Ý niệm về người phụ nữ trong một số truyện ngắn tiêu biểu của nguyễn minh châu

106 2K 11
Ý niệm về người phụ nữ trong một số truyện ngắn tiêu biểu của nguyễn minh châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---------&---------- NGUYỄN THỊ THUÝ ANH Ý NIỆM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TIÊU BIỂU CỦA NGUYỄN MINH CHÂU CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ : 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Đình Tường Vinh - 2009 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Lê Đình Tường, sự góp ý chân thành của các thầy giáo phản biện, các thầy cô giáo trong bộ môn ngôn ngữ và bạn bè đồng nghiệp. Nhân đây cho phép chúng tôi được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các quý thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là thầy giáo Lê Đình Tường – người đã trực tiếp hướng dẫn và động viên chúng tôi thực hiện và hoàn thành luận văn với một hướng đi khá mới mẻ này. Do đề tài luận văn được tiếp cận với một hướng khá mới nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, vì vậy rất mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn! Vinh, tháng 12 năm 2009 Tác giả luận văn 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đóng góp của Luận văn 6. Bố cục của Luận văn PHẦN NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Một vài đặc điểm về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1.1.1. Vài nét cơ bản về truyện ngắn 1.1.2. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1.1.2. Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1.2. Ngữ pháp chức năng - cơ sở để phân tích ngôn bản 1.2.1. Ngữ pháp chức năng 1.2.2. Cú là đơn vị nghiên cứu 1.2.3. Hai siêu chức năng cơ bản của cú 1.2.3.1. Chức năng phản ánh 1.2.3.2. Chức năng liên nhân 1.3. Các quy tắc hội thoại 1.3.1. Khái niệm hội thoại 1.3.2. Các quy tắc hội thoại 1.4. Tri nhận 1.4.1. Khái niệm tri nhận 1.4.2. Ý niệm Tiểu kết 3 Chương 2: Ý NIỆM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ QUA NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN 2.1. Ngoại hình rất đặc trưng của các nhân vật nữ 2.1.1. Ngoại hình của người con gái trong chiến tranh 2.1.2. Ngoại hình người phụ nữ sau chiến tranh 2.1.3. Sự khác nhau trong ý niệm về ngoại hình của hai người phụ nữ 2.2. Ý niệm về phẩm hạnh và tính cách của người phụ nữ 2.2.1. Nguyệt – người con gái có vẻ đẹp nhân cách hoàn hảo 2.2.1.1. Nguyệt – người con gái đẹp trong cái nhìn của các nhân vật khác 2.2.1.2. Nguyệt - cái đích hướng tới trong câu chuyện của chị em Lãm 2.2.1.3. Nguyệt – người con gái bình tĩnh, tự tin, dũng cảm và có trách nhiệm 2.2.1.4. Nguyệt – tình yêu và sự cảm phục trong Lãm 2.2.2. Người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” với sự cam chịu 2.2.2.1. Hành động, cử chỉ của người đàn bà 2.2.2.2. Thái độ, cảm xúc của người đàn bà 2.3. Các nhân vật nữ với những tình yêu đặc biệt 2.3.1. Nguyệt và hành trình đến với một tình yêu lãng mạn giữa bom đạn chiến tranh 2.3.2. Tình yêu con và niềm khát khao hạnh phúc gia đình của người đàn bà hàng chài 2.3.3. Ý niệm chung về tình yêu của hai người phụ nữ Tiểu kết Chương 3: Ý NIỆM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ QUA NGÔN NGỮ CỦA CHÍNH HỌ 3.1. Sự tinh tế trong cách xưng hô của những người phụ nữ 3.1.1. Cách xưng hô của Nguyệt thể hiện quan hệ liên cá nhân phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 4 3.1.2. Sự thay đổi cách xưng hô của người đàn bà hàng chài gắn với sắc thái tình cảm và mục đích giao tiếp 3.2. Các quy tắc hội thoại và việc thể hiện sự sắc sảo, lịch sự trong ngôn ngữ của các nhân vật nữ 3.2.1. Vẻ đẹp trong ngôn từ của Nguyệt 3.2.1.1. Các tham thoại của Nguyệt đảm bảo quy tắc luân phiên lượt lời 3.2.1.2. Các tham thoại của Nguyệt có tính liên kết cao với câu chuyện của Lãm 3.2.1.3. Các tham thoại của Nguyệt luôn có tính cộng tác 3.2.1.4. Các tham thoại của Nguyệt thể hiện sự tôn trọng thể diện người nghe 3.2.2. Sự đúng mực trong ngôn ngữ người đàn bà hàng chài 3.2.2.1. Các tham thoại của người đàn bà thể hiện sự khiêm tốn, thậm chí có phần tự ti 3.2.2.2. Các tham thoại của người đàn bà luôn đảm bảo quy tắc luân phiên lượt lời 3.2.2.3. Các tham thoại của người đàn bà hàng chài có tính liên kết cao 3.2.2.4. Các tham thoại của người đàn bà luôn thể hiện sự cộng tác cao 3.3. Các hành động lời nói trong tham thoại của các nhân vật nữ 3.3.1. Các hành động lời nói và việc thể hiện nhân cách của Nguyệt 3.3.1.1. Các hành động lời nói chủ yếu của nhân vật Nguyệt 3.3.1.2. Tính lịch sự 3.3.1.3. Sự tự tin và lòng dũng cảm 3.3.1.4. Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc 3.3.1.5. Lòng vị tha, bao dung, độ lượng 3.3.2. Các hành động lời nói thể hiện sự sắc sảo và thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà hàng chài khốn khổ 3.3.2.1. Các hành động lời nói chủ yếu trong ngôn ngữ người đàn bà hàng chài 5 3.3.2.2. Các hành động lời nói phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp 3.3.2.2. Các hành động lời nói thể hiện sự sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời Tiểu kết Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1. Phụ nữmột trong những chủ điểm được quan tâm và có được dấu ấn đặc biệt trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, một trong những nhà văn đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc viết về đề tài chiến tranh cũng như cuộc sống đời thường của con người sau khi hòa bình lập lại. Người phụ nữ trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mỗi người một cuộc sống, một số phận với ngoại hình, tuối tác khác nhau nhưng đó là những con người luôn khát khao được sống, được yêu, những con người giàu nghị lực, giàu lòng vị tha và sẵn sàng hy sinh. Những phẩm chất ấy luôn luôn được khẳng định và đề cao cả trong gian khổ của chiến tranh, khi tất cả sống và lao động vì độc lập và thống nhất đất nước hay khi hòa bình lập lại, những con người suốt ngày chỉ lo “cơm ăn, áo mặc” cho cuộc sống bình thường; những phẩm chất đó luôn luôn được thừa nhận và đề cao từ những vị thế nhìn khác nhau: Dù là từ vị thế của một chàng trai đang yêu và khao khát được yêu, dù là từ vị thế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh luôn gọi người đàn bà mới ngoài bốn mươi (hàm ý coi khinh) là mụ. Sự thay đổi và không thay đổi trong ý niệm của Nguyễn Minh Châu về người phụ nữ là vấn đề thú vị và hấp dẫn, là vấn đề cần nghiên cứu kỹ hơn để góp phần xác định năng lực phản ánh hiện thực của “hiện tượng văn học”, của người đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn học ở Việt Nam. 1.2. Trong thực tiễn nghiên cứu tác phẩm văn học, đặc biệt là trong dạy học ngữ văn ở trường phổ thông, nhiều khi người ta vẫn nặng về bình giảng, hiểu tác phẩm trên cơ sở cảm thức chủ quan mà ít chú ý đến những nguyên tắc cơ bản về phân tích ngôn bản. Theo M.Haliday, “việc đánh giá ngôn bản, phân tích ngôn bản giúp người ta có thể xác định ngôn bản có hiệu quả hay không có hiệu quả so với mục đích cụ thể của nó” (Halliday, tr.15). Và thực sự nhiều nghiên cứu đã lấy ngữ pháp chức năng làm cơ sở 7 để phân tích ngôn bản. “Phân tích ngôn bản mà không dựa vào ngữ pháp thì hoàn toàn không phải là phân tích mà chỉ thuần túy là một bài bình giảng về ngôn bản hoặc là một yêu cầu phải được thực hiện đối với một tập hợp các khế ước phi ngôn ngữ nào đó” (Halliday, tr. 28). Do vậy, ngữ pháp chức năng cùng với lý thuyết về ngữ dụng học được chúng tôi chọn làm cơ sở để xác định ý niệm của Nguyễn Minh Châu về người phụ nữ trong hai truyện ngắn đã và đang được dạy-học ở chương trình phổ thông trung học: Mảnh trăng cuối rừng và Chiếc thuyền ngoài xa. 1.3. Đề tài “Ý niệm về người phụ nữ trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu” góp phần cụ thể hoá lí thuyết ngữ pháp chức năng và ngữ dụng học trong phân tích chủ điểm cụ thể của ngôn bản, đồng thời góp phần xác định phương pháp dạy thích hợp đối các tác phẩm văn chương trong nhà trường, trong đó có một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Mặt khác, đề tài còn cho thấy quá trình nhà văn đi tìm “cái hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người”, đặc biệt trong tâm hồn người phụ nữ. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Minh Châumột trong những nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam trong chiến tranh và đặc biệt là trong thời kì đổi mới. Đã có rất nhiều cuộc hội thảo và hàng trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ bàn về tác phẩm, con người Nguyễn Minh Châu - người được đánh giá là “tiên phong” trong sự nghiệp đổi mới của văn học nước nhà. Đề tài người phụ nữ trong tác phẩm Nguyễn Minh Châumột vấn đề khá thú vị, nó thể hiện rất rõ cái nhìn sâu sắc, đôn hậu của nhà văn về cuộc đời và con người trong mọi giai đoạn sáng tác. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về đề tài này còn chưa nhiều và chưa xứng đáng với vị thế củatrong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. 8 Trên phương diện phê bình văn học, hầu như chỉ có một số công trình, bài viết về đề tài này như “Ấn tượng về nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu” của tác giả Nguyễn Thị Minh Thái; “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” – khoá luận tốt nghiệp của Đào Thị Mai (Đại học Vinh); hay đi cụ thể vào từng nhân vật như bài viết của Nguyễn Văn Bính: “Vẻ đẹp nhân vật Nguyệt và nghệ thuật xây dựng nhân vật Nguyệt của Nguyễn Minh Châu”… Còn lại, hình ảnh người phụ nữ chỉ được các tác giả đề cập một phần trong những bài viết về vấn đề con người nói chung trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu. Chẳng hạn trong bài viết “Đường tới cỏ lau”, tác giả Chu Sơn đã nói về vẻ đẹp “mẫu tính” của người phụ nữ; hay tác giả Ngô Thảo bàn về số phận các nhân vật nữ trong bài “Đọc những tác phẩm mới của Nguyễn Minh Châu”… Với các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đã có một số tác giả đi sâu nghiên cứu, như Lê Thị Sao Chi với công trình: “Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” (Luận văn thạc sĩ - Đại học Vinh), Nguyễn Thị Thu Hằng với “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” (Khoá luận tốt nghiệp - Đại học Vinh), Trần Thị Thuỳ Linh với “Khảo sát từ ngữ rào đón trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu”…Riêng về đề tài người phụ nữ, chỉ có một vài công trình nghiên cứu trên phương diện ngôn ngữ học, cụ thể như: “Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” – luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Hiền (Đại học Vinh). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi thì chưa thấy công trình nào đi theo hướng tiếp cận của ngữ pháp chức năng và đi sâu phân tích ngôn ngữ một vài tác phẩm cụ thể để khảo sát sự giống và khác nhau trong ý niệm về người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975. Việc vận dụng lý thuyết ngữ pháp chức năng để phân tích ngôn bản hiện nay đã trở trành một xu hướng và đã được chứng minh bởi tính khoa học và hiệu quả của nó. Điều đó đã gợi ý cho chúng tôi thực hiện đề tài “Ý niệm về người phụ nữ trong một số truyện 9 ngắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu” trên cơ sở lý thuyết ngữ pháp chức năng – một cách tiếp cận nội dung văn bản văn học trên cơ sở ngôn ngữ học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ý niệm người phụ nữ của Nguyễn Minh Châu được phản ánh trong rất nhiều trong tiểu thuyết cũng như truyện ngắn của ông; tuy nhiên chúng tôi chỉ chọn Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” và người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” để khảo sát. Và ý niệm này được Nguyễn Minh Châu thể hiện qua: - Ngôn ngữ cũng như góc đánh giá của những người kể chuyện: (i) Nguyệt được phản ánh qua ngôn ngữ và quan điểm của Lãm, người chiến sĩ lái xe đang tìm hiểu Nguyệt, (ii) Người đàn bà hàng chài qua ngôn ngữ và lăng kính của người nghệ sỹ đi tìm ảnh. - Ngôn ngữ của chính Nguyệt và người đàn bà trong giao tiếp với người kể chuyện và với những người xung quanh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Hai người phụ nữ đều được Nguyễn Minh Châu phản ánh qua cách nhìn của các nhân vật trong truyện ngắn. Luận văn chỉ tập trung khảo sát các biểu đạt ngôn ngữ trong phạm vi câu và những câu có tham thể chỉ Nguyệt (trong Mảnh trăng cuối rừng) và người đàn bà hàng chài (trong Chiếc thuyền ngoài xa), những câu có cái biểu đạt liên quan đến họ và các tham thoại được hai người phụ nữ sử dụng trong giao tiếp với những người xung quanh. Những số liệu do nhân vật kể chuyện cung cấp được nghiên cứu chủ yếu trên bình diện phản ánh thông qua các sự tình và vai nghĩa. Số liệu về ngôn ngữ của phụ nữ được nghiên từ các bình diện khác nhau của ngữ dụng như hành động lời nói, tình liên kết, lịch sự trong hội thoại… 10

Ngày đăng: 27/12/2013, 21:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan