Đặc điểm sáng tác của nguyễn ngọc tư

12 802 3
Đặc điểm sáng tác của nguyễn ngọc tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Nguyễn Thị Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Hương Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Luận văn làm rõ quan niệm của Nguyễn Ngọc về văn chương, con người và sự chi phối của những quan niệm đó đến sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Khảo sát và hệ thống các kiểu nhân vật và những đặc điểm nổi bật trong thế giới nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư. Làm rõ những đặc điểm nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Keywords. Văn học Việt Nam; Truyện ngắn Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hơn hai mươi năm trở lại đây, văn học Việt Nam có nhiều biến chuyển đa dạng và phức tạp. Khác với văn học của những thời kì trước, văn học thời kì này đã thể hiện những cái nhìn mới về hiện thực đời sống, về con người. Đề tài thay đổi và mở rộng, cảm hứng đời tư, thế sự được đề cao. Cái nhìn của tác giả cũng có sự thay đổi, hiện thực được khai thác sâu hơn, chân thực hơn, đa chiều hơn. Bởi thế văn học thời kì này có những màu sắc phong phú đồng thời cũng từng gây nhiều tranh luận. Sự chuyển đổi của văn học có được nhờ sự đóng góp của nhiều cây bút ở các thế hệ khác nhau, trong đó có phần đóng góp đáng quý của những cây bút nữ trẻ và đầy sáng tạo. Thế mạnh của những cây bút nữ ngày càng được khẳng định. Trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới, người yêu văn chương cũng như giới phê bình nghiên cứu khoảng mười năm đầu thế kỷ XXI không còn xa lạ với cái tên Nguyễn Ngọc nữa. Tên tuổi của chị gắn với những tác phẩm có dấu ấn với bạn đọc, giới phê bình. Tuy Nguyễn Ngọc – một tác giả trẻ tuổi chưa hẳn là tác giả tiêu biểu nhất nhưng ở chị đã hình thành một phong cách riêng độc đáo. Nguyễn Ngọc đã có những bước tiến khá tự tin và vững chắc vào làng văn Việt Nam. Một cây bút của miền Nam xa xôi được nhiều người biết đến với những tác phẩm được giải thưởng cao. Tác phẩm của chị khi ra đời đều được đón đọc, quan tâm đồng thời cũng tạo được những cuộc tranh luận khá thú vị trên văn đàn. Sự quan tâm của người đọc và giới phê bình đến tác phẩm của Nguyễn Ngọc được thể hiện ở một số bài viết trên một số báo, tạp chí và internet. Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp những luận văn, khóa luận, báo cáo khoa học nghiên cứu về tác phẩm của chị. Nguyễn Ngọc với số lượng tác phẩm và giải thưởng đáng kể là một cây bút có thể coi là đã thành danh trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Chúng tôi thấy hiện tượng này xứng đáng là một đối tượng cho một đề tài nghiên cứu kĩ càng hơn, hệ thống và đầy đủ hơn. Từ Nguyễn Ngọc ta có thể thấy được phần nào văn xuôi đổi mới. Hơn nữa sự yêu thích nhà văn nữ này cũng là một nguyên nhân nữa. Khiến chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư”. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Ngọc là một cây bút trẻ được nhanh chóng nhìn nhận tài năng. Chị trở thành cái tên quen thuộc, một gương mặt không xa lạ với độc giả cả nước. Các bài báo viết về Nguyễn Ngọc khá nhiều từ báo mạng đến báo viết,… Các bài báo có nhiều ý kiến đa dạng, thậm chí là trái chiều và có khi đối lập nhau. Điều này cho thấy Nguyễn Ngọc sang tác của chị đựoc dư luận chú ý quan tâm và ít nhiều cũng là một hiện tượng nổi bật của văn học đương đại. Bên cạnh đó ta còn bắt gặp một lượng không nhỏ các báo cáo khoa học, khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, Nhìn lại lịch sử nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy, các bài viết, các công trình nghiên cứu về tác phẩm của tác giả Nguyễn Ngọc khá phong phú, tuy nhiên chủ yếu mới dừng lại ở từng tác phẩm, hoặc đi vào một số khía cạnh trong sáng tác của chị. Với luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng khảo sát một cách hệ thống, thấu đáo sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, từ đó đúc rút những nét riêng độc đáo cả về nội dung tưởng và nghệ thuật thể hiện, khẳng định những đóng góp đáng quý của tác giả Nguyễn Ngọc với nền văn học nước nhà. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn đi sâu tìm hiểu quan niệm văn chương, chặng đầu sáng tác; thế giới nhân vật; đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Luận văn khảo sát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Ngọc ở các thể loại truyện ngắn, ký, tản văn, tạp văn, thơ. Tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn, luận văn chủ yếu tập trung vào thể loại truyện ngắn. Để có điều kiện so sánh làm nổi bật nét riêng trong phong cách sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi cũng khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của các cây bút chuyên viết về Nam Bộ như Sơn Nam, Phi Vân, Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Đoàn Giỏi, Dạ Ngân…và một số nhà văn nữ cùng thời. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm; phương pháp cấu trúc hệ thống; phương pháp phân loại, thống kê và phương pháp so sánh. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Làm rõ quan niệm của Nguyễn Ngọc về văn chương, con người và sự chi phối của những quan niệm đó đến sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. - Khảo sát và hệ thống các kiểu nhân vật và những đặc điểm nổi bật trong thế giới nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư. - Chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1: Nhìn lại chặng đầu sáng tác của Nguyễn Ngọc Chương 2: Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHÌN LẠI CHẶNG ĐẦU SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ 1. Đôi nét về con ngƣời và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ Nguyễn Ngọc sinh năm 1976, tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nghèo. Khi mới học hết lớp chín, do hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn nên chị phải nghỉ học. Được cha động viên “Nghĩ gì, viết nấy, viết những gì con đã trải qua”, chị bắt đầu viết và tìm được ở đó niềm vui lớn. Ba chuyện đầu tay của chị lần đầu tiên được gửi đến tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau và được chọn đăng. Sau đó chị được nhận vào làm văn thư và học làm phóng viên tại báo này. Tác phẩm đầu tay là tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão dữ đã đưa chị vào nghề văn chính thức với giải ba báo chí toàn quốc năm 1997 và sau đó là rất nhiều giải thưởng khác. Chị đã gia nhập Hội nhà văn Việt Nam và được coi là một trong những nhà văn trẻ gây được chú ý ở Việt Nam. Hiện nay chị cùng gia đình cư ngụ tại thành phố Cà Mau, làm phóng viên cho tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau và hội văn học nghệ thuật Cà Mau. Trong đời thường, Nguyễn Ngọc có vẻ ngoan hiền, thích cuộc sống giản đơn nhưng nội tâm phức tạp. Trong văn chương, chị ví truyện của mình như trái sầu riêng – nhiều người thích nhưng cũng không ít người dị ứng. Số lượng tác phẩm chính đã xuất bản lên đến hàng chục ở rất nhiều thể loại: truyện ngắn, tạp văn, tản văn, tạp bút, …trong đó phải kể đến một số tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Ngày mai của những ngày mai,… Cùng với đó, số lượng giải thưởng dành cho Nguyễn Ngọc cũng khá nhiều: - Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II – Tác phẩm Ngọn đèn không tắt – 2000. - Giải B Hội Nhà văn Việt Nam – tập truyện Ngọn đèn không tắt – 2000. - Giải ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ với truyện Đau gì như thể. - Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003 do Trung ương Đoàn trao tặng. - Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2006, Tác phẩm Cánh đồng bất tận. - Giải thưởng văn học các nước Đông Nam Á (ASEAN) 2008. Thời gian gần đây tác phẩm Cánh đồng bất tận đã được chuyển thể thành phim và được công chúng nồng nhiệt đón nhận. 1.2. Quan niệm văn chƣơng và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ 1.2.1. “Tôi viết nhƣ cảm xúc của mình” Cho dù viết về mảng nào, lĩnh vực nào thể loại nào thì với Nguyễn Ngọc Tư, điều quan trọng vẫn là cảm xúc. Cảm xúc thật từ đời sống chỉ có được khi trực tiếp sống, thực sự hòa nhập với đời sống. Nguyễn Ngọc không muốn viết những gì mà chị không có cảm xúc. Trong những năm gần đây Nguyễn Ngọc rất tâm đắc với thể loại tản văn. Chị cho rằng thể loại này là thể loại thể hiện được những chiều kích cảm xúc nhất. Nguyễn Ngọc cũng đã từng tâm sự, chị lấy cảm hứng từ cuộc sống và số phận của những nhân vật nhỏ bé, những người nông dân nghèo, lam lũ, những người nghệ sĩ nghèo khổ bất hạnh, những đứa trẻ đáng thương, những người đàn bà tội nghiệp…ở chính vùng quê Nam Bộ của chị. Chính những tình cảm, số phận trớ trêu của họ đã tạo cảm xúc cho Nguyễn Ngọc sáng tác. 1.2.2. “Tôi nhƣ kẻ đẽo cày giữa đƣờng” Với Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn phải luôn là chính mình cho dù có những dư luận thậm chí trái chiều. Cũng chính bởi quan niệm là văn viết bắt nguồn từ những cảm xúc nên chị quan tâm nhất là những gì mình viết có thực sự làm thỏa mãn mình không. Nguyễn Ngọc tác giả nhận được rất nhiều dư luận đánh giá xung quanh các tác phẩm của chị. Tuy vậy, với chị cảm xúc thật của mình quan trọng hơn bao giờ hết. Chị luôn cố gắng được là chính mình sau những ồn ào xung quanh những vấn đề lien quan đến tác phẩm của chị. 1.2.3. Cái “Tôi” nhà văn là cái “Tôi” cô đơn Nguyễn Ngọc sớm cảm nhận và ý thức về sự khắc nghiệt của nghề văn, về sự cô đơn trong sáng tạo của người nghệ sĩ. Chị cũng tự nhận mình là người cô đơn. Chị cũng phát hiện ra một thế mạnh của người phụ nữ là phụ nữ dễ nuôi cô đơn để viết. Bởi thế chị cũng rất biết cách tận dụng lợi thế này để viết. Theo chị sự cô đơn là cần thiết cho hành trình sáng tạo nghệ thuật. 1.2.4.“ Con đƣờng viết lách là con đƣờng nhọc nhằn khủng khiếp…" Là một nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc luôn ý thức được rất rõ về trách nhiệm của người cầm bút, về nghề văn. Chị biết đó là một nghề không dễ dàng, nhọc nhằn. Tuy vậy chị vẫn lựa chọn nó. Với Nguyễn Ngọc nghề văn là một nghề sáng tạo, một hành trình dài vô tận. 1.2.5“Chậm thôi, giữ lửa và chờ đợi”. Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc người đọc nhận thấy Nguyễn Ngọc luôn có cách khai thác hiện thực đời sống một cách có chiều sâu nhất. Có ý kiến chị nên đổi “vùng thẩm mĩ” sáng tác song Nguyễn Ngọc cho rằng chị vẫn còn rất nhiều cảm hứng và còn có thể viết nhiều hơn thế. Chị không vội vàng, không chạy theo những trào lưu sáng tác của giới trẻ hiện nay mà có cách cảm nhận của riêng mình về hiện thực đời sống. Chính vì thế mà người đọc luôn có những cảm nhận sâu sắc về tác phẩm của chị. 1.3. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Nguyễn Ngọc Tƣ 1.3.1. Con ngƣời sống là để yêu thƣơng. Trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, yêu thương đã thành lẽ sống, niệm vui, niềm hạnh phúc. Chính bởi thế, hầu hết các nhân vật của chị đều giàu tình yêu thương và luôn khát khao được yêu thương. Là người giàu cảm xúc và coi trọng cảm xúc trong sáng tác, Nguyễn Ngọc luôn níu giữ lòng tin yêu của con người. Trong quan niệm của chị viết về cái ác cũng là một cách để tôn vinh cái thiện và ca ngợi tình yêu thương con người, để con người biết sống tốt đẹp, nhân ái hơn. 1.3.2. Con ngƣời “Sống là luôn hi vọng…” Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư: Sống là luôn hi vọng. Hi vọng giúp cho con người thoát khỏi những khó khăn, bế tắc. Ta nhận thấy rất rõ quan niệm này của Nguyễn Ngọc thông qua các tác phẩm của chị. Các nhân vật của Nguyễn Ngọc vẫn luôn tin rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, bất hạnh khó khăn sẽ qua đi và hạnh phúc đang đón chờ ở phía trước. Chính hy vọng tạo ra sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn thực tại để tiếp tục sống và gây dựng tương lai. Nguyễn Ngọc từng nói: “Con người mà tắt hy vọng thì chết còn sướng hơn”. 1.3.3. “Tình cảm phải xuất phát từ tấm lòng mới quý” Ta thường biết đến một tính cách của con người Nam Bộ chính là tính cách trọng tình nghĩa. Trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, tình cảm phải chân thành, không khiên cưỡng, không giả dối. Sự giả dối rất đáng sợ, nó khiến cho những người trung thực luôn cảm thấy khổ sở, bất an. Có thể nói, các nhân vật của Nguyễn Ngọc đều bộc lộ tính cách của con người Nam Bộ: Thẳng thắn, bộc trực, quý trọng sự thật lòng, ghét sự giả dối, nhất là trong tình cảm. 1.4. Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ trong dòng văn xuôi nữ thời kì đổi mới Các nhà văn nữ với ưu thế về sự đông đảo và sức trẻ đã góp phần không nhỏ làm mới diện mạo của văn học Việt Nam. Chúng ta có thể kể đến một số tên tuổi như: Lê Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Xuân Hà…và một thế hệ nhà văn nữ sau này đã có sự nối tiếp thành công với những cây bút sớm có bản sắc riêng: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Hoàng Diệu … Những sáng tác của các cây bút nữ là những phản ánh chân thực về cuộc sống con người hiện đại. Họ thường viết sâu sắc về mảng đề tài tình yêu, trăn trở với những kí ức. Cuộc sống đa chiều hiện ra dưới con mắt của các nhà văn nữ càng đằm thắm hơn, nhân bản hơn. Trong chục năm trở lại đây, Nguyễn Ngọc đã trở nên khá quen thuộc với công chúng độc giả yêu văn học. Chị là cây bút trẻ đoạt nhiều giải thưởng cao trong các giải thưởng thường kỳ cũng như trong các cuộc thi viết truyện ngắn do các đơn vị có uy tín trong và ngoài nước tổ chức. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc đã được in ấn với số lượng lớn, được tái bản, đặc biệt số lượng tái bản tập truyện Cánh đồng bất tận đã lên tới 16 lượt với hàng vạn bản. Trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ đương đại Nguyễn Ngọc đã tìm cho mình một lối đi riêng, một phong cách riêng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Cũng như nhiều nhà văn nữ khác, thế mạnh của Nguyễn Ngọc là nói về nỗi đau, về thân phận những người đàn bà trong cuộc sống hiện đại. Viết bằng sự thấu hiểu, cảm thông của một nhà văn nữ, Nguyễn Ngọc ý nhị đưa ra những khao khát khôn nguôi về bến bờ hạnh phúc, sự bình yên trong tâm hồn mỗi con người. 1.5. Nguyễn Ngọc Tƣ – một cây bút độc đáo đậm chất Nam Bộ Các nhà văn thường có những vùng đất riêng để nuôi dưỡng đứa con tinh thần của mình. Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc người đọc có cảm giác chị chẳng đi đâu xa ngoài vùng đất của mình. Cũng chính bởi chị sống và yêu hết mình với mảnh đất Cà Mau và cũng không muốn đi xa khỏi nó. Nguyễn Ngọc là thế hệ trẻ tiếp nối đáng tin cậy sau thế hệ của các nhà văn tên tuổi: Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Đoàn Giỏi,… Đồng thời chị cũng có những sáng tạo riêng trong cách viết của mình. Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ 2.1. Khái lƣợc về thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ Nhân vật chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Có thể khẳng định rằng nhân vật là một yếu tố quan trọng hàng đầu của một tác phẩm văn học. Mặc dù có nhiều cách phát biểu khác nhau về khái niệm nhân vật văn học nhưng tất cả đều khẳng định, nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, nó có nhiều nét giống con người thật nhưng không giống một cách tuyệt đối bởi nhà văn xây dựng nhân vật dựa trên cơ sở có thật qua thủ pháp hư cấu. 2.1.1. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tƣ về nhân vật văn học Nguyễn Ngọc có ý thức xây dựng hệ thống nhân vật như con người thật ngoài đời chứ không có ý xây dựng những nhân vật điển hình như những nhà văn thế hệ trước. Chị không có ý định tô vẽ, đánh bóng cho nhân vật của mình. Chị viết theo những cảm nhận của mình về những con người ở mảnh đất mà chị thương yêu và gắn bó. Nguyễn Ngọc thật sự đã có những thay đổi, sáng tạo trong cách nhìn nhận vấn đề và trong cách phản ánh số phận con người giữa bối cảnh xã hội hiện đại. 2.1.2. So sánh nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ với nhân vật của một số nhà văn cùng thời. Trên văn đàn Việt Nam hiện đại, đương đại, người ta nhắc nhiều tới các nhà văn nữ: Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy… Những nhà văn này đều có những thành công nhất định trên con đường tìm tòi đổi mới truyện ngắn. Trong số những nhà văn trên, chúng tôi thấy có sự gặp gỡ khá thú vị giữa nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư với nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ và của Đỗ Bích Thúy. Nhìn như vậy, có thể thấy, sáng tác của ba tác giả nữ này đều chú trọng đến nhân vật, nhất là nhân vật người phụ nữ. Nhân vật của ba tác giả cũng có những điểm chung: Nhân vật rơi vào bi kịch khi khát vọng tình yêu và hạnh phúc bị chà đạp. Tuy vậy, nhân vật của ba nhà văn này không bị hòa lẫn vào nhau. 2.2. Các kiểu dạng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ 2.2.1. Nhân vật kiếm tìm Nhân vật kiếm tìm là kiểu nhân vật xuất hiện chủ yếu trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Những tìm kiếm ấy có thể thành công nhưng cũng có nhiều đau khổ, thất vọng. Tuy nhiên, chính những khao khát về tình yêu hạnh phúc của người phụ nữ, hành trình tìm kiếm cái đẹp, ý nghĩa thực sự của cuộc sống của các nghệ sĩ, hành trình tìm kiếm chính mình, tìm kiếm niềm tin ở cuộc sống… luôn là nỗi trăn trở của các nhân vật. 2.2.2. Nhân vật sám hối Trong những năm gần đây nhân vật sám hối đã trở thành một kiểu nhân vật thường xuất hiện trong văn học Việt Nam. Nhân vật sám hối là kiểu nhân vật nội tâm. . Nhân vật sám hối và nhân vật tìm kiếm có quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều khi tìm kiếm là sám hối và có lẽ vì sám hối mà nhân vật tìm lại được chính mình. So với Tạ Duy Anh hệ thống nhân vật sám hối của Nguyễn Ngọc không khốc liệt bằng. Tuy vậy những dằn vặt, giày vò luôn thường trực ở các nhân vật này khiến cho nhân vật trở nên khắc khổ hơn. 2.2.3. Nhân vật lƣu lạc Nhân vật lưu lạc là loại nhân vật đặc trưng cho tính cách con người khai phá vùng đất mới Nam Bộ. Cuộc sống tha hương phiêu dạt của những người khai phá vùng đất mới đã tạo nên nét đặc trưng trong tính cách của họ. Các nhân vật của Nguyễn Ngọc thường có cuộc sống bất định, liên tục di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Không gian sống và cả không gian tâm tưởng của nhân vật luôn thay đổi. Hoặc giả có ở cố định một nơi nhưng từ sâu xa, nhân vật vẫn nghĩ về một cuộc ra đi, vẫn chịu ám ảnh về sự chia ly phiêu bạt. Phần lớn các nhân vật lưu lạc trong sáng tác của Nguyễn Ngọc đều là người có tình cảm, tình yêu thương sâu sắc. 2.2.4. Nhân vật cô đơn Nhân vật cô đơn là kiểu nhân vật khá phổ biến trong văn học Việt Nam đổi mới. Có thể nhận thấy một điều, nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc chủ yếu là những người nghệ sĩ và những người nông dân. Ở cả hai loại nhân vật này cô đơn là một trạng thái thường thấy. Điều đó cũng dễ hiểu bởi con người vô cùng phức tạp và bí ẩn. Đôi khi họ cảm thấy cô đơn vì lạc lõng trong một đám đông xa lạ, có khi cô đơn vì cái tôi quá cao. Họ cô đơn khi họ muốn tách mình ra khỏi số đông… 2.2.4.1. Ngƣời nghệ sĩ cô đơn Sự sáng tạo luôn đi đôi với cảm thức về sự cô đơn. Ở người nghệ sĩ hành trình đi tìm cái đẹp gắn liền với sự cô đơn. Người nghệ sĩ chấp nhận mọi thứ để theo đuổi nghệ thuật nên họ cô đơn, lạc lõng trong thế giới con người xung quanh. Nhìn chung những người nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc là những người yêu nghề sống chết gắn bó với nghề và thường rơi vào trạng thái cô đơn. 2.2.4.2. Con ngƣời cô độc trong “Biển ngƣời mênh mông” Nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều hệ lụy. Sống gấp, sống nhanh, sống vội vàng nhưng khi mọi thứ không theo ý muốn người ta lại dễ rơi vào trạng thái cô đơn. Phần lớn nhân vật của Nguyễn Ngọc sống giữa “biển người mênh mông” mà luôn cảm thấy bơ vơ, lạc lõng. Họ là nạn nhân của những bi kịch, éo le, ngang trái, bị số phận xô đẩy đến nỗi cô đơn. Quả thật, nỗi cô đơn của nhiều nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc khó sẻ chia và họ cứ sống chìm đắm rất lâu trong cái vỏ bọc của sự cô đơn ấy. 2.2.5. Nhân vật nghèo khổ, bất hạnh Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc hình ảnh những người nghèo khổ, bất hạnh cũng là hình ảnh đậm, phổ biến, có sức ám ảnh với người đọc. Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, hầu hết nhân vật đều nghèo, phải lao động vất vả, cực nhọc, song họ vẫn luôn là những người nghĩa hiệp, giàu lòng nhân ái, yêu thương. CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ 3.1 Ngƣời kể chuyện 3.1.1. Ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất Trong nhiều tác phẩm, Nguyễn Ngọc lựa chọn hình thức trần thuật theo ngôi thứ nhất, qua nhân vật xưng tôi trong tác phẩm. Một số tác phẩm tiêu biểu là Cái nhìn khắc khoải, Dòng nhớ, Cánh đồng bất tận, Lý con sáo sang sông, Ngổn ngang,… Người đọc sẽ lĩnh hội được câu chuyện và thấu hiểu cả những suy tư, trăn trở trong tâm hồn của nhân vật kể chuyện. Từ điểm nhìn ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia vào hành động của câu chuyện. Các nhân vật sống hồn nhiên như chính trong cuộc đời thực của họ. 3.1.2. Ngƣời kể chuyện ở ngôi kể thứ ba Từ điểm nhìn này, người kể không tham gia vào hành động của câu chuyện với vai trò như một trong các nhân vật. Theo Nguyễn Thái Hòa, ở lối kể chuyện này, người kể đứng ở vị trí khách quan “giả vờ”, không dính líu đến câu chuyện. Những tác phẩm tiêu biểu cho lối kể này là: Ngọn đèn không tắt, Truyện của Điệp, Cải ơi!, Huệ lấy chồng… Nhân vật được kể ở ngôi thứ ba với giọng kể liền mạch của người kể chuyện, có lúc lại là lời độc thoại nhân vật tự nói lên. 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.2.1. Đặt nhân vật vào những tình huống “có vấn đề” Nguyễn Ngọc đã đặt nhân vật vào những tình huống, những biến cố để nhân vật không còn suy nghĩ theo lối mòn nữa mà bắt đầu chiêm nghiệm, phân tích lại bản thân, để nhận ra sai lầm, nhận ra những chân lý của cuộc đời. Với những tình huống tự nhận thức, Nguyễn Ngọc đã để cho nhân vật tự đối thoại, tự đẩy mình đến tận cùng những cảm xúc, để tự thức tỉnh và điều tiết hành động của chính mình. 3.2.2. Chú ý đến ngoại hình và nội tâm nhân vật trong xây dựng tính cách nhân vật Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc không giống nhau, có đặc điểm ngoại hình không giống nhau. Mỗi nhân vật có một nét riêng, một số phận riêng. Đối với ngoại hình nhân vật, Nguyễn Ngọc chú ý nhiều đến đôi mắt. Đôi mắt bộc lộ tâm trạng nhân vật.Ngoài chú ý miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyễn Ngọc còn chú ý đến miêu tả nội tâm nhân vật. Để miều tả tâm lý nhân vật, Nguyễn Ngọc sử dụng độc thoại và dòng ý thức. 3.2.3. Các nhân vật bộc lộ tính cách của mình qua lời nói và hành động. Lời nói và hành động là hai cách thể hiện tính cách nhân vật một cách sắc nét nhất. 3.3 Giọng điệu trần thuật “Giọng điệu: Là thái độ, tình cảm, lập trường tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,… 3.3.1 Giọng điệu dân dã, mộc mạc, tự nhiên Giọng điệu dân dã, tự nhiên xuất hiện nhiều trong những trang văn của chị: Khung cảnh thiên nhiên, cảnh sống sinh hoạt chân thực của người dân Nam Bộ. Nhân vật của Nguyễn Ngọc thích tự do, không ưa cầu kì hình thức, bởi thế lời nói của họ cũng rất tự nhiên. Ta bắt gặp trong trang văn của Nguyễn Ngọc cuộc sống thực như nó vốn có nhờ giọng văn mộc mạc, dân dã này. 3.3.2. Giọng điệu ấm áp, chan chứa yêu thƣơng Giọng điệu này đã thể hiện nhiều cung bậc yêu thương trong tâm hồn Nguyễn Ngọc Tư. Những trang văn của Nguyễn Ngọc thể hiện tình cảm thiết tha với những số phận éo le bất hạnh. Giọng văn ấm áp ân tình khám phá những suy nghĩ, những trăn trở trong tâm hồn nhân vật. Giọng điệu hồn hậu chân thành còn được thể hiện ở sự cảm thông với những mối tình không thành. 3.3.3. Giọng điệu trữ tình, mƣợt mà Có thể nói đây là giọng điệu cơ bản để tạo nên chất nữ tính và cũng là sức hút trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Giọng văn của chị dung dị mà sâu lắng, trữ tình nhẹ nhàng, câu văn mềm mại. Cái nhẹ nhàng, thủ thỉ của chất trữ tình dường như thấm trong từng câu chữ, cất lên từ những lời tâm sự, trong những hoài niệm về quá khứ của nhân vật. 3.4. Ngôn ngữ 3.4.1 Ngôn ngữ đời thƣờng đậm chất Nam Bộ Sáng tác của Nguyễn Ngọc thường khai thác những vấn đề rất đời thường trong cuộc sống con người miền Nam. Ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc sử dụng trong tác phẩm của mình chủ yếu là ngôn ngữ của người dân sống ở thôn quê, ruộng vườn, cho nên cách hành văn, diễn đạt của chị nôm na dễ đọc, dễ hiểu. Sử dụng khẩu ngữ là một trong những cách cụ thể hóa câu nói trong đời sống thường ngày. Đó là một biểu hiện ý thức tìm tòi, một tinh thần cố gắng trong việc làm mới ngòi bút, làm đa dạng các phương thức diễn đạt của nhà văn. 3.4.2 Ngôn ngữ của một vùng “văn hóa sông nƣớc” Không gian chủ yếu trong sáng tác của Nguyễn Ngọc chính là không gian miệt vườn sông nước. Chúng tôi nhận thấy số từ ngữ thể hiện đặc trưng địa hình văn hóa của vùng đồng bằng Sông Cửu Long rất rõ. Việc sử dụng những từ này thường xuyên làm nổi bật bức tranh hiện thực, đời sống con người. Số lượng từ đặc trưng cho vùng văn hóa sông nước khá nhiều. PHẦN KẾT LUẬN 1. Trong một nền văn học có nhiều đổi mới, Nguyễn Ngọc đã trở nên khá quen thuộc với độc giả yêu văn học. 2. Với cái nhìn chân chất, đầy cảm xúc Nguyễn Ngọc đã thổi vào hệ thống nhân vật của mình những nét tính cách sống động, giống như con người thật ngoài cuộc đời. Qua nhân vật chi gửi gắm những quan niệm về con người, về cuộc sống. Cũng xuất phát từ quan niệm văn học là nhân học, Nguyễn Ngọc đã khái quát hiện thực cuộc sống thông qua thế giới nhân vật. 3. Không cầu kì trong việc sử dụng những phương thức biểu đạt, Nguyễn Ngọc đã khái quát về hiện thực cuộc sống đầy màu sắc. 4. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Ngọc thực sự là một cây bút có trách nhiệm với nghề. 5. Là một cây bút trẻ, con đường sáng tác của chị vẫn đang ở phía trước. References I. Tác phẩm 1. Nguyễn Ngọc (2000), Ngọn đèn không tắt, NXB Trẻ. 2. Nguyễn Ngọc (2005), Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ. 3. Nguyễn Ngọc (2001), Ông ngoại, NXB Trẻ. 4. Nguyễn Ngọc (2003), Biển người mênh mông, NXB Kim Đồng. 5. Nguyễn Ngọc (2003), Giao thừa, NXB Trẻ. 6. Nguyễn Ngọc (2005), Nước chảy mây trôi, NXB Văn học nghệ thuật. 7. Nguyễn Ngọc (2007), Sầu trên đỉnh Puvan. 8. Nguyễn Ngọc (2005), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn học 9. Nguyễn Ngọc (2005), Tản văn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ. 10. Nguyễn Ngọc (2006, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ. 11. Nguyễn Ngọc (H.2007), Ngày mai của những ngày mai, NXB Phụ nữ. 12. Nguyễn Ngọc (2008), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, NXB Trẻ. 13. Nguyễn Ngọc (2008), Biển của mỗi người. 14. Nguyễn Ngọc (2012) Gáy người thì lạnh (tản văn), NXB Trẻ II. Lý luận, phê bình 15. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội. 16. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục Hà Nội. 17. Đoàn Giỏi (H 2005), Đoàn Giỏi tuyển tập, NXB Văn hóa thông tin. 18. Lê Bá Hán (H.2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục. 19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục. 20. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn Hà Nội. 21. Nguyễn Thái Hòa (chủ biên) (2000), Những vấn đề thi pháp trong truyện, NXB Giáo dục. 22. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1996) Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục. 23. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục. 24. Phương Lựu (Chủ biên) (2003), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam…, Lý luận văn học, NXB Giáo dục. 25. Sơn Nam (2008), Hương rừng Cà Mau, NXB Trẻ. 26. Sơn Nam (1997), Cá tính miền Nam, NXB Trẻ, TPHCM. 27. Huỳnh Như Phương (1994), Văn chương nữ giới - một cách thể hiện ở đời, NXB Hội nhà văn. 28. Phan Quang (H.1981), Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Văn hóa. 29. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 30. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục. 31. Trần Đình Sử(2004), Tự sự học - Một số vấn đề lý luận và lịch sử, NXB ĐHP Hà Nội. 32. Bùi Việt Thắng, Mã Giang Lân (2005), Văn học Việt Nam sau 1975, NXB ĐHQGHN. 33. Bakhtinne (H.1990), Nghệ thuật như là thủ pháp, NXB KHXH. 34. G.N. Poxpelop (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch, NXB Giáo dục. 35. Manfred Jahn (2005), Trần thuật học (Nhập môn lý thuyết trần thuật), Nguyễn Thị Như Trang dịch, Phạm Gia Lâm hiệu đính, Hà Nội. III. Báo, tạp chí 36. Điệp Anh, Gặp hai nữ thủ khoa truyện ngắn trẻ, VNT số 10 ra ngày 11/3/2001, trang 3. [...]... Ngân: Nguyễn Ngọc - Điềm đạm mà thấu đáo, VNT số 15 ra ngày 11/04/2004, trang 3 38 Lê Huy Bắc, Cốt truyện trong tự sự, Tạp chí nghiên cứu văn học số 7 năm 2008 39 Phan Quý Bích, Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư, VNT số 46 ra ngày 12/11/2006, trang 10 40 Nguyễn Trọng Bình, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc từ góc nhìn văn hóa, http://www.viet-studies.info 41 Võ Đắc Danh, Nhà văn Nguyễn Ngọc –... lại với tác giả Bùi Việt Thắng, Tạp chí văn học số 8/2008 57 Trần Hoàng Thiên Kim, “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Tôi…điên không đều”, http://www.vietvan.vn 58 Phạm Thái Lê, “Hình ng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc , http://www.vannghequandoi.com.vn 59 Hoàng Thiên Nga, Đọc Nguyễn Ngọc qua cánh đồng bất tận, Văn nghệ số 39 ra ngày 24/09/2005 60 Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Ngọc dữ dội... Tiến Đề, Nguyễn Ngọc Tư: Tôi sợ sẽ … cạn đi như nhiều người”, http://phapluattp.vn 48 Nhiều tác giả, Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí văn học số 6 năm 1996 49 Thoại Hà, Nguyễn Ngọc Tư: Tôi quá già để nhảy cẫng trước niềm vui”, http://vnexpress.net 50 Bùi Đức Hào, “Thử nhận định về Gió lẻ sau Cánh đồng bất tận trong hành trình văn học Nguyễn Ngọc Tư, http://www.viet-studies.info 51 Nguyễn Thị... Diều, Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, VNQD số 467 năm 2006, trang 94 43 Trần Hữu Dũng, Nguyễn Ngọc đặc sản Nam Bộ, http://www.viet-studies.info 44 Đoàn Ánh Dương, Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật, TCNCVH số tháng 2/2007 45 Phạm Thùy Dương, Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thủy và Nguyễn Ngọc Tư, VNQĐ số 661, tháng 1/2007, trang 101... http://www.viet-studies.info 51 Nguyễn Thị Hoa, “Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Ngọc qua tập truyện Cánh đồng bất tận”, http://www.viet –studies.info 52 Lê Thị Thái Hòa, “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Là phụ nữ, dễ nuôi cô đơn để viết”, http://www.vietbao.vn 53 Đào Duy Hiệp, Chất thơ trong cánh đồng bất tận, Văn nghệ số 32 ra ngày 12/08/2006 54 Văn Công Hùng, Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư, Văn nghệ trẻ số 25 ra ngày 24/06/2007 55... tuổi trẻ số ra ngày 03/12/2005 61 Lê Thiếu Nhơn, Nguyễn Ngọc – nhìn từ đỉnh cao văn chương”, http://www.lethieunhon.com 62 Phạm Phú Phong, Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Tạp chí nghiên cứu văn học số 6/2008 63 Trần Văn Sỹ, Bức tranh quê buồn tím ngắt, Văn nghệ số 15, ra ngày 15/04/2006 64 Kiệt Tấn, “Cái rầu bất tận của Nguyễn Ngọc , http://www.viet-studies.info 65 Bùi Việt Thắng,... Tạp chí nghiên cứu văn học số 7/2006 66 Huỳnh Công Tín, Nguyễn Ngọc – nhà văn trẻ Nam Bộ”, http://namkyluctinh.org 67 Nguyễn Thanh Tú, Bi kịch hóa trần thuật –một phương thức tự sự, Tạp chí nghiên cứu văn học số 5/2008 68 Nguyễn Tý, Nhân vật người nông dân và nghệ sĩ trong Giao thừa của Nguyễn Ngọc Tư, VN số 21, ra ngày 24/05/2003, trang 7 69 Nguyễn Tý, Ngày đầu năm đọc Cánh đồng bất tận với sức hút... Nguyễn Ngọc Tư, VN số 21, ra ngày 24/05/2003, trang 7 69 Nguyễn Tý, Ngày đầu năm đọc Cánh đồng bất tận với sức hút kì lạ, Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh ngày 07/02/2006 70 Anh Vân, Nguyễn Ngọc Tư: Tôi viết như cảm xúc của mình”, http://vnexpress.net 71 Thảo Vy, Nỗi nhớ qua Cánh đồng bất tận, báo Tuổi trẻ ra ngày 25/11/2005 72 Thảo Vy, Nỗi đau qua Cánh đồng bất tận, Tạp chí văn học Phật giáo, số 2

Ngày đăng: 14/01/2014, 22:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan