Quan niệm giáo dục của khổng tử và một số ảnh hưởng của nó trong sự nghiệp giáo dục ở việt nam hiện nay

68 2.6K 7
Quan niệm giáo dục của khổng tử và một số ảnh hưởng của nó trong sự nghiệp giáo dục ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dụcmột trong những vấn đề quan trọng của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thời kì công nghệ thông tin, giáo dục càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dù bất kể trong điều kiện như thế nào thì nền giáo dục nước ta vẫn được quan tâm, đầu tư. Ngay sau khi cách mạng tháng 8 – 1945 thành công, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký ngay sắc lệnh thành lập “ Bình dân học vụ”, kêu gọi tất cả mọi người dân tham gia học tập để xoá nạn mù chữ. Người xác định trong ba thứ giặc, giặc đói, giặc ngoại xâm thì giặc dốt là nguy hiểm nhất, nếu không diệt được giặc dốt thì nguy cơ mất nước ngày càng cao. Ngày nay đất nước bước vào thời bình, Đảng, Nhà nước nhân dân ta ra sức xây dựng Việt Nam thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng an ninh vững mạnh, đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu nhanh chóng bước vào hội nhập với nền kinh tế thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, vì thế giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phải đào tạo ra những con người có tri thức, có trình độ, năng lực, có tài đức, vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đảm đương trách nhiệm, gánh vác công việc của đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá hội nhập quốc tế. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”[x;y], đó là những con người có tri thức tầm hiểu biết cao, có lòng nhiệt huyết, sức sáng tạo lớn. Do đó, đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo trong điều kiện đất nước bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế có vị trí vô cùng quan trọng. Đồng chí Đỗ Mười đã từng nhấn mạnh: “Muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công cần phát triển giáo dục mạnh, phát huy nguồn lực con người, yếu tố của phát triển nhanh, bền vững” ”[x;y]. Đây cũng chính là động lực, mục tiêu, sách lược của Đảng Nhà nước ta trong những năm qua trong những năm sắp tới. 1 Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta có nhiều thay đổi lớn lao, thu được nhiều thành tựu mới: đời sống nhân dân nâng cao có nhiều cải thiện, nền kinh tế phát triển nhanh, đói nghèo cơ bản được đẩy lùi… Nhưng bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường đã len lỏi tác động không nhỏ vào đời sống của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Những giá trị đạo đức truyền thống đang có nguy cơ mất dần, đạo đức lối sống xuống cấp nhanh: sống ẩu, thoái hoá biến chất về đạo đức của một số cán bộ, đảng viên, tham nhũng, lãng phí của công , tăng nhanh. Trước tình hình trên, Đảng, Nhà nước ta, bên cạnh giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản của Chủ nghĩa Mác- Lênin tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cũng đề cao, tăng cường giáo dục đạo đức truyền thống cho nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đát nước, nhằm phấn dấu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đưa đất nước phát triển nhanh, mạnh, bền vững, sánh vai các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong mỏi Xác định được tầm quan trọng giáo dục, Đảng Nhà nước ta đã tích cực đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, kế thừa phát triển những tưởng giáo dục tiến bộ của nhân loại, trong đó có tưởng giáo dục của Khổng Tử - một nhà giáo dục lớn của Trung Quốc cổ đại, của cả nhân loại. Trải bao thăng trầm của lịch sử, mặc dù có lúc bị lãng quên, không được coi trọng ngay tại đất nước, quê hương Khổng Tử, nhưng do giá trị xuyên thời đại của tưởng giáo dục tiến bộ, mà tưởng Khổng Tử đã đến với mọi quốc gia, dân tộc, nhất là các nước phương Đông như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Việt Nam . Những giá trị tiến bộ, tích cực trong tưởng giáo dục Khổng Tử được nhân loại kế thừa, phát triển trong những điều kiện mới. Tồn tại, phát triển hơn 2000 năm, những tưởng của Khổng Tử đã ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong giáo dục, thì tưởng giáo dục Khổng Tử đã góp phần không nhỏ cho việc hình thành, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Thấy được giá trị của tưởng đó, nên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Quan niệm giáo dục của Khổng Tử một số ảnh hưởng của trong sự nghiệp giáo dục Việt Nam hiện nay” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. Do sự hiểu biết còn hạn chế, có nhiều thiếu sót trong quá trình làm bài, 2 em kính mong thầy cô góp ý, chỉ bảo để em hoàn thành tốt đề tài. Em xin chân thành cảm ơn! 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Khổng Tửmột nhà tưởng, nhà triết học, nhà chính trị lớn nên sách vở bàn về ông rất nhiều, từ xưa đến nay ông luôn là đề tài nghiên cứu, tìm hiểu của rất nhiều tác giả, vì trong tưởng của ông chứa nhiều tưởng tiến bộ, có thể vận dụng tốt trong xã hội ngày nay. Đó là nguồn tài liệu, kho tàng vô giá của nhân loại. Việc nghiên cứu để giữ gìn, bảo tồn những giá trị tưởng đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của chúng ta ngày nay đối với ông. Những tác phẩm đã bàn đến Khổng Tử mà em được tiếp cận: - “Nho giáo” của Trần Trọng Kim, NXB Văn học tái bản năm 2003; - “Quan niệm của Nho giáo về giáo dục” của Hồ Trọng Hoài Nguyễn Thị Nga, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. - “Khổng Tử” của Lý Tường Hải, NXB văn hoá thông tin, Hà Nội, 2002. - “Luận Ngữ” của Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn học Hà Nội, 1995. - “Bàn về đạo Nho” của Nguyễn Khắc Viện, NXB Thế giới Hà Nội, 1993 . Đã có các luận văn thạc sĩ triết học ở khoa Lý luận Chính trị, trường Đại học Khoa học, có nội dung liên quan đến khóa luận, như: - “Từ Trung, Hiếu của Khổng Tử đến tưởng Trung, Hiếu của Hồ Chí Minh”, của Trần Thị Hồng Minh, - Thái Doãn Việt về “Tư tưởng của Khổng Tử về giáo dục ảnh hưởng của đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên Nghệ An hiện nay”. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, bài báo đăng tải trên các tạp chí Triết học có nội dung liên quan đến khoa luận. Nhưng nhìn chung các bài viết, bài nói về tưởng giáo dục của Khổng Tử còn chưa được đề cập đến nhiều. Vì đây, là tưởng có nhiều ưu điểm cần học tập nên chúng ta nên nghiên cứu nhiều, nghiên cứu sâu hơn để phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo của chúng hiện nay. 3 Nội dung in đậm này phải viết lại. Phải khái quát được họ đã bàn những gì liên quan đến đề tài? 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn nhằm làm rõ ảnh hưởng tưởng giáo dục của Khổng Tử đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày thân thế, sự nghiệp của Khổng Tử. - Trình bày tưởng giáo dục của Khổng Tử. - Ảnh hưởng của tưởng giáo dục Khổng Tử đói với sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người mới Việt Nam. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu: tưởng giáo dục của Khổng Tử qua các tác phẩm hoạt động thực tiễn của Ông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Chủ yếu qua tác phẩm Luận ngữ. - Ảnh hưởng của tưởng giáo dục Khổng Tử đói với sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người mới Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 5.1. Cơ sở lý luận - Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về giáo dục. - Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục. 5.2. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp chung là phép biện chứng duy vật. - Các phương pháp cụ thể gồm: phân tích tổng hơp, lô gíc lịch sử, thống nhất giữa lí luận thực tiễn, 6. Đóng góp của luận văn. Luận văn góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ ngày nay đạo đức, lối sống làm tài liệu tham khảo cho sự nghiệp giáo dục hiện nay nước ta. 7. Kết cấu của luận văn: 4 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Những quan niệm cơ bản về giáo dục của Khổng Tử. Chương 2: Ảnh hưởng của tuởng giáo dục Khổng Tử trong sự nghiệp giáo dục hiện nay Việt Nam. B. NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ 1.1. Qúa trình hình thành tưởng triết học Khổng Tử. 1.1.1. Tình hình lịch sử Trung Quốc thời Xuân Thu. Triết học Trung Quốc hình thành phát triển trong thời kì xã hội Trung Quốc đang có sự chuyển biến hết sức căn bản lớn lao. Đó là lúc xã hội Trung Quốc bước vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc, thời kì tan rã của chế độ chiếm hữu lệ chế độ phong kiến kỳ đang lên. Thời Xuân Thu, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời đại đồ đồng sang đồ sắt, việc dùng bò kéo cày trở nên phổ biến, hệ thống thuỷ lợi phát triển, kỹ thuật trồng trọt được cải tiến. Nhờ công cụ sản xuất bằng sắt phát triển thuỷ lợi mở mang nên ruộng đất do nông dân khai hoang biến thành ruộng ngày càng nhiều. Bọn quý tộc có quyền cũng chiếm dần ruộng của công xã làm ruộng tư. Trên cơ sở phát triển sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển hơn trước, tiền tệ đã xuất hiện. Sự hình thành của thương nghiệp, buôn bán đã xuất hiện một giai cấp trong xã hội là loại quý tộc mới với thế lực ngày càng mạnh, tranh giành quyền lực với tầng lớp quý tộc cũ. Về chính trị xã hội, thời Tây Chu, chế độ tông pháp “phong hầu kiến địa” vừa có ý nghĩa ràng buộc về kinh tế, vừa có ý nghĩa về chính trị, ràng buộc về huyết thống, có tác dụng giúp cho nhà Chu giữ được một thời gian dài hưng thịnh, thì đến thời Xuân Thu chế độ tông pháp nhà Chu không còn được duy trì nữa. Thiên Tử nhà Chu không còn uy quyền, cai quản các nước chư hầu khắp thiên hạ. Việc các nước gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau, cũng như các lãnh chúa bóc lột tàn khốc dân chúng, không chỉ dẫn tới diệt vong của hàng loạt nước chư hầu nhỏ, mà còn phá hoại lễ nghĩa nhà Chu, phá 5 hoại trật tự triều hội, triều cống, chinh phạt giữa các nước chư hầu làm cho mâu thuẫn giai cấp thống trị ngày càng trở nên gay gắt sự rối loạn trong xã hội ngày càng tăng. Đặc biệt những nghi lễ chặt chẽ tôn nghiêm trước đây đã từng góp phần bảo vệ, làm hưng thịnh chế độ tông pháp nhà Chu, đến lúc này cũng bị xem thường. Tình trạng lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo đức suy đồi thời kì Xuân Thu biểu hiện ra qua các tệ nạn xã hội như “tiến ngôi việt vị”, chư hầu chiếm dụng lễ nghĩa cuả Thiên Tử, đại phu chiếm dụng lễ nghĩa của chư hầu . Trong thời kì loạn lạc này, đạo đế Vương đời trước mờ tối, người đời say đắm về đường công lợi, không ai thiết nghĩ gì đến nhân nghĩa nữa. Cảnh tôi giết vua, con hại cha, anh em vợ chồng chia lìa thường xuyên xảy ra, thiên hạ trở thành “vô đạo”, trật tự lễ nghĩa, cương thường xã hội đảo lộn. Trước tình cảnh trên, người đời đã than rằng: “khắp thiên hạ đều loạn lạc như nước đổ cuồn cuộn, làm thế nào cho thiên hạ trị?”(19; 303). Đó là ung nhọt xã hội mà theo Khổng Tử, đã âm ỉ mục ruỗng từ lâu. Chính điều kiện lịch sử xã hội ấy, đã đặt ra một vấn đề hết sức cơ bản cấp bách, buộc kẻ cầm quyền các nhà tưởng phải giải quyết, làm thế nào để cải biến được xã hội, giáo hoá con người, khiến cho xã hội bình trị. cũng vì thế cục biến loạn, dân tình khổ sở, người trong nước mới lo tìm cách sửa đổi để cứu vớt thiên hạ, các nhà tưởng thời kì này đã đưa ra nhiều phương pháp “trị nước, an dân” mơ ước xây dựng một xã hội lí tưởng, tốt đẹp. Đứng trước bối cảnh xã hội như thế, trên cơ sở thuyết về bản tính thiện của con người, về đức “trung hoà”, “trung dung”, là đạo lí của trời đất, Khổng Tử đã san định đạo của Thánh hiền thành một học thuyết có hệ thống, lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mà dạy người, lấy cương thường mà hạn chế nhân dục, để giữ trật tự trong xã cho bền vững. Phương pháp mà Khổng Tử dùng để trị nước là “đức trị” đề cao việc giáo hoá con người. Hệ thống những tưởng, triết học của Khổng Tử ra đời với mong muốn lập lại trật tự kỉ cương của đạo đức xã hội. 1.1.2. Vài nét về thân thế sự nghiệp của Khổng Tử. Khổng Tử tên là Khâu, tựTrọng Ni, ông sinh vào mùa đông, tháng 10 năm Canh Tuất là năm thứ 21đời vua Linh Vương nhà Chu, tức là vào 6 năm 551TCN vào thời Xuân Thu, tại Ấp Trâu, làng Xương Bình nước Lỗ, nay thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông Trung Quốc. Ông mất vào tháng 4, năm 479 TCN, thọ 73 tuổi. Khổng Tử sinh ra trong một gia đình nghèo, nhưng thực tế gia đình Ông có ông tổ 3 đời vốn thuộc dòng dõi quý tộc sa sút của nước Tống, dời đến nước Lỗ. Thân phụ Khổng Tử là Thúc Lương Ngột làm quan võ. Đến lúc gần già, thân phụ ông mới lấy bà Trưng Tại, họ Nhan, sinh ra Khổng Tử. Bà Nhan thị có lên cầu tự trên núi Ni Khâu, cho nên khi sinh ra Khổng Tử, nhân điều ấy đặt tên là Khâu, tự Trọng Ni. (Có sách chép rằng do trán ông cao gồ lên cho nên mới đạt tên là Khâu, Khâu nghĩa là cái gò) Khổng Tử mồ côi cha khi mới 3 tuổi, rồi thân mẫu mất lúc ông 17 tuổi. Sau khi cha mất được mẹ nuôi dưỡng, dù gia cảnh nghèo khổ bần hàn, nhưng bà Nhan thị vẫn quyết chí nuôi con ăn học, sự bần hàn lúc thiếu thời khó có thể hình dung nỗi nên Khổng Tử đã nói: “ta lúc nhỏ nghèo hèn làm không ít việc bỉ lậu” (11; 14) với các nghề như: quản lí gia súc, kho tàng lương thực, tham gia những nghi thức tế tự, tang ma . Biết được hoàn cảnh gia đinh khó khăn nên ngay từ nhỏ Khổng Tử đã nổi tiếng là người siêng năng, học giỏi, lúc 15 tuổi trở đi ông quyết chí học tập “Ngô Thập hữu ngũ nhi chí ư học”(19; 39). Năm 19 tuổi Khổng Tử lập gia đình với bà Khiên thị sinh ra được một người con trai một người con gái. Con trai ông không có tài năng gì nhưng cháu nội ông là Tử (Khổng Cấp) lúc lớn lên đã trở thành một học giả lỗi lạc. Sau đó năm 20 tuổi Khổng Tử làm chức lại giữ kho, năm 21 tuổi làm chức lại coi việc chăn nuôi. Theo sách Thông khảo, thì năm 22 tuổi bắt đầu dạy học, sau đó ông tiêp tục học nhạc học đạo. Lúc này Khổng Tử còn trẻ tuổi nhưng đã nổi tiếng là người học giỏi, cho nên Lễ Hầu trên giường mà còn dặn lại con rằng: “Khổng Khâu là giòng dõi quý tộc. Họ Khổng bị phiêu bạt nước Tống vì loạn lạc đã bỏ sang nước Lỗ. Tổ tiên Ngài là là ngành trưởng vua nước Tống, nhưng nhường ngôi cho em là vua Li cho nên gia thế Khổng có tiếng là nhún nhường. Người ta thường bảo rằng các bậc hiền triết hay xuất hiện các gia đình quý phái tuy rằng không tất nhiên địa vị quyền quý. Vậy mà, Khổng Khâu còn trẻ đã ham khoa sử học. Y sẽ trở nên một nhà hiền triết sau này. Cho nên ta khuyên các con sau khi ta mất rồi, con nên theo Y mà học 7 tập” (29; 208). Qủa nhiên sau này, cả ba anh em Nam Cung Quát Hà Kị đều nhập môn họ Khổng để học lễ. Cuộc đời Khổng Tử là những bước thăng trầm, vất vả, dù cho ông là người uyên thâm, tài cao đức rộng, muốn mang đạo của mình ra giúp đời, nhưng không một ông vua nào nhìn thấy để trọng dụng một con người đầy tài năng đức độ này cả. Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, Khổng Tử đã tổng kết lại cuộc đời của mình như sau: “Ta 15 tuổi để chí vào việc học đạo. 30 tuổi biết tự lập tức khắc kỉ phục lễ cứ theo điều lễ mà làm; 40 tuổi không nghi hoặc nữa, tức có trí đức nên hiểu rõ ba đức: nhân, lễ, nghĩa; năm 50 tuổi biết mệnh trời, biết được việc nào sức người làm được, việc nào sức người không làm được; 60 tuổi đã biết theo mệnh trời; 70 tuổi theo lòng muốn của mình mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý, không phải suy nghĩ gắng sức mà hành động tự nhiên hợp đạo lý”(19;39). Đây là câu nói nổi tiếng nhất trong “Luận ngữ”, là phản tỉnh tổng kết của Khổng Tử là khắc hoạ chân thực một đời trải qua bao sương gió vất vả gian truân của cuộc đời Ông, là tự truyện của Khổng Tử nhưng đã trở thành triết học nhân sinh, kinh điển của phái Nho gia. Sau 14 năm lang thang, phiêu bạt qua nhiều nước tìm bậc minh quân nhưng không thành giống như “con chó lạc mất chủ”(14; 15) - như cách nói của ông - Khổng Tử lại quay về tiếp tục sự nghiệp “trồng người”. Tuy có mấy lần ông ra làm quan nhưng dạy học vẫn là sự nghiệp lớn mà Khổng Tử theo đuổi suốt cuộc đời. Với tấm lòng tâm huyết của người thầy, Khổng Tử lấy giáo dục làm tối trọng đại. Trọng đại vì có mục đích lấp bằng cái hố phân chia giai cấp xã hội. Trọng đại vì là yếu tố quyết định trong sự thi hành chủ trương chính trị đức hoá nhân trị, lấy nhân cách làm gương mẫu để trị dân, mong nâng mỗi người dân lên trình độ “Hữu sỉ thả cách - biết liêm sỉ là có nhân cách”(29; 255). Khổng Tử đã hết lòng vì học trò, luôn mang tưởng “dạy không biết chán, học không biết mỏi”, nên Khổng Tử đã đào tạo nên một lớp thế hệ học trò xuất sắc, trong đó nổi bật có 72 người hiền tài. Học trò của ông gồm nhiều thành phần, nhiều người đến từ những nơi rất xa, “có đủ con nhà quý tộc, trung lưu, bình dân, có người làm quan Tể, quan đại phu các nước, Tử Cống làm tướng quốc nước Vệ có đi sứ nhiều nước”(16; 390). Qua sự giáo dục dạy dỗ của Khổng Tử học trò không chỉ thông thạo 8 kinh sử mà còn trưởng thành lớn mạnh về đạo đức, ông dạy cách sống cũng như cách làm người, những điều tưởng chừng như rất bình thường nhưng thực sự là cần thiết đối với mỗi người trong cách làm người. Vì thế nên học trò rất kính trọng ông, Nhan Uyên khen: “đạo thầy ta càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy trước mặt bổng hiện sau lưng .”(19; 158). Có được sự kính trọng của mọi người như vậy, “Khổng Tử có uy quyền thế lực gì đâu? chỉ vì ngài là một nhân cách rất viên mãn, rất cao thượng, nếu gọi Ngài tiêu biểu cho nhân loại trong thiên hạ không ai bằng, e cũng đúng lắm”(3; 18). Cuộc đời Khổng Tử là tấm gương sáng ngời về nhân cách đạo đức của một người thầy, luôn hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Đồng thời Khổng Tử cũng là nhà giáo dục lớn của nhân loại với nhiều phương pháp giảng dạy mà đến ngày nay vẫn còn chứa nhiều giá trị sâu sắc, ông xứng đáng được người đòi tôn vinh với danh hiệu cao quý “Vạn thế biểu” (người thầy của muôn đời). Dù hơn mấy nghìn năm trôi qua, vượt mọi thăng trầm của lịch sử nhưng những tưởng giáo dục độc đáo của Khổng Tử ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tinh thần cũng như nền giáo dục của các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Những tưởng giáo dục đó góp phần làm cho công tác dạy học một số nước phương Đông, cũng như quá trình giáo dục nhân cách cho con người thu được nhiều thành quả quan trọng trong xu thế hội nhập phát triển toàn cầu hoá. Đặc biệt, khi mà dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường làm mất đi giá trị đạo đức truyền thống, giá trị nhân văn của dân tộc. Nội dung tưởng giáo dục Khổng Tử được thể hiện tập trung rõ nhất qua tác phẩm “Luận ngữ”. Sách “Luận ngữ” là những lời (ngữ) của Khổng Tử đáp ứng cho đệ tử người đương thời, những lời các đệ tử nói với nhau mà có thưa với Phu tử. Lúc bấy giờ, các đệ tử đều có những lời ghi được. Khi Phu tử mất đi rồi, môn nhân cùng nhau góp lại mà bàn bạc (luận), sắp xếp, vì vậy gọi là “Luận ngữ”. Đọc tác phẩm này, chúng ta thấy rõ quan điểm về giáo dục của Khổng Tử, ông luôn đòi hỏi người học phải tích cực, có ý thức học tập “ôn cũ biết mới”, “học đi đôi với hành” . Đó là những lời căn dặn chân thành, đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc. Để có tri thức, không còn con đường nào khác là học tập, tu dưỡng đạo đức. Luận ngữ còn là sự đối đáp 9 giữa Khổng Tử học trò, thể hiện tình thầy trò đầm ấm mà gần gũi, tạo không khí hăng say cho người học. Ngày nay, Luận ngữ vẫn không mất đi ánh hào quang của nó, vẫn là một viên ngọc quý trong kho tàng văn hoá Phương Đông. Ở nước ta vẫn tiếp tục nghiên cứu để tiếp thu những tưởng hạt nhân tiến bộ, đặc biệt là tưởng giáo dục Khổng Tử. Đó không chỉ là tài sản quý giá của dân tộc Trung Hoa, mà còn là tài sản quý của cả nhân loại. Vì như sự đánh giá của Triệu Tấn - Tể tướng đời Tống đã từng nói: “Chỉ cần nắm được một nửa kiến thức của Luận ngữ là đã có đủ trình độ để làm quan cai trị thiên hạ”(26; 8). Qua tác phẩm Luận ngữ, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những tưởng Khổng Tử, nhất là tưởng giáo dục, đó là tác phẩm chứa nhiều liệu có giá trị khoa học lịch sử, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo của chúng ta hiện nay. 1.1.3. Những nội dung cơ bản tưởng triết học của Khổng Tử. 1.1.3.1. Về thế giới quan. Quan điểm về thế giới của Khổng Tử, chịu ảnh hưởng quan niệm về vũ trụ của người Trung Hoa thượng cổ - những quan niệm lưu truyền trong dân gian được ghi trong sách dịch. Tôn giáo chân chính đối với Khổng Tử là tôn giáo của nhà Tây Chu, cho rằng vạn vật đều có chung nguồn gốc vận động không ngừng theo “đạo” của nó. Ông đã nhiều lần dẫn để đề cập đến “một đầu mối” thể hiện tưởng này đó là: “Trời có nói gì đâu? bốn mùa qua lại, vạn vật sinh trưởng, Trời có nói gì đâu?”(19; 293). Khổng Tử rất tin mệnh Trời. Khổng Tử tin rằng “đạo” có “hành” được hay không “hành” được cũng do thiên mệnh. Thiên mệnh tức là nói tới cái ý chí của trời, Ông cho rằng mệnh trời là yếu tố quyết định đối với lịch sử, xã hội con người. Một đất nước thịnh hay suy, một thời đại trị hay loạn, một người quân tử hay kẻ tiểu nhân, giàu sang nghèo hèn hay vinh hoa phú quý đều do mệnh trời quy định. Khổng Tử cho rằng “sống chết có mạng, giàu sang tại trời” - Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên(19; 198). tưởng này thể hiện rất rõ trong trong tác phẩm Trung Dung của Tử Tư, cháu nội của Khổng Tử: “nếu cái mệnh trời đã sắp xếp con người địa vị giàu sang thì người đó phải hành động theo phận giàu sang, địa vị nghèo hèn người ăn 10

Ngày đăng: 31/12/2013, 11:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan