Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở việt nam hiện nay

11 1.5K 3
Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xử lý vi phạm hành chính trong công tác Quảnbảo vệ rừng quản lý lâm sản Tiểu luận QLNN: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảnbảo vệ rừng Quản lý, bảo vệ phát triển rừng bền vững Việt Nam hiện nay ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn về kinh tế-xã hội. Do vậy tài nguyên rừng cần được quản lý, bảo vệ phát triển bền vững đây cũng là xu thế phát triển lâm nghiệp của thế giới hiện nay. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng 12,61 triệu ha 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã đang thực hiện hoạt động quản sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu cư dân thuộc nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất phòng hộ. Hiện trạng diện tích đất chưa sử dụng toàn quốc còn 6,76 triệu ha, trong đó đất trống đồi núi trọc là 6,16 triệu ha chiếm 18,59% diện tích của cả nước; chủ yếu là đất thoái hóa. Đây là nguồn tài nguyên tiềm năng nhưng đồng thời cũng là thách thức cho phát triển sản xuất lâm nghiệp. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt công tác bảo vệ phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái về diện tích chất lượng rừng, diện tích rừng tăng từ 9,30 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng 0,3 triệu ha/năm). Hiện nay bình quân mỗi năm trồng mới được khoảng 200.000 ha rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng 2.000.000 m3/năm để cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng lâm sản xuất khẩu tiêu dùng trong nước. Hoạt động sản xuất của ngành lâm nghiệp đang chuyển đổi mạnh mẽ từ nền lâm nghiệp quốc doanh, theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền lâm nghiệp xã hội hoá với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Do đó, ngành lâm nghiệp đã tham gia tích cực tạo việc làm, cải thiện đời sống cho gần 25% dân số của Việt Nam sống trên địa bàn rừng núi, góp phần bảo đảm an ninh chính trị xã hội, tạo đà phát triển chung cho đất nước trong các năm qua. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những tồn tại, đặc biệt diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm, một số nơi diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá. Vì vậy, trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 đã xác định: Quản lý, sử dụng phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 được xác định là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 47% vào năm 2020. Trong bối cảnh lâm nghiệp Việt Nam như đã nêu trên, quảnrừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ngành góp phần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân; cải thiện đời sống người dân vùng rừng núi; bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng. Nhận thức rõ điều này, Nhà nước đã đang từng bước hoàn thiện khuôn khổ thể chế chính sách thúc đẩy các hoạt động thực tiễn để quảnrừng được bền vững. ********************************************* CHUYÊN ĐỀ: QUẢNBẢO VỆ RỪNG (KIỂM LÂM) PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 30/08/1963 tại Hội nghị tuyên giáo miền núi, trong bài phát biểu của mình Hồ chủ tịch đã nói: “rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”. Ý kiến của Người là để nhắc nhở cho mỗi chúng ta cần phải nâng cao ý thức trong việc giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của Tổ quốc. Lời nói ấy cho đến hôm nay vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, đó là hiện tượng trái đất ngày một nóng lên, băng tan ngày càng nhiều, lũ quét, lũ ống, vòi rồng, hạn hán, thiên tai xảy ra liên tục nhiều nơi trên thế giới. nước ta khu vực miền trung thường xuyên phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người tài sản, dịch bệnh ra tăng trước tình hình đó, mỗi người chúng ta cần phải chung tay, góp sức vào công cuộc bảo vệ rừng, bởi vậy có thể coi bảo vệ rừng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Vậy rừng là gì? Rừng có vai trò gì trong đời sống con người? Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (trích điều 3 – Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004). Rừng đóng một vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người, do đặc tính sinh học chất diệp lục có trên lá cây mà rừng như một cỗ máy kì diệu, hấp thụ khí độc, khí bụi bẩn trả lại cho nhân loại là những chất khí sạch sẽ trong lành. Bởi vậy mà rừng còn được gọi là “ lá phổi xanh của Trái Đất”, là nhà máy lọc khí khổng lồ của nhân loại; rừng cung cấp lâm sản, nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, dược liệu quý phục vụ cho sức khoẻ nhu cầu chữa bệnh của con người; rừng bảo vệ môi trường sinh thái, giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hoá đất, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán thiên tai, bảo vệ đồng ruộng, chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng lấn biển bảo vệ dân cư ven sông, ven biển; rừng có tác dụng làm giảm tiếng ồn, điều hoà khí hậu, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, là nơi tham quan, du lịch của con người; ngoài ra rừng còn là nguồn thu nhập chính của các đồng bào dân tộc miền núi góp phần xoá đói, giảm nghèo cho xã hội. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người, gắn bó với lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Xin mượn vần thơ của Tố Hữu để nói lên điều đó: “ Núi giăng thành lũy thép dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” Đối với ta rừng là “rừng vàng”, còn đối với kẻ thù rừng là “rừng thiêng nước độc” như vậy là ngoài những lợi ích nêu trên rừng còn mang giá trị tinh thần trong những cuộc kháng chiến của quân dân ta. Rừng còn che chở cho bộ đội ta vượt qua dãy Trường Sơn mang vũ khí đến miền Nam để giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ. Suốt chiều dài Tổ quốc từ địa đầu Móng Cái cho tới mũi Cà Mau không đâu là không có rừng. Rừng khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này, cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Rừng đã mang lại những lợi ích quý báu như vậy, mà nhiều người đã chặt phá rừng một cách không thương tiếc. các khu rừng già, hiện tượng chặt phá rừng để buôn bán lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra, làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên rừng những kẻ đó mới đáng bị trừng trị trước pháp luật. Cũng có những người vì muốn mưu sinh nên họ mới phải chặt phá rừng, săn bắt thú bán cho những người giàu với cái giá cực kì rẻ; đó là do hiểu biết của họ còn kém, hoàn cảnh bắt buộc nhà nước chưa chủ động quan tâm đến họ. Một số đồng bào dân tộc do chưa nhận thức được vai trò quan trọng của rừng đối với đời sống, hiện tượng trồng Thảo quả dưới tán rừng già cũng là nguy cơ gây mất rừng, chỉ vài chục năm nữa khi tầng cây cao già cỗi thì rừng sẽ hết việc du canh, du cư của họ rất có hại như: họ phải đốt rừng để trồng cây lương thực canh tác xong vài ba vụ đất hết chất màu họ lại bỏ đến khu rừng khác để sinh sống. Nếu chặt phải rừng phòng hộ sẽ gây ra hậu quả khôn lường như không ngăn được bão lớn, lũ lụt. Rừng thật quý giá phải không các bạn? Nên chúng ta phải có ý thức bảo vệ rừng, tuyên truyền cho mọi người để cùng nhau thực hiện việc bảo vệ rừng, nếu thấy các hành vi chặt phá hay phá hoại rừng thì phải nhắc nhở, ngăn chặn hoặc báo với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Hiện nay, nhiều khu rừng Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị tàn phá. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị tàn phá mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều các cánh rừng già. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần một mồi lửa trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phát rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép. Ngoài ra tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan không đúng quy hoạch, kế hoạch cũng là một trong những nguyên nhân gây mất rừng. Chính vì vậy mà việc phá hoại rừng của người dân đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn sóng thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, bao nhiêu người phải thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện đe dọa người dân nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch, các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng oxi giảm. nếu hết oxi thì Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch; do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số đồng bào dân tộc vùng cao; do quá trình chuyển hoá đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp; do xây dựng cơ bản, xây dựng đường giao thông, công trìnhthuỷ điện; khai thác khoáng sản; do hoạt động phá rừng của bọn lâm tặc nhằm để lấy lâm sản; do sự quản lý của các cấp, các ngành còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ Vì vậy để khắc phục tình trạng trên cần phải: tuyên truyền nhắc nhở mọi người thấy rõ được tầm quan trọng cần thiết của việc chăm sóc, bảo vệ rừng, ngăn chặn những hành động, việc làm xâm hại đến rừng; có kế hoạch thực hiện chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc của nhà nước, địa phương đề ra; bỏ lối sống du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy; cần phải có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành trong việc phối kết hợp nhằm ngăn chặn mọi hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng. trong đó Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt, chuyên trách làm công tác bảo vệ rừng, tại các điều 79, 80, 81, 82 chương VI, Luật bảo vệ phát triển rừng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm, tổ chức của lực lượng kiểm lâm như sau: Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Chủ tịch Uỷ ban nhân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ phát triển rừng; Kiểm tra, kiểm soát chống chặt phá, khai thác, sử dụng rừng, vận chuyển,kinh doanh, chế biến lâm sản trái pháp luật, phòng chống cháy rừng; đấu tranh ngăn chặn xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ phát triển rừng; Xử phạt vi phạm hành chính áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ phát triển rừng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự pháp luật về tố tụng hình sự. Để thực thi Luật bảo vệ phát triển rừng đi vào cuộc sống, nhất là thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm thì mỗi công chức kiểm lâm cần phải nắm vững được kiến thức về pháp luật; các nguyên tắc về quản lý hành chính nhà nước; các phương pháp quản lý hành chính nhà nước; các hình thức xử lý hành chính; tính hợp pháp hợp lý của quyết định quản lý hành chính, quy trình ban hành tổ chức thực hiện quyết định quản lý hành chính, để chủ động giải quyết các mối quan hệ xã hội, các hành vi vi phạm theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Trong tình hình xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của mỗi công dân cộng đồng dân cư ngày càng cao thì các hành vi vi phạm Luật bảo vệ, phát triển rừng đang diễn ra rất nghiêm trọng ngày càng phức tạp. Tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái pháp luật diễn ra với thủ đoạn hết sức tinh vi, với quy mô lớn đã làm cho nguồn tài nguyên rừng suy giảm nghiêm trọng cả về trữ lượng, diện tích chất lượng rừng; nhiều loài ĐVHD quý hiếm bị tuyệt chủng, ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng sinh học, môi trường, biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ôzôn Để từng bước nâng cao hiệu quả trong công tác quảnbảo vệ rừng, chúng ta cần phải: Có kế hoạch thực hiện chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc của nhà nước, địa phương đề ra; bỏ lối sống du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy; tuyên truyền nhắc nhở mọi người thấy rõ được tầm quan trọng cần thiết của việc chăm sóc, bảo vệ rừng, ngăn chặn những hành động, việc làm tổn hại đến rừng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh các đối tượng có hành vi vi phạm Luật bảo vệ phát triển rừng. Sau đây là tình huống vi phạm Luật bảo vệ phát triển rừng đã xảy ra tại Hạt kiểm lâm huyện Bảo Thắng – Lào Cai: PHẦN II: NỘI DUNG Tên tình huống: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảnbảo vệ rừngvà quản lý lâm sản. Vào hồi 08 giờ 30 phút ngày 10 tháng 4 năm 2010. Trạm kiểm lâm cụm xã Xuân Giao thuộc Hạt kiểm lâm Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai, nhận được nguồn tin báo từ quần chúng nhân dân có một chiếc xe ô tô loại 1,25 tấn màu xanh mang biển kiểm soát 24N-1234 có phủ bạt chạy theo hướng từ huyện Văn Bàn ra Lào Cai, trên xe có chở gỗ. Sau khi xác định lại tính chính xác của thông tin, đồng chí Phạm Trọng Tính – Trạm trưởng trạm kiểm lâm cụm xã Xuân Giao đã cử Tổ công tác gồm 04 đồng chí: Phạm Trọng Tính, Nguyễn Huy Phòng, Nguyễn Khắc Hiếu, Quyền Đình Tâm do đồng chí Phạm Trọng Tính làm Tổ trưởng dùng 02 xe máy cá nhân đi kiểm tra theo nguồn tin trên. Đến 9 giờ 30 phút cùng ngày tại đoạn đường thuộc khu vực nhà máy tuyển Tằng Loỏng, Tổ công tác phát hiện chiếc xe mang biển kiểm soát 24N-1234 trùng với đặc điểm như nguồn tin báo. Kiểm lâm viên Nguyễn Khắc Hiếu dùng còi, cờ hiệu kiểm lâm yêu cầu lái xe dừng lại đỗ vào lề đường để kiểm tra. Đồng chí Tổ trưởng trao đổi nội dung kiểm tra với lái xe tiến hành kiểm tra. Qua kiểm tra thực tế phát hiện trên xe có 02 khúc gỗ tròn, xác định là gỗ Pơ mu, ngoài ra Tổ công tác không phát hiện thêm một loại hàng hoá nào khác. Sau khi kiểm tra xong, Tổ trưởng tổ công tác yêu cầu lái xe giải trình ai là chủ số gỗ trên thì xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Sau một hồi quanh co chối cãi cuối cùng lái xe đã đứng ra nhận số gỗ trên là do chính lái xe mua của một số người dân khi đi từ Văn Bàn ra, không có giấy tờ gì. Trước sự chứng kiến của ông Nguyễn Thành Nam, là người dân của Thị trấn Tằng Loỏng, - huyện Bảo Thắng- tỉnh Lào Cai, Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với lái xe Phạm Văn Khoa trú tại xã Phú Nhuận – huyện Bảo Thắng – tình Lào Cai điều khiển ô tô mang biển kiểm soát 24N-1234 về hành vi mua bán, vận chuyển gỗ trái phép. Vi phạm vào Điều 12 Luật bảo vệ phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 11 năm 2009. Trong biên bản Tổ công tác đã lập tạm giữ 01 ô tô biển kiểm soát 24N-1234 mang tên Bùi Văn Tỉnh; 01 giấy phép lái xe mang tên Phạm Văn Khoa; 02 khúc gỗ Pơ mu về Hạt kiểm lâm Bảo Thắng báo cáo cấp trên giải quyết. Biên bản lập xong giao cho đương sự 01 bản hẹn đúng 09 giờ ngày 11 tháng 4 năm 2010, đương sự có mặt tại Hạt kiểm lâm Bảo Thắng để giải quyết theo quy định của pháp luật. Sáng ngày 11 tháng 4 năm 2010 tại Hạt kiểm lâm Bảo Thắng, bộ phận Pháp chế củng cố hồ sơ tham mưu cho lãnh đạo Hạt ra Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, lập biên bản tạm giữ xác định nhãn hiệu, loại xe, tình trạng của xe, số lượng, khối lượng, chủng loại lâm sản lấy lời khai đương sự xác minh cụ thể như sau: Phạm Văn Khoa khai nhận toàn bộ số gỗ trên là do Anh tự ý mua về để sử dụng đóng giường, tủ. Còn xe là thuê của ông Tỉnh, trong quá trình làm việc Ông Khoa đã xuất trình được giấy hợp đồng thuê xe có thời hạn với Ông Tỉnh, hợp đồng viết tay có xác nhận của UBND xã Phú Nhuận ngày 05 tháng 01 năm 2010. Hạt kiểm lâm huyện Bảo Thắng đã cho mời Ông Bùi Văn Tỉnh đến để làm rõ vụ việc, qua buổi làm việc trực tiếp với Ông Tỉnh, được biết từ khi thuê xe tháng 01 năm 2010 Ông Khoa chấp hành tốt các quy định của pháp luật, đồng thời Ông Tỉnh cũng đưa ra một bản hợp đồng viết tay giữa hai người như bản hợp đồng mà Ông Khoa đã xuất trình trước đó. Sau khi căn cứ vào bản tường trình cũng như lời khai của Ông Khoa Ông Tỉnh. Hạt kiểm lâm Bảo Thắng tiến hành lập biên bản xác minh cụ thể về số lượng, khối lượng, chủng loại gỗ như sau: 02 khúc gỗ tròn là gỗ Pơ mu, thuộc nhóm I trong bảng phân loại 8 nhóm gỗ theo Quyết định số 2198-CNR của Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 1977 nhóm IIA trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006; gỗ có đường kính 50 cm, dài 02 m, Tổng khối lượng 0,785 m3. Ông Khoa đã thừa nhận hành vi vi phạm vì không hiểu biết Luật bảo vệ phát triển rừng nên đã xảy ra vi phạm, Ông đã chấp hành tốt yêu cầu của Tổ công tác, trình bày hoàn cảnh khó khăn đề nghị xử lý mức thấp nhất, xin trả lại xe cho chủ sở hữu hợp pháp chiếc xe đó. Ngày 16 tháng 4 năm 2010, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Bảo Thắng sau khi xem xét hồ sơ vụ việc, thái độ, hành vi vi phạm, nhân thân của Ông Khoa, Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Ông Khoa về hành vi người điều khiển phương tiện vận chuyển gỗ quý hiếm trái phép hành vi mua bán gỗ quý hiếm trái phép, với hình thức: Phạt chính: Phạt tiền: + Mua bán gỗ quý hiếm trái phép + Vận chuyển gỗ quý hiếm trái phép Phạt bổ sung: Tịch thu 0,785m3 gỗ Pơ mu sung công quỹ nhà nước; trả lại 01 xe ô tô cho Ông Bùi Văn Tỉnh; trả lại 01 giấy phép lái xe cho Ông Khoa. Ông Khoa đã chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Bảo Thắng, không có khiếu nại gì. 1. Phân tích tình huống, căn cứ pháp lý, xác định mục tiêu. 1.1. Phân tích tình huống: - Xác định tính chính xác của nguồn tin báo, phân công Tổ công tác triển khai nhiệm vụ cụ thể để đạt hiệu qủa cao nhất. - Khi kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm, xác định đối tượng vi phạm, người điều khiển phương tiện các đối tượng liên quan. - Khi lâm sản kiểm tra không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp thì lập biên bản vi phạm hành chính đình chỉ hành vi vi phạm (tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm), củng cố hồ sơ báo cáo lãnh đạo xem xét giải quyết cụ thể: + Đương sự Phạm Văn Khoa vừa là chủ lâm sản, vừa là người điều khiển phương tiện. + Chủ sở hữu hợp pháp xe ô tô 24N-1234 là của Ông Bùi Văn Tỉnh (có hợp đồng cho thuê xe giữa Ông Tỉnh Ông Khoa) - Sau khi củng cố hồ sơ Hạt kiểm lâm Bảo Thắng ra Quyết định xử phạt đương sự Phạm Văn Khoa về 02 hành vi, với Hình thức: + Phạt chính: Phạt tiền: - Mua bán gỗ quý hiếm trái phép - Vận chuyển gỗ quý hiếm trái phép + Phạt bổ sung: Tịch thu 0,785m3 gỗ Pơ mu sung công quỹ Nhà nước. - Trả lại 01 xe ô tô cho Ông Tỉnh. - Trả lại 01 giấy phép lái xe cho Ông Khoa. - Ông Khoa chấp hành nghiêm chỉnh Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Hạt kiểm lâm Bảo Thắng, không có khiếu nại gì. 1.2. Căn cứ pháp lý: Để xử lý vi phạm hành chính trong công tác quảnbảo vệ rừng, cần căn cứ vào những văn bản sau: - Luật bảo vệ phát triển rừng số: 29/2004/QH11, được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004; - Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số: 04/2008/PL-UBTVQH12; - Chỉ thị số: 08/2006/CT-TTg của Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác quảnbảo vệ rừng PCCCR; - Quyết định số: 59/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn ngày 10 tháng 10 năm 2005 quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản; - Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 quy định về quản lý động thực vật rừng nguy cấp quý hiếm nhóm IA, IB, IIA,IIB. - Nghị định số: 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảnbảo vệ rừng quản lý lâm sản. 1.3. Xác định mục tiêu xử lý: - Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm trong lĩnh vực quảnbảo vệ rừng quản lý lâm sản. - Xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật để ngăn ngừa các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBVR. - Xác định được hành vi vi phạm của đương sự đã vi phạm vào Điều nào của Luật bảo vệ phát triển rừng; Điều, khoản nào của Nghị định 99/2009/NĐ-CP - Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của ai, được quy định trong Pháp lện xử lý vi phạm hành chính đã được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2008. - Xử lý về hành vi mà đương sự vi phạm. - Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ. - Tịch thu toàn bộ số tang vật sung công quỹ Nhà nước. - Thông báo trả lại xe cho chủ sở hữu hợp pháp, trả lại giấy phép lái xe cho lái xe. 2. Phương án giải quyết tình huống: Căn cứ xử lý theo Nghị định số: 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảnbảo vệ rừng quản lý lâm sản. 2.1. Phương án 1: - Phạt chính: phạt tiền về hành vi vi phạm như sau: + Xử phạt vi phạm hành chính đối với đương sự Phạm Văn Khoa với vai trò là người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép; + Hành vi mua lâm sản trái phép (Mức phạt đúng theo quy định của Nghị định số: 99/2009/NĐ-CP) - Phạt bổ sung: trả lại xe ô toàn bộ số gỗ trên. - Ưu điểm: phương án này đơn giản, nhanh gọn, có lợi cho đương sự. - Nhược điểm: phương án này xử lý chưa nghiêm khắc, không có tác dụng răn đe đối tượng vi phạm các đối tượng khác. 2.2. Phương án 2: - Phạt chính: phạt tiền về hành vi vi phạm như sau: + Xử phạt về hành vi vận chuyển gỗ quý hiếm trái phép. + Xử phạt về hành vi mua bán gỗ quý hiếm trái phép. - Phạt bổ sung: + Tịch thu toàn bộ lâm sản sung công quỹ Nhà nước. + Xử lý vi phạm theo khung hình phạt cao nhất, do vi phạm hai hành vi có tình tiết tăng nặng. + Tịch thu xe ô tô sung công quỹ Nhà nước. - Nhận xét: Xử lý theo phương án này thiếu khách quan, chưa phù hợp với mức độ vi phạm vị khối lượng lâm sản vi phạm chưa tới mức tịch thu ô tô, hơn nữa xe ô tô là của ông Tỉnh đã có hợp đồng cho thuê xe hợp pháp, không thoả đáng sẽ dẫn tới khiếu nại. 2.3. Phương án 3: - Phạt chính: phạt tiền về hai hành vi: + Vận chuyển gỗ quý hiếm trái phép. + Mua bán gỗ quý hiếm trái phép. - Phạt bổ sung: + Tịch thu toàn bộ số lâm sản vi phạm sung công quỹ Nhà nước. + Trả lại 01 xe ô tô biển kiểm soát: 24N-1234 cho ông Bùi Văn Tỉnh. - Nhận xét: phương án này tối ưu nhất, xử lý đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lợi của người vi phạm những người có liên quan, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu mà tình huống đã đặt ra. Từ việc xây dựng ba phương án trên, tôi chọn phương án 3 là phương án tối ưu nhất. 3. Giải quyết phương án 3: - Xác định mức xử phạt: Căn cứ vào hành vi vi phạm; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để xác định mức xử phạt. Trong tình huống này, Đương sự không có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ. Vậy áp dụng mức phạt là mức trung bình của khung hình phạt. - Xác định thẩm quyền xử phạt: Căn cứ vào hành vi vi phạm; mức tối đa của khung hình phạt đối với từng hành vi vi phạm để xác định thẩm quyền xử phạt. Trong tình huống này: một người, cùng một lúc thực hiện hai hành vi vi phạm, mà mỗi hành vi vi phạm có mức xử phạt tối đa của khung hình phạt dưới mười triệu đồng, nên thẩm quyền xử phạt của Hạt trưởng Hạt kiểm lâm. Xác định thẩm quyền, hình thức, mức phạt đối với Đương sự như sau: Căn cứ vào Khoản 3 - Điều 35 của Pháp lệnh số: 04/2008/UBTVQH12 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ngày 02 thán 4 năm 2008 về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Kiểm lâm. Trích “ Khoản 3 - Điều 35. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Kiểm lâm”: 3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng; d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Căn cứ vào Khoản 3 - Điều 23 – Nghị định số: 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của kiểm lâm trong lĩnh vực quảnbảo vệ rừng quản lý lâm sản: Điều 23. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm 3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng (sau đây gọi chung là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm); Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động (Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động phòng cháy, chữa cháy rừng), có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 3, 5 Điều 6 của Nghị định này. Căn cứ vào Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định gỗ Pơ mu thuộc nhóm IIA, là thực vật rừng quý hiếm hạn chế khai thác vì mục đíchthương mại. Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Bảo Thắng, sau khi xem xét vào hồ sơ căn cứ vào các văn bản quy định của pháp luật, đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Đương sự Phạm Văn Khoa về các hành vi vi phạm sau: *Phạt chính: Phạt tiền về 02 hành vi: - Hành vi mua bán lâm sản trái phép (gỗ quý hiếm nhóm IIA 0,785m3): không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, mức phạt trung bình của khung hình phạt: Áp dụng Điểm d, Khoản 1, Điều 21, NĐ số: 99/2009/NĐ-CP: (3000.000 + 10.000.000) : 2 = 6.500.000 đồng (Sáu triệu năm trăm nghìn đồng) - Hành vi vận chuyển lâm sản trái phép (gỗ quý hiếm nhóm IIA 0,785m3): không có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, mức phạt trung bình của khung hình phạt: Áp dụng Điểm d, Khoản 1, Điều 20, NĐ số: 99/2009/NĐ-CP: (500.000 + 10.000.000) : 2 = 5.250.000 đồng (Năm triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng) Tổng mức phạt của hai hành vi là: 6.500.000 + 5.250.000 = 11.750.000 (Mười một triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng) * Phạt bổ sung: - Tịch thu 02 khúc gỗ Pơ mu, khối lượng 0,785m3 sung công quỹ Nhà nước. * Căn cứ vào Khoản 5 – Điều 61 – Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số: 04/2008; căn cứ vào Điểm b – Khoản 9 – Điều 2 – Nghị định số: 99/2009/NĐ-CP: - Trả lại phương tiện vận chuyển: 01 xe ô tô biển kiểm soát 24N-1234 các giấy tờ liên quan cho Ông Bùi Văn Tỉnh, là chủ sở hữu hợp pháp chiếc xe trên bị người sử dụng trái phép. - Trả lại 01 giấy phép lái xe mang tên Phạm Văn Khoa. Ông Khoa có trách nhiệm nộp đủ số tiền trên tại Kho bạc Nhà nước huyện Bảo Thắng. Sau 10 ngày nhận được Quyết định nếu Ông Khoa không chấp hành Quyết định bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Ông Khoa có quyền khiếu nại Quyết định tại Hạt kiểm lâm Bảo Thắng. Trên cơ sở xem xét tính chất, mức độ vi phạm, thái độ của Đương sự; Căn cứ vào Điều 35, Điều 43 – Nghị định số: 99/2009/NĐ-CP, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Bảo Thắng ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Đương sự Khoa tịch thu số gỗ trên bàn giao cho phòng tài chính – kế hoạch huyện Bảo Thắng, để tổ chức định giá bán đấu giá theo quy định của Nhà nước, thu tiền nộp ngân sách Nhà nước. (Trong đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính gồm các bước: Ra Quyết định XPVPHC – giao QĐ cho Đương sự - hướng dẫn đôn đốc sự thực hiện QĐ – xử lý tang vật, phương tiện vi phạm). Việc xử lý vi phạm đối với Ông Khoa là hợp tình, hợp lý. Do vậy Ông Khoa hoàn toàn nhất trí chấp nhận hình phạt, không có thắc mắc gì hứa sẽ không bao giờ tái phạm. 4. Ý nghĩa của việc giải quyết phương án: Ý nghĩa về khoa học: Xử lý vụ việc đúng trình tự, đúng pháp luật, khách quan, dân chủ, đúng người, đúng tội. Đòi hỏi việc lập hồ sơ củng cố hồ sơ phải chặt chẽ, chứng cứ, tang vật vi phạm phải chính xác, rõ ràng để khi xử lý không bỏ lọt hành vi của người vi phạm. Ý nghĩa nhận thức: Qua công tác đấu tranh phòng ngừa các hành vi vi phạm hành chính, đối với đương sự đã nhận thấy mình đã vi phạm pháp luật của Nhà nước, tự giác chấp hành việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Từ đó có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, nhắc nhở mọi người dân chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về lĩnh vực quảnbảo vệ rừng quản lý lâm sản, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng được tốt hơn. Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc xử lý hành vi mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép của ông Phạm Văn Khoa cho thấy: để công tác xử lý được thuận lợi, bảo đảm quyền của người vi phạm lợi ích của Nhà nước, xử lý đúng pháp luật thì Cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ củng cố hồ sơ, tham mưu xử lý phải chuẩn bị đầy đủ các văn bản của Nhà nước quy định về công tác quảnbảo vệ rừng; đấu tranh làm rõ, giải thích cho đương sự thật sự hiểu rõ hành vi vi phạm của mình có thái độ chấp hành tốt thì sau khi xử lý đương sự mới chấp hành tốt Quyết định xử lý không có khiếu nại. PHẦN III: KẾT LUẬN, TỒN TẠI KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua việc phân tích lựa chọn, giải quyết các phương án trong tình huống nêu trên, chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm sau: Việc xử lý vi phạm phải được chuẩn bị kỹ lưỡng các văn bản, xử lý đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, khách quan, đúng người, đúng tội, hợp tình, hợp lý thì công tác xử lý sẽ không gặp khó khăn. Xử lý đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, như tình huống trên phạt 8.250.000 đồng là đúng pháp luật, vì một người vi phạm hai hành vi cùng một lúc. Trả lại xe ô tô biển số 24N-1234 cho ông Bùi Văn Tỉnh là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe là đúng với quy định của pháp luật. 2. Tồn tại: Mặc dù đã tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nhân dân nắm được các quy định của Nhà nước về việc mua bán, vận chuyển lâm sản nhưng một số đối tượng vì hám lợi nhu cầu sử dụng của con người, do trình độ nhận thức của dân trí còn thấp, do thiếu hiểu biết đã vi phạm pháp luật. Sau khi xử lý với số tiền lớn, đương sự có hoàn cảnh khó khăn không thu được tiền ngay, thì phải thu làm nhiều lần hoặc có vụ việc phải xử lý mức thấp nhất mới thu được tiền. Một số đối tượng không thu được tiền phải tiến hành cưỡng chế, nhưng trong nhà không có tài sản gì đáng giá nên việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Việc tịch thu phương tiện vi phạm trên thực tế cũng gặp khó khăn, ví dụ như đương sự mượn xe của người quen, người thân để vận chuyển lâm sản trái phép, không có giấy tờ gì chứng minh việc cho thuê, mượn giữa hai người. Nếu tịch thu xe sẽ gây kiện cáo, khiếu nại, bất đồng chủ xe hợp pháp, còn không tịch thu thì không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Các ngành, các cấp chính quyền chưa thực hiện tốt Quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, ngày 21 tháng 12 năm 1998 về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng đất lâm nghiệp. Một số chủ rừng được giao đất, giao rừng chưa làm tròn trách nhiệm của mình trong công tác quảnbảo vệ rừng, chưa thực hiện đúng quy trình, trình tự, thủ tục khai thác. Thậm trí còn tiếp tay cho bọn lâm tặc phá rừng. Lực lượng kiểm lâm còn thiếu về số lượng, chất lượng đào tạo chưa cao, quyền hạn còn hạn chế, công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ, toàn diện cộng với thủ đoạn của bọn lâm tặc ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Mặt khác nhận thức của mỗi người dân chưa tốt, do siêu lợi nhuận từ việc buôn bán lâm sản trái phép, do nhu cầu sử dụng, tiêu dùng những sản phẩm từ rừng ngày càng tăng, dẫn tới việc vi phạm các quy định trong lĩnh vực quảnbảo vệ rừng quản lý lâm sản. 3. Kiến nghị, giải pháp về QLBVR trong thời gian tới: 3.1.Giải pháp trước mắt: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về Lâm nghiệp: Rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ phát triển rừng; sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo hướng đảm bảo lợi ích của những người làm nghề rừng, những người trực tiếp tham gia bảo vệ rừng, tạo động lực thu hút đầu tư cho công tác bảo vệ rừng phát triển rừng. Tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm về phá rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép lâm sản, săn bắn Động vật hoang dã trái phép. Làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, trong đó công tác phòng cháy rừngquan trọng hành đầu; chữa cháy rừng phải kịp thời, tích cực, triệt để. Quản lý hoạt động sản xuất nương rẫy, chăn thả gia súc. 3.2. Giải pháp lâu dài: Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong các tầng lớp nhân dân để nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ, phát triển rừng. Đặc biệt là các đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa để hạn chế việc khai thác rừng trái phép, phá rừng làm nương rẫy, vận động nhân dân thay đổi tập quán canh tác nương rẫy. Nâng cao vai trò, trách nhiệm năng lực bảo vệ rừng của các cấp chính quyền, đặc biệt đối với cấp xã. Tăng cường biên chế nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm, đồng thời tiếp tục tổ chức lực lượng kiểm lâm gắn với chính quyền xã, làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền cơ sở thực hiện tốt việc quảnbảo vệ rừng trên địa bàn. Tăng cường sự phối kết hợp với các cơ quan Công an, Quân đội trong công tác đấu tranh ngăn chặn các đối tượng có hành vi khai thác, chặt phá, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trong công tác PCCCR. Hàng năm mở các lớp tập huấn nhằm bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức kiểm lâm cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Cần sửa đổi, bổ sung một số các văn bản pháp luật về công tác quảnbảo vệ rừng chưa phù hợp với thực tế một số địa phương như: Quyết định số: 59/2005/QĐ-BNN

Ngày đăng: 31/12/2013, 11:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan