20. Phương pháp nào sau đây dùng trong công nghiệp để điều chế các kim loại cần độ tinh khiết cao? A. Phương pháp thủy luyện. B. Phương pháp nhiệt luyện. C. Phương pháp điện phân D. Phương pháp nhiệt phân muối nitrat. 21. Phương pháp thích hợp để điều chế những kim loại có tính khử mạnh( từ Li đến Al) là: A. Điện phân nóng chảy B. Điện phân dung dịch C. Nhiệt luyện D. Thủy luyện 22. Từ CaO chọn sơ đồ thích hợp để điều chế Ca. A. CaO CO+ → Ca B. CaO 2 4 H SO → CaSO 4 Na+ → Ca C. CaO 2 4 H SO → CaSO 4 dpdd → Ca D. CaO HCl+ → CaCl 2 dpnc → Ca 23. Mạng tinh thể kim loại gồm có A. nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân. B. nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do. C. nguyên tử kim loại và các electron độc thân. D. ion kim loại và các electron độc thân. 24. Cấu hình electron của X 2+ : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 . Vậy vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. B. ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA. C. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA. D. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIA. 25. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử. 26. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn, Ni, Ca. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. 27. Cho phản ứng: aAl + bHNO 3 → cAl(NO 3 ) 3 + dNO 2 + eH 2 O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng A. 5. B. 4. C. 7. D. 6. 28. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO 3 ) 3 . Hai kim loại X, Y lần lượt là A. Fe, Cu. B. Cu, Fe. C. Ag, Mg. D. Mg, Ag. 29. Nhóm kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện? A. Cu, Al, Fe. B. Ag, Na, Ba. C. Fe, Cu, Ag. D. K, Al, Ca. 30. Một mẫu kim loại Fe có lẫn tạp chất là các kim loại Al, Mg. Để loại bỏ tạp chất thì dùng dung dịch nào sau đây? A. Cu(NO 3 ) 2 . B. NaOH. C. Fe(NO 3 ) 2 . D. Fe(NO 3 ) 3 . 31. Trong số các kim lọai: nhôm, bạc, sắt, đồng, crom thì kim loại cứng nhất, dẫn điện tốt nhất lần lượt là: A. Crom, bạc. B. Sắt, nhôm. C. Sắt, bạc. D. Crom, đồng. 32. Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng? A. Fe + Cu(NO 3 ) 2 . B. Cu + AgNO 3 . C.Ag + Cu(NO 3 ) 2 . D. Zn + Fe(NO 3 ) 2 . 33. Vai trò của ion Fe 3+ trong phản ứng: Cu + 2Fe(NO 3 ) 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2Fe(NO 3 ) 2 A. chất bị khử. B. chất khử. C. chất bị oxi hóa. D. chất trao đổi. 7 34. Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: Fe 2 (SO 4 ) 3 , AlCl 3 , CuSO 4 , Pb(NO 3 ) 2 , NaCl, HCl, HNO 3 dư, H 2 SO 4 (đặc nóng, dư), KNO 3 . Số trường hợp phản ứng tạo muối sắt (II) là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 35. Cho các chất rắn Cu, Fe, Ag và các dung dịch CuSO 4 , FeSO 4 , Fe(NO 3 ) 3 . Số phản ứng xảy ra từng cặp chất một là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 36. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim lọai bị ăn mòn điện hóa? A. Cho kim lọai Mg vào dung dịch H 2 SO 4 loãng. B. Thép cacbon để trong không khí ẩm. C. Cho kim lọai Cu vào dung dịch hỗn hợp NaNO 3 và HCl. D. Đốt dây sắt trong không khí. 37. Một sợi dây phơi quần áo bằng đồng được nối với một sợi dây nhôm. Có hiện tượng gì xảy ra ở chỗ nối hai dây kim loại khi để lâu ngày ngoài trời? A. Sợi dây nhôm bị ăn mòn. B. Sợi dây đồng bị ăn mòn. C. Cả hai sợi dây đồng thời bị ăn mòn. D. Không có hiện tượng gì xảy ra. 38. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV. 39. Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhan hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây? A. FeCl 3 . B.NaCl . C. H 2 SO 4 . D. Cu(NO 3 ) 2 . 40. Khi cho luồng khí hidro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm: A. Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , CuO, Mg. B. Al 2 O 3 , Fe, Cu, MgO. C. Al, Fe, Cu, Mg. D. Al, Fe, Cu, MgO. 41. Điện phân dung dịch chứa muối nào sau đây sẽ thu được kim loại tương ứng? A. NaCl. B.CaCl 2. C. AlCl 3 . D. AgNO 3 . 42. Quá trình nào xảy ra ở catot khi điện phân dung dịch NaCl? A. 2H 2 O + 2e → H 2 + 2OH - . B. Na + + 1e → Na. C. 2H 2 O → O 2 + 4H + + 4e. D. 2Cl - → Cl 2 + 2e. 43. Cho m gam Fe vào dung dịch HNO 3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO 2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với oxi bằng 1,3125. Giá trị của m là A. 0,56 gam. B. 1,12 gam. C. 11,2 gam. D. 5,6 gam. 44. Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe 3 O 4 , Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít CO ở (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là A. 39g. B. 38g. C. 24g. D. 42g. 45. Ngâm một lá kim loại có khối lượng 25 gam trong dung dịch H 2 SO 4 loãng. Sau khi thu được 336 ml khí H 2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 3,36%. Kim loại đó là A. Zn. B. Fe. C. Ni. D. Al. 46. Khi điện phân muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đã điện phân là A. NaCl. B. CaCl 2 . C. KCl. D. MgCl 2 . 8 47. Giả sử cho 7,28 gam bột Fe vào 150 ml dung dịch AgNO 3 2M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ chất rắn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 25,88 gam. B. 24,2 gam. C. 18 gam. D. 31,46 gam. 48. Cho 4,59 gam một oxit kim loại M có hoá trị không đổi tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được 7,83 gam muối nitrat. Công thức oxit kim loại là: A. BaO B. MgO C. Al 2 O 3 D. ZnO. 49. Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại gồm Al và một kim loại kiềm M vào trong nước. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 5,6 lít khí (ở đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch B để thu được một lượng kết tủa lớn nhất. Lọc và cân kết tủa được 7,8 gam. Kim loại kiềm là: A. Li B. Na C. K D. Rb 50. Cho 16,2 gam kim loại R tan hết vào dung dịch HNO 3 thu được 5,6 lít hỗn hợp khí N 2 và NO có khối lượng 7,2 gam. Kim loại R là: A. Zn B. Fe C. Cu D. Al 51. Hỗn hợp X gồm hai muối clorua của hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kỳ kế tiếp. Điện phân nóng chảy hết 15,05 gam hỗn hợp X thu được 3,36 lít (đo ở đktc) ở anot và m gam kim loại ở catot. Khối lượng m và các kim loại kiềm thổ là : A. 2,2 gam; Be và Mg B. 4,4 gam; Mg và Ca. C. 3,4 gam; Be và Mg D. 6,0 gam; Mg và Ca. 52. Cho dung dịch chứa 1,91 gam hỗn hợp 2 muối sunphat của kim loại kiềm và một kim loại hoá trị 2. Thêm vào dung dịch trên một lượng vừa đủ BaCl 2 thì thu được 3,495 gam kết tủa. Hai kim loại và khối lượng hỗn hợp muối clorua của hai kim loại thu được là : A. Na và Mg; 1,175 gam. B. K và Ca; 1,275 gam. C. K và Ca; 2,025 gam. D. Na và Mg; 1,535 gam. 53. Hoà tan hoàn toàn m gam một oxit sắt trong dung dịch H 2 SO 4 đặc dư thu được phần dung dịch chứa 12,0 gam muối và 224 ml khí SO 2 (đkc). Công thức oxit sắt và giá trị m là: A. Fe 2 O 3 và 4,80 gam B. FeO và 4,32 gam C. Fe 3 O 4 và 4,64 gam. D. Fe 3 O 4 và 6,96 gam. 54. Đốt cháy bột sắt trong bình khí Clo dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn trong bình tăng 8,52 gam. Khối lượng Fe đã phản ứng là A. 6,72 gam. B. 4,48 gam. C. 2,936 gam. D. 10,08gam. 55. Cho 16,2 g kim loại M (có hóa trị không đổi) tác dụng với 0,15 mol O 2 . Chất rắn thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít H 2 (đktc).Vậy kim loại M là A. Mg. B. Ca. C. Al. D. Fe. 56. Nhúng một đinh sắt có khối lượng 8 gam vào 500ml dung dịch CuSO 4 2M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Nồng độ mol/l của CuSO 4 trong dung dịch sau phản ứng là A. 0,27M. B. 1,36M. C. 1,8M. D. 2,3M. 9 57. Cho 20 gam hỗn hợp các kim loại Mg và Cu tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư thu được 7,168 lit H 2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Mg trong hỗn hợp là A. 34,8%. B. 61,6%. C. 89,6%. D. 38,4%. 58. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H 2 (ở đktc). Hai kim loại đó là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Sr và Ba. D. Ca và Sr. 59. Cho hỗn hợp (A) gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan (B). Dùng dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng để hoà tan chất rắn (B) thu được 2,24 lít khí SO 2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp (A) ban đầu là A. 6,4 gam. B. 12,4 gam. C. 6,0 gam. D. 8,0 gam. 60. Khử hoàn toàn 3,2 gam oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao rồi cho sản phẩm khí thoát ra hấp thụ vào nước vôi trong dư thu được 6 gam kết tủa. Oxit sắt đã dùng là A. FeO. B. Fe 2 O 3 . C. Fe 3 O 4 . D. Fe(OH) 3 . 10

Ngày đăng: 14/01/2014, 23:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan