Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh

8 1.1K 13
Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh

Cau 1. Nguồn gốc tưởng Hồ Chí MinhNếu nhìn một cách tổng quát,tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ các nguồn gốc chủ yếu sau :a) tưởng và văn hoá truyền thống Việt Nam:Đó là chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam.- Dân tộc nào cũng có lòng yêu nước nhưng đối với dân tộc Việt Nam do điều kiện lịch sử riêng của mình nên có những nét rất đặc sắc.+ Trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại và phát triển của mình, dân tộc Việt Nam phải thường xuyên đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược lớn của ngoại bang (Hơn một nửa thời gian là để giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước trong 4000 năm đó) trong đó có hơn 1000 năm Bắc thuộc, phong kiến phương Bắc tiến hành đồng hoá dân tộc luôn luôn chiến đấu với kẻ thù mạnh gấp nhiều lần). Cho nên lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam rất sâu sắc và mãnh liệt thể hiện ở :* Chủ nghĩa yêu nướcViệt Nam có tính chất cộng đồng, dựa trên trục nhà-làng-nước gắn bó mật thiết với nhau (nước mất thì nhà tan); "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"* Đó là nhân tố cơ bản để cố kết dân tộc, đoàn kết các tầng lớp nhân dân.* Là tài sản vô giá, là mẫu số chung cho hành động của mỗi người Việt nam chân chính.* Là đạo lý sống, là niềm tin tự hào và là giá trị cao nhất trong bảng giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, là dòng chủ lưu trong lịch sử tưởng Việt Nam. (Năm 1924 trong báo cáo "tình hình Bắc kỳ", Hồ Chí Minh đã gọi Chủ nghĩa yêu nước là chủ nghĩa dân tộc truyền thống và khẳng định nó có sức mạnh ghê gớm, là chỗ dựa của quốc tế cộng sản).* Đây chính là một trong những cơ sở để hình thành tưởng Hồ Chí Minh, là điểm xuất phát thúc đẩy Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Chủ nghĩa yêu nước là cội nguồn sâu xa nhất, bền vững nhất của tưởng Hồ Chí Minh, Người đã khẳng định “Lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo LêNin, tin theo quốc tế 3".- Đó là truyền thống đoàn kết của dân tộc, lạc quan yêu đời, sống nhân nghĩa, thuỷ chung.- Hiếu học và sẵn sàng mở cửa để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: (thời kỳ tam giáo đồng nguyên).Đây là những vấn đề mà Hồ Chí Minh đề cập đến rất nhiều và tiếp thu một cách sáng tạo để xây dựng nên tưởng của mình .b) Tinh hoa văn hoá nhân loại: - Phương Đông :Đây là một yếu tố Hồ Chí Minh đã chắt lọc để xây dựng nên tưởng của mình.+ Những tưởng tiến bộ trong Nho giáo* Hồ Chí Minh xuất thân trong môi trường Nho giáo và bắt đầu đi học là học chữ Hán và học trong khoảng 10 năm (đã làm thơ bằng chữ Hán, đã từng hoà thơ và đàm thơ với bậc đàn anh về nho học).* Hồ Chí Minh học Nho giáo không phải cốt để đi thi. Nên có điều kiện để suy xét, tìm hiểu cái thần của Nho giáo, nắm rất vững những mặt tích cực và tiêu cực của Nho giáo trên cơ sở đó sàng lọc tiếp thu Nho giáo một cách chủ động. Nho giáo để lại dấu ấn khá sâu đậm trong con người Hồ Chí Minh.* Hồ Chí Minh đánh giá cao Khổng Tử và gọi Khổng Tử là "đức bố Khổng Tử vĩ đại" trong Hồ Chí Minh toàn tập, người đã hơn 100 lần đề cập, trích dẫn Khổng Tử, Mạnh Tử. * Hồ Chí Minh cũng thấy những mặt hạn chế tiêu cực của Khổng Tử và kết luận Khổng Tử là phong kiến.* Hồ Chí Minh kế thừa một số phạm trù, mệnh đề của Khổng Tử, Mạnh Tử nhưng không kế thừa Nho giáo với cách là một hệ tưởng. Trong kế thừa Nho giáo, Hồ Chí Minh đã đưa vào các khái niệm của Nho giáo những nội dung mới, phù hợp với thời đại và quan điểm cách mạng của Hồ Chí Minh. + Ảnh hưởng của Phật giáo: Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa tinh thần nhân ái, từ bi hỉ xả, lòng bao dung của đạo Phật, Hồ Chí Minh coi đây là những điều tốt lành, người cách mạng phải biết tiếp thu, vận dụng để chống lại cái ác, cứu dân, cứu nước. Những tưởng hướng thiện, trừ ác, cứu nhân độ thế đã ngấm vào trái tim nhân ái của Người.- Tinh hoa văn hoá phương TâyBên cạnh học chữ Hán, Hồ Chí minh cũng sớm đến với chữ quốc ngữ. Năm 1911, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước một cách chủ động nên Người luôn luôn có ý thức học hỏi tìm hiểu nền văn hoá của các dân tộc.+ Hồ Chí Minh biết nhiều thứ tiếng trong đó nắm rất chắc tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, đây là những công cụ quan trọng để hiểu biết nền văn hoá của các nước đó.+ Hồ Chí Minh cũng tiếp xúc với tưởng nhân văn, tham dự nhiều buổi diễn thuyết của nhiều nhà chính trị, triết học nổi tiếng các nước.Nghiên cứu và tiếp thu có phê phán học thuyết của Jêsu, tưởng tiến bộ của cách mạng sản Pháp (1789), cách mạng sản Mỹ (1776). Có 2 vấn đề lớn của văn hoá phương Tây ảnh hưởng, tác động đến tưởng Hồ Chí Minh:* tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng sản Pháp. → Chúng ta đã biết, giai cấp sản sử dụng khẩu hiệu này để tập hợp các tầng lớp nhân dân, lật đổ chế độ phong kiến nhưng sau khi giành được chính quyền, giai cấp sản đã không thực hiện hoặc thực hiện nhỏ giọt trong thực tế.VD: tưởng bình đẳng được cách mạng Pháp nêu lên năm 1891 mãi đến 1948 người phụ nữ Pháp mới được cầm lá phiếu để đi bầu cử (phải hơn 100 năm sau điều này mới được thực hiện).Song đây là tưởng lớn, thể hiện sự khát vọng của con người và là mục tiêu vươn tới của nhân loại.→ tưởng này cũng sớm lan sang Việt Nam và Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với tưởng này từ năm 13 tuổi. Ngay lúc đó Người đã có ý định sang Pháp để tìm hiểu những gì ẩn giấu đằng sau những lời lẽ tốt đẹp đó là cái gì?→ Đây là định hướng quan trọng trong quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh và qua thực tế tìm hiểu của Người ở các nước thuộc địa và tại các nước bản lớn, Người đã sớm có kết luận đúng đắn: Chỉ một bộ phận nhỏ người giàu có là được hưởng điều này còn tuyệt đại dân chúng không có bình đẳng, tự do.* Lòng nhân ái của Thiên chúa giáo→ Có thể nói, muốn hiểu biết sâu sắc nền văn hoá phương Tây không thể không nghiên cứu, tìm hiểu giáo lý của Thiên chúa giáo.→ Hồ Chí Minh đánh giá cao Jesu: Đức Thiên chúa là tấm gương hy sinh triệt để. Năm 1946, Hồ Chí Minh khi đang thăm Pháp đã nói: "Nếu đức Thiên chúa còn sống thì ông ta sẽ tìm đường đi lên CNXH (Đây là câu Bác trả lời câu hỏi của nhà báo Pháp "Bây giờ Ngài có định đưa đất nước của ngài lên CNXH không"). → Hồ Chí Minh kế thừa lòng nhân ái của Thiên chúa giáo. Trong thư gửi giáo dân nhân dịp Noel 1946 Người đã viết ở câu cuối "Thượng đế và Tổ quốc muôn năm".K ết luận : Có thể khẳng định Hồ Chí Minh đã tiếp thu cả văn hoá phương Đông và phương Tây, tìm cách hội nhập 2 nền văn hoá và tạo ra cái mới, Người rất có ý thức về vấn đề này. Sự kết hợp này của Hồ Chí Minh đã mang lại cho Người một sắc thái mới đúng như Ôxit Manđestam đã nhận xét: "Từ Nguyễn Ái Quốc toát lên một nền văn hoá không phải là văn hoá phương Đông, phương Tây mà là một nền văn hoá tương lai "Người đã được UNESCO phong tặng là danh nhân văn hoá thế giới.Suốt mấy chục năm tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu các nền văn hoá của hàng chục dân tộc cũng như hàng trăm học thuyết của các nhà tưởng lớn đã đem lại cho Hồ Chí Minh một khối lượng tri thức phong phú và sâu sắc về văn hoá nhân loại. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng hình thành nên tưởng Hồ Chí Minh.c) Chủ nghĩa Mác - Lênin- Chủ nghĩa Mác - Lênin là bộ phận tinh tuý nhất của văn hoá nhân loại, là đỉnh cao của tưởng loài người.- Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tưởng của giai cấp công nhân, giai cấp tiên tiến nhất của xã hội. Nó là học thuyết tổng kết quá khứ, giải thích và cải tạo hiện tại, chuẩn bị và hướng dẫn tương lai.Hồ Chí Minh nhận thức rằng: Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là "chiếc cẩm nang thần kỳ", là kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng cho chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và CNCS.- Đối với Hồ Chí Minh việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin là bước ngoặt trong cuộc đời của Người, không những nâng trí tuệ của Người lên tầm cao mới, đưa Người vượt lên tất cả những người yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ đang tìm đường cứu nước mà còn đem lại cho Người một phương pháp nhận thức và hành động đúng đắn, giúp Hồ Chí Minh giải quyết một cách sáng tạo những vấn đề thực tiễn của cuộc sống đặt ra.- Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác - Lênin không đối lập nhau mà gắn bó mật thiết với nhau. Điều này đã làm cho Hồ Chí Minh trở thành người Việt Nam yêu nước chân chính nhất, nâng chủ nghĩa yêu nước của Việt Nam lên tầm cao mới, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận Mác xít soi sáng, bằng thiên tài và trí tuệ của mình, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, con đường cách mạng vô sản. Con đường này phù hợp với qui luật vận động của lịch sử đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy ngay từ khi tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lênin và cho đến phút cuối cùng của cuộc đời Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định: Đây là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất.- Có thể nói, chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận quyết định bước phát triển mới về chất của tưởng Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện ở chỗ:+ Đem lại cho Hồ Chí Minh phương pháp đúng đắn để tiếp cận văn hoá dân tộc, truyền thống tốt đẹp của cha ông.+ Tìm thấy quy luật phát triển tất yếu của nhân loại "Sớm hay muộn các dân tộc sẽ đi đến CNXH".+ Nhìn thấy con đường dân tộc Việt Nam phải đi và đích phải đến. Đó là con đường cách mạng vô sản và đích của nó là CNXH và CNCS, là ấm no tự do, hạnh phúc cho nhân dân.+ Tìm thấy nền tảng tưởng của mình và phương pháp hành động, phương pháp chỉ đạo thực tiễn, đúng đắn. ⇒ Điều này cho phép chúng ta khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tưởng của giai cấp vô sản, có tính cách mạng, khoa học rất sâu sắc và triệt để.d) Yếu tố chủ quan (bản thân Hồ Chí Minh)- Sự hình thành tưởng Hồ Chí Minh ngoài những yếu tố mang tính khách quan còn có yếu tố chủ quan mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó chính là những phẩm chất đặc biệt của bản thân Hồ Chí Minh.- Chúng ta biết rằng cùng một điều kiện môi trường sống như nhau, cùng chịu sự tác động của một điều kiện khách quan nhưng kết quả của mỗi người lại khác nhau, tuỳ thuộc vào các phẩm chất của mỗi người.- Sự ra đời và phát triển của tưởng Hồ Chí Minh chịu sự tác động đặc biệt của những phẩm chất thuộc về con người Hồ Chí Minh:+ duy độc lập tự chủ, sáng tạo rất cao cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sâu sắc đối với mọi vấn đề của Hồ Chí Minh. Cụ thể:* Sớm nhận thấy hạn chế của con đường cứu nước của các vị cách mạng tiền bối nên không đi theo.* Quyết định đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước cứu dân.* Nghiên cứu cách mạng tưởng Mĩ và cách mạng sản Pháp, Người đã sáng suốt nhận ra hạn chế mang tính bản chât của cách mạng sản do đó Người không đi theo con đường này.* Sớm phát hiện ra giá trị của cách mạng tháng 10 Nga, của con đường cách mạng vô sản đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.* Có vốn tri thức phong phú, sự hiểu biết về văn hoá dân tộc sâu sắc của văn hoá nhân loại, về thời đại cũng như vốn kinh nghiệm đấu tranh của cách mạng thế giới nhờ tinh thần say mê học hỏi, khổ công nghiên cứu, tìm hiểu. * Bác đã đến với chủ nghĩa Mác, hiểu sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin nhờ có vốn tri thức phong phú và nhận ngay được giá trị của chủ nghĩa Mác- Lênin.+ Là trái tim nhân ái, tâm hồn nhạy cảm của một nhà yêu nước lớn, sự nhiệt thành cách mạng của một chiến sĩ cộng sản vĩ đại.* Thương dân, thương những người cùng khổ. Bác nói: "Nghĩ cho cùng, là vấn đề ở đời và làm người, ở đời và làm người phải biết thương nước, thương dân, thương nhân loại bị áp bức, khổ đau.* Kiên quyết chiến đấu để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, đem lại ấm no hạnh phúc cho con người.Kết luận: Như vậy tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát huy cao nhất những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều thấy gần gũi, dễ hiểu, yêu mến tưởng của Người. Hơn nữa, nó còn tiếp thu được những tinh hoa của các nền văn hoá phương Đông và phương Tây từ xưa tới nay khiến cho bạn bè gần xa và những người tiến bộ trên toàn thế giới hết lòng trân trọng. Co thể nói, chủ nghĩa Mác-Lênin chính là nguồn gốc quan trọng nhất quyết định sự hình thành tưởng Hồ Chí Minh. Nhờ có chủ nghĩa Mác-Lê mà Bác đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam tạo ra tiền đề vững chắc cho những thắng lợi mang tính cơ bản sau này. Thông qua tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta càng hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin nhiều hơn, đúng đắn hơn. . Cau 1. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí MinhNếu nhìn một cách tổng quát ,tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ các nguồn gốc chủ yếu sau :a) Tư tưởng và văn. Đông :Đây là một yếu tố Hồ Chí Minh đã chắt lọc để xây dựng nên tư tưởng của mình.+ Những tư tưởng tiến bộ trong Nho giáo* Hồ Chí Minh xuất thân trong môi

Ngày đăng: 29/08/2012, 19:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan