KẾT CẤU NGHỆ THUẬT BÀI THƠ MỜI TRẦU CỦA NỮ SỸ HỒ XUÂN HƯƠNG

5 1.9K 3
KẾT CẤU NGHỆ THUẬT
BÀI THƠ MỜI TRẦU CỦA NỮ SỸ HỒ XUÂN HƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ của phụ nữ, vì phụ nữ. Bà là một hiện tượng thi ca độc đáo, hết sức đa dạng, phong phú và không kém phần phức tạp. Về bà, về cuộc đời và con người bà cũng như thơ ca của bà đã tốn nhiều giấy mực của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và giảng dạy văn học. Đến nay, có thể nói rằng, về hiện tượng, về nữ sỹ Hồ Xuân Hương đã tạm thời có những đánh giá trên nhiều phương diện khá thống nhất, được đông đảo bạn đọc chấp nhận. Song thơ ca vốn muôn đời là một ẩn số, vừa mời gọi lại vừa thách thức đối với người thưởng thức, một khi muốn đi sâu khám phá gần nhất, đúng nhất, trúng nhất thế giới nghệ thuật tác phẩm cũng như tư tưởng nghệ thuật của thi phẩm. Vì lẽ đó, bản thân chúng tôi khi có dịp học tập, giảng dạy và nghiên cứu về nữ thi sỹ và thi ca của bà đã luôn trăn trở để cố gắng hiểu trúng được những gì mà nữ sỹ đã ký thác trong thi phẩm. Lần này chúng tôi muốn chia sẻ điều ấy với đông đảo bạn đọc về bài thơ Mời trầu, cụ thể là hiểu lại về kết cấu nghệ thuật của bài thơ này

HIỂU LẠI VỀ KẾT CẤU NGHỆ THUẬT BÀI THƠ MỜI TRẦU CỦA NỮ SỸ HỒ XUÂN HƯƠNG LÊ VĂN TẤN NCS. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ____________________________________ 1. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ của phụ nữ, vì phụ nữ. Bà là một hiện tượng thi ca độc đáo, hết sức đa dạng, phong phú và không kém phần phức tạp. Về bà, về cuộc đời và con người bà cũng như thơ ca của bà đã tốn nhiều giấy mực của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và giảng dạy văn học. Đến nay, có thể nói rằng, về hiện tượng, về nữ sỹ Hồ Xuân Hương đã tạm thời có những đánh giá trên nhiều phương diện khá thống nhất, được đông đảo bạn đọc chấp nhận. Song thơ ca vốn muôn đời là một ẩn số, vừa mời gọi lại vừa thách thức đối với người thưởng thức, một khi muốn đi sâu khám phá gần nhất, đúng nhất, trúng nhất thế giới nghệ thuật tác phẩm cũng như tư tưởng nghệ thuật của thi phẩm. Vì lẽ đó, bản thân chúng tôi khi có dịp học tập, giảng dạy và nghiên cứu về nữ thi sỹ và thi ca của bà đã luôn trăn trở để cố gắng hiểu trúng được những gì mà nữ sỹ đã ký thác trong thi phẩm. Lần này chúng tôi muốn chia sẻ điều ấy với đông đảo bạn đọc về bài thơ Mời trầu, cụ thể là hiểu lại về kết cấu nghệ thuật của bài thơ này. 2. Tại sao chúng tôi lại đặt ra vấn đề hiểu lại về kết cấu nghệ thuật của bài thơ Mời trầu? Trước hết, cần hiểu rằng: tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể. Bản thân nó có khả năng sinh tồn như một sinh mệnh nghệ thuật độc lập với nhà văn. Tức là tác phẩm văn học vốn là con đẻ của nhà văn, là nơi nhà văn gửi gắm, ký thác những tư tưởng về thế giới và nhân sinh, song khi nó ra đời nó lại có một vận mệnh, một cuộc sống riêng, không còn phụ thuộc vào chủ quan của nhà văn nữa. Từ đây, tác phẩm văn học mở ra nhiều kênh, nhiều hướng tiếp cận và giải mã khác nhau từ phía người thưởng thức. Cố nhiên là dù có thưởng thức và giải mã như thế nào đi chăng nữa thì sự giải mã ấy không thể đi quá xa hay xuyên tạc tư tưởng tác phẩm - điều mà nhà văn đã ký thác ở đó. Tức là tác phẩm văn học có sự thống nhất tương đối với tư tưởng nhà văn, là một cách họ lý giải về cuộc sống, về thế giới hiện thực, về tư tưởng và tâm hồn con người. Bởi tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể nên nó là một sinh mệnh nghệ thuật toàn vẹn trong sự phong phú đa dạng và tất nhiên phức điệu. Ở đó chứa đựng các yếu tố, thành tố tham gia vào hệ thống (gọi là bộ phận). Các bộ phận dưới cấp độ chỉnh thể có quan hệ mật thiết, hữu cơ biện chứng với nhau để cùng cấu thành chỉnh thể là toàn tác phẩm. Ngữ nghĩa của từng 1 bộ phận luôn nhỏ hơn nghĩa của hệ thống và nghĩa tổng cộng của các bộ phận cộng lại cũng nhỏ hơn nghĩa của cả chỉnh thể. Giả sử một tác phẩm văn học với tư cách là một hệ thống chỉnh thể bao gồm 3 bộ phận chẳng hạn thì ngữ nghĩa của hệ thống này sẽ là 3+N. N ở đây là tham số ngữ nghĩa do sự liên kết, quan hệ hữu cơ của 3 yếu tố bộ phận kia tạo thành. Ví dụ câu ca dao: Trăm năm đành lỗi hẹn hò, Cây đa bến cũ con đò khác đưa. Ở đây ngữ nghĩa của từng yếu tố như thời gian (trăm năm), một lời hẹn không được thực hiện (đành lỗi hẹn hò), hình tượng một cây đa, một bến nước, một con đò… không làm nên ngữ nghĩa của cả hệ thống là chỉnh thể câu ca dao. Câu ca dao chứa đựng ở đó một tình yêu da diết và cháy bỏng của một người con gái, hoặc một người con trai dành cho người mình yêu thương. Ở đó cùng là một lời than trách về một sự lỡ làng mà có thể bản thân người nam hay nữ đều không có lỗi. Nó là vì một nguyên nhân khách quan nào đó khiến cho người không đến được với người. Câu ca dao buồn, hơi trùng xuống mà vẫn ngời ngợi vẻ đẹp tâm hồn mỗi người dành cho nhau… Theo các nhà lí luận văn học thì chỉnh thể tác phẩm văn học có thể tạm thời chia ra làm 4 cấp độ: ngôn từ, hình tượng, kết cấu và cấp độ toàn tác phẩm. 4 cấp độ này có quan hệ mật thiết với nhau, nâng đỡ cho nhau để tạo nghĩa cho chỉnh thể. Ở bài thơ Mời trầu, lâu nay hai cấp độ là ngôn từ và hình tượng về cơ bản là đã được hiểu chính xác. Riêng cấp độ kết cấu thì chúng tôi muốn bàn lại ở bài viết này. Kết cấu tác phẩm văn học thực chất là sự tổ chức, sắp xếp và thống nhất, cũng là quá trình xâm nhập, chi phối lẫn nhau của hai cấp độ là ngôn từ và hình tượng. Tức là ngôn từ và hình tượng tham gia tạo kết cấu nghệ thuật của tác phẩm văn học. Bài thơ Mời trầu từng được phân tích về mặt kết cấu là: Hai câu đầu: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Đây là động tác Hồ Xuân Hương mời khách dùng trầu. Hai câu kết: Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá bạc như vôi. Đây là Hồ Xuân Hương thể hiện, gửi gắm, ký thác khát vọng tình yêu và hạnh phúc. Có thể nói rằng, cách phân chia kết cấu hình thức nghệ thuật của Mời trầu như vậy mới xem qua có vẻ ổn thoả. Cách hiểu kết cấu bài thơ như vậy một thời gian khá dài chi phối cách giảng tác phẩm này trong nhà trường 2 phổ thông. Bản thân chúng tôi cũng đã từng giảng bài thơ này theo kết cấu như thế. Nhưng hình như có điều gì cần bàn lại ở chỗ này? Phải đặt chỉnh thể thi phẩm vào hoàn cảnh ra đời của nó, tức là đặt vào hoàn cảnh, vào không - thời gian mà nữ sỹ tiếp bạn thơ. Mời trầu như một cuộc giao tiếp, chuyện trò (hẳn sẽ là có thơ đáp, hoặc ít nhất là ánh mắt, nụ cười… của người khách được nữ sỹ ưu ái đặc biệt kia!). Đã là một cuộc giao tiếp giữa chủ và khách thì chúng tôi trộm nghĩ rằng: nếu hai câu đầu đã là mời trầu thì hai câu sau là gì? Đang mời khách dùng trầu mà lại nói với khách về tình yêu, về khát vọng hạnh phúc thì có hồ đồ, có cứng quá không, có vô duyên quá không vì ai thắm, ai xanh, ai bạc ở đây? Hẳn một người như Hồ Xuân Hương không thể vi phạm vào những chuẩn mực tối thiểu của phép lịch sự trong giao tiếp như vậy. Thế thì, nếu cứ qủa quyết hiểu hai câu đầu của bài thơHồ Xuân Hương mời trầu thì nhất định hai câu sau là thừa. Nghĩa là, bài thơ chỉ nên dừng lại với tổng số hai câu (chúng tôi tạm thời miễn bàn đến cái gọi là kết cấu của một bài thất ngôn tứ tuyệt ở đây!). Xem ra như thế bài thơ Mời trầu có thể chỉ sẽ là: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. - Hết - Mời khách ăn trầu như thế là đủ rồi, đủ để thể hiện, đủ để gửi gắm, ký thác tư tưởng cũng như tình cảm và thái độ của mình rồi. Còn sau đó khách hiểu ra sao là ở khách. Hồ Xuân Hương tới chỗ này đã đạt được mục đích, đã rất có duyên trong giao tiếp rồi. Phải vậy chăng? Vậy mà vấn đề lại không đơn giản như thế. Bài thơ vẫn cứ phải là 4 câu, vẫn cứ phải sau đó là: Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá bạc như vôi. Và Hồ Xuân Hương suốt hàng trăm năm qua vẫn cứ là một thi sỹ đầy duyên dáng và khao khát. Và cái cách mà Hồ Xuân Hương mời khách ăn trầu vẫn cứ làm ngây ngất tất cả bao đấng văn nhân quân tử… Thế thì phải hiểu lại về kết cấu nghệ thuật bài thơ. Chúng tôi tạm thời đưa ra suy luận như sau: Hai câu đầu: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Đây không phải là Hồ Xuân Hương mời trầu mà đấy là khoảng thời gian nữ sỹ đang têm trầu (khâu chuẩn bị). Hai câu kết: Có phải duyên nhau thì thắm lại, 3 Đừng xanh như lá bạc như vôi. Đây mới là việc thi sỹ mời trầu (mời khách ăn trầu). Tại sao chúng tôi lại có suy nghĩ về kết cấu thi phẩm này như vậy? Sau đây là lí giải của chúng tôi: Hồ Xuân Hương là thi sĩ của sự tươi mới và tràn ngập khát khao. Bà không chấp nhận cài gì cũ kĩ. Vì lẽ đó, để thể hiện mình là một người luôn tôn trọng, kính trọng cũng là để thể hiện tấm chân tình của mình, khi khách đến chơi nhà Hồ Xuân Hương không dùng một thứ trầu cũ (đã được làm sẵn) để mời khách. (Hiểu thế này thì rõ ràng ở câu thứ hai ta nên dùng chữ mới mà không phải là chữ đã: Này của Xuân Hương mới quệt rồi). Mới quệt cho ta sự suy luận như vậy. Mới là vừa, vừa mới, một khoảng cách thời gian rất ngắn, là vừa làm, vừa têm trầu xong. Hẳn là quả cau cũng vừa được bổ ra, còn ở đó cái vị hăng nồng quyến rũ. Như vậy có nghĩa là, với Hồ Xuân Hương, khi khách tới chơi nhà bà mới têm trầu, bổ cau (quả cau nếu bổ ra mà để lâu chưa dùng sẽ chuyển màu thâm, rất xấu và ăn không ngon), không phải là một sự chuẩn bị trước. Cả chủ và khách đều tươi mới, nguyên vẹn. Hồ Xuân Hương là vậy chăng? Sau khi têm trầu xong thì Hồ Xuân Hương mới mang nó để mời khách (nếu mới chỉ là hai câu đầu mà khách đã dùng trầu - thực chất chưa có trầu để dùng thì khách thực là đám phàm phu tục tử vậy!). Hơn thế, biết đâu, không gian của hai câu đầu khá xa về khoảng cách chủ - khách vì có thể lúc têm trầu Hồ Xuân Hương đang ở phía trong, khách tạm chờ ở ngoài?! Thế nên chúng tôi hiểu hai câu kết của bài thơ mới đích thị là cái cách mà thi sỹ của chúng ta mời khách dùng miếng trầu mới quệt. Hiểu thế này mới thấy được cái lô gíc vận động của hình tượng người mời trầu. Lô gíc như thế là hợp lý, không thừa, không thiếu, vừa đủ, chặt chẽ. Têm trầu xong thì mời trầu. Lẽ hiển nhiên là vậy! Nhưng chỗ này cũng cần phải hiểu linh hoạt là: có thể Hồ Xuân Hương tay bưng cơi trầu ra mời khách và hai câu sau là lời chủ khi mời khách (lời mời rất đặc biệt, rất Hồ Xuân Hương - chỗ này nhiều người đã chỉ ra rồi!). Hoặc cũng có thể biết đâu, trong cái không - thời gian giao tiếp trung đại kia, cái lúc mà thi sỹ vừa têm trầu, vừa bổ cau thì lời thơ (đủ cả 4 câu) bật ra. Nó vừa như hướng đến khách, vừa như lại không hướng đến ai cả. Nếu đúng là vậy thì Hồ Xuân Hương cùng một lúc đạt được hai đích: trong số khách kia (có thể là số ít hoặc cũng có thể là số nhiều) ai thắm thì cả mừng, ai xanh ai bạc thì cả hổ còn nếu lời nói của Xuân Hương có hơi cứng, áp đặt thì khách cũng chả vì thế mà cả giận (khách giận thì cái đích giao tiếp không đạt được!). Nó là vu vơ, hướng tới cả thế giới, cả cõi nhân sinh này đấy chứ. Cái duyên của thi sỹ họ Hồ theo chúng tôi là ở cái sự lấp lửng, đa nghĩa như thế. 4 3. Thế nên chúng tôi vẫn cứ muốn hiểu: Hai câu trên là động tác têm trầu. Còn đây: Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá bạc như vôi. Lại biết đâu là lời nói bật ra vào cái thời điểm mà Hồ Xuân Hương tay bưng cơi trầu, mặt hướng vào khách? Nó là ở một điểm thời gian nào đó phía trước khi khách dùng trầu. Còn ở thời điểm khách dùng trầu lại là vô ngôn, khách chủ nhìn nhau như tất cả nỗi lòng đã được giải bày. Và một khi đã hiểu kết cấu bài thơ như thế thì rõ ràng tư tưởng, nỗi khát khao về tình yêu và hạnh phúc của nữ sỹ họ Hồ có cách gửi gắm thật sâu kín, đầy duyên dáng, vừa phổ quát lại vừa rất Hồ Xuân Hương vậy! Xin được trao đổi cùng bạn đọc! Hà Nội, chớm Thu 2007. ___________________________________________________ 5 . quả cau cũng vừa được bổ ra, còn ở đó cái vị hăng nồng quyến rũ. Như vậy có nghĩa là, với Hồ Xuân Hương, khi khách tới chơi nhà bà mới têm trầu, bổ cau. chia kết cấu hình thức nghệ thuật của Mời trầu như vậy mới xem qua có vẻ ổn tho . Cách hiểu kết cấu bài thơ như vậy một thời gian khá dài chi phối cách

Ngày đăng: 05/01/2014, 06:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan