Xây dựng từ đỉển anh việt htdict trên nền j2me

54 709 1
Xây dựng từ đỉển anh   việt htdict trên nền j2me

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xây dựng từ điển AnhViệt HTDict trên nền J2ME TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Khoa công nghệ thông tin ---------------------- XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN ANH VIỆT HTDICT TRÊN NỀN J2ME Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Lê Na Sinh viên thực hiện : Hồ Minh Hiếu Lớp : 45K - CNTT Vinh 03/2009 Sinh viên thực hiện: Hồ Minh Hiếu – Lớp 45K - CNTT 1 Xây dựng từ điển AnhViệt HTDict trên nền J2ME LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn T.S. Phan Lê Na đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Công nghệ thông tin đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong những năm học tập tại trường. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho em được học tập và thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn tập thể nhóm lập trình công ty VTC-Online tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ rất nhiều trong quá trình thực tập. Xin chân thành cảm ơn bạn bè đã tận tình giúp đỡ ủng hộ trong quá trình thực hiện đồ án. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khoá luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự cảm thông, góp ý và tận tình chỉ bảo của các thầy cô trong Khoa và các bạn. Sinh viên thực hiện: Hồ Minh Hiếu – Lớp 45K - CNTT 2 Xây dựng từ điển AnhViệt HTDict trên nền J2ME MỞ ĐẦU 5 Lý do chọn đề tài----------------------------------------------------------------------------5 Phạm vi đề tài--------------------------------------------------------------------------------5 Đôi nét về thị trường điện thoại di động Việt Nam-------------------------------------6 Nhu cầu về phát triển phầm mềm cho điện thoại di động-----------------------------6 Các thành phần phần cứng của điện thoại di động------------------------------------7 Hạn chế của các thiết bị di động----------------------------------------------------------8 Mục tiêu của đề tài--------------------------------------------------------------------------8 Nội dung thực hiện--------------------------------------------------------------------------8 CHƯƠNG I CẤU TRÚC J2ME .9 1.1 Giới thiệu về Java-----------------------------------------------------------------------9 1.2 Cấu trúc J2ME --------------------------------------------------------------------------9 1.3 Sự khác biệt giữa J2ME và J2SE----------------------------------------------------15 1.4 Cấu trúc MIDP------------------------------------------------------------------------17 CHƯƠNG II MÔI TRƯỜNG LẬP TRÌNH 22 2.1 Môi trường lập trình------------------------------------------------------------------22 2.2 Một số vấn đề lưu ý-------------------------------------------------------------------31 CHƯƠNG III KỸ THUẬT XỬ LÝ DỮ LIỆU XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN 32 3.1 Tổ chức cấu trúc dữ liệu lưu trữ----------------------------------------------------32 3.2 Sắp xếp các mục từ -------------------------------------------------------------------33 3.3 Tổ chức cấu trúc dữ liệu hỗ trợ tìm kiếm nhanh----------------------------------33 3.4 Kỹ thuật xử lý dữ liệu trong từ điển HTDict---------------------------------------34 CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH THIẾT KẾ XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN .38 4.1 Giới thiệu-------------------------------------------------------------------------------38 4.2 Mô hình Use-Case---------------------------------------------------------------------38 4.3 Mô hình lớp-----------------------------------------------------------------------------41 4.4 Cài đặt và thực nghiệm---------------------------------------------------------------45 4.5 Mô tả giao diện ứng dụng------------------------------------------------------------46 TỔNG KẾT 53 Hướng phát triển---------------------------------------------------------------------------53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 Sinh viên thực hiện: Hồ Minh Hiếu – Lớp 45K - CNTT 3 Xây dựng từ điển AnhViệt HTDict trên nền J2ME Sinh viên thực hiện: Hồ Minh Hiếu – Lớp 45K - CNTT 4 Xây dựng từ điển AnhViệt HTDict trên nền J2ME MỞ ĐẦU • Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống, nhu cầu liên lạc, cập nhật thông tin là hết sức cần thiết. Hiện nay có rất nhiều phương pháp liên lạc khác nhau như thư điện tử, điện thoại để bàn, điện thoại di động, kết nối Wi-fi, WiMax… Trong đó điện thoại di động nổi bật với sự tiện lợi, hữu ích. Nhờ chức năng đàm thoại trực tiếp mọi lúc mọi nơi, mà điện thoại di động ngày càng được sử dụng rộng rãi. Điện thoại di động là thiết bị phát triển nhanh chóng nhất cả về công nghệ lẫn tính năng, ứng dụng. Năm 2007 Công ty Apple đưa ra sản phẩm iphone. Ngay lập tức sản phẩm này đã tạo ra một tiếng vang lớn và làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các tờ báo đặc biệt là các tờ báo công nghệ và các website công nghệ bởi thiết kế đẹp mắt và nhiều tính năng. Iphone với các đặc điểm màn hình cảm ứng cực rộng, kết nối Wi-Fi, camera 5.0, và trình duyệt web hoàn chỉnh là hiện thân của thế hệ điện thoại mới. Thế hệ điện thoại mới này đã trở thành một thiết bị giải trí đa tính năng với sức mạnh của một chiếc PC. Bên cạnh đó, nhu cầu về học ngoại ngữ ngày càng trở nên quan trọng. Trong học ngoại ngữ để biết nghĩa của một từ là rất cần thiết. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng mang theo một quyển từ điển hoặc máy tính xác tay để tra từ. Chính vì lý do đó, việc có một cuốn từ điển Anh-Việt cài đặt trong điện thoại di động là rất hữu dụng. Ngoài ra với việc Sun cam kết để J2ME trở thành một chuẩn cho các nhà sản xuất thiết bị di động thì việt phát triển các ứng dụng trên nền J2ME là hết sức dễ dàng. Chính vì những lý do trên mà em quyết định thực hiện đề tài Xây dựng từ điển Anh-Việt HTDict trên nền J2ME. • Phạm vi đề tài Nghiên cứu công nghệ J2ME và tìm hiểu các kỹ thuật xử lý cấu trúc dữ liệu trong ứng dụng từ điển. Tiến hành xây dựng từ điển Anh-Việt HTDict. Sinh viên thực hiện: Hồ Minh Hiếu – Lớp 45K - CNTT 5 Xây dựng từ điển AnhViệt HTDict trên nền J2ME • Đôi nét về thị trường điện thoại di động Việt Nam Thị trường thông tin di động Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, là một trong những thị trường sôi động nhất trong toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Ở những thành phố lớn hiện nay thì hiện tượng “nhà nhà di động, người người di động” là chuyện phổ biến. Tuy rầm rộ như thế nhưng so với các nước trong khu vực, thị trường nước ta còn khá non trẻ. Theo thống kê năm 2006 cho biết tỉ lệ thuê bao điện thoại di động trên tổng dân số ở Việt Nam chỉ là 20% trong khi Philippin là 40%, Thái Lan 50%, Malaysia 80% và Singapore 106% (nhiều người có 2 hay 3 máy). Do vậy tiềm năng tăng trưởng của thị trường điện thoại di động Việt Nam còn rất lớn (theo vietnamnet.vn). Đầu năm 2000, tổng số thuê bao điện thoại di động tại thị trường Việt Nam chỉ vỏn vẹn đạt mức 0,3 triệu. Nhưng chỉ 6 năm sau cả nước đã có hơn 20 triệu thuê bao. Theo thông tin công bố của các nhà cung cấp dịch vụ di động, số thuê bao điện thoại di động đạt tới xấp xỉ 50 triệu vào cuối năm 2008. Có hơn 20 hãng điện thoại đã và đang cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Việt Nam với các tên tuổi lớn như Nokia, SamSung, Motorola, Sony Ericsson, Siemens… Doanh số thị trường bán lẻ điện thoại di động Việt Nam năm 2006 xấp xỉ 900 triệu USD, tăng hơn 40% so với năm 2005. Tiềm năng của thị trường thông tin di động Việt Nam là điều đã được khẳng định, nhưng vẫn là một ẩn số đối với các nhà phân tích thị trường bởi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cũng như khả năng cung cấp của các nhà khai thác vẫn đang ở mức khám phá ban đầu. Việt Nam được coi là thị trường rất hấp dẫn trong lĩnh vực thông tin di động. • Nhu cầu về phát triển phầm mềm cho điện thoại di động Điện thoại di động đầu tiên ra đời với chức năng gọi và nhận cuộc gọi. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngày càng khẳng định vai trò của thông tin liên lạc đến khả năng thành bại trong kinh doanh. Ngoài ra, nhu cầu trao đổi thông tin, giải trí của con người cũng ngày càng được nâng cao và nhờ vào sự tiến bộ của Sinh viên thực hiện: Hồ Minh Hiếu – Lớp 45K - CNTT 6 Xây dựng từ điển AnhViệt HTDict trên nền J2ME khoa học kỹ thuật, chiếc điện thoại ngày càng có nhiều tính năng mới, đa dạng hơn, tiến bộ hơn và hiện đại hơn. Năng lực xử lý và lưu trữ của điện thoại di động cũng liên tục được cải tiến. Các hãng sản xuất đã làm cho chiếc điện thoại di động trở nên linh động hơn, giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng cấu hình giao diện và ứng dụng. Đặc biệt, bằng cách cho phép lập trình viên viết thêm chương trình ứng dụng, trò chơi cho điện thoại, chiếc điện thoại di động hiện nay đã trở thành một công cụ làm việc, học tập, giải trí hữu ích với mọi người. Trong vài năm gần đây, hoạt động sản xuất phần mềm cho điện thoại di động phát triển khá mạnh mẽ. Rất nhiều sản phẩm phần mềm đã ra đời để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người sử dụng, trong đó, phần nhiều là các trò chơi, truy cập Internet, trình diệt virus, soạn thảo văn bản, từ điển… Trong năm 2004, giá trị sản xuất phần mềm cho điện thoại di động trên thế giới đạt 3,1 tỉ USD và dự đoán sẽ đạt 18,5 tỉ USD vào năm 2009 (theo www.vietnamnet.vn). • Các thành phần phần cứng của điện thoại di động Điện thoại di động ngoài chức năng nghe gọi ra giờ đây còn nhiều chức năng giải trí khác. Song thành phần chính vẫn bao gồm CPU, Bộ nhớ, các thiết bị nhập xuất (I/O) và nguồn năng lượng. CPU: CPU có kiếm trúc 32 bit, chạy ở tốc độ dưới 100MHz. Trong tương lai tốc độ này sẽ được cải thiện hơn. Bộ nhớ : Tối thiểu 32Kb bộ nhớ RAM, 128Kb bộ nhớ ROM để lưu dữ liệu chương trình. Một số dòng máy điện thoại có hệ điều hành có thể có cấu hình cao hơn. Đối với ứng dụng từ điển Anh-Việt này bộ nhớ ROM tối thiểu 10Mb. Thiết bị vào ra (I/O):  Màn hình có kích thước khác nhau tuỳ dòng điện thoại, có thể có màn hình cảm ứng.  Khe cắm thẻ nhớ  Các cổng giao tiếp hồng ngoại và Bluetooth Nguồn năng lượng: sử dụng pin đặc thù có thể sạc được. Sinh viên thực hiện: Hồ Minh Hiếu – Lớp 45K - CNTT 7 Xây dựng từ điển AnhViệt HTDict trên nền J2ME • Hạn chế của các thiết bị di động Mặc dù điện thoại có ưu điểm là thiết bị nhỏ gọn nhưng cũng đồng thời hạn chế về tốc độ xử lý, độ rộng màn hình, hạn chế về thiết bị vào ra. Do đó việc lập trình các phần mềm cho thiết bị di động cũng có sự khác biệt lớn so với việc phát triển các ứng dụng trên nền Desktop. • Mục tiêu của đề tài Do điện thoại có bộ xử lý cũng như tài nguyên hạn chế so với máy tính để bàn. Ngoài ra việc lập trình cho thiết bị do động cũng khác biệt so với lập trình trên máy tính. Với đề tài này, các vấn đề chính bao gồm:  Tìm hiểu về cấu trúc J2ME, sự khác biệt so với môi trường J2EE và J2SE  Nghiên cứu, xây dựng cấu trúc dữ liệu từ điển cho từ điển Anh-Việt  Xây dựng hoàn chỉnh ứng dụng từ điển trên điện thoại di động • Nội dung thực hiện Mở đầu: Trình bày lý do thực hiện đề tài và mục tiêu của đề tài, giới thiệu tổng quan về các thiết bị di động. Chương I Cấu trúc J2ME: Trình bày cấu trúc của J2ME so sánh giữa J2ME và J2EE, J2SE. Chương II Môi trường lập trình: Trình bày môi trường lập trình các IDE. Chương III Kỹ thuật xử lý dữ liệu xây dựng từ điển: Trình bày về tổ chức cấu trúc dữ liệu, trình bày kỹ thuật xử lý dữ liệu xây dựng từ điển HTDict. Chương IV Phân tích thiết kế ứng dụng: Trình bày mô hình thiết kế ứng dụng HTDict, cài đặt và chạy thử chương trình. Tổng kết: Trình bày kết quả đạt được, hướng phát triển trong tương lai. Sinh viên thực hiện: Hồ Minh Hiếu – Lớp 45K - CNTT 8 Xây dựng từ điển AnhViệt HTDict trên nền J2ME CHƯƠNG I CẤU TRÚC J2ME 1.1 Giới thiệu về Java Công nghệ di động ngày càng phát triển. Chiếc điện thoại di động hiện nay không còn đơn giãn thực hiện nhiệm vụ thoại mà ngày càng trở thành một trợ lý không thể thiếu và còn là thiết bị phục vụ cho nhu cầu giải trí. Công nghệ Java là công nghệ đi tiên phong trong việc xâm nhập vào lĩnh vực di động. Nếu có một chiếc điện thoại di động hỗ trợ Java, ta có thể chơi Game, chạy các ứng dụng viết bằng Java. Vào những năm 1990, Java được ra đời từ dự án xanh (green project) và ban đầu được xây dựng để kiểm soát các thiết bị dân dụng như TV, đèn, điện thoại và một số thiết bị cầm tay. Java được xây dựng chủ yếu dựa trên bộ công cụ phát triển (Java Development Kit -JDK) . Đây chính là nền tảng cho việc phát triển ứng dụng Java. Với sự phát triển của Java hiện nay, các nhà phát triển (Nokia, Sun, …) đã xây dựng nhiều nhánh mới cho Java như: JavaMail, Java TAPI (cho viễn thông), Java3D (đồ hoạ 3 chiều), J2ME (ứng dụng cho thiết bị di động)… Java có các phiên bản sau: J2EE (Java 2 Platform, enterprise Edition): phiên bản dành cho máy chủ lớn với sức mạnh xử lý và dung lượng bộ nhớ lớn J2SE (Java 2 Platform, Standard Edition): phiên bản chuẩn chạy trên các máy PC và laptop với một số MB bộ nhớ. Các máy tính này mặc dù không có cấu hình mạnh bằng máy chủ nhưng vẫn mạnh hơn nhiều so với các thiết bị di động. J2ME (Java 2 Platform, Micro Edition): là phiên bản rút gọn của Java cho thiết bị di động giới hạn về bộ nhớ và tốc độ xử lý. 1.2 Cấu trúc J2ME 1.2.1 Giới thiệu về J2ME J2ME được phát triển từ kiến trúc Java Card, Embeded Java và Personal Java của phiên bản Java 1.1. Đến sự ra đời của Java 2 thì Sun quyết định thay thế Personal Java và được gọi với tên Java Micro Edition, hay viết tắt là J2ME. Đúng với tên gọi, J2MEnền tảng cho thiết bị có tính chất nhỏ, gọn. Sinh viên thực hiện: Hồ Minh Hiếu – Lớp 45K - CNTT 9 Xây dựng từ điển AnhViệt HTDict trên nền J2ME Với sự cam kết của hãng Sun, J2ME sẽ trở thành chuẩn chung cho các nhà sản xuất phần cứng thiết bị di động. Mục tiêu của J2ME là cho phép người lập trình viết các ứng dụng độc lập với thiết bị di động, không cần quan tâm đến phần cứng. Để đạt được mục tiêu này, J2ME được xây dựng bằng các tầng (layer) khác nhau để giấu đi việc thực hiện phần cứng khỏi nhà phát triển. Hình 1.1 Các thành phần trong nền tảng Java 1.2.2 Định nghĩa về Configuration (Cấu hình) Là đặc tả định nghĩa một môi trường phần mềm cho một dòng các thiết bị được phân loại bởi tập hợp các đặc tính. Ví dụ như: kiểu và số lượng bộ nhớ, kiểu và tốc độ bộ vi xử lý, kiểu mạng kết nối. Do đây là đặc tả nên các nhà sản xuất thiết bị như Samsung, Nokia …bắt buộc phải thực thi đầy đủ các đặc tả do Sun qui định để các lập trình viên có thể dựa vào môi trường lập trình nhất quán và thông qua sự nhất quán này, các ứng dụng được tạo ra có thể mang tính độc lập thiết bị cao nhất có thể. Ví dụ như một lập trình viên viết chương trình game cho điện thoại Samsung thì có thể sửa đổi chương trình một cách tối thiểu nhất để có thể chạy trên điện thoại Nokia. Qua đây ta thấy khẩu hiệu “Write Once, Run Everywhere” của Java đã Sinh viên thực hiện: Hồ Minh Hiếu – Lớp 45K - CNTT 10

Ngày đăng: 27/12/2013, 20:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan