ĐỀ cập một số BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ CẢNG VIỆT NAM

81 348 1
ĐỀ cập một số BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ CẢNG VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý … 1 Mục Lục Lời nói đầu .5 Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CẢNG BIỂNDỊCH VỤ CẢNG BIỂNVIỆT NAM I. Khái quát về dịch vụ cảng biển 7 1. Định nghĩa, ý nghĩa và phân loại cảng biển .7 1.1. Định nghĩa cảng biển .7 1.2. Ý nghĩa cảng biển 7 1.3. Phân loại cảng biển 8 2. Các dịch vụ cảng biển chủ yếu 9 2.1. Dịch vụ với hàng hoá ra vào cảng 9 2.2. Dịch vụ với tàu ra vào cảng .10 3. Mô hình quản lí dịch vụ cảng biển 11 3.1. Về mô hình chức năng cảng biển .11 3.2. Về loại hình tổ chức của cơ quan quản lí cảng 12 II. Dịch vụ cảng biểnViệt Nam 1. Tổng quan hệ thống cảng biển Việt Nam .12 1.1. Tổng quan hệ thống cảng biển Việt Nam 12 1.2. Những mặt mạnh yếu của hệ thống cảng biển Việt Nam 18 2. Dịch vụ cảng biển Việt Nam .18 2.1. Các dịch vụ cảng biển Việt Nam .19 2.2. Đánh giá về dịch vụ cảng biển tại Việt Nam .21 3. Mô hình quản lí dịch vụ cảng biển Việt Nam 23 3.1. Về mô hình chức năng cảng biển .23 3.2. Về mô hình quản lí khai thác cảng biển 24 SV Trần Thị Minh Khuê A7K37 Đại học Ngoại Thương Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý … 2 Chương II: MÔ HÌNH DỊCH VỤ CẢNG SINGAPORE I. Giới thiệu chung cảng Singapore và dịch vụ cảng Singapore .29 1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển cảng Singapore 29 2. Hệ thống cảng Singapore 31 2.1. Hệ thống cảng Singapore .31 2.2. Mặt mạnh yếu của hệ thống cảng Singapore 33 3. Các dịch vụ cảng Singapore .34 3.1. Dịch vụ đối với tàu .34 3.2 Dịch vụ đối với hàng hoá 35 II. Mô hình quản lí dịch vụ cảng Singapore .37 1. Quá trình phát triển mô hình quản lí 37 2. Các cơ quan quản lí cảng Singapore hiện nay 39 2.1. Chính quyền cảng PSA 39 2.2. Công ty cảng Jurong .40 III. Bài học từ dịch vụ cảng và mô hình quản lí cảng Singapore 1. Những điểm mạnh trong phát triển hệ thống cảng 41 1.1. Sớm đầu tư phát triển hệ thống cảng nước sâu quy mô lớn .41 1.2. Áp dụng công nghệ hiện đại vào thực hiện các dịch vụ cảng biển42 2. Điểm mạnh trong mô hình quản lí 43 2.1. Thủ tục tàu ra vào cảng nhanh chóng 43 2.2. Phối hợp đồng bộ các hoạt động, tăng hiệu quả và giảm chi phí các dịch vụ cảng 45 Chương III: ĐỀ CẬP MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CẢNG VIỆT NAM I. Quy hoạch phát triển cảng Việt Nam đến năm 2010 46 1. Tầm quan trọng và tính thiết yếu của quy hoạch 46 SV Trần Thị Minh Khuê A7K37 Đại học Ngoại Thương Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý … 3 2. Các căn cứ xây dựng quy hoạch 2.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước liên quan đến dự báo lượng hàng hoá và phát triển cảng biển 48 2.2. Quan hệ quốc tế của Việt Nam với các nước trong khu vực và phạm vi toàn cầu .48 2.3. Chiến lược phát triển ngành Giao thông Vận tải .49 2.4. Xu hướng phát triển đội tàu quốc tế .51 2.5. Các tuyến hàng hải quốc tế trong khu vực 52 3. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam 52 3.1. Quy hoạch hệ thống cảng khu vực phía Bắc 54 3.2. Quy hoạch hệ thống cảng miền Trung .57 3.3. Quy hoạch hệ thống cảng phía Nam 60 3.4. Các cảng chuyên dùng .64 3.5. Các cảng địa phương 65 3.6. Phát triển hệ thống EDI 67 II. Khó khăn trong thực hiện dịch vụ cảng biển Việt Nam 1. Khó khăn trong hệ thống cảng biển 68 1.1. Cảng quy mô nhỏ, chưa có hệ thống cảng nước sâu 68 1.2. Công nghệ thông tin lạc hậu 69 2. Khó khăn trong mô hình quản lí 70 2.1. Mô hình quản lí chồng chéo, phức tạp gây ra các thủ tục rườm rà cho tàu ra vào cảng .70 2.2. Quản lí không thống nhất dẫn đến giá phí cao mà vốn thu hồi để đầu tư vẫn không hiệu quả 73 III. Giải pháp cho hệ thống cảng biển Việt Nam 75 1. Với hệ thống cảng .75 1.1. Xây dựng phát triển hệ thống cảng nước sâu ở Việt Nam .75 1.2. Áp dụng công nghệ hiện đại 76 2. Về mô hình quản lí cảng biển 77 2.1. Cải cách thủ tục hành chính cho tàu ra vào cảng .77 SV Trần Thị Minh Khuê A7K37 Đại học Ngoại Thương Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý … 4 2.2. Thống nhất trong quản lí để giảm mức giá, phí, tạo sức cạnh tranh về giá cho cảng biển Việt Nam 79 Kết luận 82 Tài liệu tham khảo 84 Phụ lục SV Trần Thị Minh Khuê A7K37 Đại học Ngoại Thương Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý … 5 Lời nói đầu Việt Nammột trong số ít nước có vị trí địa lí thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng hải. Nước ta có bờ biển dài trên 3260km, có nhiều vũng, vịnh, cửa sông nối liền với Thái Bình Dương. Thực tế cho thấy, hầu hết các quốc gia ven biển trên thế giới và trong khu vực đều trở thành những nước có nền kinh tế phát triển mạnh. Đó là nhờ họ biết phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển đúng hướng bởi cảng biển là đầu mối giao thông như đường sông, đường bộ, đường sắt, phục vụ cho việc giao lưu hàng hoá, hành khách giữa các khu vực trong một nước và giữa nước đó với các nước khác trên thế giới. Đặc biệt, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự giao lưu hàng hoá đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội ngày càng tăng đã thúc đẩy việc đổi mới phương pháp quản lí, đổi mới kỹ thuật. Tuy nhiên do cơ chế quản lí cảng biển và cơ sở hạ tầng cảng biển chưa thống nhất nên hiện nay hệ thống cảng biển Việt Nam còn lạc hậu và chưa thể phát triển đúng tầm của nó. Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay chỉ có thể tiếp nhận khoảng 92 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Phần lớn các cảng của chúng ta còn nhỏ bé, không hiện đại. Đồng thời, ngay trong khu vực Đông Nam Á mà Việt Nammột thành viên, có nhiều cảng rất phát triển, là cảng tầm cỡ thế giới như cảng Kaoshiung (Đài Loan), Hồng Kông (Hong Kong), Port Klang (Malaysia),… Trong đó có cảng Singapore, là cảng đứng đầu thế giới về số lượng hàng hoá thông qua, và là cảng trung chuyển hàng đầu khu vực. Mỗi cảng có vị trí, đường lối, đặc điểm phát triển khác nhau, tuy nhiên vẫn có những điểm tương đồng mà chúng ta có thể rút ra bài học. Trong bài viết này em xin được đề cập đến một số đặc điểm trong sự phát triển cảng Singapore, mà Việt Nam có thể học tập và rút kinh nghiệm. Đó là những vấn đề về đầu tư phát triển hệ thống cảng và vấn đề về quản lí hệ thống cảng cho hiệu quả hơn, cải thiện chất lượng dịch vụ cảng biển tại Việt Nam. SV Trần Thị Minh Khuê A7K37 Đại học Ngoại Thương Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý … 6 Đây là một vấn đề cấp bách đối với Việt Nam để khai thác được lợi thế sẵn có về cảng biển nước ta, phát triển kinh tế. Nhất là trong thời kì hội nhập hiện nay, việc phải sửa mình để phù hợp với thế giới càng là vấn đề quan trọng. Để hoàn thành được đề tài này, em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã dạy dỗ em, giúp em có được kiến thức trong quá trình học tập. Em xin cảm ơn thầy PGS. TS. Nguyễn Hồng Đàm đã hướng dẫn em, định hướng cho em hình thành nội dung và tận tình hướng dẫn em làm bài. Ngoài ra, em cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban Cảng Biển, ban Pháp chế, ban Vận tải và Dịch vụ Hàng hải, và ban Kế hoạch và Đầu tư của Cục Hàng Hải đã nhiệt tình giúp em tìm hiểu và tài liệu cho bài viết. Em cũng xin chân thành cám ơn bạn bè đã giúp đỡ động viên em trong quá trình viết khoá luận. Dù đã rất cố gắng trong quá trình làm bài, nhưng do trình độ còn hạn chế, em rất mong các thầy cô giúp em sửa chữa để em có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình làm việc sau này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2002 Sinh viên Trần Thị Minh Khuê SV Trần Thị Minh Khuê A7K37 Đại học Ngoại Thương Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý … 7 Chương I: KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ CẢNG BIỂNVIỆT NAM I. Khái quát về dịch vụ cảng biển 1. Định nghĩa, ý nghĩa và phân loại cảng biển 1.1. Định nghĩa cảng biển Khái niệm cảng biển gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải. Trước đây cảng biển chỉ được coi là nơi trú gió to bão lớn cho tàu thuyền. Trang thiết bị của cảng biển rất đơn giản và thô sơ. Ngày nay cảng biển không những chỉ là nơi bảo vệ an toàn cho tàu biển trước các hiện tượng tự nhiên bất lợi, mà trước hết cảng biểnmột đầu mối giao thông, một mắt xích hết sức quan trọng của quá trình vận tải. Do đó kỹ thuật xây dựng, trang thiết bị và cơ cấu tổ chức của cảng biển ngày càng được hiện đại hoá. Ranh giới của mỗi cảng biển thường gồm hai phần: Phần mặt nước và phần đất liền.Trên mỗi phần của cảng có những công trình và thiết bị nhất định. Phần mặt nước của cảng thường gồm các bộ phận vũng tàu, luồng lạch, vùng nước tiếp giáp với phần đất liền. Phần đất liền của cảng gồm những khu vực như cầu tàu, kho bãi, và khu vực hành chính. 1.2. Ý nghĩa của cảng biển Trong các phương thức vận tải, vận tải đường biển chiếm vai trò chủ đạo. Hàng năm, hơn 80% hàng hoá trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển. Cảng biển là đầu mối quốc gia quan trọng, nối liền các khu vực của quốc gia và nối quốc gia đó với thế giới bên ngoài. Do đó, cảng biển đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hoá. SV Trần Thị Minh Khuê A7K37 Đại học Ngoại Thương Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý … 8 Bên cạnh đó, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong khâu lưu thông, một khâu quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cảng biển còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như buôn bán, giao dịch, đại lý, môi giới, bảo hiểm, luật pháp, tài chính, ngân hàng, du lịch,…Những hoạt động này mang lại nguồn lợi đáng kể cho các quốc gia có biển. Cảng biển tạo cơ sở cho các hoạt động dịch vụ, cho chính cảng biển và cho hàng loạt các ngành khác. Tóm lại, cảng biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thông qua phát triển các loại hình dịch vụ cảng biển. Cảng biểndịch vụ phát triển sẽ thu hút nhiều tàu bè, nhiều hàng hoá xuất nhập khẩu hay quá cảnh, từ đó quan hệ của một quốc gia cũng được phát triển về mọi mặt. Cảng chính là cửa ngõ thông thương của một quốc gia với thế giới. Cảng biển đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, phản ánh trình độ khả năng mở cửa giao lưu hội nhập của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới. 1.3. Phân loại cảng biển Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà cảng biển có thể được phân theo nhiều cách khác nhau. Trong phạm vi bài viết này em chỉ xin được phân loại theo một tiêu chí chính nhằm phục vụ trực tiếp cho mục tiêu của bài viết và cũng là phù hợp với chuyên ngành học về kinh tế ngoại thương, phục vụ hàng hoá xuất nhập khẩu, đó là phân loại theo chức năng khai thác cảng và theo phạm vi hoạt động. Theo chức năng khai thác cảng, cảng biển có thể dược phân thành hai nhóm chính: - Các cảng thương mại tổng hợp: là các cảng bốc xếp hàng khô, bách hoá, bao kiện thiết bị và container. SV Trần Thị Minh Khuê A7K37 Đại học Ngoại Thương Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý … 9 - Các cảng chuyên dùng: các cảng phục vụ cho một mặt hàng mang tính chất riêng biệt như cảng than, cảng dầu,… Theo phạm vi hoạt động, cảng lại được phân thành hai nhóm: - Cảng quốc tế: là cảng hoạt động phục vụ các tàu hoạt động xuất nhập khẩu. - Cảng nội địa: Là cảng phục vụ hoạt động thương mại và các ngành trong nước, không có khả năng đón các tàu từ nước ngoài. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào các căn cứ khác mà có thể phân loại cảng theo mục đích sử dụng thành cảng buôn, cảng đánh cá, cảng quân sự;… 2. Dịch vụ cảng biển chủ yếu Dịch vụ cảng biển chính là các chức năng phục vụ của cảng biển. Từ khái niệm về cảng biển có thể thấy hai chức năng phục vụ của cảng cho tàu và hàng hoá. Như vậy cảng cung cấp các dịch vụ sau: 2.1. Đối với hàng hoá ra vào cảng Cảng biển là nơi quá trình chuyên chở hàng hoá có thể được bắt đầu, tiếp tục hoặc kết thúc. Do đó, tại cảng biển, hàng hoá có thể được hưởng các dịch vụ sau: - Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá vận chuyển đường biển: là hoạt động kinh doanh thay mặt khách hàng kiểm đếm số lượng hàng hoá thực tế khi giao hoặc nhận với tàu, với các phương tiện vận tải khác, khi xuất hoặc nhập kho, bãi cảng, hay khi xếp, dỡ hàng hoá trong container. SV Trần Thị Minh Khuê A7K37 Đại học Ngoại Thương Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý … 10 - Dịch vụ giao nhận hàng hoá vận chuyển bằng đường biển: là hoạt động kinh doanh thay mặt khách hàng tổ chức thiết kế, bố trí thu xếp các thủ tục giấy tờ, chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hoá với người chuyên chở và các cơ quan chuyên môn khác. - Dịch vụ bảo quản hàng hoá: là hoạt động lưu kho lưu bãi hàng hoá trong thời gian hàng hoá còn nằmcảng chờ chủ hàng đến lấy, chờ giao cho người chuyên chở, hoặc chờ trong thời gian chuyển tiếp để vận chuyển đến cảng đích. Ngoài ra, cảng biển còn thực hiện sửa chữa bao bì, đóng gói lại hàng hoá, kẻ kí mã hiệu cho hàng hoá nếu trong quá trình chuyên chở đến người nhận hàng bị tổn thất trong phạm vi có thể sửa chữa tại cảng. 2.2. Đối với tàu ra vào cảng Cảng là nơi ra vào, neo đậu của tàu trong và sau mỗi cuộc hành trình. Vì vậy, mọi hoạt động điều hành giao dịch với tàu đều phải được thực hiện tại cảng, cụ thể là: - Dịch vụ đại lí tàu biển: là hoạt động thay mặt chủ tàu nước ngoài thực hiện các dịch vụ đối với tàu và hàng tại Việt Nam. - Dịch vụ môi giới hàng hải: là hoạt động kinh doanh môi giới cho khách hàng các công việc liên quan đến hàng hoá và phương tiện vận tải biển, mua bán tàu, thuê tàu, thuê thuyền viên. - Dịch vụ lai dắt tàu biển và hoa tiêu hàng hải. - Dịch vụ cung ứng tàu biển: là hoạt động kinh doanh cung ứng cho tàu lương thực thực phẩm cũng như các dịch vụ đối với thuyền viên… SV Trần Thị Minh Khuê A7K37 Đại học Ngoại Thương

Ngày đăng: 26/12/2013, 13:29

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Tổng lượng tàu và hàng hoá ra vào cảng - ĐỀ cập một số BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ CẢNG VIỆT NAM

Bảng 2.

Tổng lượng tàu và hàng hoá ra vào cảng Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 3: Các cảng chuyên dùng thuộc các Bộ chuyên ngành quản lí - ĐỀ cập một số BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ CẢNG VIỆT NAM

Bảng 3.

Các cảng chuyên dùng thuộc các Bộ chuyên ngành quản lí Xem tại trang 24 của tài liệu.
Tóm lại, về loại hình các dịch vụ phục vụ tàu biển, Singapore và Việt Nam đều có những loại hình tương tự - ĐỀ cập một số BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ CẢNG VIỆT NAM

m.

lại, về loại hình các dịch vụ phục vụ tàu biển, Singapore và Việt Nam đều có những loại hình tương tự Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 7: Dự án các cảng chuyên dụng - ĐỀ cập một số BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ CẢNG VIỆT NAM

Bảng 7.

Dự án các cảng chuyên dụng Xem tại trang 62 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan