Phát huy nguồn lực con người ở kon tum hiện nay

96 660 0
Phát huy nguồn lực con người ở kon tum hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ HOÀI THU PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TỈNH KONTUM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH : TRIẾT HỌC MÃ SỐ : 60. 22. 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĂN HÒA Huế, 2010 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ HOÀI THU 2 Lơ ̀ i ca ̉ m ơn Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Hoà đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lý luận chính trị Trường Đại học khoa học Huế và bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn cũng như trong suốt thời gian hai năm học qua. Học viên Nguyễn Thị Hoài Thu 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐ-ĐH : Cao đẳng - Đại học ĐH : Đại học TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .11 6. Đóng góp của luận văn .12 7. Kết cấu của luận văn .12 NỘI DUNG .13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI .13 1.1. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về con người 13 1.1.1. Quan niệm về bản chất con người 13 1.1.2.Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử .23 1.2. Quan niệm về nguồn lực, nguồn lực con người .27 1.2.1. Quan niệm về nguồn lực .27 1.2.2. Quan niệm về nguồn lực con người 30 1.3. Vai trò của nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 42 1.3.1. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu phát huy nguồn lực con người 42 1.3.2. Vai trò của nguồn lực con người đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất .46 1.3.3. Vai trò của nguồn lực con người trong mối quan hệ với các nguồn lực khác .48 1.3.4. Vai trò nguồn lực con người ngày càng tăng cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội 51 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TỈNH KON TUM HIỆN NAY .54 5 2.1. Thực trạng nguồn lực con người tỉnh Kon Tum hiện nay 54 2.1.1. Về số lượng nguồn lực con người 55 2.1.2. Chất lượng nguồn lực con người 58 2.1.3. Về cơ cấu nguồn lực con người 63 2.2. Khả năng sử dụng và huy động nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum hiện nay 68 2.3. Định hướng và giải pháp phát huy nguồn lực con người tỉnh Kon Tum .74 2.3.1. Định hướng .74 2.3.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển nguồn lực con người Kon Tum hiện nay 77 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nguồn lực con ngườinguồn lực cơ bản, quyết định của lực lượng sản xuất và của quá trình phát triển phát triển kinh tế xã hội. Khác với các nguồn lực khác, nguồn lực con ngườinguồn lực đặc biệt của quá trình sản xuất; trong quá trình sản xuất các nguồn lực khác không có khả năng sáng tạo và tái sinh; trái lại, nguồn lực con người nếu được đào tạo, bồi dưỡng phát huy một cách hợp lý thì khả năng sáng tạo và tái sinh là vô tận. Khả năng sáng tạo và tái sinh của nguồn lực con 6 ngườinguồn cội của mọi sự phát triển của xã hội. Lịch sử phát triển nhân loại đã kiểm nghiệm và đi đến kết luận: nguồn lực con người là lâu bền nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đang bước sang trang mới với những thành tựu có tính chất đột phá trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, trong đó nhân tố đóng vai trò quyết định dẫn đến sự ra đời của kinh tế tri thức, chính là nguồn lực con người. Trước đây các nhân tố sản xuất truyền thống như số lượng đất đai, vốn được coi là quan trọng nhất, song ngày nay đã có sự thay đổi thứ tự ưu tiên. Chính nguồn lực con người mới được xem là nguồn lực quan trọng nhất. Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao, các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sự nghiệp đổi mới nước ta là một quá trình biến đổi có tính chất lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vấn đề mấu chốt để thực hiện sự biến đổi này chính là phát huy nguồn lực con người. Phát huy nguồn lực con người là nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong công cuộc đổi mới Việt Nam hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát huy nội lực trước hết là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực của toàn dân tộc, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của Nhà nước” [10, tr.179]. Nguồn lực con người là vốn quý nhất. Vì thế, phát huy nguồn lực con người luôn chiếm vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Kon Tum là đô thị loại ba có vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, hơn bất cứ địa phương nào trong khu vực, đòi hỏi tỉnh phải phát huy nguồn lực con người với đầy đủ các phẩm chất như có đức, có tài, thông minh, sáng tạo, có tri thức, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh. Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển trong 25 năm đổi mới, nhất là 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Kon Tum đã đạt được những thành tựu to lớn và hết sức quan trọng. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XIII trình đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã ghi rõ: “Các 7 nguồn lực đã được chú trọng khai thác, phát huy tương đối hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế được duy trì mức khá cao; các vùng kinh tế động lực đang được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng; bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Nông nghiệp phát triển khá. Công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ giữ được tốc độ khá cao. Chất lượng nguồn nhân lực và đời sống nhân dân có chuyển biến tích cực hơn” [3, tr.15]. Một trong những nguyên nhân tạo nên những thành tựu trên là phát huy nguồn lực con người trong việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, bước vào giai đoạn hiện nay, Kon Tum đã xác định: “Khai thác và sử dụng các nguồn lực để xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định, cơ bản thoát nghèo vào năm 2015 [3, tr.20]. Trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực thì trước hết cần phải quan tâm đến nguồn lực con người - nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Do vậy, trong giải pháp của Đảng bộ tỉnh Kon Tum đưa ra trong nhiệm kỳ 2011 - 2015 đó là: “Tập trung phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xem đây là giải pháp chiến lược lâu dài, vừa mang tính bức xúc trước mắt của địa phương [3, tr.26]. Cho nên với việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nguồn lực con người để có những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất, phát triển nguồn lực con người nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Kon Tum trở thành một nhiệm vụ cấp thiết. Với ý nghĩa trên, tác giả đã chọn đề tài: “Phát huy nguồn lực con người Kon Tum hiện nay” để làm luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò, vị trí của nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội; về xây dựng, phát triển, huy động và sử dụng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Tùy theo góc độ và khía cạnh xem xét, những công trình này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trong số đó có một số công trình liên quan đến đề tài về nguồn lực con người như sau: “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” của GS.TS Phạm Minh Hạc chủ nhiệm trong đó có một số đề tài nhánh trực tiếp nghiên cứu những biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực con người như 8 “Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới” của GS. TS, Nguyễn Minh Đường chủ biên, Hà Nội 1996; hay “Gia đình, nhà trường và xã hội với việc phát hiện tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài” của GS. TS, Nguyễn Trọng Bảo chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1996; “Vấn đề phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phạm Minh Hạc (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996); “Xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thành phố Đà Nẵng” của Vương Quốc Được (Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999); “Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa nước ta” của Trần Kim Hải (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999); “Phát triển nguồn lao động trí tuệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Thừa Thiên Huế” của Lê Thị Kim Phương (Luận văn Thạc sỹ triết học, Đại học quốc gia Hà Nội, 1999); “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam” của Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002); “Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của GS, TSKH, Vũ Huy Chương chủ biên, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002); “Sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người Việt Nam” của TS. Nguyễn Hữu Dũng (chủ biên), (Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2003); “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện chiến lược phát triển, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004); “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp” của Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005); “Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam”của TS. Đoàn Văn Khái, (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005); “Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn. Thực trạng và giải pháp” của Chu Tiến Quang (chủ biên), (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); “Triết lý phát triển Việt Nam mấy vấn đề cốt yếu “của GS.TS Phạm Xuân Nam chủ biên, (Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2005); “Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS. TSKH, Lê Du Phong chủ biên, (Nxb lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005); “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của TS. Nguyễn Thanh chủ biên, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); “Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của TS. Nguyễn Thị Thơm chủ biên, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006); 9 “Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Đắk Nông” của Đinh Khắc Đính, (Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2007); “Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế Việt Nam” của PGS.TS, Võ Văn Đức (chủ biên), (Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009); “Triết học Mác và thời đại” của PGS.TS, Phạm Văn Đức, PGS.TS, Đặng Hữu Toàn, TS. Nguyễn Đình Hòa (đồng chủ biên), (Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2009). Ngoài ra các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí đề cập đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội như: Trên lĩnh vực triết học Hoàng Chí Bảo có bài “Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người “(Tạp chí triết học số1, tháng 3/1993); “Nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Đoàn Văn Khái (Tạp chí triết học, số 4, tháng 12/1995); “Con người - yếu tố quyết định nhất của lực lượng sản xuất” của Phương Kỳ Sơn,(Tạp chí triết học số 3 tháng 6/1997); “Mấy suy nghĩ về vấn đề phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn Công Toàn (Tạp chí triết học số 5, tháng 10/1998); “Một số giải pháp nhằm khai thác và sử dụng nguồn lực con người” của TS. Phạm Văn Đức,(Tạp chí triết học số 6, tháng 10/1999); “Một số suy nghĩ về vai trò của giáo dục, đào tạo trong việc phát triển nguồn lực con người” của TS. Phạm Văn Đức, (Tạp chí triết học số 6, tháng 12/2000); “Vấn đề phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế “của Hoàng Thái Triển, (Tạp chí triết học, số 2, tháng 4/2001); “Xây dựng và phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt, (Tạp chí triết học số 6, tháng 6/2008); “Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người trong thời kỳ đổi mới” của ThS. Hoàng Thanh Sơn, (Tạp chí triết học, số 7, tháng 7/2008); “Vai trò của con người và vấn đề phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay” của Nguyễn Thành Trung, (Tạp chí triết học, số 7, tháng 7/2008); “Phát triển giáo dục và đào tạo - một động lực để phát triển kinh tế tri thức nước ta hiện nay” của PGS.TS, Nguyễn Văn Hoà, (Tạp chí triết học, số 4 năm 2009); “Một số rào cản đối với phát huy tính sáng tạo của con người Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của PGS.TS, của Nguyễn Văn Hoà (Tạp chí triết học, số 2, năm 2010). 10 . GIẢI PHÁP PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở TỈNH KON TUM HIỆN NAY. 54 5 2.1. Thực trạng nguồn lực con người ở tỉnh Kon Tum hiện nay. .54. Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát huy nguồn lực con người Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát huy nguồn lực con người ở tỉnh Kon Tum hiện nay 12 NỘI

Ngày đăng: 31/12/2013, 10:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan