Khả năng chiến tranh hiện đại

8 795 7
Khả năng chiến tranh hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khả năng chiến tranh hiện đại

I-ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay, cả loài người đang bắt đầu một thế kỉ mới, một thế kỉ thừa hưởng những bước tiến vũ bão và mạnh mẽ về khoa học công nghệ của những năm cuối thế kỉ trước đó, một thế kỉ hứa hẹn sự nhảy vọt về công nghệ cao đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nguy cơ treo lơ lửng trước mắt mỗi con người, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, đó là nguy cơ tiềm tàng về một cuộc chiến tranh hiện đại. Trong cuộc chiến này, với những thành tựu và khuynh hướng công nghệ hiện nay, cuộc chiến tranh đó chủ yếu là sự tranh chấp giữa các bên tham chiến trong việc kiểm soát bầu trời, ai làm chủ bầu trời người đó nắm ưu thế lớn. Và tất nhiên vai trò của lực lượng tên lửa phòng không có điều khiển vốn đã quan trọng trong các cuộc chiến tranh trước đó thì nay lại càng quan trọng hơn trong các cuộc chiến tranh hiện đại. Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hiện nay, với một đất nước như nước ta việc phát triển tiên lửa phòng không chính là một trong những chìa khoá phòng thủ đất nước, nó có tác dụng răn đe kẻ địch hiếu chiến để tránh nổ ra chiến tranh quy mô lớn đồng thời bảo vệ đất nước trong trường hợp chiến tranh là giải pháp không thể tránh khỏi.Để đi sâu hơn vào vấn đề, để thấy rõ được vai trò của tên lửa phòng không có điều khiển trong chiến các cuộc chiến tranh hiện đại nhất là với những nước như nước ta, chúng ta cần xem xét các khía cạnh sau:Khả năng chiến tranh hiện đại:Lịch sử loài người đã chứng kiến vô vàn các cuộc chiến tranh với những quy mô và tính chất rất khác nhau. Có thể thấy có những cuộc chiến chỉ là giữa hai bộ lạc nhỏ với nhau chỉ vì tranh chấp nguồn lương thực, có những cuộc chiến là cuộc chiến xâm lược của một nước lớn nhằm tăng phạm vi thống trị, có những cuộc chiến chỉ nhằm phục vụ ý đồ điên rồ của một người đứng cầm đầu và có cả những cuộc chiến tranh giành giữa các thế lực trên phạm vi toàn cầu như hai cuộc chiến tranh thế giới nổ ra vào thế kỉ trước. Và đã có những tổng kết cho thấy rằng trong suốt lịch sử tồn tại của mình, loài người đã gây ra vô vàn các cuộc chiến tranh để đến nỗi mà xét trong hai nghìn năm từ công nguyên đến hết thế kỉ hai mươi loài người tính ra chỉ có vẻn vẹn tổng cộng trên dưới một năm không có chiến tranh. Cụ thể hơn nữa đó là với nước ta, một đất nước có truyền thống lâu đời với hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, có thời kì nào mà lại không có chiến tranh. Thực ra mà nói thì trong hơn bốn ngàn năm đó liệu có ai làm một thống kê xem dân tộc ta đã phải trải qua bao nhiêu năm tháng chiến tranh gian khổ. Từ thời các vua Hùng dựng nước tổ tiên chúng ta đã phải có những cuộc chiến để định hình lãnh thổ, rồi kế đó là cả ngàn năm chúng ta có những cuộc nổi dậy chống nô dịch của phong kiến phương Bắc của những tên tuổi đã đi vào trang vàng lịch sử như Hai Bà Trưng, Lí Bí, Mai Thúc Loan, Ngô Quyền, tiếp đến lại cả ngàn năm với những cuộc chiến chông xâm lăng của phong kiến phương Bắc và đặc biệt trong thế kỉ vừa qua chúng ta đã có những cuộc chiến vẻ vang chống lại sự xâm lược của các nước đế quốc sừng sỏ… Với chuỗi lịch sử như vậy liệu có ai dám khẳng định rằng trong tương lai mà cụ thể là thế kỉ 21 này lại không có những cuộc chiến mới nổ ra, và cũng có ai dám chắc rằng những cuộc chiến đó lại không bao giờ xảy đến với nước ta?Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ như hiện nay, bộ mặt thế giới đã có những thay đổi vô cùng lớn lao. Có thể nói khoa học công nghệ hiện đại đang gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn nhân loại, mọi nơi thế giới, mọi lúc của cuộc sống con người đều trực tiếp hay gián tiếp có sự ứng dụng của những thành quả khoa học công nghệ mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trong việc ứng dụng phục vụ cho nhu cầu loài người thì chính loài người cũng sử dụng thành quả khoa học kỹ thuật của mình để ứng dụng trong lĩnh vực quân sự. Con người tìm ra chất nổ để phá đá song họ cũng dung ngay chất nổ cho việc chế tạo bom mìn sát thương, con người chế tạo ra máy bay thì sau đó cũng xuất hiện hàng loạt loại máy bay phục vụ chiến tranh, con người đưa được vệ tinh lên vũ trụ song cũng đồng thời dùng nó làm phương tiện do thám từ xa phục vụ cho chiến tranh. Có thể nói song song với việc tìm tòi và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, loài người vẫn “chịu khó” đưa ngay những thành tựu mới nhất vào quân sự. Chính sự ứng dụng của các thành tựu khoa học kỹ thuật mà đã làm cho các cuộc chiến tranh thay đổi rất nhiều. Có thể thấy rằng lịch sử chiến tranh của loài người chia làm ba giai đoạn phát triển• Vũ khí lạnh• Vũ khí nóng• Vũ khí nhiệt hạchCả ba giai đoạn này đều gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Giai đoạn vũ khí lạnh kéo dài nhất với các loại vũ khí như giáo mác, cung tên,… Song giai đoạn này đã chấm dứt khi người ta phát minh ra thuốc súng cùng với thành tựu của cách mạng công nghiệp, chiến tranh chuyển sang giai đoạn vũ khí nóng với súng, pháo,… Khoa học tiến bộ rất nhanh cùng với những thành tựu về vật lý vi mô như vật lý hạt nhân kết hợp với một số thành tựu khác đã làm xuất hiện các loại vũ khí hạt nhân, một loại vũ khí huỷ diệt khủng khiếp nhất mà loài người đang sở hữu…Từ cuối những năm 70 cả loài người lại cuốn vào cuộc cách mạng công nghệ cao và liền đó là những cuộc chạy đua trong việc trang bị vũ khí công nghệ cao. Với các vũ khí áp dụng công nghệ cao, chúng trở nên ngày càng nguy hiểm với độ chính xác, sức công phá, tầm xa ngày càng cao. Đặc biệt có thể nói có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực không quân. Từ khi có không quân đầu thế kỉ 20 với những khinh khí cầu ném bom cho tới những máy bay chiến đấu thê hệ đầu tiên, và hiện nay là những thế hệ máy bay chiến đấu, tên lửa chiến lược, cùng nhiều phương tiện chiến tranh khác đã làm cho các cuộc chiến tranh thời nay thay đổi hẳn về chất. Nếu như những năm trước kia việc sử dụng lục quân như một lực lượng nòng cốt chiến lược với các vũ khí hạng nặng như xe tăng, pháo… thì ngày nay trong các cuộc chiến tranh hiện đại diễn ra khốc liệt và căng thẳng hơn, nó không chỉ diễn ra trên mặt đất mà còn diễn ra trên mặt đất, dưới mặt nước, trên bầu trời và thậm chí trong tương lai gần có thể là cả ngoài vũ trụ… Ranh giới giữa hậu phương và tiền tuyến mờ dần bởi chiến tranh nổ ra ở bất kì nơi nào, đâu đâu cũng là chiến tuyến. Các cuộc chiến hiện đại nổ ra đặc biệt khốc liệt trên không mà trong đó các bên tham chiến lấy không quân làm nòng cốt. Không quân khởi đầu cho cuộc chiến và bao trùm tới khi kết thúc cuộc chiến. Theo thời gian không quân ngày càng thể hiện uy lực của nó với những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nhất. Với không quân các thế lực hiếu chiến trên thế giới sử dụng nó như là con át chủ bài của chiến trường chiến tranh hiện đại. Với tiềm năng dồi dào vê kinh tế, kĩ thuật, họ có thể chi phí rất nhiều cho chiến tranh với các phương tiện chiến tranh hiện đại, giảm tối đa sự thiệt hại về con người và tăng tối đa sức ép lên đối phương trong cuộc chiến. Sự tiếp sức bởi các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật đã đưa không quân lên một tầm cao mới, tầm cao của một binh chủng chiến lược. Không quân thành tâm điểm trong cuộc chiến. Trong các cuộc chiến này, ai thắng thế về không quân, người đó nắm ưu thế lớn, nắm được quyền chủ động hoàn toàn. Tất nhiên trong chiến tranh hiện đại, các bên tham chiến sẽ sử dụng chủ yếu là các phương tiện tấn công đường không như đã nói. Như vậy, rõ ràng là sẽ có những thay đổi lớn trong phương thức tác chiến vì không gian, phương tiện chiến tranh đã có thay đổi. Phương thức tác chiến chủ yếu trong chiến tranh hiện đại sẽ là tác chiến điện tử với phương châm ai làm chủ được các dải sóng điện từ người đó sẽ làm chủ được bầu trời. Có thể ví tác chiến điện tử giống như một cuộc chiến bảo vệ con ngươi của các bên tham chiến đồng thời che được con ngươi đối phương. Bên nào làm thành công có nghĩa là bên đó đã bảo vệ được con mắt chiến trường của mình, che được mắt địch.Nói tóm lại, trong bối cảnh thế giới phức tạp hiện nay, khi mà vẫn còn những xung đột, đối đầu gay gắt về chính trị, kinh tế, tôn giáo, sắc tộc thì việc sử dụng chiến tranh như là biện pháp cuối cùng nhằm giải quyết mâu thuẫn vẫn có thể xảy ra. Nói cách khác nguy cơ chiến tranh vẫn còn treo lơ lửng với toàn thể nhân loại không ngoại trừ một cá nhân, một dân tộc hay một quốc gia nào. Và với sự phát triển khoa học kỹ thuật ngày một cao như hiện nay cũng như song song nó là những ứng dụng vào lĩnh vực quân sự, việc sử dụng các phương tiện tấn công đường không như là các phương tiện chiến tranh chính yếu cùng với sự thay đổi tương ứng về phương thức tác chiến đã làm nên bộ mặt mới của chiến tranh hiện đại. Điều này buộc chúng ta phải có những thích ứng nhất định với thời đại.II-KHẢ NĂNG CHIẾN ĐẤU CỦA TÊN LỬA PHÒNG KHÔNGCác khả năng phòng thủ:Như trên đã nói, cuộc chiến tranh hiện đại sẽ nổ ra chủ yếu là trên không. Vì vậy, việc phòng thủ trong chiến tranh thành công hay không quyết định bởi phòng không. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn hẹp về cả thời gian và không gian, ta chỉ có thể đề cập tới vai trò của tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển trong bài viết này.Trước hết ta cần phải định nghĩa phòng không là gì? Phòng không là toàn bộ các biện pháp, hành động nhằm quản lý, bảo vệ an toàn vùng trời của Tổ quốc, phát hiện những dấu hiệu tiến công đường không của địch để kịp thời đánh trả và phòng tránh. Bảo vệ các mục tiêu quan trọng, bảo đảm hoạt đông tác chiến của các lực lượng vũ trang và bảo toàn cho nhân dân.(tập bài giảng giáo dục quốc phòng – Trường Đại học Bách khoa Hà nội – tập 4 – trang 1)Như vậy, nói một cách đơn giản phòng không chính là bảo vệ cho vùng trời Tổ quốc, chống lại mọi xâm phạm đồng thời là đảm bảo cho Tổ quốc khỏi bị bất ngờ bởi các cuộc tập kích bằng đường không của địch. Để làm được điều đó chúng ta bên cạnh con người chúng ta còn cần có những phương tiện chông tấn công đường không để hình thành nên lực lượng phòng không cho Tổ quốc mà trong đó tên lửa phòng không có điều khiển như là mũi nhọn sắc bén, hiệu quả trong số các phương tiện phòng không. Tên lửa phòng không có điều khiển có những ưu thế vượt trội so với các phương tiện phòng không khác như pháo, súng phòng không, máy bay không quân bởi tầm cao, tầm xa, độ chính xác của nó hơn hẳn. Tên lửa phòng không có điều khiển có thể vươn tới những tầng rất cao trên bầu trời nơi mà các loại súng, pháo phòng không khác gần như “bó tay”. Và đặc biệt là các phương tiện tấn công đường không chiến lược của đối phương lại rất hay có mặt ở những tầm cao này. Tên lửa phòng không có điều khiển nếu như được cung cấp những tham số điều khiển chính xác(không bị gây nhiễu) thì xác suất tiêu diệt mục tiêu trên không lên tới hơn 90%. Đây là lực lượng đánh rất có hiệu quả. Thực tế đã chứng tỏ như vậy mà cụ thể là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi mà Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc, đã có những thời kì tên lửa của chúng ta trung bình cỡ 1 đến 2 tên lửa hạ gục một máy bay Mỹ. Đó là chuyện của 30 năm về trước. Càng về sau này khi mà xu thế của chiến tranh hiện đại nghiêng về không chiến thì vai trò của tên lửa phòng không có điều khiển trong chiến tranh hiện đại ngày một quan trọng. Sự tăng cường về vai trò của tên lửa phòng không có điều khiển được thấy rõ khi ta phân tích hai cuộc chiến lớn gần đây: chiến tranh vùng Vịnh và chiến tranh Nam Tư. Trong các cuộc chiến này khi mà lực lượng tên lửa phòng không có điều khiển không thể hiện được uy lực mạnh mẽ của mình thì các lực lượng khác mất đi sự hiệp đồng hỗ trợ trên chiến trường đông thời đó phía đối phương sẽ càng tỏ rõ sự lấn lướt, coi thường và chúng sẽ tăng cường đánh phá, huỷ diệt để gây sức ép.Có thể nói tên lửa phòng không có điều khiển chính ngày càng tỏ rõ là một trong những lực lượng hàng đầu, là nhạc trưởng trong trận chiến phòng không của chiến tranh hiện đại.Trên đây, ta đã nói tới vai trò và uy lực của lực lượng tên lửa phòng không có điều khiển trong việc phòng nói chung. Trước khi đi sâu vào xem xét vấn đề ta cần phải làm rõ các khái niệm, các thành phần và các yếu tố liên quan đến tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển.Tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển là một hệ thống các phương tiện thuộc lực lượng phòng không bao gồm hai thành phần chính là tên lửa và đài điều khiển. Trong đó, tên lửa là một loại vật thể bay không người lái có hình dạng khí động học, nhờ động cơ phản lực tạo lực đẩy bay ngoài không gian có vận tốc lớn hơn nhiều lần âm thanh, kết hợp mang đầu đạn để phá huỷ mục tiêu. Còn đài điều khiển là một hệ thống nhằm giúp cho tên lửa đi đến mục tiêu và tiêu diệt mục tiêu như mong muốn. Nói đúng hơn hệ thống điều khiển là toàn bộ các phương tiện liên quan về mặt chức năng để điều khiển tên lửa bay có mục đích nhất định. Nó bao gồm: các phương tiện phát hiện, nhận dạng và chỉ thị mục tiêu, các phương tiện điều khiển tên lửa và cuối cùng là bệ phóng tên lửa.Tên lửa có nhiều loại và công dụng khác nhau. Nếu phân loại theo công dụng thì có:• Tên lửa dùng cho nghiên cứu khoa học như tên lửa đẩy để phóng vệ tinh, tàu vũ trụ.• Tên lửa dùng cho quân sự.Nếu phân loại theo cấu trúc thì có:• Tên lửa có cánh dùng động cơ phản lực• Tên lửa không có cánh bay ở độ cao thấpPhân loại theo tác dụng và vai trò: • Tên lửa chiến dịch, chiến thuật, tầm bắn dưới 1000 km• Tên lửa chiến lược, tầm bắn trên 1000 kmTheo vị trí phóng tên lửa:• Tên lửa đất đối đất• Tên lửa không đối đất• Tên lửa không đối khôngHệ thống điều khiển cũng được phân thành hai loại chính đó là hệ thông điều khiển từ xa và hệ thống tự dẫn.• Điều khiển từ xa: người ta dùng bức xạ vô tuyến để nhận thông tin về mục tiêu. Việc xác định toạ độ mục tiêu thuộc thành phần của đài radaro Điều khiển bằng lệnh: tên lửa và đài điều khiển có liên lạc với nhau và tên lửa hoạt động theo những lệnh được truyền từ đaì điều khiển lên.o Định hướng từ xa: tên lửa chuyển động theo hướng phân giác của cánh sóng vô tuyến hẹp phát từ đài ra đa• Tự dẫno Tự dẫn chủ động: Hệ thống có nguồn năng lượng chiếu xạ mục tiêu và máy thu năng lượng phản xạ từ mục tiêuo Tự dẫn bán chủ động: ở đây tên lửa có bộ phận thu các phản xạ từ mục tiêu do nguồn từ bên ngoài phát vào tên lửa. Hệ thống này có ưu thế là giảm đáng kể trọng lượng tên lửa vì không phải gắn máy phát vào tên lưả.o Tự dẫn thụ động: hệ sử dụng năng lượng do mục tiêu phát xạ ra, máy thu được gắn trên tên lửa để thu nguồn năng lượng này.Tiếp theo đây ta xem xét đến cơ sở nghiên cứu khí động của tên lửa. Tên lửa bay trong không gian mà cụ thể là trong môi trường hỗn hợp không khí với những đặc trưng và tính chất tương đối phức tạp có thể gây ảnh hưởng tới tên lửa. Để có thể khảo sát và tính toán được các chuyển động của tên lửa thì ta cần có một hệ toạ độ để xem xét.o Hệ toạ độ đất: là hệ toạ độ đo tại mặt đất.o Hệ toạ độ liên kết: hệ toạ độ gắn với tên lửao Hệ toạ độ cực: dựa trên các yếu tố góc tà, góc phương vị và cự ly mục tiêu.Việc tính toán cho tên lửa bay đúng và tiêu diệt mục tiêu cần phải tính toán tới các lực tác dụng lên tên lửa khi nó đang bay:• Lực khí động học toàn phần: là tổng các lực khí động thành phần trên các cánh• Lực cản mũi :SqCQx××=• Lực nâng :eqSqCY××=Bên cạnh đó để tên lửa bay đúng và ổn định còn phải quan tâm đến các mômen khí động. Sở dĩ xuất hiện các mômen này là do các lực tác động lên tên lửa với các điểm đặt khác nhau.• Mômen khí động toàn phần111 zyxMMMM++= Mỗi mômen thành phần trong công thức này là tổng các mômen ổn định, chống rung, điều khiển.• Mômen ổn định: là mômen có khuynh hướng đưa tên lửa về phía giảm góc tiến.• Mômen chống rung: là mômen khí động xuất hiện khi có tốc độ góc quay tên lửa, chúng phụ thuộc vào khí bên ngoài cũng như dòng chảy chất lỏng và khí bên trong tên lửa.• Mômen lệch:Do dòng khí chuyển động không đối xứng qua tên lửa.• Mômen điều khiển: là các mômen tương quan với trọng tâm của tên lửa do các cơ cấu điều khiển tên lửa tạo nên.Sự nâng cao tính điều khiển đạt được bằng cách tăng mômen điều khiển và giảm mômen ổn định. Từ đó, ta sử dụng các tên lửa có sơ đồ khí động khác nhau và có cánh lái khác nhau.Như vậy, qua việc xem xét các thành phần của tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tên lửa khi bay ta có thể có một số đánh giá bước đầu như sau:Theo cấu trúc thì tên lửa có hai loại có và không có cánh. Rõ ràng loại có cánh có tốc độ bay cao tuy nhiên lại tốn nhiều nhiên liệu và từ đó làm cho kích thước loại tên lửa này tăng lên. Chính thế tên lửa này dễ bị ra đa phát hiện. Loại không có cánh tốc độ và độ cao thấp hơn, gọn nhẹ, chống rađa tuy nhiên dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện về địa vật và thời tiết, và khi bay ở tầm thấp rất có thể nó bị làm mồi cho các loại súng, pháo phòng không. Trong điều kiện của ta hiện nay, với tiềm lực kinh tế và kĩ thuật còn kém nói chung chúng không có đủ điều kiện để chế tạo ra những loại tên lửa mới nhưng chúng ta hoàn toàn có khả năng cải tạo và sử dụng hiệu quả, hợp lý những loại sẵn cho cho mục đích của mình.Với các hệ thống điều khiển thì có nhiều loại khác nhau, chính thế mà việc lựa chọn và sử dụng phù hợp những hệ thống này ở ta là một vấn đề lớn.Với các hệ thống tự dẫn thì đầu tự dẫn nằm trong tên lửa, đây chính là một cơ sở cho ta xây dựng các hệ thống tên lửa tinh khôn có khả năng tự tìm mục tiêu. Tuy nhiên, các hệ thống tự dẫn cũng có những nhược điểm căn bản. Thứ nhất là khi có thêm hệ thống tự dẫn gắn trên tên lửa thì làm tăng khối lượng tên lửa, từ đó làm tăng sự khó khăn trong điều khiển, thêm đó chính là sự tăng thêm sự phức tạp của tên lửa mặc dù có làm đơn giản đi hệ thống điều khiển. Thứ hai là khi sử dụng hệ thống tự dẫn thì mỗi khi tên lửa phóng đi chúng ta mất hoàn toàn khả năng kiểm soát đối với tên lửa, đối phương có thể tận dụng điểm này để vô hiệu hoá hoặc đánh lừa tên lửa của ta bằng cách phát ra những tín hiệu đánh lừa bộ tự dẫn trong tên lửa với mục đích kích nổ sớm hay làm sai lệch hướng đi của tên lửa. Như đã nói, với chúng ta hiện thời chỉ có khả năng cải tiến và sử dụng hiệu quả, hợp lý. Với những tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển bằng phương pháp tự dẫn ta có thể sử dụng trong các tình huống chiến thuật sao cho đảm bảo hệ thống tự dẫn không bị đánh lừa và bị vô hiệu hoá. Với chiến thuật hợp lý ta có thể chọn được thời điểm để phóng tên lửa với hiệu suất tối đa. Một khả năng nữa hoàn toàn có thể thực hiện được đó là ta có thê cải tiến hệ thống tự dẫn để chuyên hoá giữa các kiểu tự dẫn chủ động, thụ động, bán chủ động để tạo nên sự linh hoạt trong việc sử dụng cùng một loại tổ hợp tên lửa. Cụ thể hơn như đối với hệ tự dẫn chủ động, ta có thể vô hiệu hoá máy phát của tên lửa để biến nó thành hệ bán chủ động thông qua cải tạo nhỏ về khả năng của bộ thu. Với sự linh hoạt này, ta sẽ gây khó khăn cho kẻ địch trong việc tác chiến điện từ nhằm vô hiệu hoá phương tiện phòng không của chúng ta. Ta cũng có thể cải tạo tổ hợp này theo hướng mạnh mẽ hơn theo cách sử dụng chính bộ tự dẫn làm công cụ để từ đó xây dựng tập lệnh điều khiển của riêng chúng ta cho hệ thống và từ đó hệ thống này đã trở thành tổ hợp tên lửa phòng không mà trong đó hệ thống điều khiển theo kiểu điều khiển từ xa.Với nhóm điều khiển từ xa rõ ràng một ưu nhưng cũng là nhược điểm lớn đó là sau khi tên lửa được phóng có sự điều khiển của đài điều khiển bởi lẽ khi có sự tham gia của đài điều khiển trong việc hướng dẫn hành trình của tên lửa thì lúc đó khả năng chính xác của tên lửa phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chiến thuật cũng như yếu tố con người, thêm đó trong tình hình hiện nay, nếu đài điều khiển tham gia phát sóng nhiều để điều khiển tên lửa thì rất dễ bị lộ và bị huỷ diệt bởi các loại vũ khí đặc chủng của đối phương. Bù lại đó, dưới sự điều khiển của đài điều khiển tên lửa dường như sẽ bớt “máy móc” hơn. Sức mạnh của tên lửa sẽ tăng lên rất nhiều nếu có sự điều khiển chính xác trong một chiến thuật tác chiến hợp lý. Và với loại này việc tác chiến của chúng ta cũng cơ động hơn rất nhiều.Rõ ràng, mỗi loại đều có những nhược điểm cố hữu mà chắc chắn chúng ta khó có thể khắc phục được hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế phần nào. Trước tình hình đó viêc sử dụng các phương tiện trên kết hợp với nhau với mục đích lấy ưu điểm của cái này để bù cho nhược điểm của cái kia nhằm mục đích góp phần tạo nên một thế trận phòng không vững chắc. Đó cũng là một phần trong đường lối quân sự của chúng ta. Với các vấn đề kỹ thuật phức tạp của tên lửa mà trong điều kiện hiện nay ta chưa thể chế tạo được nhưng ta vẫn cần phải nắm để biết cách cải tiến và sử dụng một cách hiệu quả. Có thể ta chưa chế tạo được tên lửa nhưng khả năng cải tiến và sử dụng nó là hoàn toàn có thể đối với chúng ta.Đến đây ta xét tới các cơ sở để xây dựng đài điều khiển. Đầu tiên ta nói tới các phương pháp điều khiển.Tên lửa bay ngoài không gian chiu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên khác nhau cộng thêm các mục tiêu lại luôn di động, vì vậy luôn có những sai số trong quá trình điều khiển. Người ta chia quá trình điều khiển làm hai giai đoạn đó là giai đoạn:• Giai đoạn động học điều khiển:ở giai đoạn này ta chỉ nghiên cứu quan hệ giữa quỹ đạo chuyển dộng của tên lửa với thời gian đưa tên lửa vào quỹ đạo từ đó ta xây dựng được cự ly bay, vùng phóng, vùng sát thương, tính cơ động cần thiết, cự ly gặp giữa tên lửa và mục tiêu.• Giai đoạn động lực học điều khiển: nghiên cứu giai đoạn này giúp giải quyết việc xây dựng hệ thống điều khiển tên lửa, đánh giá được độ chính xác, sự ổn định của quá trình điều khiển tên lửa.Qua đó ta thấy rằng, nếu chúng ta chỉ quan tâm tới các vấn đề về cải tiến tên lửa thì có lẽ việc đầu tư nghiên cứu giai đoạn thứ hai là cần thiết hơn. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng nếu có những nghiên cứu tốt ở giai đoạn đầu sẽ cho ta cai nhìn tổng quát cũng như cách đánh giá chung nhất về một loại tên lửa.Kế đến ta sẽ nói tới phương pháp điều khiển tên lửa. Phương pháp điều khiển là thiết lập mối quan hệ quy luật chuyển động của tên lửa theo quy luật chuyển động của mục tiêu một cách nhất định, đảm bảo tên lửa tiếp cận mục tiêu trong điều kiện xác xuất cho trước. Ta cũng có các phương pháp điều khiển tên lửa:Phương pháp điều khiểnPhương pháp 2 đIểmĐIều khiển 3 đIểmTiếp cận tỉ lệTếp cận song songTiếp cận đuổiTiếp cận thẳng3 đIểm ĐónCả góc Nửa góc Các phương pháp điều khiển hai điểm:• Phương pháp tiếp cận thẳng: trong suốt quá trình điều khiển trục dọc của tên lửa luôn hướng tới mục tiêu• Phương pháp điều khiển tiếp cận đuổi: là phương pháp mà trong suốt quá trình đuổi véc tơ tốc độ trùng hướng của mục tiêu.• Phương pháp tiếp cận song song: là phương pháp mà trong mỗi quá trình điều khiển hướng của mục tiêu luôn tồn tại song song. Tên lửa bay thẳng đến mục tiêu.• Phương pháp điều khiển tiếp cận tỷ lệ: là phương pháp mà trong suôt quá trình điều khiển véc tơ tốc độ góc của tên lửa tồn tại tỉ lệ với tốc độ của hệ thống hướng mục tiêu.Phương pháp điểu khiển ba điểm:là phương pháp điều khiển tên lửa mà trong suốt quá trình điều khiển trọng tâm tên lửa luôn nằm trên đường thẳng nối từ đài điều khiển đến mục tiêu(đài , tên lửa, mục tiêu luôn cùng nằm trên cùng một đường thẳng). Phương pháp này có ưu điểm là không cần xác định cự ly mục tiêu nên mang tính chống nhiễu và nó cũng rất đơn giản, trang thiết bị cũng không quá phức tạp tuy nhiên nó sẽ có vấn đề khi mà mục tiêu Bộ phận xác định hướng.Tính toán toạ độTự động lái(ATI)Tên lửaXác định hướngTính toán toạ độAΠTên lửaCon quayTên lửa Vi phânBộ phận xác định hướng bay với tốc độ lớn, gia tốc cao. Điều này đặc biệt bất lợi khi sử dụng trong chiến tranh hiện đại bởi vì các phương tiện tiến công đường không hiện nay như máy bay, tên lửa chiến lược đều có tốc độ bay ngày càng cao với khả năng biến đổi vận tốc rất lớn. Như vậy, các với các phương pháp điều khiển như trên chúng cũng có những ưu nhược điểm riêng mà tuỳ từng điều kiện cụ thể trong tác chiến mà ta sử dụng hệ thống với phương pháp điều khiển thích hợp. Xét cho cùng vẫn phải cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp mới tận dụng được những ưu điểm đông thời hạn chế được tối đa các nhược điểm.III-KẾT LUẬNHiện nay, khi chúng đã đi những bước đi đầu tiên vào thế kỉ 21, trước măt đất nước chúng ta còn muôn vàn khó khăn thách thức cần phải vượt qua. Bên cạnh những nỗ lực của toàn thể dân tộc trong công cuộc xây dựng lại đất nước sau những năm tháng chiến tranh lâu dài và gian khổ chúng ta vẫn luôn đề cao tinh thần cảnh giác để sẵn sàng đối phó những cuộc tấn công từ bên ngoài. Chúng ta cần phải tiếp nối những truyền thống cũng như những kinh nghiệm mà cha ông ta đã tích luỹ được. Chúng ta đã có một lịch sử lâu đời trong việc dựng nước và giữ nước và chính lịch sử cũng chỉ ra rằng công cuộc dựng nước phải luôn đi kèm với giữ nước. Trước xu thế của thời đại, trước bối cảnh phức tạp của thế giới trong những năm gần đây, cộng thêm sự gia tăng chống phá ráo riết của các thế lực thù địch khiến chúng ta không thể không nâng cao tinh thần cảnh giác hơn nữa. Cũng cần phải nhớ rằng một cuộc chiến tranh hiện đại sẽ có thể nổ ra bất kì lúc nào khi mà vẫn còn những thế lực thù địch hiếu chiến. Họ sẵn sang dùng tới sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề khi mà chính sách ngoại giao “đe doạ” kiểu “cây gậy và củ cà rốt” không làm thoả mãn tham vọng của họ. Với trình độ khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ, và ngay sau đó là sự áp dụng vào lĩnh vực quân sự, đặc biệt là với xu thế tập trung vào sức mạnh không quân đã khiến cho vấn đề phòng thủ đất nước, đăc biệt là phòng không ngày càng quan trọng. Lẽ dĩ nhiên, các tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển cũng ngày càng quan trọng trong việc bảo vệ vùng trời Tổ quốc. Các tổ hợp này tựa như những mũi tên tiên phong sẵn sàng lao đi tiêu diệt những kẻ xâm phạm vùng trời chúng ta. Có một thực tế rằng đất nước ta mới bước vào giai đoạn bắt đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế còn chưa vững vàng, trình độ về khoa học kỹ thuật còn lạc hậu so với thế giới cho nên chúng ta chưa có đủ điều kiện để trang bị cho quân đội những phương tiện chiến đấu tối tân như ở một nước khác trên thế giới. Chính vì thế chúng ta chỉ có thể vận dụng tất cả khả năng có thể để phát huy tối đa những cái mình có, và hạn chế tối đa sức mạnh của đối phương nhằm bảo vệ Tổ quốc dấu yêu khỏi sự xâm lăng của kẻ thù hiếu chiến. Trong chiến lược đó, nhân tố con người đóng một vai trò rất quan trọng. Điều này đã được minh chứng bởi hai cuộc kháng chiến vừa qua. Vũ khí, dù hiện đại tột cùng, dù có mệnh danh là “thần sấm” “thần sét”, dù được cho là “tinh khôn”, dù được sản xuất, trợ giúp của công nghệ cao xét cho cùng vẫn chỉ là vũ khí, là một loại phương tiện chiến tranh vô tri vô giác do con người tạo ra, và theo quy luật cũng có điểm yếu, điểm mạnh riêng. Cái quan trọng hơn ở đây vẫn là con người, con người sản xuất ra vũ khi, điều khiển vũ khí và làm chủ vũ khí.Qua đó, bản thân mỗi sinh viên chúng em, những người chủ nhân của đất nước trong một tương lai gần, càng hiểu rằng cần phải vươn lên làm chủ các đỉnh cao của khoa học công nghệ để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, để sẵn sàng đứng lên bảo vệ Tổ quốc khi có chiến tranh. Cũng qua đó, em thấy rõ hơn ý nghĩa của việc giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên. . khiển trong chiến các cuộc chiến tranh hiện đại nhất là với những nước như nước ta, chúng ta cần xem xét các khía cạnh sau :Khả năng chiến tranh hiện đại: Lịch. ứng nhất định với thời đại. II-KHẢ NĂNG CHIẾN ĐẤU CỦA TÊN LỬA PHÒNG KHÔNGCác khả năng phòng thủ:Như trên đã nói, cuộc chiến tranh hiện đại sẽ nổ ra chủ yếu

Ngày đăng: 29/08/2012, 19:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan