TIỂU LUẬN môn KINH tế QUỐC tế liên kết ACFTA và giải pháp để việt nam hội nhập thành công

22 2.4K 14
TIỂU LUẬN môn KINH tế QUỐC tế liên kết ACFTA và giải pháp để việt nam hội nhập thành công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ THẾ GIỚI QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ ---------- TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ Đề tài: Liên kết ACFTA giải pháp để Việt Nam hội nhập thành công Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Quang Minh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Liễu Lớp : KTTG 17A Hà Nội – 2011 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .4 I. LIÊN KẾT KHU VỰC ACFTA .5 1.Giới thiệu chung về liên kết ACFTA 5 2.Nội dung hợp tác .6 3.Lộ trình tự do hóa thương mại .9 II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT TRONG KHUÔN KHỔ ACFTA 12 1.Tỷ trọng thương mại trong khu vực ACFTA tăng mạnh .12 2.Việt Nam nhập siêu trong quan hệ thương mại với Trung Quốc 12 III. GIẢI PHÁP GIÚP VIỆT NAM HỘI NHẬP LIÊN KẾT KHU VỰC ACFTA THÀNH CÔNG 16 1.Thu hút đầu tư nước ngoài để sản xuất những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế 16 2. Các doanh nghiệp cần chủ động trên thị trường .17 3.Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam .17 4.Phát huy lợi thế tuyệt đối về vị trí địa lý để phát triển dịch vụ vận tải 17 a) Nâng cao hiệu quả của ngành vận tải nước ta 18 b) Xây dựng các chương trình, kế hoạch chung phát triển hệ thống giao thông vận tải giữa hai quốc gia 18 c) Mở rộng liên kết quốc tế các loại hình dịch vụ vận tải: 19 d) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại qua biên giới 19 KẾT LUẬN .21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 3 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay toàn cầu hóa đang là một vấn đề rất được quan tâm trên thế giới, tuy vậy song song với tiến trình toàn cầu hóa, từ những năm 90 của thế kỷ trước, chủ nghĩa khu vực đã xuất hiện phát triển mạnh mẽ cả về lượng chất. Điều đó thể hiện ở sự xuất hiện ngày càng nhiều Khu vực mậu dịch tự do (Free trade area), phổ biến hơn là các Hiệp định thương mại tự do (Free trade agreement). Toàn cầu hóa bao giờ cũng đi liền với cơ hội rủi ro. Môi trường hội nhập là một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt, nếu có đủ năng lực thì vươn lên nhanh chóng, không thì sẽ tụt hậu, yếu thế thậm chí là bị đào thải. Do đó để cạnh tranh được với các khu vực khác trên thế giới, một xu hướng tất yếu là sẽ có nhiều nước liên kết nhau lại, các khu vực mậu dịch tự do như NAFTA, ACFTA, AKFTA,…ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình với các nước thành viên với kinh tế toàn cầu. Trung Quốc các nước ASEAN vốn là những nước láng giềng. Quan hệ thương mại giữa các nước này ngày càng được thúc đẩy, việc năm 2002 lãnh đạo các nước ASEAN Trung Quốckết Hiệp định khung thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA: ASEAN – China free trade area) cũng là một vấn đề tất yếu. Sau gần 10 năm nhìn lại, chúng ta thấy việc đánh giá những tác động là cần thiết để rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam có thể hội nhập thành công trong khuôn khổ ACFTA. Từ lý do trên em đã quyết định chọn “Liên kết ACFTA giải pháp để Việt Nam hội nhập thành công”làm đề tài cho bài tiểu luận của mình. 4 I. LIÊN KẾT KHU VỰC ACFTA 1. Giới thiệu chung về liên kết ACFTA Ý tưởng về việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc ASEAN xuất phát từ đề xuất của Cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức ASEAN lần thứ 4 tổ chức vào tháng 11/2000. Trong năm này, Trung Quốc còn thoả thuận sẽ tăng cường hợp tác đưa ra những hạng mục hợp tác cụ thể như khai thác sông Mekong, xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á… Đến năm 2001, những thoả thuận này giữa Trung Quốc ASEAN đã có những bước tiến mới. Trung Quốc ủng hộ nỗ lực của ASEAN thiết lập khu vực không có vũ khí hạt nhân, xem xét ký kết Hiệp định hợp tác hữu nghị Đông Nam Á, cam kết đầu tư 5 triệu USD để nạo vét sông Mekong tài trợ 1/3 chi phí xây dựng tuyến đường cao tốc Bankok - Côn Minh. Đặc biệt, tại Hội nghị giữa những nhà lãnh đạo ASEAN - Trung Quốc tổ chức vào ngày 6/11/2001 tại Banda Seri Begawan (Brunei), các nhà lãnh đạo Trung Quốc 10 nước ASEAN đã đi đến nhất trí về việc thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) trong vòng 10 năm, đồng thời chính thức uỷ quyền cho các bộ trưởng quan chức của hai bên đàm phán về vấn đề này. Từ sau khi đạt được thỏa thuận thành lập ACFTA, hai bên đã nỗ lực xúc tiến các công tác thúc đẩy tiến trình ra đời của ACFTA. Các tổ chức như Uỷ ban đàm phán thương mại ASEAN - Trung Quốc (TNC - Trade Negotiation Committee) Hội đồng thương mại ASEAN - Trung Quốc đã được thành lập. Đồng thời các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo hai bên để đàm phán về phát triển hợp tác kinh tế thương mại đã diễn ra liên tục trong năm qua như: Cuộc gặp giữa các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN - Trung Quốc (SEOM - Senior Economic Officials Meeting) lần thứ 3 hồi tháng 5/2002 tại Bắc Kinh, Hội thảo quốc tế về hợp tác trong thương mại, đầu tư phát triển ASEAN - Trung Quốc diễn ra vào tháng 6 tại Côn Minh Trung Quốc, Diễn đàn về hợp tác ASEAN - Trung Quốc vào tháng 8 tại Kuala Lumpur (Malaysia), Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN - Trung Quốc lần thứ nhất vào tháng 9 tại Brunei, cuộc gặp giữa 5 các quan chức kinh tế cấp cao của hai bên vào tháng 10 tại Singapore, … Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo cũng như của các nhóm khảo sát của hai bên đến cả Trung Quốc ASEAN để tìm hiểu tình hình thị trường tìm kiếm cơ hội hợp tác. Với những nỗ lực của cả hai bên, ngày 4/11/2002, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8 diễn ra ở thủ đô Phnompenh (Campuchia), các nhà lãnh đạo ASEAN Trung Quốc đã chính thức ký bản hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (Framework Agreement on Asean–China Comprehensive Economic Cooperation - FAACCEC), mở đường cho việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) trong 10 năm tới. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong thế kỷ này. 2. Nội dung hợp tác Các nước Asean Trung Quốc cam kết hợp tác với nhau thông qua Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện. Hiệp định này theo nghĩa rộng, vừa có các quy định chi tiết về một số nghĩa vụ phải thực hiện, vừa xác định các mục tiêu, nguyên tắc để triển khai đàm phán tiếp theo trên các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư các hợp tác kinh tế khác. Các bên nhất trí từng bước tự do hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ tạo lập môi trường minh bạch, tự do hơn cho các luồng đầu tư trong ngoài khu vực, thúc đẩy hơn nữa hiệu quả cạnh tranh của khu vực trên thị trường thế giới. Các bên cũng thừa nhận sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các thành viên ASEAN nhất trí dành cho các nước thành viên mới của ASEAN gồm Việt Nam, Lào, Campuchia Myanma (CLMV) sự đối xử đặc biệt, khác biệt linh hoạt trong mọi hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc. a) Về thương mại hàng hoá: Hai bên sẽ tiến hành đàm phán để thiết lập Khu vực mậu dịch tự do đối với hàng hóa vào năm 2010 đối với 6 nước thành viên cũ của ASEAN (ASEAN-6) Trung Quốc năm 2015 đối với 4 nước thành viên mới của ASEAN. Đàm phán bắt đầu từ đầu năm 6 2003 sẽ kết thúc trước 30/6/2003. Việc đàm phán cắt giảm thuế quan sẽ được định hướng bởi các nguyên tắc chính sau: - Các mặt hàng là đối tượng cắt giảm thuế được chia thành hai danh mục chủ yếu: Danh mục thông thường Danh mục nhạy cảm. - Đối với hàng hoá thuộc Danh mục thông thường, ASEAN-6 Trung Quốc sẽ cắt giảm loại bỏ thuế quan theo lộ trình từ 1/1/2005 đến năm 2010. Đối với các nước thành viên mới của ASEAN, lộ trình cắt giảm thuế sẽ dài hơn 5 năm, bắt đầu từ 1/1/2005 kết thúc vào năm 2015. Cách thức cắt giảm thuế sẽ được đàm phán xác định sau. - Đối với hàng hoá thuộc Danh mục nhạy cảm, sẽ có cơ chế cắt giảm thuế linh hoạt hơn, với thời hạn kết thúc, thuế suất cuối cùng số lượng giới hạn mặt hàng sẽ được đàm phán sau. - Các bên có quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ giá trị nghệ thuật, lịch sử khảo cổ, bảo vệ đạo đức xã hội, sức khỏe cuộc sống của con người động thực vật, phù hợp với Điều XX của Hiệp định GATT. Ngoài ra, Hiệp định khung cũng xác định thêm những vấn đề sẽ được tiếp tục đàm phán bao gồm: - Các quy tắc chi tiết điều chỉnh việc cắt giảm thuế, gồm cả quy tắc có đi có lại; - Qui tắc xuất xứ hàng hoá; - Quy tắc xử lý đối với hạn ngạch thuế quan; - Sửa đổi cam kết; - Các biện pháp phi thuế quan; - Các quy tắc điều chỉnh các biện pháp tự vệ, trợ cấp chống trợ cấp; chống bán phá giá; - Các biện pháp tạo thuận lợi thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả. b) Về thương mại dịch vụ đầu tư: Do vấn đề tự do hoá thương mại dịch vụ đầu tư là rất phức tạp, cần có thời gian để xem xét đàm phán, Hiệp định khung chỉ nêu những mục tiêu nguyên tắc cơ sở để các nước tiếp tục đàm phán chi tiết hoá trong thời gian tới. c) Về Chương trình thu hoạch sớm 7 Với mục tiêu sớm hiện thực hoá hiệu quả hợp tác của các bên, ASEAN Trung Quốc nhất trí về một Chương trình Thu hoạch sớm với việc cắt giảm thuế nhanh đối với một số mặt hàng tiến hành ngay các chương trình hợp tác trong một số lĩnh vực. Về việc cắt giảm thuế, các nước ASEAN Trung Quốc sẽ cùng cắt giảm thuế nhanh đối với các mặt hàng nông sản từ Chương 1 đến 8 của Biểu thuế nhập khẩu, trừ một số mặt hàng mà mỗi nước có thể chủ động tạm thời không tham gia. Nếu một nước loại trừ một mặt hàng cụ thể khỏi Chương trình Thu hoạch sớm sẽ không được hưởng các ưu đãi của các nước khác đối với mặt hàng đó. Ngoài ra, từng nước ASEAN có thể thỏa thuận song phương với Trung Quốc cắt giảm thuế nhanh với một số mặt hàng cụ thể nằm ngoài Chương 1- 8. Đối với ASEAN-6 Trung Quốc, việc cắt giảm thuế xuống 0% sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ 1/1/2004 đến 1/1/2006. Các nước thành viên mới của ASEAN được hưởng đối xử đặc biệt khác biệt nên có lịch trình cắt giảm dài hơn, cụ thể: Đối với Việt Nam: từ 1/1/2004 đến 1/1/2008 Đối với Lào, Myanmar: từ 1/1/2006 đến 1/1/2009 Đối với Campuchia: từ 1/1/2006 đến 1/1/2010 Nước ta cũng đã cam kết tham gia Chương trình Thu hoạch sớm với hầu hết các các mặt hàng trong Chương 1-8, chỉ loại trừ 15 dòng thuế của các nhóm mặt hàng gồm thịt gia cầm các loại, trứng gà vịt, một số loại hoa quả có múi. d) Các lĩnh vực hợp tác kinh tế ASEAN Trung Quốc thống nhất trước mắt sẽ tăng cường hợp tác trong 4 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư thúc đẩy sáng kiến hợp tác phát triển lưu vực sông Mêkông. Sau này hợp tác sẽ được mở rộng sang các lĩnh vực khác như ngân hàng, tài chính, du lịch, công nghiệp, vận tải, vô tuyến viễn thông, sở hữu trí tuệ, xí nghiệp vừa nhỏ, môi trường, công nghệ sinh học, thủy sản, lâm nghiệp, khai khoáng, năng lượng, tiểu vùng phát triển, … Một phần quan trọng của lĩnh vực hợp tác kinh tế là ưu đãi dành cho các nước thành viên mới của ASEAN thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật khác nhằm 8 giúp đỡ các nước này trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển thương mại đầu tư với Trung Quốc (Điều 7.4). Hợp tác kinh tế còn được qui định một phần trong Chương trình Thu hoạch sớm, chủ yếu nhằm xúc tiến các dự án đang được triển khai trong khuôn khổ hợp tác trước đây giữa ASEAN Trung Quốc (được chi tiết tại Phụ lục 5). Đáng lưu ý là các hợp tác này dành ưu tiên cho một số dự án mà Việt Nam đang tham gia ví dụ như Kế hoạch phát triển tổng thể trong khu vực Tiểu vùng Sông Mêkông mở rộng hay các chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các nước ASEAN mới xây dựng năng lực hội nhập khu vực thúc đẩy quá trình gia nhập WTO. 3. Lộ trình tự do hóa thương mại Tự do hóa thương mại khu vực Asean Trung Quốc được thực hiện thông qua lộ trình cắt giảm thuế trong chương trình chương trình thu hoạch sớm. Đối với Trung Quốc các nước ASEAN 6: Chương trình Thu hoạch sớm được thực hiện trong vòng 3 năm. Do đó việc cắt giảm thuế sẽ bắt đầu từ 1/1/2004 hoàn thành không muộn hơn 1/1/2006( mức thuế suất vào thời điểm hoàn thành chương trình là 0%) Đối với các nước thành viên mới của ASEAN thời gian cắt giảm thuế sẽ chậm hơn với cách thức giảm thuế linh hoạt hơn. Trong đó Việt Nam bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế từ 1/1/2004 nhưng hoàn thành không muộn hơn 1/1/2008. Bảng 2 – Lịch trình giảm thuế của Trung Quốc ASEAN 6 Nhóm mặt hàng Không chậm hơn 1/1/2004 Không chậm hơn 1/1/2005 Không chậm hơn 1/1/2006 1( các dòng thuế có thuế có thuế suất trên 15%) 10% 5% 0% 2( các dòng thuế có thuế có thuế suất từ 5%-15%) 5% 0% 0% 3( các dòng thuế có thuế có thuế suất dưới 5%) 0% 0% 0% Nguồn: Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc 9 Lịch trình giảm thuế đối với nhóm 1 của các nước CLMV Bảng 3 – Nhóm 1: các mặt hàng có thuế suất cao hơn 30% Quốc gia Không chậm hơn 1/1/2004 Không chậm hơn 1/1/2005 Không chậm hơn 1/1/2006 Không chậm hơn 1/1/2007 Không chậm hơn 1/1/2008 Không chậm hơn 1/1/2009 Không chậm hơn 1/1/2010 Việt Nam 20% 15% 10% 5% 0% 0% 0% Lào Myanmar - - 20% 14% 8% 0% 0% Campuchia - - 20% 15% 10% 5% 0% Nguồn: Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc Bảng 4 – Nhóm 2: Các mặt hàng có thuế suất từ 15-30% Quốc gia Không chậm hơn 1/1/2004 Không chậm hơn 1/1/2005 Không chậm hơn 1/1/2006 Không chậm hơn 1/1/2007 Không chậm hơn 1/1/2008 Không chậm hơn 1/1/2009 Không chậm hơn 1/1/2010 Việt Nam 10% 10% 5% 5% 0% 0% 0% Lào Myanmar - - 10% 10% 5% 0% 0% Campuchia - - 10% 10% 5% 5% 0% Nguồn: Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc Bảng 5 – Nhóm 3: Các mặt hàng có thuế suất dưới 15% Quốc gia Không chậm hơn 1/1/2004 Không chậm hơn 1/1/2005 Không chậm hơn 1/1/2006 Không chậm hơn 1/1/2007 Không chậm hơn 1/1/2008 Không chậm hơn 1/1/2009 Không chậm hơn 1/1/2010 Việt Nam 5% 5% 0-5% 0% 0% 0% 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan