TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

25 2.3K 11
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiểu luận tài chính tiền tệ

MỞ ĐẦU Từ năm 1991 đến nay, cùng với công cuộc đổi mới ngân hàng, hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ cũng được hình thành và phát triển. Trong điều kiện thị trường tiền tệ và thị trường tài chính chưa phát triển. Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện kiểm soát tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ trực tiếp kết hợp với các công cụ gián tiếp và từng bước đổi mới chuyển từ sử dụng công cụ trực tiếp sang sử dụng các công cụ gián tiếp phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia ,tăng cường quản lý nhà nước về tền tệ và hoạt động ngân hàng ,góp phần phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta Hiện nay , trong công cuộc đổi mới đất nước với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ,vận động theo cơ chế thị trường thì hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ của chính phủ đóng vai trò rất quan trọng Trong đó ngân hàng trung ương được coi là ngân hàng của ngân hàng thì vai trò của nó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Việt Nam . NỘI DUNG : A.Khái niệm ngân hàng trung ương Khái niệm :Ngân hàng trung ương là Ngân hàng của Ngân hàng ,là cơ quan phát hành tiền của chính phủ ,cơ quan kiểm soát cung ứng tiền tệ và tín dụng của nền kinh tế. B.Nghiệp vụ của ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương có 4 nghiệp vụ : Nghiệp vụ phát hành tiền Nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng trung ương Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ quản lý ngoại hối I.Nghiệp vụ phát hành tiền 1.Nguyên tắc phát hành tiền 1.1 Nguyên tắc cân đối Sự cân đối hợp lý giữa tốc độ phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng tiền tệ Sự cân đối giữa tiền (T) và hàng (H) Cân đối cơ cấu và loại tiền trong lưu thông 1.2 Nguyên tắc bảo đảm Bảo đảm bằng vàng Bảo đảm bằng tín dụng – hàng hóa Bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ Bảo đảm bằng ngoại tệ 1.3 Nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất 2. Các kênh phát hành tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông Phát hành tiền qua nghiệp vụ tín dụng Phát hành tiền qua thị trường vàng và ngoại tệ Phát hành qua kênh ngân sách Phát hành qua nghiệp vụ thị trường mở Nguyên tắc phân bổ: Đảm bảo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ Đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối tiền tệ của ngân hàng trung ương 3. PHÁT HÀNH TIỀN MẶT 3.1. In tiền, đúc tiền, bảo quản và vận chuyển tiền 3.1.1. In và đúc tiền Tiền cần in đúc bao gồm: Tiền đã công bố lưu hành và Tiền chưa công bố lưu hành Thứ nhất: Thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và đặc điểm khác của tiền giấy, tiền kim loại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Thứ hai: Chế bản in, đúc tiền Thứ ba: Tổ chức và quản lý việc in tiền, đúc tiền * Đối với các nhà máy in, đúc tiền cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Chuẩn bị đầy đủ các loại thiết bị, kỹ thuật, các loại vật liệu phục vụ cho việc in, đúc tiền theo hợp đồng đã ký. Thực hiện việc in tiền, đúc tiền theo đúng số lượng, chất lượng và loại tiền, đảm bảo các thông số kỹ thuật của mỗi loại tiền. Tiền thành phẩm phải được đóng gói và chuyển giao cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định. Lập hồ sơ theo dõi lý lịch từng loại tiền. Tổ chức hạch toán kịp thời, chính xác việc in tiền, đúc tiền theo pháp lệnh về kế toán - thống kê. Tổ chức theo dõi và bảo quản các sản phẩm in đúc bị hỏng, bị lỗi,… để tiêu huỷ theo quy định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước. * Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ban hành các quy chế có liên quan đến in tiền, đúc tiền Theo dõi chặt chẽ quá trình in đúc tiền và báo cáo kết quả in, đúc tiền hàng năm cho Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Công an để kết hợp giám sát. * Đối với Bộ Tài chính Kiểm tra chứng từ, sổ sách và việc hạch toán của NHNNVN về số lượng và giá trị theo mệnh giá của các loại tiền đã được in, đúc hàng năm. Chủ trì và phối hợp với Bộ Công an, NHNN để xây dựng quy chế in, đúc tiền, đồng thời trực tiếp giám sát quá trình in, đúc tiền tại các nhà máy, đảm bảo an toàn tuyệt đối. 3.1.2. Bảo quản và vận chuyển tiền * Bảo quản tiền Đối với tiền mới in, mới đúc mà các nhà máy chưa chuyển giao cho NHNN, thì các nhà máy in, đúc tiền chịu trách nhiệm bảo quản tại kho của nhà máy đó. Đối với tiền mới in, mới đúc (tiền thành phẩm) đã được các nhà máy chuyển giao cho NHNN (tiền chưa công bố lưu hành), các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm, tiền đã đình chỉ lưu hành, tiền đang lưu hành (kể cả loại rách nát không đủ tiêu chuẩn lưu hành) đều thuộc trách nhiệm bảo quản của NHNN. Đối với các loại tiền thuộc tài sản của các NHTM, các tổ chức tin dụng (tiền mặt thuộc quỹ nghiệp vụ) thì các NHTM, các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm bảo quản theo chế độ quy định. * Vận chuyển tiền + Phạm vi và trách nhiệm vận chuyển tiền: NHNN chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển tiền trong các trường hợp (phạm vi) sau đây: Vận chuyển tiền từ kho các nhà máy in đúc tiền từ sân bay, bến cảng (nếu tiền in, đúc từ nước ngoài) về đến các kho tiền trung ương (tổng kho) và ngược lại. Vận chuyển tiền giữa các kho tiền trung ương . Vận chuyển tiền từ kho tiền trung ương đến các kho tiền chi nhánh NHNN tỉnh, Thành phố. Vận chuyển tiền giữa các kho tiền chi nhánh. Các NHTM, các TCTD chịu trách nhiệm vận chuyển tiền từ đơn vị của mình đến NHNN và ngược lại. + Về phương tiện và nguyên tắc vận chuyển: Thực hiện bằng các phương tiện (đội xe) chuyên dùng (có đủ tiêu chuẩn) theo đúng quy định của Thống đốc NHNN và phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc: Phải có lệnh điều chuyển của cấp có thẩm quyền. Vận chuyển bằng xe chuyên dùng hoặc phương tiện vận chuyển chuyên dụng. Có đủ nhân lực để áp tải, bảo vệ trong chu trình vận chuyển. Giữ bí mật hành trình vận chuyển. + Bảo vệ việc vận chuyển Khi có yêu cầu của NHNN, Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức lực lượng bảo vệ. Các phương tiện vận chuyển tiền được cấp giấy phép ưu tiên Nghiêm cấm các trạm kiểm soát, các đội tuần tra cơ động khám xét dọc đường đối với phương tiện vận chuyển tiền Chính quyền các cấp có trách nhiệm phối hợp xử lý những sự cố xảy ra trong các chuyến vận chuyển tiền xảy ra trên địa bàn. 3.2. Phát hành tiền NHNN Việt Nam thực hiện việc lập quỹ phát hành gồm: Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành Có thể tóm tắt việc phát hành tiền qua sơ đồ Quỹ dự trữ phát hành tiền(tổng kho)=> Quỹ dự trữ phát hành chi nhánh(chi kho)=>Quỹ nghiệp vụ phát hành(quỹ nghiệp vụ)=>Quỹ tiền mặt của hệ thống NHTW và các tổ chức tín dụng KBNN=>Tiền mặt đang lưu hành 3.3. Thu hồi và tiêu huỷ tiền * Các loại tiền được tiêu huỷ Tiền giấy, tiền kim loại không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của NHNN (tiền rách nát, tiền bị phai mờ, bị méo mó, bị ôxi hoá,…) Các loại tiền đã bị đình chỉ lưu hành. * Thời gian và địa điểm tiêu huỷ tiền Hàng năm hoặc từng thời kỳ do thống đốc NHNN quyết định tuỳ theo diễn biến của số lượng và giá trị của từng loại tiền phải tiêu huỷ sao cho hợp lý Chỉ được thực hiện tại các kho tiền trung ương của NHNN (tổng kho) * Nội dung tiêu huỷ tiền Đốt cháy thành tro Cắt nhỏ, xé vụn,… Phân huỷ bằng dung dịch hoá chất 3.4. Tiền mẫu, tiền lưu niệm Tiền mẫu là đồng tiền chính thức của một nước, một nhóm nước, có thêm cụm từ “TIỀN MẪU” hoặc “SPECIMEN”. Tiền lưu niệm là đồng tiền giấy, hoặc tiền kim loại được phát hàh cho mục đích sưu tập, lưu niệm, dự trữ hoặc những mục đích khác. Đây là đồng tiền có ý nghĩa tượng trưng, không có giá trị làm phương tiện thanh toán II.Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng trung ương 1. khái niệm nghiệp vụ tín dụng Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng trung ương là việc NHTW cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua việc cho vay đối với các tổ chức TCTD hay các kho bạc nhà nước .Như vậy,hoạt động tín dung của ngân hàng trung ương thực chất là thực hiện một kênh cung ứng cho nền kinh tế Nghiệp vụ của ngân hàng trung ương thực chất được hiểu là hoạt động cho vay của NHTW.Tuy nhiên ,khách hàng cho vay là những khách hàng đặc biệt ,đó là các tổ chức tín dụng hay chính phủ .Nói cách khác NHTW thực hiệ chức năng NH của NH và ngân hàng của chính phủ Khi NHTW tạm ứng cho NHNN theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, lúc đó tiền của NHTW được phát hành vào lưu thông qua chi tiêu của chính phủ, mặt khác chính phủ có điều kiện thực hiện nhiệm vụ của mình. Như vậy hoạt động tín dụng, NHTW vừa sử dụng như một kênh phát hành tiền đồng thời là công cụ để tăng cường khả năng điều tiết lượng cung tiền, nâng cao hoạt động quản lý của NHTW. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa có NHTW và thay vào dó vẫn giữ NHNN. 2. Mục đích - Bổ sung nguồn vốn khả dụng cho các NHTM và TCTD trong quá trình hoạt động nhằm tăng khả năng cho vay của các ngân hàng đối với nền kinh tế hoặc giúp các TCTD đảm bảo khả năng thanh toán nhằm duy trì sự ổn định và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng. _ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững- đây là mục tiêu cao nhất cần đạt được, mọi hệ thống ngân hàng quốc gia đều hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và ổn định vĩ mô nền kinh tế. _ Điều chỉnh nhịp đọ phát triển của nền kinh tế cả về quy mô và cơ cấu, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững : ngân hàng trung ương tác động đến vốn khả dụng của từng loại hình ngân hàng tác động đến khả năng cho vay của từng ngân hàng đối với nền kinh tế, từ đó tác động đến sự phát tiển của từng ngành và sự phát triển chung của nền kinh tế. _ Điều chỉnh các điều kiện tiền tệ theo mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. _NHTW tác động tới các NHTM nhằm điều chỉnh các cân đối trong quá trình huy động vốn, cho vay, .từ đó làm lành mạnh hóa và theo yêu cầu của CSTT trong từng thời kỳ và lâu dài. 3. Nguyên tắc cung ứng tín dụng: - Hoạt động của tín dụng của NHTW phải hướng đến việc thực hiện mục tiêu của CSTCTT trong từng giai đoạn. + Vai trò của TCTT trong nền KTTT là rất to lớn và quan trọng, vai trò đó chỉ phát huy tác dụng khi chúng ta xây dựng được một CSTSTT tích cực và đúng đắn. CS đó khẳng định được việc NN sử dụng TCTT như là một công cụ để phát triển kinh tế theo mục tiêu năng suất và hiệu quả. + Khẳng định tính nhất quán trong phương hương hướng hoạt động tín dụng của NHTW đồng thời khẳng định lợi ích của hoạt động đó không ngoài lợi ích chung của xã hội. + Tronh một giai đoạn nhất định, CSTT có thể hoạch định theo 2 hướng; • CSTT mở rộng nhằm chống suy thoái kinh tế và thất nghiệp: NHTW giảm lãi suất tái cấp vốn và tăng mức hạn tín dụng. • Thắt chặt chống lạm phát hoặc kìm hãm sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế: thu hẹp hoạt động tín dụng bằng cách tăng lãi suất và giảm hạn mức tín dụng. - Chủ động điều chỉnh khối lượng tín dụng theo diễn biến của thị trường. - Tôn trọng hạn mức tín dụng - Vai trò của người cho vay cuối cùng +NHTW vừa là người cung ứng dự trữ cho các NHTM, vừa đảm bảo cho sự an toàn của hệ thống. + Thực hiện vai trò khi các NHTM lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. 4) Các nghiệp vụ tín dụng của NHTWVN. - Tái cấp vốn. -Tạm ứng cho ngân sách nhà nước - Góp vốn, mau cổ phần. 4.1 Tái cấp vốn( TCV). Theo quy định tại Điều 17 Luật NHNN năm 1997 và Điều 1 Luật bổ sung một số điều của Luật NHNN, các hình thức TCV đang được áp dụng ở VN hiện nay là: a.Cho vay lãi theo hồ sơ tín dụng. Đây là hình thức TCV của NHNN đối với các NHTM, dựa trên cơ sở các hồ sơ tín dụng mà NHTM đã cho vay đối với khách hàng. Theo nghiệp vụ này, NHTM phải xuất trình cho NHNN hồ sơ tín dụng đã được thẩm định và chấp nhận . hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ cũng được hình thành và phát triển. Trong điều kiện thị trường tiền tệ và thị trường tài chính chưa phát triển TIỀN MẶT 3.1. In tiền, đúc tiền, bảo quản và vận chuyển tiền 3.1.1. In và đúc tiền Tiền cần in đúc bao gồm: Tiền đã công bố lưu hành và Tiền chưa công bố

Ngày đăng: 28/12/2013, 09:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan