TÁC ĐỘNG của BIẾN đổi KHÍ hậu đến NÔNG NGHIỆP và AN NINH LƯƠNG THỰC tại VIỆT NAM

14 1.8K 7
TÁC ĐỘNG của BIẾN đổi KHÍ hậu đến NÔNG NGHIỆP và AN NINH LƯƠNG THỰC tại VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN HỌC: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIẢNG VIÊN: TS. VÕ LÊ PHÚ Họ tên: Bùi Đăng Hưng MSHV: 12260659 Lớp: Cao học Quản lý môi trường 2012 Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NÔNG NGHIỆP AN NINH LƯƠNG THỰC TẠI VIỆT NAM 1. Mở đầu Thế giới của chúng ta trước đây từng trải qua những biến đổi lớn về khí hậu. Điều khác biệt lần này là loài người đang góp phần trong sự thay đổi ấy biến đổi khí hậu đang tác động vào các hệ sinh thái mà chính nó đang phụ thuộc (CARE, 2008). Các hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đang tác động trực đến tài nguyên nước, năng lượng, sức khỏe con người, nông nghiệp - an ninh lương thực đa dạng sinh học. Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm đối với các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, số ngày nắng, lượng mưa, v.v… Vì vậy biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến nông nghiệp. Các ảnh hưởng trực tiếp bao gồm các tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sinh sản, tăng trưởng của gia súc, gia cầm, thủy hải sản, cây trồng, làm giảm năng suất đánh bắt thủy hải sản, gây ra các thiệt hại về cơ sở vật chất, phương tiện sản xuất, đánh bắt của ngành nông nghiệp (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn Môi trường, 2011). Khái niệm an ninh lương thực đã từng được đề cập trong nhiều tài liệu trước đây như “Tuyên ngôn về Quyền con người” năm 1948, Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 1986, Hội nghị Lương thực Thế giới năm 1996, Báo cáo về tình hình mất an ninh lương thực năm 2001 của Tổ chức Lương thực Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO). “An ninh lương thực là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lí, xã hội kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn sở thích đối với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động khoẻ mạnh” (FAO, 2002). 1 Việt Nam, khái niệm an ninh lương thực xuất hiện vào năm 1992 khi thực hiện Dự án mẫu về an ninh lương thực do Chính phủ Ý tài trợ thông qua FAO. Đến nay, qua nhiều lần hội thảo, xuất phát từ yêu cầu thực tế, khái niệm an ninh lương thựcViệt Nam được hiểu là: Sản xuất đủ yêu cầu lương thực, thực phẩm của xã hội (tính sẵn có); Cung cấp lương thực thực phẩm ổn định (tính ổn định); Khả năng kinh tế để tiếp cận đến lương thực thực phẩm (tính tiếp cận) vệ sinh an toàn thực phẩm (tính an toàn) (Nguyễn Kim Hồng Nguyễn Thị Bé Ba, 2011). Tóm lại, an ninh lương thựckhi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý, xã hội kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu ăn uống khẩu vị thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động khoẻ mạnh. Mặc dù trong nhiều năm an ninh lương thực được xem là vấn đề của một số nước đang phát triển song gần đây nó đã trở thành mối quan tâm toàn cầu. Sự kết hợp giữa hiện tượng dâng cao của mực nước biển trung bình, xâm nhập mặn, nhiệt độ tăng, hạn hán đã tạo áp lực lên toàn bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu nhập của nông dân, tình hình an ninh lương thực xuất khẩu của địa phương cũng như của các quốc gia, là một áp lực cơ cấu từ dưới lên đối với giá lương thực toàn cầu. Việt Nam được dự báo là một trong 5 quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo an ninh lương thực ngày càng cấp bách. 2. Tác động của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp an ninh lương thực trên thế giới Nhu cầu lương thực của thếgiới khá đa dạng, trong đó lúa gạo là mặt hàng lương thực quan trọng. Hàng năm thế giới sản xuất ra gần 650 triệu tấn thóc (tương đương 420 - 430 triệu tấn gạo). Trong đó, Trung Quốc trên 180 triệu tấn, Ấn Độ gần 140 triệu tấn, Indonesia khoảng 55 triệu tấn, Bangladesh 40 triệu tấn, Việt Nam 38 triệu tấn Thái Lan trên 30 triệu tấn v.v… Tiêu dùng lúa gạo của thế giới hàng năm khoảng 520 triệu tấn, còn lại khoảng 100 triệu tấn thóc đưa vào dự trữ (Tô Văn Trường, 2009). Những thách thức của an ninh lương thực toàn cầu thể hiện qua việc gia tăng dân số, kèm theo việc tăng nhu cầu lương thực thực phẩm. Theo số liệu của phòng Nông nghiệp Mỹ, dự trữ gạo cuối năm 2007 chỉ có 72 triệu tấn, giảm 5% so với năm 2006 là mức dự trữ thấp nhất từ năm 1983 trở lại đây. Phần lớn lúa gạo sản xuất tiêu dùng tại 2 trong nước, thương mại lúa gạo chiếm tỷ trọng nhỏ chưa đến 7-8% sản lượng sản xuất ra. Năm 2006 - 2007, hàng năm xuất khẩu gạo xấp xỉ 28 triệu tấn, chiếm 6,6% sản lượng sản xuất (Tô Văn Trường, 2009).Theo dự báo, dân số thế giới tăng từ 6,8 tỷ hiện nay lên 9,1 tỷ vào năm 2050, mà đa số xảy ra ở những nước đang phát triển. Số dân tăng như vậy đòi hỏi lượng lương thực nói chung tăng 70%, song tại các nước đang phát triển phải tăng gấp đôi (Bảo Châu, 2009). Gánh nặng khổng lồ của việc nuôi một số dân toàn cầu đang tăng nhanh như vậy càng trở nên nặng nề hơn do tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất lương thực. Tại Đông Nam Á, việc thay đổi khí hậu sẽ làm thay đổi chế độ mưa, tăng tần suất hạn hán nhiệt độ trung bình, đe dọa nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tại vùng châu Phi cận Sahara, theo dự báo, chỉ đến năm 2020 lượng mưa sẽ giảm một nửa. Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) dự báo, trong tương lai, những bất ổn về khí hậu, điều kiện tự nhiên đang trở thành những thách thức đối với an ninh lương thực thế giới. Khí hậu khắc nghiệt đã ảnh hưởng tới sản lượng ngũ cốc toàn cầu. Nếu như tháng 5/2010, sản lượng ngũ cốc thế giới đạt 2.260 triệu tấn thì tới tháng 1/2011 giảm còn 2.180 triệu tấn. Trong khi đó, tiêu thụ gạo thế giới tăng từ 340 triệu tấn (năm 1990-1991) lên 460 triệu tấn (2010-2011) (Thúy Nga, 2011). Đến 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng 13 – 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36-50%; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2008). Biến đổi khí hậu có thể làm sản lượng nông sản phẩm tổn thất đến 50%. Nếu không có hành động khẩn cấp, biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, khiến số người bị thiếu đói suy dinh dưỡng tăng vọt. Trên thế giới vẫn còn khoảng 44 triệu người sống trong cảnh nghèo đói, những dự báo mới đây cho rằng vào năm 2020 sẽ có khoảng 60 triệu người có nguy cơ bị đói. Vì thế, an ninh lương thực ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với mỗi quốc gia khu vực. 3. Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp an ninh lương thực của Việt Nam Nước ta hiện có hơn 85 triệu dân nhưng dự báo đến năm 2020, dân số khoảng 100 triệu người. Cùng với đó, những thách thức về biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, suy giảm diện tích đất trồng lúa đang đặt ra không ít thách thức cho Việt Nam trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 3 Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng là một nguy cơ hiện hữu cho sự phát triển nông nghiệp tình hình an ninh lương thực cả nước vì hiện nay, nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. (UBND thành phố Hồ Chí Minh, 2011). Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2007, Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng sông Mê Kông bị ngập chìm nặng nhất. Tình trạng biến đổi khí hậu đã làm thiệt hại 1,3 - 1,5% GDP cả nước, trong đó nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam dự báo vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 28 - 33cm đến cuối thế kỷ mực nước biển có thể dâng thêm 65 - 100 cm so với thời kỳ 1980 - 1999. Dự báo đến năm 2020 mực nước biển ở nước ta có thể dâng cao thêm 11 – 12 cm đạt mức tăng 28 – 33 cm vào năm 2050. Năng suất sản xuất nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi ngập úng bất thường xảy ra ở khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp dự kiến còn lại vào năm 2050 (UBND thành phố Hồ Chí Minh, 2011). Nếu mực nước biển dâng 1 m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3 m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp tổn thất đối với GDP lên tới 25% (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2008). Khi nhiệt độ, tính biến động dị thường của thời tiết khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Biến đổi khí hậu như làm tăng tần số, cường độ, tính biến động tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, các dịch bệnh trên người, trên gia súc, gia cầm trên cây trồng. Sự bất thường của chu kỳ sinh khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn có thể gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác. Các tác động chính của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp an ninh lương thực tại Việt Nam bao gồm: - Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp: Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3 o C mực nước biển có thể dâng 1 m vào năm 2100, khoảng 1,1 triệu ha trong tổng số 13,8 triệu ha đất nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, khoảng 40 nghìn km 2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn. (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2008). Kiên Giang là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất với gần 3.200 km 2 4 trong tổng số hơn 4.300 km 2 quỹ đất trồng trọt. Sóc Trăng, Hậu Giang Cà Mau là ba tỉnh có diện tích trồng trọt bị ảnh hưởng trên 100.000 ha. Mức độ ảnh hưởng tới đất trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng ít hơn song nếu nước biển dâng 1m, vùng này cũng có tới 96.500 ha bị ngập lụt. Tại đồng bằng sông Hồng, Nam Định là tỉnh bị thiệt hại nặng nhất với 42.000 km 2 , chiếm 40% quỹ đất trồng trọt của tỉnh (Nhật Tân, 2011). - Xâm nhập mặn: Mực nước biển dâng cao chắc chắn còn làm cho tình trạng xâm mặn ở các vùng ven biển trở nên tồi tệ. Tình trạng xâm mặn đã trở thành vấn đề nan giải ở một số nơi do khai thác nước ngọt phục vụ tưới sinh hoạt, xây dựng kênh ở các châu thổ đập ở thượng nguồn. Theo nghiên cứu của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương (CCFSC) năm 2001, đồng bằng Sông Cửu Long với 1,77 triệu ha đất nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất. Một nghiên cứu khác của Raksakulthai năm 2002 cho biết, nếu mực nước biển dâng cao 30 cm (kịch bản năm 2050) sẽ tăng độ mặn nước các nhánh chính của Sông Mê Kông kéo dài tới 10 km sâu vào lục địa. Nước ngập kèm theo mất đất xâm mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long một số khu vực đồng bằng Sông Hồng, là những khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của đất nước, chắc chắn sẽ đe doạ nghiêm trọng đến người nông dân cũng như đến xuất khẩu nông nghiệp như gạo (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới) có thể sẽ đe doạ đến an ninh lương thực quốc gia. Vào mùa khô khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn nồng độ trên 4g/l. Ước tính Việt Nam sẽ mất khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số hơn 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân (Peter Chaudhry Greet Ruysschaert, 2007). - Nguồn nước cấp cho nông nghiệp: Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi về lượng chất của nguồn nước. Lượng nước quá nhiều vào mùa mưa, gây ngập phá hoại sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản, sản xuất muối. Thiếu nước trầm trọng vào mùa khô, không mưa, hạn hán kéo dài, nước bốc hơi nhanh hơn, làm cho khối lượng nước tưới phải nhiều hơn. Trong khi đó nguồn nước lại khan hiếm. Sự tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm cho ngành sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nước, phải thay đổi về mùa vụ, loại cây trồng, vật nuôi phải đầu tư thêm cho việc sửa chữa, nâng cấp các cơ sở vật chất của ngành công nghiệp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự tác động của biến đổi khí hậu đến mùa vụ, năng suất cây trồng, tập quán canh tác sẽ có 5 ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân, đặc biệt là người nông dân vùng ven ngoại thành thành phố. (UBND thành phố Hồ Chí Minh, 2011) - Đặc tính cây trồng, thời vụ: Ngoài ngập lụt, lũ với tần suất nhiều hơn, xâm mặn, hạn hán bão, cả nền nông nghiệp lẫn các hệ sinh thái thiên nhiên chắc chắn còn bị ảnh hưởng do nhiệt độ tăng tối thiểu, số ngày có nhiệt độ dưới 20°C giảm đi (0-50 ngày vào năm 2070) số ngày có nhiệt độ trên 25°C tăng lên (0-80 ngày vào năm 2070). Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng xấu đến các thời kỳ sinh trưởng, thời vụ phân bố cây trồng, làm tăng hoạt động của sâu hại vi rút, gây ra tình trạng di cư của cây nhiệt đới cây trồng từ 100 tới 200 km lên phía Bắc lên các độ cao hơn 100-550 m trên núi chắc chắn sẽ thay thế các loài á nhiệt đới trên các độ cao này (MONRE, 2003). Đồng thời, biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sống của một số loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài ngược lại làm gia tăng các loài có hại. Từ 2007 đế nay, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở đồng bằng sông Cửu Long diễn biến ngày càng phúc tạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ là giảm sản lượng lúa. Ở miền Bắc, sâu cuốn lá nhỏ cũng đã phát sinh thành dịch, diện tích lúa bị hại cao điểm lên đến 400.000 ha, gây thiệt hại đến năng suất tăng chi phí sản xuất (Đào Xuân Học, 2009). - Sản lượng: theo dự báo, sản lượng vụ lúa hè thu sẽ giảm từ 3 đến 6 % vào năm 2070 so với giai đoạn 1960-1998. Tác động đến vụ lúa đông xuân có thể còn nghiêm trọng hơn đặc biệt ở miền Bắc, với sản lượng sẽ giảm tới 17% vào năm 2070 khác với miền Nam sản lượng có thể giảm 8%. Sản lượng ngô vụ đông xuân có thể giảm 4% ở miền Trung 9% ở miền Nam, trong khi đó biến đổi khí hậu có thể có tác động tích cực ở miền Bắc với sản lượng ngô vụ đông xuân có thể tăng 7% (Nguyen et al. 2005). Theo dự tính, Hậu Giang sẽ bị thiệt hại khoảng 61,5% sản lượng lượng thực khi nước biển dâng 75cm thiệt hại 81% nếu nước biển dâng 1m. Kiên Giang, Cà Mau sẽ bị thiệt hại trên 70% sản lượng Bạc Liêu, Sóc Trăng mất khoảng 60% . (Nhật Tân, 2011). - Bệnh dịch: Một số loài vật nuôi có thể bị tác động làm giảm sức đề kháng do biên độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Sự thay đổi các yếu tố khí hậu thời tiết có thể làm nảy sinh một số bệnh mới đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cần phát triển thành dịch hoặc đại dịch. 6 - Nuôi trồng thủy sản: Biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng còn tác động mạnh mẽ đến ngành nuôi trồng thủy sản khi diện tích nuôi giảm đáng kể ở vùng nước lợ bị nhiễm mặn, các vùng cửa sông biến dạng khiến đa dạng sinh học giảm, giảm nguồn thức ăn… Số lượng cá nhiệt đới có giá trị thương phẩm thấp (trừ cá ngừ) sẽ tăng số lượng cá á nhiệt đới có giá trị thương phẩm cao hơn sẽ giảm đi. Các rạn san hô chắc sẽ không tái sinh được cá sống trong các sinh cảnh này sẽ biến mất. Hơn nữa, suy giảm mạnh thực vật phù du sẽ dấn đến tình trạng di cư cá giảm mạnh khối lượng lớn cá. Kết quả là, năng lực sản xuất kinh tế của biển Việt Nam theo đánh giá, sẽ bị suy giảm ít nhất 1/3. Do mực nước biển dâng cao, các trại nuôi trồng thuỷ sản buộc phải di dời xâm mặn, diện tích rừng ngập mặn giảm sẽ làm mất nơi cư trú của các sinh vật nước ngọt. Tuy nhiên, cường độ mưa tăng có thể tạm thời giảm nồng độ muối trong nước biển, ảnh hưởng xấu đến một số loài như nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống ở các vùng nước ven biển (MONRE, 2003). 4. Giải pháp thích ứng đề xuất Theo hướng dẫn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu xác định các giải pháp thích ứng” được Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn Môi trường (IMHEN) xây dựng năm 2011, mặc dù đa số các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp thường mang tính địa phương, việc hoạch định các chiến lược thích ứng quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hỗ trợ cho khả năng áp dụng các giải pháp thích ứng ở địa phương. Theo ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 1996), những giải pháp quan trọng ở quy mô quốc gia bao gồm: - Nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục phổ thông cho người dân phụ thuộc vào nông nghiệp, đặc biệt là ở những vùng nông thôn nghèo, xa xôi, hẻo lánh; - Xác định được tính dễ tổn thương của hệ thống nông nghiệp hiện tại; - Nghiên cứu để tạo ra các chiến lược phát triển giống cây trồng mới; - Giáo dục truyền thông để mang kết quả nghiên cứu đến cho nông dân; - Các chương trình lương thực, thực phẩm, hỗ trợ giá chương trình an ninh xã hội khác; - Đảm bảo giao thông vận tải, phân phối, hội nhập thị trường để cung cấp các cơ sở hạ tầng cần thiết cung cấp thực phẩm khi mất mùa. ở các địa phương, những 7 giải pháp thích ứng tốt nhất đối nông nghiệp cần tận dụng tối đa những gì mà khí hậu đem lại hạn chế đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực của nó. Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm giải pháp thích ứng đối với trồng trọt, chăn nuôi thủy hải sản. 4.1 Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực trồng trọt Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực trồng trọt mang tính đặc thù riêng của từng địa phương, khu vực. Bảng 4.1 chỉ trình bày các giải pháp thích ứng khái quát. Bảng 4.1 Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt Các yếu tố khí hậu Tác động, rủi ro Giải pháp thích ứng Nhiệt độ thay đổi (gia tăng vào mùa hè, giảm vào mùa đông) Thay đổi loại cây trồng truyền thống tại mỗi vùng, gia tăng vùng cây trồng nhiệt đới - Nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng thích ứng được với sự thay đổi nhiệt độ có khả năng kháng dịch bệnh cao hơn Dịch bệnh có điều kiện phát triển trong điều kiện nóng ẩm cao hơn làm giảm năng suất cây trồng Thay đổi lượng mưa, nước biển dâng Gây ngập lụt làm giảm diện tích canh tác - Sử dụng có hiệu quả đất canh tác, tập dụng các loại luống, liếp, trồng trên giàn, trồng thủy sinh… - Tăng cường hiệu quả công tác quy hoạch ngành trồng trọt Nguy cơ xói lở, bạc màu các vùng đất nông nghiệp Giảm năng suất các loại cây trồng không ưa nước, làm tăng nhu cầu chuyển đổi giống cây trồng - Nâng cao nhận thức cho người nông dân về các tác động của biến đổi khí hậu các giải pháp thích ứng - Lồng ghép Thích ứng với biến đổi khí hậu vào các kế hoạch, quy hoạch, chính sách của ngành nông nghiệp - Nghiên cứu giống cây trồng chịu nước dịch bệnh, có năng suất cao - Nghiên cứu các công nghệ sinh Làm thiết hại giảm năng suất do mưa lớn thất thường xảy ra vào thời điểm ra hoa - kết quả Mưa lớn thất thường gây ngập úng kéo dài thiệt hại mùa màng 8 học, phân bón khả năng trồng linh hoạt - Nghiên cứu chuyển đổi thời vụ của các loại cây trồng dễ bị tác động - Hình thành các chính sách xã hội Đất nước bị mặn xâm nhập làm ảnh hưởng đến các loại cây trồng Làm thay đổi mùa vụ, ảnh hưởng đến an ninh lương thực Làm gia tăng dịch bệnh, sâu bệnh ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn Môi trường, 2011. 4.2 Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực chăn nuôi Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực chăn nuôi chủ yếu là củng cố hệ thống cảnh báo dịch bệnh; Việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm cải thiện giống; Thay đổi phương thức chăn nuôi theo hướng tiết kiệm đất, năng lượng, nguồn nước (xem bảng 4.2). Bảng 4.2 Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực chăn nuôi Các yếu tố khí hậu Đối tượng bị tác động Tác động, rủi ro Giải pháp thích ứng Nhiệt độ thay đổi Giống - loài Nhiệt độ gia tăng ảnh hưởng đến tính thích nghi của vật nuôi, thay đổi thói quen sinh sản - Nghiên cứu áp dụng các công nghệ sinh học trong lựa chọn giống, loài có khả năng kháng bệnh cao khả năng thích nghi với điều kiện nóng lạnh cực đoan - Tăng cường các giải pháp phòng tránh xử lý các loại dịch bệnh Năng suất chăn nuôi Gia tăng nguy cơ dịch bệnh, gây thiệt hại lớn, giảm năng suất chăn nuôi Lượng mưa thay đổi/ Mực nước Đất chăn nuôi Ngập lụt làm giảm diện tích chăn nuôi suy giảm - Tăng cường hiệu quả sử dụng đất, áp dụng các công nghệ chăn nuôi mới, hạn 9 biển dâng chế sử dụng phương pháp chăn thả - Quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung ít chịu tác động của các hiểm họa khí hậu Lượng mưa gia tăng nước biển dâng có nguy cơ làm giảm diện tích đồng cỏ thu hẹp diện tích chăn thả Giống loài Thay đổi thói quen sinh trưởng - Nghiên cứu các công nghệ chọn giống, tạo giống có khả năng thích nghi cao Năng suất chăn nuôi Giảm vùng lương thực cho gia súc làm giảm năng suất chăn nuôi - Nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các loại thức ăn Gia tăng dịch bệnh trong gia súc, gia cầm, tăng khả năng lan truyền dịch bệnh - Có hệ thống chăn nuôi an toàn sinh học - Chủ động chuẩn bị các giải pháp ứng phó (về chuồng trại, thuốc men…) khi lũ lụt xảy ra Gia tăng cường độ tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan Năng suất chăn nuôi Bão lũ lụt gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi, làm giảm năng suất hoặc giảm số lượng đàn gia súc - Có hệ thống cảnh báo sớm, ngăn ngừa những rủi ro thiệt hại một cách nhanh chóng Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn Môi trường, 2011. 4.3 Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực thủy sản Trong lĩnh vực thủy sản, các chiến lược giải pháp thích ứng phụ thuộc vào một số điều kiện vật lý, sinh thái kinh tế - xã hội bao gồm: - Bản chất tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn tài nguyên thủy hải sản; - Bản chất loại thủy hải sản: Nước mặn, nước lợ hay nước ngọt; - Vị trí nguồn thủy hải sản; - Loại thủy hải sản: Nước ấm hay nước lạnh; - Hiện trạng nghề thủy hải sản; - Bản chất ngành nghề: Thương mại hay trợ giá; - Tầm quan trọng của nghề thủy hải sản đối với kinh tế địa phương, toàn quốc vùng; 10 . tài: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NÔNG NGHIỆP VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC TẠI VIỆT NAM 1. Mở đầu Thế giới của chúng ta trước đây từng trải qua những biến đổi. bởi biến đổi khí hậu, điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo an ninh lương thực ngày càng cấp bách. 2. Tác động của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp và an ninh

Ngày đăng: 25/12/2013, 12:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan