Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe

77 875 5
Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn   nguyễn đình hòe

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. 77 tr. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả. Mục lục Lời nói đầu 4 Chương 1 Những vấn đề chung về Tổ chức thực tập 5 1.1 Mục đích môn học . 5 1.2 Phương pháp nghiên cứu chung 5 1.2.1 Nghiên cứu tài liệu thứ cấp 5 1.2.2 Quan sát thực tế 6 1.2.3 Phỏng vấn chính thức . 6 1.2.4 Phỏng vấn bán chính thức và không chính thức 7 1.2.5 Phương pháp ma trận liệt kê, đánh giá hiện trạng sử dụng và tác động . 7 1.2.6 Biểu đồ cơ cấu chức năng ho ặc biểu đồ quan hệ (phương pháp mạng lưới) . 8 1.3 Các yêu cầu về chuyên môn đối với cán bộ hướng dẫn và sinh viên trong đợt thực tập 8 1.3.1 Giảng dạy thực địa . 8 1.3.2 Nghiên cứu cá nhân 8 1.3.3 Nghiên cứu theo nhóm . 9 1.3.4 Nghiên cứu theo đoàn 9 1.3.5 Viết nhật ký thực tập 10 1.3.6 Tổ chức thị trường thông tin 10 1.3.7 Viết báo cáo thu hoạch . 11 1.3.8 Hoạt động ngoại khoá 12 1.4 Đánh giá kết quả thực tập 12 Chươ ng 2 Tổng quan chung về Đồ Sơn 14 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên . 14 2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình và các hệ sinh thái 14 2.1.2 Đặc điểm khí hậu Đồ Sơn 17 2.1.3 Đặc điểm hải văn 20 Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn PGS. TS. Nguyễn Đình Hòe 2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội . 21 Chương 3 Các chuyên đề thực tập 24 3.1 Địa chất môi trường vùng bờ biển Đồ Sơn . 24 3.1.1 Quy định chung 24 3.1.2 Tổng quan về ĐCMT vùng bờ biển Đồ Sơn 24 3.1.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề . 28 3.2 Tài nguyên nước Đồ Sơn 29 3.2.1 Quy định chung 29 3.2.2 Tổng quan về tài nguyên nước Đồ Sơn 30 3.2.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề . 32 3.3 Tài nguyên sinh vật Đồ Sơn 34 3.3.1 Quy định chung 34 3.3.2 Tổng quan về tài nguyên sinh vật Đồ Sơn . 34 3.3.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề . 37 3.4 Tài nguyên du lịch Đồ Sơn 38 3.4.1 Quy định chung 38 3.4.2 Tổng quan về tài nguyên du lịch Đồ Sơn . 39 3.4.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề . 40 3.5 Thu gom và xử lý rác sinh hoạt ở Đồ Sơn . 41 3.5.1 Quy định chung 41 3.5.2 Tổng quan về hoạt động thu gom và xử lý chất thải ở Đồ Sơn 42 3.5.3 Hướng dẫn thực hiện nội dung bài tập chuyên đề 42 Phụ lục 1 Địa chất - địa mạo Đồ Sơn - Hải Phòng . 45 1 Kiến trúc kiến tạo, tân kiến tạo, kiến tạo hiện đại . 45 2 Địa tầng và trầm tích . 45 2.1 Trước Đệ tứ 45 2.2 Hệ Đệ tứ . 46 3 Lịch sử phát triển địa chất . 47 3.1 Trước Đệ tứ 47 3.2 Kỷ Đệ tứ . 47 4 Địa hình địa mạo và lịch sử phát triển 49 Phụ lục 2 Chất lượng nước biển Đồ Sơn 53 1 Nguồn gây ô nhiễm nước biển và hệ quả 53 2 Phương hướng cải tạo và bảo vệ môi trường nước biển Đồ Sơn 54 Phụ lục 3 Vấn đề ô nhiễm dầu vùng cảng Hải Phòng . 56 1 Tổng lược về dầu mỡ và sự ô nhiễm d ầu 56 2 Tình hình ô nhiễm dầu vùng cảng Hải Phòng . 57 Phụ lục 4 Làng chài Ngọc Hải (2001) . 59 1 Giới thiệu chung 59 2 Những vấn đề môi trường làng nghề . 59 3 Những cải thiện môi trường đã đạt được 60 Phụ lục 5 Hoạt động nghề cá và tình trạng quản lý nguồn lợi hiện nay ở vùng biển Hải Phòng 61 1 Nguồn lợi . 61 2 Một số nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút nguồn lợi ở vùng biển Hải Phòng. 62 Phụ lục 6 64 Sự suy thoái môi trường bãi triều lầy Hải Phòng - Quảng Yên do các hoạt động khai thác lãnh thổ không hợp lý . 64 1. Đặc điểm chung về bãi triều lầy 64 2. Sự suy thoái môi trường bãi triều lầy do các hoạt động khai thác của con người 65 Phụ lục 7 Bảo tàng biển Đồ Sơn 68 1. Phòng trưng bày động vật có xương sống ở biển có các loại mẫu vật sau 68 2. Phòng đa dạng sinh học biển trưng bày các mẫu sau 69 3. Hệ thống Aquarium của Bảo tàng . 70 Phụ lục 8 Mâu thuẫn lợi ích sử dụng vùng bờ biển Hải Phòng - Cát Bà - Hạ Long . 71 1 Đặt vấn đề 71 2 Phân loại mâu thuẫn lợi ích, hiện trạng và tiềm năng . 71 Phụ lục 9 Tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển và việc áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam 74 1 Khái niệm chung về đới bờ biển . 74 2 Những vấn đề tài nguyên môi trường vùng bờ . 75 3 Quản lý đơn ngành 76 4 Quản lý tổng hợp đớ i bờ (QLTH) . 76 4 Lời nói đầu Đới ven bờ là vùng giao thoa, tương tác của nhiều quá trình tự nhiên và nhân sinh, nơi có nhiều loại hình tài nguyên, nhiều đối tượng khai thác, đông dân cư, dễ phát sinh nhiều vấn đề tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường phức tạp. Đồ Sơn là một dải đất đặc biệt của đới ven bờ Miền Bắc Việt Nam. Từ những mảnh còn sót lại của một lục địa cổ, Đồ Sơn gom góp trầm tích bùn lầy và vươn dài ra nơi đầu sóng, trằn mình trong mối tương tác biển lục địa khắc nghiệt để tồn tại. Trên trập trùng Cửu Long Sơn còn lưu giữ nhiều dấu ấn của khoảng thời gian sinh tồn trên, đan xen với những giá trị tự nhiên, nhân sinh và nhân văn khác nhau. Các nghiên cứu tài nguyên môi trường Đồ Sơn được Phân viện Hải dương học Hải Phòng thực hiện và công bố trong nhiều công trình, tạp chí . Đô thị Đồ Sơn có lịch sử phát triển lâu đời, có điều kiện giao thông, ăn ở thuận lợi. Tại Đồ Sơn hiện có Trạm quan trắc môi trường biển và Bảo tàng biển, với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm lý luận và thực tiễn. Do vậy, Đồ Sơn là một điểm thực tập lý tưởng cho sinh viên. Giáo trình "Hướng dẫn thực tập tài nguyên môi trường Đồ Sơn" được biên soạn phục vụ cho môn học “Thực tập Tài nguyên Môi trường” theo chương trình đào tạo của Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Các tác giả không có ý định trình bày sẵn các hiểu biết về tài nguyên môi trường Đồ Sơn như là một tài liệu tham khảo chọn lọc, mà nhằm vào trang bị phương pháp nghiên cứu thực địa. Do đó các tư liệu về Đồ Sơn chỉ trình bày tóm tắt làm nền cho sinh viên tự tổ chức nghiên cứu, trong khi đó các tác giả đã tập trung đi sâu vào trình bày phương pháp, nội dung thực tập tại địa bàn. Mục tiêu của đợt thực tập này là nâng cao nhận thức về các vấn đề tài nguyên môi trường một vùng trong đới ven bờ, thực hành phương pháp nghiên cứu thực địa, thu thập và xử lý thông tin, học cách thực hiện nghiên cứu một vấn đề cụ thể và biết trình bày kết quả nghiên cứu liên quan đến các môn tài nguyên đã học. ThS. Nguyễn Thị Phương Loan biên soạn chương 1, 2, phụ lục và mục 3.2; PGS. TS Nguyễn Đình Hoè biên soạn mục 3.1; ThS. Phạm Thị Mai biên soạn mục 3.3; CN. Lê Văn Lanh biên soạn mục 3.4; TS. Nguyễn Thị Loan biên soạn mục 3.5. Giáo trình có lược trích một số công trình đã công bố của các tác giả Trần Đức Thạnh, Đỗ Quang Huy, Nguyễn Thược, Nguyễn Văn Cư, Đỗ Xuân Sâm, Lưu Văn Diệu, Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Trọng An và Nguyễn Chu Hồi làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong phần phụ lục. Các tác giả chân thành cảm ơn sự góp ý xây dựng của GS.TSKH. Nguyễn Cẩn, PGS.TS. Trần Cẩm Vân, PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi, PGS.TS Hoàng Xuân Cơ, TS. Trần Đức Thạnh và các thầy cô giáo Khoa Môi trường . Rất mong tiếp tục nhận được sự trao đổi từ các quý vị quan tâm. Các tác giả 5 Chương 1 Những vấn đề chung về Tổ chức thực tập 1.1 Mục đích môn học Mục tiêu cơ bản của đợt thực tập Đồ Sơnhướng dẫn sinh viên thực hành các phương pháp phổ thông nhất trong nghiên cứu thực địa, thu thập, xử lý thông tin, tổ chức thực hiện nghiên cứu một vấn đề cụ thể và trình bày kết quả nghiên cứu. Thông qua thực hành tại địa bàn, sinh viên có điều kiện khám phá, nghiên cứu một số vấn đề về tài nguyên môi trường bán đảo Đồ Sơn. Ngoài việc minh hoạ và bổ sung kiến thức cho các môn đã học (Địa chất môi trường và các môn học tài nguyên), đây là dịp tốt để sinh viên bổ sung thêm các kiến thức về tài nguyên môi trường một vùng ven biển năng động và đa dạng chưa được trình bày trong các giáo trình đã học, hiểu thêm về thiên nhiên, đất nước, con người, bước đầu nhận biết và đánh giá được mối quan hệ tương hỗ, nhân quả phức tạp giữa các vấn đề tài nguyên môi trường vùng ven biển. 1.2 Phương pháp nghiên cứu chung Mỗi chuyên đề nghiên cứu đều có những phương pháp riêng đặc thù. Ngoài ra, thực tập tài nguyên môi trường Đồ Sơn sử dụng một số kỹ thuật đơn giản của hệ phương pháp Đánh giá nhanh môi trường. Đây là hệ phương pháp đánh giá trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin thứ cấp, kết hợp với quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức và phân tích bán định lượng. Một số kỹ thuật đơn giản của “Phương pháp Đánh giá nhanh môi trường” được sử dụng trong thực tập Đồ Sơn là: 1.2.1 Nghiên cứu tài liệu thứ cấp Thông tin thứ cấp bao gồm các xuất bản phẩm, các kết quả điều tra, nghiên cứu, bản đồ, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết… về các vấn đề có liên quan tại địa phương nghiên cứu. Thông tin thứ cấp có vai trò to lớn trong định hướng tổ chức nghiên cứu, làm cơ sở cho việc rút ngắn thời gian nghiên cứu, lý giải một phần những vấn đề địa phương . Thông tin thứ cấp có thể mang tính chuyên ngành sâu s ắc, đánh giá định tính hoặc định lượng các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường cụ thể, hoặc trên tầm vĩ mô. Thông tin thứ cấp về các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường Đồ Sơn tương đối phong phú, được lưu trữ tại các thư viện của trường, viện nghiên cứu, trung tâm . Một số bài viết của các tác giả đã được lược trích đưa vào phụ lục của giáo trình để sinh viên có thể tham khảo ngay tại địa bàn thực tập . Trong đợt thực tập tài nguyên môi trường Đồ Sơn, sinh viên có nhiệm vụ sử dụng thông tin trong phạm vi vấn đề và lãnh thổ mình nghiên cứu. Mỗi sinh viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu trước khi đến địa bàn thực tập, nắm vững các nội dung và yêu cầu của đợt thực tập, địa bàn thực tập để định hướng cho mình những nhiệm vụ riêng cần nghiên cứu. 6 1.2.2 Quan sát thực tế Quan sát thực tế cung cấp các thông tin nhanh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cũng như các dấu hiệu chỉ thị môi trường. Trong quá trình quan sát thực tế, nên phỏng vấn các chuyên gia hoặc người dân địa phương để phát hiện các vấn đề và khả năng giải quyết, góp phần cho định hướng nghiên cứu, kiểm tra thông tin ., đồng thời có giải pháp loại trừ những thông tin nhiễu mà người cung cấp thông tin có thể mắc phải do thói quen, hoặc do định kiến . Trong khi quan sát, không nên áp đặt những cách hiểu cá nhân hay của một tài liệu tham khảo nào đó vào thực tiễn một cách vội vã. Quan sát không có nghĩa là chỉ nhìn mà còn phải ghi chép và đặt ra những câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng để có một hình ảnh trực quan sinh động về đối tượng cần quan sát. Có thể thảo luận nhóm ngay trên đường đi hoặc sau chuyến quan sát. Các thu lượm được nên di ễn giải thành sơ đồ vùng nghiên cứu, điểm nghiên cứu và lát cắt cảnh quan sinh thái khu vực. Các thông tin quan sát được đều phải ghi trong nhật ký thực tập một cách trung thực, rõ ràng. Thông tin liên quan đến các lĩnh vực tự nhiên cần gắn liền với đặc điểm thời tiết, thời gian, địa điểm nơi thu thập thông tin. Mọi kiến giải bình luận chủ quan cần ghi rõ để dễ phát hiện và tránh nhầm l ẫn. Trong quá trình quan sát nghiên cứu, mọi thông tin đều có thể có giá trị khi ta cần lý giải một hiện tượng hay vấn đề nào đó. Việc phân loại thông tin chỉ nên thực hiện khi ta đã có tương đối đầy đủ các dữ liệu về vấn đề nghiên cứu. 1.2.3 Phỏng vấn chính thức Đoàn thực tập sẽ mời một số nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu am hiểu các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường của địa phương đến báo cáo. Báo cáo viên có thể cung cấp thông tin theo cách trình bày báo cáo và trả lời những câu hỏi của sinh viên. Các báo cáo viên đã được đặt hàng trước về nội dung báo cáo, do đó báo cáo viên đã chuẩn bị trước một cách cẩn thận, sử dụng nhiều số liệu thống kê, đưa ra nhiều ví dụ cụ thể tại địa bàn. Trong quá trình nghe báo cáo, sinh viên phải chăm chú lắng nghe và ghi chép đầy đủ. Sau khi trình bày báo cáo, các báo cáo viên sẽ trực tiếp trả lời các câu hỏi của sinh viên. Sinh viên cần cố gắng phát hiện nhanh vấn đề và đặt câu hỏi để khai thác tối đa khả năng được cấp thông tin. Nội dung câu hỏi nên nằm trong phạm vi vấn đề mà báo cáo viên đã đề cập, hoặc là những vấn đề liên quan. Để có thể nhận được những thông tin đúng đắn và nhiều nhất, sinh viên cần biết đặt câu hỏi: câu hỏi phải ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề; Hỏi trong phạm vi chuyên môn của báo cáo viên, tránh hỏi những câu quá khó, hoặc thuộc về những lĩnh vực nhạy cảm, tránh những câu hỏi về các vấn đề lý thuyết chung chung, hoặc về các chính sách tầm vĩ mô và những câu hỏi ngoài phạm vi chuyên môn của báo cáo viên; Tránh lặp lại câu hỏi mà người trước đã hỏi. Nếu câu trả lời của báo cáo viên chưa đáp ứng nhu cầu người hỏi thì cần cân nhắc trước khi hỏi tiếp, nhất là khi câu hỏi không thuộc lĩnh vực chuyên sâu của báo cáo viên. Khi sinh viên thực sự có nhu cầu và điều kiện, có thể tiếp tục trao đổi riêng với báo cáo viên sau buổi thuyết trình hoặc xin địa chỉ để có thể liên hệ làm việc trong tương lai. 7 1.2.4 Phỏng vấn bán chính thức và không chính thức Các loại phỏng vấn bán chính thức và không chính thức bao gồm phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn người cung cấp tin chính, phỏng vấn nhóm. Đối tượng phỏng vấn là những người tại cộng đồng có thể được chính quyền giới thiệu trước hoặc gặp ngẫu nhiên trên tuyến thực địa. Nhìn chung họ phải là những người am hiểu vấn đề chúng ta đang quan tâm. Thời điểm phỏng vấn nên chọn khi người được phỏng vấn có thời gian, thời gian phỏng vấn không quá dài (thường dưới 1 giờ với phỏng vấn bán chính thức và dưới 15 phút với phỏng vấn không chính thức) để tránh cho họ khỏi bị mệt mỏi, nhàm chán, dễ sinh trả lời qua quít, thiếu trách nhiệm. Địa điểm phỏng vấn cần chọn chỗ thuận tiện, ít người để người được phỏng vấn không ngại ngần. Thông tin cần phỏng vấn bao gồm các chủ đề trả lời được các vấn đề chính trong nội dung nghiên cứu, như các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, thời vụ sản xuất, tập quán, phong tục, văn hoá, giáo dục, dịch bệnh, cơ cấu ngành nghề và các tổ chức xã hội, đoàn thể . Nội dung phỏng vấn gồm một số câu hỏi và chủ điểm định sẵn từ trước và các câu hỏi tự phát sinh trong khi phỏng vấn. Tiến trình phỏng vấn và thứ tự ưu tiên các chủ đề không được định sẵn, mà tuỳ thuộc vào không khí cuộc phỏng vấn, không mang tính bị truy hỏi mà tự nguyện, người phỏng vấn giống như người đi học, còn người được phỏng vấn là người được tôn trọng, thông thạo vấn đề. Đa phần các đối tượng được hỏi sẵn sàng cung cấp thông tin thật. Tuy nhiên không loại trừ một số thông tin nhiễu. Các tình huống xảy ra trong quá trình phỏng vấn là đa dạng, không có một khuôn mẫu giải pháp định sẵn, đòi hỏi người phỏng vấn phải có tinh thần tự chủ, linh hoạt trong công việc. Trong phỏng vấn cần lưu ý những điểm sau: tìm hiểu và nắm vững nội dung cần điều tra, tránh bỏ sót hoặc đặt các câu hỏi cứng nhắc gây khó khăn cho người trả lời. Nên có màn thăm hỏi xã giao, đặt một số câu hỏi mở, nhất là khi vào đầu cuộc phỏng vấn. Khi cần thiết, nên giảm mức độ nghiêm trọng và hình thức của cuộc phỏng vấn nếu nhận thấy đối tượng được hỏi có biểu hiện thiếu tự tin hay e ngại. Hãy giải thích rằng việc nghiên cứu chỉ phục vụ cho học tập. Theo đuổi nội dung hỏi đến cùng, bám sát câu trả lời để hỏi tiếp theo cách hỏi lần đầu mối, vừa làm cho người trả lời cảm nhận thấy mình rất tâm đắc và đánh giá cao tri thức của họ, vừa thoả mãn nhu cầu thông tin của mình. Các câu hỏi có tính chất tìm hiểu nhận thức cần có những gợi mở vừa đủ, không nên bộc bạch các vấn đề mà mình cho là đúng để hỏi, không nên mớm câu trả lời. Các phản đề là rất cần thiết, nhiều khi thấy họ nói đúng rồi nhưng vẫn nên hỏi lại theo kiểu nghĩ đó là sai để kiểm chứng. Chú ý lắng nghe câu trả lời xem đã đầy đủ và thoả đáng chưa, từ đó tìm cách ngắt lời và chuyển hướng nội dung phỏng vấn. Liên tục rà xét nội dung phỏng vấn để tránh bỏ sót vấn đề, đồng thời đánh giá xem đối tượng cấp tin có đáng tin cậy không để hỏi tiếp hay dừng lại. Ghi chép đầy đủ các thông tin có giá trị, nhưng cần ghi tắt, ghi đúng những gì được cung cấp, tuyệt đối không được ghi theo ý mình hiểu. Có thể đề nghị người được phỏng vấn vẽ sơ đồ vị trí điểm quan tâm. 1.2.5 Phương pháp ma trận liệt kê, đánh giá hiện trạng sử dụng và tác động Ma trận là kiểu bảng thống kê và mô tả hiện trạng sử dụng tài nguyên, hành động phát triển và các tác động tới môi trường. Ma trận đánh giá có thể thiết kế đơn giản thành những cột liệt kê hành động phát triển, cột mô tả hiện trạng và cột mô tả hệ quả tương ứng. Ở mức cao hơn, hiện trạng tác động và hệ quả có thể được phân cấp, ví dụ 0 - Không tác động, 1 - Tác động trung bình, 2 - Tác động mạnh . Ma trận sức ép đơn giản gồm cột liệt kê hoặc mô tả các điều kiện tự nhiên và cột liệt kê hoặc mô tả sức ép môi trường lên các hoạt động phát triển. Mức độ tác động có thể do cá nhân tự đánh giá, hoặc dùng phiếu hỏi điều tra ý kiến cả nhóm, sau đó thu lại và tính trung bình. Ma trận đánh giá sức ép môi trường lên hoạt động 8 phát triển được xây dựng tương tự. Ma trận đánh giá là một phương pháp mới, nên chỉ khuyến khích dùng trong thị trường thông tin, báo cáo nhóm, với sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên hướng dẫn. Phương pháp ma trận có ưu điểm là tập thông tin cô đọng, dễ tiếp cận, đánh giá, nhưng có nhược điểm là không xét được đồng thời các tác động tương hỗ nhau, chưa xét đến diễn biến theo thời gian của tác động, chưa phân biệt được tác động lâu dài với tác động tạm thời. 1.2.6 Biểu đồ cơ cấu chức năng hoặc biểu đồ quan hệ (phương pháp mạng lưới) Biểu đồ cơ cấu chức năng giúp chỉ ra mối quan hệ thứ bậc giữa các vấn đề, các cơ quan, bộ phận. Biểu đồ quan hệ biểu thị mối tương quan nhân quả giữa các yếu tố trong một hệ thống. Biểu đồ có thể được dùng để phân tích tác động song song và nối tiếp do các hành động của hoạt động gây ra. Để xây dựng mạng lưới, trước hết phải liệt kê toàn bộ các hành động (vấn đề) trong hoạt động. Xác định mối quan hệ thứ bậc hoặc nhân quả giữa chúng và dùng chúng để nối các hành động (vấn đề) lại với nhau thành một sơ đồ mạng lưới. Trên sơ đồ mạng lưới cơ cấu chức năng hoặc quan hệ có thể phân biệt được các bậc của tác động, tức tác động là trực tiếp hay gián tiếp. Biểu đồ cũng cho bức tranh toàn cảnh về một vấn đề với các nhân tố và hệ quả của nó, từ đó dễ dàng đề xuất giải pháp ngay từ khâu quy hoạch, thiết kế hoạt động phát triển, thích hợp cho phân tích các tác động sinh thái. Đây là một cách thức hay để thiết kế “Tập thông tin” và tham gia “Thị trường thông tin”. 1.3 Các yêu cầu về chuyên môn đối với cán bộ hướng dẫn và sinh viên trong đợt thực tập 1.3.1 Giảng dạy thực địa Đoàn thực tập có một tập thể giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của các giáo viên là hướng dẫn sinh viên phương pháp nghiên cứu thực địa, định hướng và giám sát để sinh viên chủ động quan sát, điều tra nghiên cứu, hỗ trợ sinh viên trong việc xử lý tổng hợp tài liệu thu thập được để xây dựng báo cáo tổng hợp, chứ không phải trực tiếp và tuần tự giảng dạy lý thuyết như trên lớp. Do vậy, nhiệm vụ của sinh viên là tuân theo hướng dẫn của giáo viên một cách nghiêm chỉnh, tự thân cố gắng trong quá trình thực tập tìm kiếm thông tin và phân tích tổng hợp vấn đề. Cuối đợt thực tập, các giáo viên sẽ hỗ trợ việc giải đáp những câu hỏi khó. 1.3.2 Nghiên cứu cá nhân Nghiên cứu cá nhân là công việc cần thiết và bắt buộc trong các công trình nghiên cứu, khảo sát thực địa. Nghiên cứu cá nhân cần tiến hành trước khi tới bất kỳ một địa bàn thực địa nào nhằm mục tiêu tìm kiếm càng nhiều càng tốt các thông tin thứ cấp, xem xét, nghiên cứu kỹ các thông tin này, phát hiện những vấn đề nhạy cảm (thông tin cần kiểm chứng, thông tin thiếu .) để lập chương trình mục tiêu riêng cho chuyến khảo sát, hạn chế lãng phí nhân lực, vật lực và tài chính. Trong quá trình thực tập, sinh viên phải học cách độc lập khai thác thông tin từ báo cáo viên theo chuyên đề, giáo viên hướng dẫn, người địa phương . hoặc qua phỏng vấn, quan sát . Mỗi cá nhân đều có một khả năng quan sát và độ nhạy cảm chuyên môn riêng, do vậy, những thông tin thu thập được trên địa bàn thực tập sẽ mang tính cá nhân rõ nét. Trong nhiều 9 trường hợp, những thông tin tưởng như rất đơn giản thu được trong quá trình khảo sát lại trở thành cơ sở cho sự lý giải một vấn đề, hay tiền đề cho một khám phá, phát hiện mới. 1.3.3 Nghiên cứu theo nhóm Làm việc theo nhóm là cần thiết nhằm hỗ trợ cho nhau trong quá trình thu thập và xử lý thông tin trong mỗi chuyến khảo sát thực địa. Trong thực tế, mỗi đoàn khảo sát thực địa thường gồm một số chuyên gia thuộc những lĩnh vực chuyên sâu khác nhau, nên có thể sẽ có những cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề không giống nhau, mặt khác, do thời gian thực địa có hạn nên mỗi người có thể chỉ sâu sát được vấn đề trong một phạm vi nhất định, vì vậy cần thiết phải thường xuyên trao đổi để bổ sung cho nhau và cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của đoàn khảo sát. Nghiên cứu theo nhóm là một đặc thù trong tổ chức nghiên cứu thực địa nói chung và nghiên cứu tài nguyên môi trường nói riêng. Thông qua nghiên cứu theo nhóm, sinh viên sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập, tiếp thu tốt hơn, đồng thời rèn luyện những kỹ năng cần thiết như thói quen đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể, chia sẻ nguồn thông tin, cùng nhau hình thành các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận, . Đây là những kỹ năng rất quan trọng cho công việc sau này của các cử nhân tương lai. Nghiên cứu nhóm giúp sinh viên hình thành những kỹ năng làm việc tập thể như: tôn trọng và biết cộng tác với người khác, khả năng thể hiện vai trò người đứng đầu hoặc người thực thi tùy tình huống cụ thể; biết tiếp thu ý kiến tập thể và có những phản hồi cho tập thể. Hợp tác học tập và nghiên cứu theo nhóm giúp rèn luyện khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục, khả năng quản lý, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, nắm vững thông tin, hiểu vấn đề sâu sắc và chính xác hơn, tự đánh giá nhận thức của mình đúng đắn hơn, có cơ hội điều chỉnh, bổ sung dễ dàng hơn những thiếu hụt. Trong đợt thực tập Tài nguyên môi trường Đồ Sơn, kỹ năng làm việc theo nhóm được thiết lập thông qua việc nghiên cứu hoàn chỉnh một chuyên đề theo nhóm. Đoàn thực tập được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 10 - 20 sinh viên, được một chuyên gia hướng d ẫn thực tập chuyên sâu theo một trong những chuyên đề cụ thể trong chương 3. Khi thời gian thực tập có hạn, mỗi nhóm sẽ chỉ nghiên cứu một chuyên đề. Nhóm có thời gian đi thực địa riêng theo những hành trình phù hợp với chuyên đề nghiên cứu để thu thập thông tin, sau đó tiến hành xây dựng, thuyết trình và bảo vệ các báo cáo nhóm treo và viết. Trong nghiên cứu nhóm, mọi thành viên đều có quyền và nghĩa vụ bàn bạc, trao đổi ý kiến, thực hiện sự phân công của nhóm. Nghiên cứu nhóm sẽ thành công khi mọi sinh viên đều tham gia thu thập thông tin, tự mình phân tích đánh giá thông tin, trao đổi ý kiến, bày tỏ quan điểm, tranh luận bảo vệ quan điểm trong nhóm, đồng thời biết tự tôn trọng nhau, vượt qua những chênh lệch về kiến thức cũng như khác biệt về tính cách, tạo điều kiện và cơ hội cho bạn mình cùng hợp tác. 1.3.4 Nghiên cứu theo đoàn Trong chương trình thực tập có một thời lượng nhất định dành cho nghe báo cáo chung toàn đoàn, một số tuyến khảo sát chung toàn đoàn. Hành trình thực tập chung toàn đoàn bắt buộc: Tuyến thứ nhất dọc theo bờ biển, qua chùa Hang, bãi tắm I, II, III, biệt thự Bảo Đại, miếu Vạn Ngang, bến cá Vạn Hương . đến Vạn Hoa và vòng về núi Độc, để quan sát các đặc điểm khai thác tài nguyên và hiện trạng môi trường, cũng như các cảnh quan và thảm thực vật khu vực. Điểm cuối hành trình là kè luồng 10 Ngọc Hải, một công trình nhân tạo đặc biệt nhằm tạo hiệu ứng dòng nạo vét chống sa bồi luồng bến cá. Tuyến thứ hai đi theo đường Suối Rồng, quan sát một vùng nông nghiệp và sinh cảnh đất dốc ẩm ướt nhất khu vực, với nguồn nước ngầm phong phú, trong đó có suối Rồng quanh năm nước chảy và đỉnh núi Tháp, nơi còn dấu tích của Tháp Tường Long; Đây cũng là điểm lý tưởng quan sát vùng cửa sông Văn Úc, với các hoạt động kinh tế khác hẳn vùng cửa sông ven biển Bạch Đằng. Điểm cuối hành trình là xã Bàng La, vùng sản xuất muối và nuôi trồng thuỷ sản. Hành trình thực tập chung không bắt buộc: Tuyến đảo Dáu quan sát hệ sinh thái tự nhiên và cảnh quan biển; Tuyến dọc đường 14 đến đảo Đình Vũ, quan sát các hệ quả môi trường của việc đắp đập Đình Vũ. Tuyến sang Kiến An, quan sát đồi cò quân khu III. Tuyến dọc đê 14 quan sát nghiên cứu rừng ngập mặn và các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt hải sản tại nông trường Trung Dũng. Khó khăn lớn nhất khi làm việc toàn đoàn là sinh viên quá đông, rất khó tập hợp và kiểm soát kỷ luật học tập, mỗi sơ suất nhỏ trong khâu tổ chức và từ mỗi thành viên trong đoàn đều có thể gây ảnh hưởng x ấu cho hoạt động chung. Do vậy, tuân thủ nội quy đoàn thực tập là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên. Đoàn thực tập có nội quy riêng, có chương trình và giờ giấc làm việc định sẵn, bắt buộc mọi sinh viên phải tuân thủ, không có ngoại lệ. Đoàn tổ chức cho sinh viên đi lại, ăn ngủ tập trung để đảm bảo an ninh và sức khoẻ cho mọi thành viên trong đoàn, đồng thời rèn luyện cho sinh viên ý th ức tập thể, mình vì mọi người ngay cả trong các hoạt động cá nhân. Ban cán sự lớp, các nhóm trưởng và phòng trưởng có trách nhiệm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động chuyên môn đạt kết quả tốt. 1.3.5 Viết nhật ký thực tập Người đi thực địa phải tập tính ngăn nắp, cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ, thường xuyên ghi chép thông tin vào nhật ký cá nhân. Nhật ký ghi chép rõ ràng, để lề rộng để có chỗ bổ sung thông tin khi cần. Đối với những người làm môi trường, mọi thông tin về thời tiết, cảnh quan, môi trường tự nhiên, xã hội đều đáng lưu tâm và phải được ghi trong nhật ký. Hàng ngày, sau khi đi thực địa về sinh viên cần dành kho ảng 30 phút để chỉnh sửa các lỗi có thể có trong nhật ký. Về nguyên tắc, mọi điều ghi được trên đường thực địa đều có giá trị, không nên xoá. Những vấn đề nào còn nghi vấn nên đánh dấu hỏi bên lề và bố trí thời gian, cơ hội để tìm kiếm thông tin trả lời trong những dịp có thể. 1.3.6 Tổ chức thị trường thông tin Tổ chức làm việc nhóm xây dựng tập thông tin: Toàn nhóm cùng nhau thảo luận trước khi đi đến thống nhất quan điểm trong mọi vấn đề. Có nhiều cách khác nhau để thống nhất quan điểm, ví dụ như biểu quyết theo đa số, thảo luận, giải thích . Có nhiều cách khác nhau để huy động tổng lực, chính kiến cá nhân, ví dụ như mỗi người trong nhóm viết câu trả lời riêng ra giấy về những vấ n đề cụ thể nào đó, sau đó cùng tổng hợp lại, hoặc giao việc cho từng tiểu nhóm, buộc phải hoàn thành trong những thời hạn ngắn, sau đó cả nhóm cùng xem xét, bổ sung, chỉnh sửa. Có thể dùng phiếu điều tra để định lượng hoá nhanh các thông tin. Những vấn đề chưa có câu trả lời rõ ràng sẽ cử người đi điều tra bổ sung. Dựa trên sự đồng thuận của đa số, nhóm sẽ có những vấn đề được phân tích một cách chặt chẽ, khoa học, kèm theo các chứng cứ và lời giải thích hợp lí, gọi là “Tập thông tin”. Mỗi tập là tổ hợp thông tin về kết quả nghiên cứu một đề tài trọn vẹn, trình bày dưới dạng bảng, sơ đồ khối, dòng tin, ma trận . Không sao chép nguyên dạng tài liệu thứ cấp làm tập thông tin. . văn 20 Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn PGS. TS. Nguyễn Đình Hòe 2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội thực tập lý tưởng cho sinh viên. Giáo trình " ;Hướng dẫn thực tập tài nguyên môi trường Đồ Sơn& quot; được biên soạn phục vụ cho môn học Thực tập Tài

Ngày đăng: 29/12/2013, 11:12

Hình ảnh liên quan

đốt lửa trại... Mỗi đợt thực tập có thể lựa chọn các hình thức sinh hoạt tập thể phù hợp nhất và chủđộng chuẩn bị sẵn phương tiện hoạt động - Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn   nguyễn đình hòe

t.

lửa trại... Mỗi đợt thực tập có thể lựa chọn các hình thức sinh hoạt tập thể phù hợp nhất và chủđộng chuẩn bị sẵn phương tiện hoạt động Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2 - Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn   nguyễn đình hòe

Bảng 2.

Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 1 - Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn   nguyễn đình hòe

Hình 1.

Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 4 - Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn   nguyễn đình hòe

Bảng 4.

Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 3 - Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn   nguyễn đình hòe

Bảng 3.

Xem tại trang 18 của tài liệu.
biệt như mưa hội tụ nhiệt đới kéo dài gây lũ, đặc biệt là hình thành áp thấp nhiệt đới và bão gây hại lớn - Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn   nguyễn đình hòe

bi.

ệt như mưa hội tụ nhiệt đới kéo dài gây lũ, đặc biệt là hình thành áp thấp nhiệt đới và bão gây hại lớn Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 7 - Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn   nguyễn đình hòe

Bảng 7.

Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 3.1 - Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn   nguyễn đình hòe

Bảng 3.1.

Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 9 - Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn   nguyễn đình hòe

Bảng 9.

Xem tại trang 36 của tài liệu.
3.3.2.3 Đa dạng loài trong các hệ sinh thái điển hình Bảng 8 - Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn   nguyễn đình hòe

3.3.2.3.

Đa dạng loài trong các hệ sinh thái điển hình Bảng 8 Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 3 - Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn   nguyễn đình hòe

Hình 3.

Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 4 - Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn   nguyễn đình hòe

Bảng 4.

Xem tại trang 75 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan