Tìm hiểu nhu cầu giải trí của đồng bào dân tộc răglay xã khánh nam, huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hoà hiện nay

25 998 2
Tìm hiểu nhu cầu giải trí của đồng bào dân tộc răglay xã khánh nam, huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hoà hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến Đề tài: “Tìm hiểu nhu cầu giải trí của đồng bào dân tộc Răglay Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà hiện nay”. Mai Văn Phong Gửi bài lần 2 ngày 15/8/2012 A. DẪN NHẬP 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay Việt Nam chúng ta đang tiến lên và trở thành một nước công- nông nghiệp hiện đại với một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và chăm lo nhiều hơn. Và khi đó nhu cầu giải trí đóng vai trò quan trọng và ngày càng được đề cao giúp người dân có thể giải tỏa căn thẳng, mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả . Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta xác định: “Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa, nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, đẩy mạnh xây dựng thư viện, nhà văn hóa, nhà thông tin, câu lạc bộ sức khỏe, sân bãi thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí”. (Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX- trang www.Dangcongsan.com.vn) Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà là một miền núi với dân cư 501 hộ với :1945 nhân khẩu ( 845 Nữ) , là một có chiếm số đông bào dân tộc thiểu số mà đa số là dân tộc Răglay, những biến đổi về kinh tế lẫn văn hóa ở đây phức tạp và nhiều chiều hơn các khu vực khác. Gia đình được coi là hạt nhân của hội. Sự phát triển bền vững của gia đình là nền tảng phát triển hội. Mỗi cá nhân, ngoài việc hoàn thành tốt các công việc hội, còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình, tạo sự đồng thuận, liên kết các thành viên trong gia đình. Áp lực của công việc, những căng thẳng, những lo âu, buồn phiền . là nguyên nhân làm gia đình tan vỡ. Và khi đó, vui chơi giải trí lành mạnh là một giải pháp tốt nhất. Giải trí lành mạnh sẽ giúp mỗi thành viên trong gia đình giải tỏa trạng thái tâm lý căng thẳng từ công việc. Giải trí lành mạnh có hiệu quả sẽ góp phần tái tạo sức lao động, đem lại sự hứng thú trong cuộc sống, nâng cao năng lực và năng suất lao động, tạo dựng sợi dây gắn kết và tăng cường tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, bên cạnh những mặt tích cực thì giải trí còn mang lại những mặt tiêu cực như rượu chè, cờ bạc…làm ảnh hưởng đến nhân cách, đời sống của cộng đồng. SVTH: Mai Văn Phong Trang 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến Nhận thấy được nhu cầu giải trí là hoạt động giải trí cần thiết đối với người dân Raglay và sự tham gia của người dân ngày càng nhiều. Chính những lý do trên đã thôi thúc tác giả đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu nhu cầu giải trí của đồng bào dân tộc Răglay Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà hiện nay”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Đề tài tập trung chủ yếu vào nhu cầu về giải trí của người dân tộc Raglay Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. 2.2 Mục tiêu cụ thể: a)Tìm hiểu các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi củadân Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà hiện nay. + Mức độ tham gia của người dân vào các loại hình giải trí trong thời gian rảnh rỗi. b) Tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho giải trí của người dân Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà trong thời gian rảnh rỗi. c) Phân tích mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến việc lựa chọn các loại hình giải trí củadân ở đây. Từ đó, có thể dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu có thể đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng. 3. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu nhu cầu giải trí của người dân tộc Răglay Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà. Trong đó khách thể nghiên cứu là người dân tộc Răglay Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà, phạm vi nghiên cứu và không gian nghiên cứu đó là địa bàn Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà (Khảo sát tại 2 thôn: thôn Hòn Dù và thôn AXây) và được tiến hành vào thời gian tháng 5/2012. 4. Giới hạn của đề tài: Đề tài chỉ dừng lại việc khảo sát nhu cầu giải trí của người dân tộc Raglay Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Mô tả bức tranh chung về tham gia giải trí của người dân tại hiện nay chỉ mang tính tổng quát chứ không phân tích sâu vào các nội dung nghiên cứu, người thực hiện khóa luận mong sẽ có cơ hội nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn: 5.1. Ý nghĩa khoa học SVTH: Mai Văn Phong Trang 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến Nhu cầu giải trí được nghiên cứu từ hướng tiếp cận hội học nói chung và của các cách tiếp cận, lý thuyết được áp dụng trong đề tài này nói riêng như cách tiếp cận lối sống, lý thuyết hành động hội.Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng một quan niệm khoa học về giải trí lành mạnh và là cơ sở thực nghiệm và kiểm chứng cho hệ thống lý thuyết hội học trong các lĩnh vực chuyên biệt, góp phần bổ sung lý thuyết hội học văn hóa, hội học gia đình . 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là những cứ liệu cụ thể phản ánh xác thực về hiện trạng nhu cầu giải trí của người dân Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà hiện nay. Nó góp phần chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn các loại hình giải trí của các gia đình. Đồng thời, nghiên cứu cũng cố gắng đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để giúp các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách tham khảo trong việc định hướng những chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, truyền thông . nhằm đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa giải trí ngày càng cao của nhân dân. 6. Bố cục của đề tài: Đề tài: “Tìm hiểu nhu cầu giải trí của đồng bào dân tộc Răglay Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà hiện nay.” bao gồm phần mở đầu, nội dung và kết luận. Trong phần mở đầu, tác giả đã khái quát những vấn đề cần nghiên cứu như lí do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, khách thể và ý nghĩa. Về nội dung bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, tác giả đã tu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài để tổng quan tình hình nghiên cứu cũng như cung cấp kiến thức trong quá trình viết về đề tài, cách tiếp cận và lý thuyết được áp dụng như lý thuyết hành động hội và cách tiếp cận lối sống, các phương pháp được áp dụng, một số khái niệm liên quan, câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích. Chương 2: Nhu cầu giải trí của người dân tộc Raglay Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Trong chương này tác giả muốn nói sơ lược về lịch sử cộng đồng dân tộc Raglay và địa bàn nghiên cứu của người dân tộc Raglay tại Khánh Nam. Bên cạnh đó tác giả muốn nêu quan niệm của người dân Raglay về vai trò của giải trí, điều kiện cơ sở vật chất, thực trạng tham gia giải trí và các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia giải trí của người dân Raglay, các nguyên nhân tác động đến hoạt động vui chơi giải trí của người dân Raglay. SVTH: Mai Văn Phong Trang 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến Ngoài ra, đề tài còn có phần mục lục, dẫn nhập, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo. B. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1.1 Cơ sở lý luận. SVTH: Mai Văn Phong Trang 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến 1.1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Hoạt động giải trí (với tư cách là những hoạt động tự do, theo nhu cầu và sở thích của cá nhân) là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt động sống của cá nhân. Hoạt động giải trí góp phần tạo nên diện mạo văn hóa cá nhân và là một trong những thước đo lối sống của con người. Nếu nhu cầu giải trí không được đáp ứng thỏa đáng, thì nhân cách có nguy cơ bị biến dạng. Cùng với sự phát triển của hội, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã giúp cho con người ngày càng có nhiều thời gian nghỉ ngơi; nhu cầu vật chất được đáp ứng; nhu cầu tinh thần được nâng cao. Con người cũng nhận thức được vai trò của giải trí và tầm quan trọng của nó. Giải trí trở thành nhu cầu không thể thiếu trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Ở nhiều nước trên thế giới, các chính phủ đã bỏ rất nhiều kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này. Bên cạnh các di sản tự nhiên, có hàng trăm các công trình vui chơi giải trí nhân tạo với nhiều kiểu dáng, kiến trúc hiện đại, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài đến tham quan. Ngành giải trí không chỉ đem lại lợi ích về mặt văn hóa tinh thần cho con người mà còn mang lại lợi nhuận cao trong phát triển kinh tế của các quốc gia. Lĩnh vực giải trí đang trở thành mảnh đất màu mỡ được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Những công trình hội học nghiên cứu về giải trí có từ rất sớm gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học như: Aristot, Platon, John Kelly đến các tác phẩm nổi tiếng như Những thực tại của sự nhàn rỗi và các hệ tư tưởng- Dumazedier(1969), Tiến tới một khoa sư phạm về nhàn rỗi của tuổi trẻ- Edouard B(1965), Văn hóa và thời gian rỗi- Markunene Ju(1977) . Trong cuốn “L’avenement des loisirs 1850-1960” của Corbin Alain xuất bản năm 1995 tại Pháp đã nêu ra những lý luận và phân tích vai trò của giải trí trong hội phương Tây thời kỳ từ 1850-1960, những ước muốn du lịch đối với người lao động. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về thời gian rỗi và về lĩnh vực giải trí của các thành viên trong gia đình hay của một nhóm hội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KHXH 04-02 do Viện văn hóa nghệ thuật và Trung tâm công nghệ thông tin đã tiến hành nghiên cứu đời sống văn hóa hiện nay của người dân qua điều tra hội học về đời sống văn hóa ở 61 tỉnh thành trong cả nước. Đề tài đã nêu được tình hình thưởng thức văn hóa nghệ thuật qua việc xem ti vi, nghe đài, đọc sách báo, sinh hoạt câu lạc bộ . SVTH: Mai Văn Phong Trang 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến Cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên- TS. Đinh Thị Vân Chi- NXB chính trị quốc gia- Hà Nội-2003, đã đề cập đến vai trò của giải trí đối với thanh niên, khuôn mẫu giải trí của thanh niên, sự đáp ứng của hội và đưa ra xu hướng biến đổi, những giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu giải trí của thanh niên. Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng việc đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của gia đình đô thị qua đài- báo- ti vi qua khảo sát hội học tại phường Lạch Tray, thành phố Hải Phòng, tháng 10/2001” của Trần Hoàng Anh đã nêu được vấn đề về hiệu quả thông tin của báo, đài, ti vi đối với công chúng, vai trò của gia đình trong vấn đề nhận thức việc vui chơi giải trí và đề tài này tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu các hộ gia đình. Tác giả Nguyễn Thị Luyện- Hà Nội- 2000 với bài viết: “Thực trạng sử dụng thời gian rỗi củadân thành phố Nam Định hiện nay” đã mô tả được thực trạng và mức độ sử dụng các loại hình giải trí củadân thành phố Nam Định.Đồng thời đề tài cũng nêu được những nguyên nhân ảnh hưởng tới nhu cầu giải trí của người dân. Qua những bài viết, báo cáo, luận văn của các tác giả trên cho thấy được rằng nhu cầu giải trí của người dân ngày càng đa dạng với các loại hình giải trí khác nhau, hiệu quả của giải trí ti vi, báo, đài mang lại, trong quá trình thu thập thông tin các tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi và các cuộc phỏng vấn sâu. Một số nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính như nghiên cứu của Trần Hoàng Anh tháng 10 năm 2001. 1.1.2.Cách tiếp cận lối sống Lối sống là một khái niệm phức tạp vì thế có nhiều định nghĩa khác nhau về lối sống . Lối sống được hiểu theo ba cách tiếp cận sau: Cách thứ nhất cho rằng : “muốn nhận diện lối sống bằng cách liệt kê càng nhiều càng tốt tất cả mọi hoàn cảnh có liên quan đến cuộc sống con người và của toàn hội”. Các tác giả đại diện cho cách tiếp cận này như V.I.Tolstuc, V.I.Luchenco, G.D. CLZenman… các tác giả đều cho rằng các yếu tố cơ bản cấu thành nên lối sống chính là phương thức sản xuất. Các tác giả theo cách tiếp cận thứ hai cho rằng nếp nghĩ và nếp sống nội tâm của con người là hai yếu tố của lối sống. Tuy nhiên khi cho rằng hai yếu tố là phạm trù của lối sống của một nhóm hội , một giai cấp thì các tác giả đã loại trừ hình thức hoạt động sống quan trọng nhất của hoạt động chính trị- hội. SVTH: Mai Văn Phong Trang 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến Cách tiếp cận thứ ba đã hình thành, những tác giả theo cách tiếp cận này cho rằng không thể loại trừ bản thân hoạt sống ra khỏi lối sống. Họ nhận ra rằng lối sống như là sự thống nhất các hoạt động sống và một số điều kiện sống quan trọng nhất. Theo các tác giả thì “lối sống là một phạm trù hội học, chỉ sự thống nhất hữu cơ các hoạt động sống và điều kiện nhất định”. Cách tiếp cận này giúp tác giả khóa luận có cách nhìn cụ thể trong việc tìm hiểu nhu cầu giải trí của người dân tộc Raglay, bên cạnh đó cũng thấy được những tác động qua lại giữa lối sống vốn hình thành từ nền văn hóa của một dân tộc và thế giới mở với đầy đủ các dịch vụ giải trí tác động đến lối sống của người dân tộc Raglay hiện nay. ( nguồn: Bài giảng bộ môn hội học lối sống, PGS-TS Trần Thị Kim Xuyến, 2010) 1.1.3. Lý thuyết hành động hội Các tác giả nổi tiếng của thuyết này như Pareto, Weber, Parson, … đều coi hành động hội là cốt lõi của mối quan hệ con người – hội, là cơ sở của đời sống hội của con người. Theo Weber, hành động hội là hành vi được chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Và cái mà Weber gọi là “ ý nghĩa chủ quan” chính là ý thức, là hành động có ý thức, chủ thể hiểu được mình định thực hiện hành động gì? và sẽ thực hiệnnhư thế nào? khác hẳn với những hành động bản năng sinh học. Đối chiếu với hành động lựa chọn những hình thức giải trí của các hộ gia đình là hành động có sự tham gia của ý thức, thể hiện sự lựa chọn của chủ thể về nhiều khía cạnh như chơi cái gì? đi đâu? vào lúc nào? có phù hợp với điều kiện của mình không? Như vậy, hành động lựa chọn hình thức giải trí của các hộ gia đình cũng chính là một dạng hành động hội. Hành động hội có tính chuẩn mực, luôn phụ thuộc vào hệ giá trị chuẩn mực của hội. Nhận thức của các cá nhân trong gia đình trong hoạt động giải trí đều được điều chỉnh bởi quan niệm của hội về giá trị chuẩn mực đã được các thành viên trong hội chấp nhận vì vậy khi tham gia vào hoạt động giải trí không thể không tính đến hệ giá trị – chuẩn mực của hội. Hành độngtính duy lý, nghĩa là phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của chủ thể. Các cá nhân một mặt tuân theo hệ giá trị chuẩn mực của hội, mặt khác vẫn hành động rất khác nhau, chứ không nhất thiết theo khuôn mẫu cứng nhắc. Vì vậy các cá nhân tuỳ thuộc vào nhu cầu, sở thích và mục đích có thể lựa chọn cho mình những hình thức giải trí phù hợp. SVTH: Mai Văn Phong Trang 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến Lý thuyết này giúp tác giả có cách nhìn cụ thể hơn về nhu cầu giải trí của người dân Raglay, đến hành động có ý thức của các hộ gia đình về lựa chọn các hình thức giải trí phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại, cũng như sở thích và mục đích chơi ở đâu, chơi cái gì cho phù hợp với chuẩn mực và tìm hiểu sự tương tác giữa cá nhân trong cộng đồng. 1.1.4. Một số khái niệm Nhu cầu giải trí: Nhu là cần thiết, cầu là mong muốn, đòi hỏi. Nhu cầu là yếu tố cần thiết và mong muốn, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Theo từ điển hội học của Nguyễn Khắc Viện- NXB Thế Giới, Hà Nội 1994: “Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nào đó. Nhu cầu thể hiện sự lệ thuộc của mỗi cơ thể sống vào môi trường bên ngoài, thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm khi cơ thể thiếu những điều kiện tồn tại và phát triển. Thỏa mãn được nhu cầu, con người cảm thấy thích thú và hài lòng.Không thoả mãn được, con người cảm thấy bị hẫng hụt và có thể đi tới các hành vi chống lại sự trở ngại”.(Trang 221) * Khái niệm giải trí Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do NXB KHXH Trung tâm, 1994: Giải trí là một hoạt động mà con người làm cho trí óc thảnh thơi sau những căng thẳng, mệt nhọc do công việc mang lại, bằng cách nghỉ ngơi hoặc tham gia các hoạt động vui chơi Theo Từ điển hội học(do Nguyễn Khắc Viện chủ biên): Giải trí là một dạng hoạt động của con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và mỹ học. Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn là nhu cầu của đời sống cộng đồng. Theo cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên của tác giả Đinh Thị Vân Chi, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội,2003: Giải trí là hoạt động trong thời gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ. Giải trí là những hoạt động trong thời gian rỗi nhưng không phải bất kể hoạt động nào trong thời gian rỗi cũng là giải trí. Các hoạt động như la cà hàng quán, hút ma SVTH: Mai Văn Phong Trang 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến tuý . tuy diễn ra trong thời gian rỗi nhưng là những hành vi lệch chuẩn, không phải là để giải trí. Như vậy, giải trí là muốn nói đến các hoạt động vui chơi nói chung, đem lại cho con người cảm giác thư thái, thoải mái về mặt thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt giải trí lành mạnh và giải trí không lành mạnh. Vì ngày nay, cùng với sự phát triển của hội, thì những hình thức giải trí đáp ứng nhu cầu của người dân ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, không tránh khỏi những hình thức giải trí mang mục đích xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người. Giải trí lành mạnh là hoạt động giải trí trong thời gian rỗi nhằm mục đích thư giãn, nghỉ ngơi, lấy lại trạng thái cân bằng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Các hoạt động được cho là lành mạnh có thể kể đến như nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo, truy cập internet, tập thể dục thể thao, tham gia các câu lạc bộ…Đây là những hoạt động lành mạnh, đem lại hiệu quả cao, có vai trò rất lớn đối với mỗi cá nhân, giúp cá nhân phát diện toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, cũng là những hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi như xem phim đồ trụy, truy cập các trang web đen, chơi cờ bạc, cá độ bóng đá… nhưng động cơ, mục đích không lành mạnh, không trong sáng, không những làm tiêu tốn thời gian tiền bạc, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người. Việc tham gia các hoạt động giải trí không lành mạnh còn dẫn họ đến con đường phạm tội, hủy hoại bản thân, ảnh hưởng đến gia đình và hội. Như vậy, khoảng cách giữa giải trí lành mạnh và không lành mạnh là rất gần nhau. Do đó, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, tránh sa ngã vào những hình thức giải trí không lành mạnh. * Khái niệm nhu cầu giải trí Giải trínhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết cá nhân, mà nếu thiếu nó thì sự phát triển của họ không thể đầy đủ và toàn diện . Những nhân tố quyết định đến nhu cầu giải trí: Điều kiện chủ quan: Nhân khẩu hội của chủ thể, nhu cầu tinh thần, thời gian rỗi, kinh phí, năng khiếu cá nhân, nghề nghiệp, thu nhập. Điều kiện khách quan: Số lượng, vị trí của các địa điểm giải trí, sự tổ chức và quản lý các hoạt động giải trí. SVTH: Mai Văn Phong Trang 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS: Trần Thị Kim Xuyến Định hướng của hội: Chính sách giải trí, quan niệm hội, đầu tư của hội cho giải trí. * Khái niệm thời gian rỗi Theo cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên- Đinh Thị Vân Chi- NXB chính trị quốc gia- Hà Nội,2003: Thời gian rỗi là khoảng thời gian mà trong đó con người không bị thúc bách bởi các nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi bất cứ nghĩa vụ khách quan nào. Nó được dành cho các hoạt động tự nguyện, theo sở thích của chủ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Thời gian rỗi có nhiều cấp độ khác nhau: Thời gian rỗi cấp ngày: Nghỉ giữa buổi lao động và sau ngày lao động Thời gian rỗi cấp tuần: chỉ những ngày nghỉ cuối tuần Thời gian rỗi cấp năm. Thời gian rỗi cấp đời người: Khoảng thời gian nghỉ ngơi sau cả cuộc đời lao động vất vả. Như vậy, khái niệm thời gian rỗi trong nghiên cứu này được hiểu đó là khoảng thời gian dành cho nghỉ ngơi, giải trí của các cá nhân có được sau khoảng thời gian làm việc tạo ra thu nhập cho gia đình. Trong khoảng thời gian rỗi này, các cá nhân có quyền lựa chọn các hình thức giải trí phù hợp với bản thân và gia đình nhằm thoả mãn nhu cầu về mặt tinh thần. 1.2. Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài 1.2.1. Phương pháp luận: Phương pháp điều tra hội học chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng bằng bảng hỏi kết hợp với phương pháp thu thập thông tin định tính đó là phỏng vấn sâu Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hội học. Các thông tin thu thập từ những công cụ: quan sát, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và điều tra bảng hỏi. Các bước gồm có đặt vấn đề nghiên cứu, quan sát hiện tượng, đặt vấn đề và lập giả thuyết, sau đó thu thập số liệu, phân tích dữ liệu, từ đó rút ra những phát hiện và kết luận. 1.2.2. Phương pháp hệ: * Phương pháp thu thập thông tin sẵn có Với phương pháp này sẽ thu thập những thông tin sẵn có thông qua các báo cáo các nguồn dữ liệu của Khánh Nam, của huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa. Đồng SVTH: Mai Văn Phong Trang 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan